Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội đậm bản sắc văn hóa

seminoon seminoon @seminoon

Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội đậm bản sắc văn hóa

01/10/2015 12:00 AM
154

Những phong tục cưới hỏi đậm nét ở Hà Nội

Ai cũng biết rằng việc kết hôn, cưới hỏi có thể được coi là một trong những việc làm có ý nghĩa nhất và trọng đại nhất trong cuộc đời của một con người. Vậy nên chúng ta phai làm gì và như thế nào để có được các mô hình cưới hỏi theo nếp sống văn hóa trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm. Phê phán cả hủ tục lạc hậu với thuần phong mỹ tục.
Để viết về đề tài này, chắc hẳn trong mỗi chúng ta sẽ theo đuổi một dòng suy nghĩ riêng và sẽ có rất nhiều thông điệp mà người viết muốn đem đến cho bạn đọc. Riêng tôi, với góc nhìn từ những quan sát và nghiên cứu đời thừơng, trong khuân khổ bài viết này, tôi muốn đề cập phản ánh những nét đẹp văn hóa cũng như những vấn đề bất cập trong cách tổ chức cưới hỏi của người Việt Nam thời hiện đại. Có điều gì mới? Điều gì đáng ghi nhận, khen ngợi? Điều gì đáng phê phán, chê trách?
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
          Đó là những câu thơ tự tình quen thuộc trong bài thơ “Mời trầu” của nữ thi sĩ – bà chúa thơ nôm – Hồ Xuân Hương. Trong câu chuyện cổ tích “Tấm cám” rất nổi tiếng của Việt Nam, hình ảnh hoàng hậu Tấm được khép lại với một kết thúc có hậu là khi cô tấm được sum vầy hạnh phúc với nhà Vua, . Nhờ vào miếng trầu têm cánh phượng mà nhà vua đã nhận ra cô tấm – người vợ yêu quý của mình. Và ở câu chuyện cổ tích “Trầu cau”, một lần nữa tình yêu, sự thủy chung củ đôi vợ chồng nọ được khẳng định và hơn thế nữa, câu chuyện ca ngợi sức mạnh của tình cảm giữa hai người anh em song sinh.
          Ở bài thơ “Mời trầu” cũng như trong chuyện cổ tích “Tấm cám” và “Trầu cau”, hình ảnh “miếng trầu hôi”, “miếng trầu têm cánh phượng” là những hình ảnh ẩn dụ đầy mời gọi. Miếng trầu là biểu tượng của sự se duyên trong chuyện tình yêu của trai, gái, là hình ảnh tượng trưng cho sự sum vầy hạnh phúc và quan trọng hơn cả, miếng trầu luôn có vai trò quan trọng trong việc cưới hỏi. Những điều này chứng tỏ trong tâm thức của bao thế hệ người Việt Nam trước đây, việc cưới xin, ăn hỏi đã gắn liền với biết bao nét đẹp truyền thống của tinh hoa văn hóa dân tộc!
          Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được nói đến những phong tục tập quán phổ biến của người Việt Nam và biểu hiện rõ rệt nhất ở Hà Nội.
          Như chúng ta đã biết, một lễ cưới hỏi thường gồm ba nội dung chính: dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới (lẽ thành hôn).
          Dạm ngõ được coi là hình thức đầu tiên của một lễ cưới, thường được tổ chức đơn giản. Theo quan niệm ngày nay, dạm ngõ là việc gặp mặt giữa hai bên nhà trai và nhà gái để chuẩn bị đồ lễ cho ngày ăn hỏi và hai họ thống nhất với nhau về địa điểm, thời gian tổ chức lễ cưới. Hai bên gia đình nhà trai - gái sẽ cử người đại diện thân tín nhất để quyết định việc cưới và đảm đương trách nhiệm “ngoại giao”. Dạm ngõ là một việc làm quan trọng, bước khỏi đầu có “Vạn sự như ý” thi mọi việc tiếp theo mới tốt đẹp. Trong ngày dạm ngõ, sự thay đổi ý kiến của nhà trai hay nhà gái vẫn là chưa muộn. Chính vì vậy trong dân gian thường có câu “Cơi trầu dạm ngõ là trầu bỏ đi”.
          Thế nhưng, ăn hỏi mới là phần việc quan trọng nhất của đám cưới và nó cũng là lễ nghi phức tạp, rườm rà đồng thời cũng mang đậm nét văn hóa dân tộc nhất. Trong ngày ăn hỏi, chú rể thường vận com lê và đeo ca la vát. Còn cô dâu hường khoác trên mình bộ áo dài đỏ mang đậm nét truyền thống. Khi đã chọn ngày lành tháng tốt và giờ đẹp, nhà trai theo kế hoạch sẽ đến nhà gái với hình thức “hỏi cưới” và mang theo đồ sính lễ được đựng trong các tráp. Đồ sính lễ bao gồm có trầu cau, bánh kẹo, hạt sen, chè, bánh cốm và lợn sữa quay… Nhà gái “khi đồng ý”  với những đồ đã “thách cưới” thì dâng một phần lễ lên bàn thờ tổ tiên, phần còn lại đem chia cho họ hàng nội ngoại và bạn bè, đồng thời cũng là báo việc tổ chức lễ cưới. Trong ngày ăn hóa, với sự có mặc đông đủ của đôi bên gia đình, cô dâu thường được mẹ đẻ hoặc người thân trong gia đình trao nhẫn hoặc đồ trang sức như vòng, lắc… Kết thúc lễ ăn hỏi có thể là bữa cơm thân mật được tổ chức giữa hai họ. Trong lễ ăn hỏi của người Việt Nam hiện đại, ta dễ thấy truyền thống văn hóa dân tộc được biểu hiện rõ nét với những lễ nghi như giao bái tổ tiên, lại mặt họ hàng đã đi sâu vào tâm thức bao thế hệ, từ đời này qua đời khác, nồng thắm biết bao ân tình.
          Lễ thành hôn (Lễ cưới) là phần kết thúc việc cưới xin. Giờ đây lễ cưới của người Việt Nam đã có phần được “Tây hóa” đi rất nhiều song không phải là trái thuần phong mỹ tục. Trong ngày cưới, chú rể mặc com lê, ca la vát, cô dâu thì lộng lẫy trong bộ váy trắng. Điều đáng chú ý là vào lễ cưới, mỗi gia đình đôi bên trai gái thường tổ chức cưới mời cơm họ hàng, bè bạn, hàng xóm láng giềng. Tại nhà hoặc khách sạn, sau đó là phần nghi thức đón dâu (rước dâu) của chú rể bằng một chiếc xe ô tô lịch sự, được trang trí bởi nhiều loại hoa sặc sỡ sắc màu và sau đó là một tuần trăng mật thật hạnh phúc của đôi tân lang.
          Tuy nhiên đứng trước thời đại trong điều kiện đầy đủ, no ấm, cùng với sự  vận động phát triển của thị trường kinh tế, một đám cưới được tổ chức giờ đây không đơn thuần chỉ là “một đám cưới” như các cụ ngày xưa từng quan niệm. Trong cuộc sống hối hả với một nhịp độ phát triển chóng mặt… và đặc biệt là một số gia đình giàu có khá giả về kinh tế và một số quan chức thì việc tổ chức cưới còn để trục lợi. Nếu chúng ta chịu quan sát sẽ thấy những đám cưới mà nhà trai và gái tổ chức chung một địa điểm, thì hình ảnh hai chiếc hòm đựng phong bì là dễ nhận thấy. Một số nơi, người ta còn ghi trực tiếp “Nhà trai, nhà gái” lên hai chiếc hộp. Tôi thực sự phê phán điều đó, nhưng điều đặc biệt tôi muốn nhấn mạnh là các gia đình cán bộ có chức có quyền thường lợi dụng cái dịp hiếm hoi này để tạo ra áp lực phong bì cho gia đình những nhân viên cấp dưới của mình. Đối với tâm lý người Việt Nam, người ta thường có câu nói “có đi có lại mới toại lòng nhau” và từ câu chuyện về những chiếc phong bì , tiêu cực mâu thuẫn cũng bắt đầu nảy sinh. Chuyện các gia đình đại gia tổ chưc tiệc cưới dùm beng, linh đình đã không còn xa lạ nhưng sau đó nó còn kéo theo nhiều vấn đề khác tiêu cực.
          Hiện nay một số đám cưới ở các vùng quê cũng có chiều hướng đó, nhiều gia đình gia đình tổ chức tiệc cưới cho con cái rất to hàng trăm mâm cỗ rất tốn kém và hậu qủa thì khố lường. Đặc biệt một số việc tổ chức cưới ở quê, việc bày cỗ hàng trăm mâm là chuyện thường; bà con hàng xóm, bạn bè đến chung vui nhưng ăn uống đến 3 ngày 3 đêm không hết. Điều đáng nói là ở quê, bà con lối xóm đi ăn thì nhiệt tình có người còn gói mang về nhưng ở vùng thôn quê, kinh tế còn khó khăn nên phong bì họ chỉ mừng 20-30 ngàn nhiều nhất là 50 ngàn.
          Việc cưới hỏi của mỗi con người luôn có một ý nghĩa trọng đại trong cuộc đời nhưng cũng không phải vì thế mà biến việc cưới thành một sự kiện ầm ĩ, tổ chức lãng phí không phù hợp điều kiện kinh tế, hoàn cảnh từng gia đình. Đó là những điều nên tránh. Mặt khác, chúng ta cần tổ chức cưới tổ chức trang trọng, lành mạnh tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình và thuần phong mỹ tục địa phương./.
           
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý