Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15.000 năm vào cuối Kỷ băng hà. Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơi. Chó là loài động vật trung thành nhất, người bạn của con người. Bạn đã biết cách chăm sóc người bạn đúng cách nhất chưa?
CHÓ SƠ SINH NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Có được một đàn chó chuẩn về gien giống, khỏe về thể chất là mục tiêu và mơ ước của các nhà nhân, chọn giống chó. Thiết nghĩ các hiểu biết cơ bản về chăm sóc chó sơ sinh có vai trò quan trọng, không thể lấy kinh nghiệm thay thế những kiến thức cơ bản.
Các nhà nhân giống chó có nhiều kinh nghiệm quý về chăm sóc chó sơ sinh, chó theo mẹ,
nhưng để có cơ sở khoa học hơn, chúng ta cần biết một số kiến thức cơ bản để chăm nuôi một đàn chó khỏe mạnh, phát triển tốt về giống và chọn giống.
1. Thế nào là đàn chó sơ sinh khỏe mạnh ?
Trong vòng 48 giờ đầu, chó con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ,chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê ( mơ ngủ ). Đó là bản năng "luyện tập" hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.
Được chó mẹ âu yếm, hỗ trợ liếm láp không những " hỗ trợ vần động, trở mình" cho con, mà còn liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và "dọn vệ sinh" cho con. Chó con mới sinh có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ. Đặc biệt lưu ý khi để đàn chó ở góc tường, mẹ nằm sát dễ kẹp, đè chết con vừa do bị đè nén, vừa do ngạt thở.
2. Các chỉ số sinh lý, hoạt động cơ bản của chó sơ sinh ?
Nhịp tim 160 - 200 lần / phút.
Nhịp thở 15 - 35 lần / phút.
Thân nhiệt 34,5 - 36,1oC - Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt mới đạt 38oC. Vì thế chó con thường hay nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình.
Mở mắt từ 10 - 14 ngày. Khả năng nhìn và nghe phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi.
Biết liếm láp và tập ăn được trong máng ăn vào 21 ngày tuổi.
3. "Sữa đầu" của mẹ quan trọng như thế nào?
Trong vòng 36 giờ sau khi sinh, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt gọi là "sữa đầu" hay " sữa
non". Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao.Đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu IgG có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con. Nếu chó mẹ được tiêm vaccine một tháng trước khi mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi với các bệnh Parvovirus, Carrê và các bệnh truyền nhiễm khác.Nguyên nhân chính của chó sơ sinh chết yểu là do không bú được hoặc rất ít sữa đầu của chó mẹ.
4. Quan niệm về "ăn dặm" - Ăn ngoài sữa mẹ của chó sơ sinh ?
Cũng giống như ở người, " không gì thay thế được sữa mẹ !" đặc biệt là sữa đầu. Việc cho chó con ăn dặm sớm là điều bất tắc dĩ, cần cân nhắc và có tư vấn của các bác sỹ Thú y.
Trong vòng 36 giờ đầu, tuyệt đối không được cho chó con ăn dặm. Một số chủ chó quá cẩn thận sợ chó con đói đã tự ý cho ăn dặm rất sớm làm cho chó con chán sữa mẹ ( vì độ ngọt của đường lactose sữa mẹ kém hơn sữa ăn dặm). 80- 90 % chó sơ sinh chết yểu do không bú đủ sữa đầu của mẹ.
Hai tuần đầu nếu có trục trặc vì chó mẹ mất sữa hoặc đàn con quá đông thì biện pháp tách đànhoặc tìm chó "vú em" là biện pháp tốt nhất thay thế "ăn dặm". Khái niệm "ăn dặm" và "tập cho chó ăn" vào 21 ngày tuổi nên hiểu là giống nhau.
5. Các nguy cơ gây chết yểu chó sơ sinh là gì ?
Do chất lượng chó mẹ :
Chó mẹ phối giống ngay lần động dục đầu tiên , cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, chó mẹ vụng nuôi chăm con. Chó mẹ ốm yếu, đặc biệt khi mang thai hoặc mắc các bệnh mạn tính như: Ghẻ demodex ( xà mâu ), viêm da lở loét, viêm, u tử cung...Chó mẹ tuổi cao trên 6 năm. Chó mẹ có vấn đề về gien: lai đồng huyết, cận huyết. Chăm sóc kém trong kỳ mang thai.
Đẻ quá nhiều con : Các giống chó nhỏ như chihuahua, phốc sóc...số lượng con 3-4/đàn, các giống chó to GSD, GD, Rottweiler... 6 - 8 con / đàn. Vượt quá số con trên, trọng lượng chó sơ sinh quá nhỏ so với bình thường là bất lợi cho sức khỏe của cả đàn con.
Do điều kiện chăm sóc của chủ chó trước và sau khi đẻ không hợp lý.Sức khỏe chó con yếu, bị nhiễm giun tròn nặng qua bào thai. Cho ăn dặm quá sớm...
Xã hội hóa là 1 quá trình xuyên suốt cuộc đời chú chú chó. Đây là 1 quá trình phải được thực hiện tù khi bạn đón chó con về cho tới khi 6 tháng tuổi. Theo nghĩa đen, thì xã hội hóa là giúp chú chó của bạn sống thật hòa đồng với xung quanh, xã hội hóa chú chó của bạn có nghĩa là hãy dành thời gian cho nó, chăm sóc và quan tâm tới nó, giới thiệu nó với mọi người xung quanh. Hãy yêu quý, gọi nó 1 cách thân mật với cái tên mình đã chọn. Hãy hướng dẫn trẻ em trong nhà cách yêu quý và chăm sóc chúng.
Xã hội hóa chúng với các con chó khác là rất quan trong nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chúng được phép chạy thoải mái bên nhà hàng xóm. Hãy giới thiệu chúng với những chú hó mà bạn biết, những chú chó không nguy hiểm và vào thời điểm thích hợp.
Dưới đây là 1 số cách bạn có thể làm:
+ Cho chúng tới lớp huấn luyện
+ Đến chơi những chú chó đáng yêu khác
+ Đưa chúng đi theo bạn trong những ngày đẹp trời. ( luôn nhớ rằng, không bao giờ bỏ chúng
ngoài xe 1 mình trong thời tiết nóng, điều này có thể khiến chúng không thở được).
+ Giới thiệu chúng với những người khách của bạn.
Xã hội hóa không có nghĩa là luôn ép chúng ở trong tình trạng sợ hãi. 1 số điều bạn nên nhớ
trong đầu:
+ Những thứ mà chúng được học sớm sẽ mãi theo chúng suốt cuộc đời.
+ Trong khoảng từ 1 tháng tới 3 tháng tuổi, chúng sẽ có hầu như những cảm giác, sự vận
động và khả năng làm việc.
+ Hãy dành nhiều tình cảm cho chúng
+ 1 ít huấn luyện trong lúc chơi và chơi trong lúc huấn luyện. Hãy để việc huấn luyện luôn vui vẻ.
+ 1 khi BSTY bảo nó có thể tiếp xúc với bên ngoài, bạn hãy giới thiệu chúng với thế giới xung quanh. Hãy cho chúng sự động viên, giúp đỡ khi chúng bắt đầu khám phá thế giới xung quanh.
Chải lông:
Chải lông hàng ngày giúp chúng trở nên bình tĩnh hơn, có những hành động tốt hơn, thêm thời gian thân thiện với chúng. Trong thời gian đầu, có thể chúng không thích, hoặc không cần, nhưng bạn hãy vẫn chải lông hàng ngày cho chúng.
Chăm sóc bàn chân, tai mũi miệng:
Khi chúng trở nên mệt mỏi, hãy để ý kỹ bàn chân, tai, mũi và vạch miệng chúng ra kiểm tra. Bạn có thể dùng tay mát sa lợi cho chúng, việc này sẽ giúp bạn chăm sóc răng lợi cho chúng sau này 1 cách dễ dàng. Hãy khen, nịnh chúng khi chúng cho bạn chăm sóc.
Cho ăn:
Đây là 1 quá trình quan trong trong việc xã hội hóa chúng. Hãy tạo cho chúng 1 thói quen là lúc cho ăn là lúc hạnh phúc bằng cách khen chúng như chúng rất ngoan và đặt bát thức ăn xuống sàn. Bạn có thể vừa đặt bát xuống rồi gọi chúng lại, đây cũng là 1 cách đơn giản cho việc huấn luyện chúng cháy lại chỗ bạn
1 điều nên ghi nhớ là hãy khen và thưởng cho chúng khi chúng làm đúng ý bạn.
6 TRƯỜNG HỢP BẤT THƯỜNG CẦN CẢNH GIÁC Ở CHÓ
Trường hợp 1: Tinh thần oể oải,thân thể suy nhược vận động chậm chạp,đuôi khi vẫy bị run rẩy hoặc ko vẫy được.thõng xuống,mặt chó trông mệt mỏi.
Trường hợp 2: Mũi chó khô nhưng hay bị chảy nước .Đó là triệu chứng sốt.Nhưng khi ngủ mũi chó có thể khô,đó lại là triệu chứng bình thường,không cần lo lắng.
Trường hợp 3: Phân không bình thường,lúc lỏng như nước loãng,lúc rắn trông như cục đá.Chó khỏe mạnh một ngày đi vệ sinh thường là 2 lần.Phân Thường có mảu đen hoặc vàng nâu,không bị lỏng hoặc cứng.
Trường hợp 4: Ăn uống không bình thường ,giảm sút.Nếu chó ăn đồ ăn bẩn hoặc đồ khó tiêu hóa thì sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày gây nên biếng ăn,nôn mửa.
Trường hợp 5: Sợ ánh sáng,nhiều gỉ mắt.Đó là bị tụ máu ở giác mạc.
Trường hợp 6: Nhiệt độ thận chó tăng cao.Nhiệt độ cơ thể chó thường là 38.5,buổi sáng mới dậy nhiệt độ là 38,buổi trưa tăng cao 1 chút là 39.quá 39 độ là bất bình thường.
Ngoài ra chó còn ho,tiểu tiện khó khăn,loét tai,thương xuyên cọ mông xuống đất.Đều là dấu hiệu bệnh tật cần chú ý
TẠI SAO MỘT SỐ GIỐNG CHÓ PHẢI ĐƯỢC CẮT ĐUÔI
Để chánh những chấn thương làm tổn thương đến đuôi.
Một số giống chó nghiệp vụ, chó săn phải làm nhưng công việc nặng nhọc như, Rotweiler,
Doberman, Boxer v..v.. đôi khi phải hoạt động cả đuôi vào nhưng hoạt động mạnh hoạc nhanh như săn đuổi và chiến đấu khiến chó đuôi bị rách hoạc gãy, chảy máu. Và những tổn thương trên gây ra những đau đớn khủng khiếp cho chó rất khó chữa. Bởi vậy cắt đuôi cộc ngay từ nhỏ nhằm chánh được những rủi ro gây chấn thương.
Từ khi bộ luật cấm cắt đuôi ở Thuỵ Điển được ban hành và năm 1989, thì số ca chấn thương đuôi tăng lên vun vụt ở nhưng giống chó cần được cắt đuôi. Trong 50 truong hợp không cắt đuôi ở giống Pointer trong năm đó thì có tới 38% ca phải chịu những chấn thương trước 18 tháng tuổi và nắm 1991 thì con số đã lên đến 51%
Một số lý do về bệnh tật và kí sinh
Một số giống có nhưng bộ lông dày và dài như Yorkshire Terrier và Old Englíh sheepdog, cocker spaneil cũng được cắt đuôi nhằm chánh một số phiền toái trong việc giữ vệ sinh, phòng các bệnh về kí sinh trùng.
Nhằm giữ tiêu chuẩn của giống
- Một số giống chó được cắt đuôi quá nhiều thế hệ và được chọn là một trong những đặc điểm của giống về mặt hình dáng, tính chất nghiệp vụ. Và nếu như không cắt đuôi sẽ không còn là thích hợp với giống chó đó nữa