Gà tần thuốc bắc từng là một món ăn hoàng cung chuyên được dùng để phục vụ vua chúa và các quan lại cao cấp vì nó rất bổ dưỡng với sức khỏe. Nó có khả năng bổ phế, tăng cường khí huyết ,giảm tiểu đường, giảm suy thận, chống lão hóa, chống loãng xương…
Hiện này, đời sống người dân được cải thiện, gà tần đã trở thành một bài thuốc dinh dưỡng cho mọi nhà, đặc biệt có tác dụng tích cực tới người đang suy nhược cơ thể và các bà bầu. Xin giới thiệu với chị em nội trợ các cách chế biến gà tần đơn giản, có hiệu quả cao mà vẫn tiết kiệm được nhiều thời gian nhé.
1. Hướng dẫn bạn làm món gà tần ngải cứu thuốc bắc
Phần 1: chuẩn bị nguyên liệu
Một con gà ác non nguyên con. Các bạn lưu ý món gà tần truyền thống được làm từ gà ác. Đây là một giống gà quý với các đặc điểm như da, thịt, xương, nội tạng đều có màu đen, lông lại màu trắng và có năm ngón chân nên còn được gọi là gà ngũ trảo. Giống gà này thường bị nhẫm lẫn là gà đen và nhiều quán gà tần thường sử dụng gà đen (chân có bốn ngón) để làm món gà tần nhưng lại ghi trong thực đơn là gà ác.
Gà ác có giá trị cao về dinh dưỡng, thịt gà ác có công hiệu bổ can thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết, chữa rong huyết và chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể nên còn được gọi là gà thuốc. Nấu gà ác cùng ngải cứu, thuốc bắc sẽ làm cho món ăn trở neenboor dưỡng nhất. Nếu không kiếm mua được gà ác các bạn có thể dùng phần đùi, cánh, ngực của gà đen, gà ri hoặc gà tre thay thế.
Một gói thuốc bắc dùng để hầm gà, có thể mua ở các cửa hàng bán thuốc bắc hoặc ngoài chợ. Bao gồm các nguyên liệu như kì tử, táo tầu, hoài sơn, ý dĩ… Tuy nhiên nên bỏ ý dĩ (hạt màu trắng, có hình dạng giống hạt ngô nhưng nhỏ hơn) vì hạt này hút nước rất mạnh, có thể làm cạn nước món gà gây mất ngon.
Một bó ngải cứu
Các loại gia vị: mắm, muối, tương, bột canh…
Một nhánh nghệ tươi, một nhánh gừng tươi, một ít hạt sen tươi.
Phần 2: chế biến món ăn
Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, để nguyên con hoặc thái miếng to tùy sở thích, xát ít muối ngoài mình và xả lại bằng nước lạnh. Sau đó đem nướng qua trên lửa để gà có mùi thơm và không bị dai, rách da khi hầm.
Ngải cứu nhặt bỏ cuộng và rửa sạch. Sau đó nhặt lấy phần là và phần ngọn non để riêng, phần ngọn già vẫn giữ lại, cho vào một cái túi vải để lát làm cùng gà lấy nước. Nhét một ít lá ngải cứu vào bụng gà, dùng tăm xiên kẹp bụng gà lại để lá không bị rớt ra ngoài.
Bóc gói thuốc bắc, rửa sạch các nguyên liệu trong gói.
Rửa sạch nghệ, gừng và giã nhỏ
Cho túi ngải cứu già vào một cái nồi gốm và đặt gà lên trên. Cho các vị thuốc bắc, nghệ, gừng, hạt sen vào nồi và thêm gia vị cho vừa. Cuối cùng xếp rau ngải cứu lên trên. Có thể đổ thêm chút rượu trắng để làm dậy mùi món ăn hơn. Đợi khoảng 30 phút cho gia vị và thuốc bắc ngấm vào thịt gà.
Đặt nồi gà vào một nồi nước sôi lớn hơn, đem hấp cách thủy trong khoảng một tiếng. Nếu dùng nồi áp suất thì chỉ cần hầm gà trong khoảng nửa tiếng là được.
Đổ gà ra ba bát, loại bỏ túi ngải cứu già và các lá ngải cứu trong bụng gà. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng. Có thể dùng với nước dùng xương gà để ăn ngon hơn
Các bạn nên ăn ngay thịt gà khi nóng để bớt tanh. Do có sử dụng ngải cứu nên món ăn sẽ hơi đắng một chút nhưng lại rất tốt cho sức khỏe. Các bạn có thể ăn món này cùng với bia, rượu,bánh mì hoặc dùng nấu cùng mì tôm sẽ rất ngon. Đối với các bà bầu, do ngải cứu có tính nóng nên các bà bầu không nên ăn quá nhiều và quá thường xuyên, tốt nhất chỉ nên ăn một lần mỗi tuần.
2. Hướng dẫn bạn làm món gà ác tần ngải cứu đậu đen
Gà ác tần ngải cứu thuốc bắc rất tốt cho các bà bầu, còn gà ác tần ngải cứu đậu đen lại rất tốt cho các quý ông về vấn đề sinh lý vì trong đậu đen có chứa các axit amin như alanin, lysin, valin, trytophan, phenylalanin, leucin với hàm lượng rất cao. Các hợp chất này có tác dụng lớn đến sự thanh lọc và làm việc của thận, rất bổ dưỡng dành cho phái mạnh. Hãy cùng tìm hiểu cách làm món gà ác tần ngải cứu đậu đen này nhé.
Phần 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Một con gà ác non nguyên con(nếu không có gà ác thì có thể thay bằng phần đùi, cánh, ngực của gà đen, gà ri hoặc gà tre)
50 gram đậu đen
50 gram nấm hương
500 ml nước dùng xương gà
Một mớ ngải cứu.
Phần 2: Chế biến món ăn
Rửa sạch đậu đen rồi ngâm nước trước khi chế biến khoảng 3-4 tiếng (tốt nhất nên ngâm qua đêm) để đậu mềm ra
Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng, rửa sạch, để nguyên con hoặc thái thành miếng to tùy sở thích rồi cho vào nồi hầm.
Cho thêm đậu đen, nấm hương, ngải cứu và nước dùng thịt gà vào nồi, đun sôi rồi bật nhỏ lửa và hầm trong khoảng 2-3 tiếng đến khi gà nhừ là được.
3. Hướng dẫn bạn làm món gà tần nhân sâm Hàn Quốc
Đây là một món ăn nổi tiếng của người Hàn Quốc, có tác dụng bồi bổ sinh lực cơ thể trong những ngày nắng nóng. Nếu tới Hàn Quốc, có thể bạn sẽ thấy người Hàn Quốc xếp hàng dài chỉ để đợi mua món ăn này.
Phần 1: chuẩn bị nguyên liệu
– Một con gà ác nguyên con
– 50 gram gạo nếp
– Một hạt dẻ to
– Hai hạt bạch quả
– Một củ nhân sâm
– Vài quả táo tầu
– Một ít gừng, tỏi, hành, muối, tiêu, củ cải, cam thảo, hoàng kì
Phần 2: chế biến món ăn
– Làm sạch lông gà, bỏ nội tạng, rửa sạch, để nguyên con hoặc thái thành miếng to tùy sở thích
– Vo gạo nếp thật sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng hai tiếng
– Thái nhân sâm thành các khúc dài khoảng 2 cm rồi nhồi sâm, hạt dẻ, bạch quả, táo tầu vào bụng gà, dùng tăm xiên kẹp bụng gà dể nguyên liệu không bị rơi ra ngoài.
– Thái nhỏ gừng, củ cải, cam thảo, hoàng kì rồi cho vào một cái túi vải và bỏ vào nồi nước đun khoảng 30 phút. Bỏ túi vải ra khỏi nồi, cho tỏi vào và đun đến khi nước sôi trở lại thì đặt gà vào nồi ninh trong một tiếng. Nêm nếm gia vị cho vừa và ninh thêm 10 phút nữa tới khi gà mềm vừa ăn.
4. Món tiết tần
Món tiết tần là một biến tấu của món gà tần. Cách chế biến món tiết tần giống với cách chế biến món gà tần, chỉ khác là ta sử dụng tiết gà thay thế cho gà.
Tiết gà có hàm lượng sắt cao và ở dạng dễ hấp thụ do đó rất tốt cho những người thiếu máu do thiết sắt như trẻ nhỏ và bà bầu, tiết gà cũng chứa coban có tác dụng phòng chống một số bệnh thiếu máu khác như thiếu máu ác tính. Ngoài ra tiết gà còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác rất cần thiết cho cơ thể con người.
Tuy nhiên, ở nước dãi gà có các vi khuẩn gây bệnh viêm màng não và phế quản. Khi cắt tiết gà, vi khuẩn có khả năng lây lan sang tiết. Nếu tiết chưa chín kĩ thì có khả năng vi khuẩn sẽ gây bệnh cho người dùng. Vì vậy khi chế biến món ăn tiết tần cần phải hầm tiết chín thật kĩ. Khi chế biến nên thêm hàng, gừng, ớt… để khử mùi. Bạn cũng không nên ăn nhiều tiết vì sẽ làm tăng lượng cholestrol trong cơ thể.
Tiết tần cũng khá dễ ăn, không gây cảm giác béo ngậy và ngấy như thịt gà. Tiết tần có vị thanh mát, thích hợp để thưởng thức trong những ngày hè nóng bức.