Cây oải hương - Lavender là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng, loài hoa mọc dại trên khắp các cánh đồng. Tên khoa học của nó Lavendula từ tiếng Latin lavare có nghĩa là rửa (to wash).
Ngay từ thời kỳ cổ đại, loài hoa này đã được sử dụng như một loại dược liệu thiên nhiên và rất được ưa chuộng. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương. Suốt thời Trung Cổ, nó được xem như là thứ thảo dược của tình yêu
Do mùi hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi. Nó từng được dùng để sát trùng vết thương trong thời chiến.
Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa có mùi rất thơm và quyến rũ được dùng làm nước hoa và cũng dùng để làm thuốc nên rất có giá trị về thương mại. Cả cây oải hương đều có hương thơm, nhưng tinh dầu oải hương thì chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa. Không chỉ lấy tinh dầu, oải hương còn được sử dụng làm túi bột thơm, hoa ướp khô.
Trong tinh dầu oải hương có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non.
Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thương…
Oải hương cũng là một loại cây phổ biến trong vườn cảnh. Oải hương còn được gói trong những túi thơm để chống những con nhậy (cắn quần áo) và tạo nên mùi thơm cho căn phòng, quần áo.
Hàng thế kỉ nay, oải hương đã được dùng như một loại thảo mộc kẹp trong nhà bếp. Trà làm từ những bông hoa có tác dụng làm dịu cơn nhức đầu. Nước rửa mặt từ hoa oải hương kích thích tế bào phát triển và giúp chống mụn.
Oải hương cũng được dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thương, vết phỏng (được dùng nhiều trong thế chiến thứ nhất và thứ hai).
Suốt thế kỉ 13 và 14, oải hương được trồng trong khu vườn của những tu viện để dùng chữa bệnh. Những người làm găng tay ở Grasse (Pháp?) dùng dầu oải hương tạo mùi thơm cho da, vì thế mà người ta nói rằng họ ít bị những bệnh dịch.
Người ta bắt đầu mang oải hương bên mình để phòng ngừa bệnh. Còn có tập tục đặt những cành oải hương trong bàn tay người phụ nữ đang đau đẻ để mùi hương của nó cho họ sức mạnh và sự can đảm lúc vượt cạn.
Những bó hoa oải hương cũng được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn. Và rắc tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hoà thuận.
Người ta cũng nói nhiều về những điều kì bí huyền hoặc của loài hoa này, như là cầm oải hương và hít nó sẽ làm bạn có thể nhìn thấy những hồn ma. Một nhành oải hương kết hợp với một nhành hương thảo (rosemary) là biểu tượng của sự trinh bạch.
Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè. Người ta nói rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã trải những chiếc tã quấn khăn cho em bé mới sinh của mình trên tấm thảm những bông hoa dại oải hương.
Oải hương làm thuốc bổ rất tốt, tăng sức khoẻ khi bị suy nhược, chóng mặt, tim đập nhanh, làm giảm các cơn co thắt và đau bụng, kích thích sự thèm ăn.
Tuy nhiên, tránh dùng oải hương với liều lượng cao đối với phụ nữ mang thai, vì chúng có tính chất kích thích dạ con, dễ gây sinh non cho sản phụ.
Với những giá trị kinh tế và thế mạnh của mình, loài hoa này được trồng ở khắp nơi tại Châu Âu và những tinh dầu được chiết xuất từ loài hoa này đã đem hương thơm đến toàn thế giới.
Công dụng của hoa oải hương
Oải hương thường được chiết xuất lấy tinh dầu để sử dụng làm kem dưỡng, xà phòng và nước hoa. Nhưng trên thực tế, oải hương còn có tác dụng làm giảm đau và được làm thuốc chống đau, tẩy trùng. Theo phương pháp truyền thống thì oải hương sử dụng để chăm sóc da khi bị viêm, chữa mụn trứng cá, côn trúng cắn, vết bỏng, rám nắng hoặc vết chàm.
Loại cây này có nguồn gốc từ Pháp, được cất tinh dầu từ nhiều loại cây oải hương khác nhau và đều được tiêu chuẩn hoá.
Đa phần oải hương dùng để làm nước hoa vì chúng có mùi thơm rất dễ chịu và nó được pha chế cùng với nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh hoặc các loại tinh dầu thuộc họ cam quýt. Nó cũng được kết hợp với cây đinh hương, gỗ cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây phong lữ, cây hoắc hương…
Hoa oải hương có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt. Lá mọc đối nhau, không có cuống và được phủ một lớp lông tơ mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa có mùi rất thơm và quyến rũ được dùng làm nước hoa và cũng dùng để làm thuốc nên rất có giá trị về thương mại. Nói chung cả cây oải hương đều có hương thơm, nhưng tinh dầu oải hương thì chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa. Không chỉ lấy tinh dầu, oải hương còn được sử dụng làm túi bột thơm, hoa ướp khô…
Không dừng lại trên thị trường mỹ phẩm, oải hương còn “lấn sân” sang thị trường dược phẩm làm thuốc. Trong tinh dầu oải hương có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non. Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thương…
Từ xa xưa oải hương còn được dùng làm gia vị và có tác dụng tốt cho dạ dày, làm giảm chứng đầy hơi. Nhưng oải hương được dùng nhiều nhất để làm nước hoa, tạo mùi thơm, dùng để tẩy mùi khó chịu trong thuốc mỡ và các hợp chất khác.
Oải hương làm thuốc bổ rất tốt, tăng sức khoẻ khi bị suy nhược, chóng mặt, tim đập nhanh, làm giảm các cơn co thắt và đau bụng, kích thích sự thèm ăn.
Tuy nhiên, tránh dùng oải hương với liều lượng cao đối với phụ nữ mang thai, vì chúng có tính chất kích thích dạ con, dễ gây sinh non cho sản phụ.
Là loại cây ưa khô, ưa nắng và ưa gió, lavender chỉ nở rộ vào giữa hè từ tháng 6 đến tháng 8,và thường vụ gặt Lavender cũng rộ nhất vào cuối tháng 7, khi người ta tin rằng những bọng hoa bé nhỏ đã hội tụ đủ tinh tủy của nắng, của gió, của trời và của đất để cho mùi hương đậm đà và thuần khiết nhất