Chữa bệnh huyết áp thấp ở bà bầu: không thể coi thường

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh huyết áp thấp ở bà bầu: không thể coi thường

08/10/2015 12:00 AM
228

Huyết áp thấp được xem là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong cộng đồng. Hiện nay, huyết áp thấp thường tập trung nhiều ở phụ nữ (với tỷ lệ mắc cao gấp khoảng 30 lần nam giới)

Huyết áp được coi là thấp khi chỉ số dưới 100/60 mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó kèm theo các triệu chứng do giảm máu đến các cơ quan như chóng mặt, mệt, tay chân tê, lạnh, hồi hộp tim đập nhanh. Người bị huyết áp thấp thường có các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, tức ngực, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, có lúc thoáng ngất, khó tập trung, dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn,… Những bệnh nhân này khi bị tụt huyết áp cấp tính, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này. Trong tình trạng trên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận…thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

 Nguyên nhân gây bệnh

Huyết áp thấp hay gặp ở phụ nữ người gầy ốm, thiếu máu, ăn kém, mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính…và các yếu tố di truyền.

Suy giảm hoạt động của tuyến giáp làm cơ thể bị thiếu hụt lượng hormone giáp, gây ra chứng huyết áp thấp kèm theo các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt và rụng tóc.

Nếu hàm lượng trong máu giảm xuống dưới mức 2.5 mmol/l, có cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

Tình trạng thiếu máu có lượng hemoglobin thấp dưới mức 9g/dl máu. Lượng hemoglobin thấp khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, gây choáng váng kèm theo hoa mắt và chóng mặt.

Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân gây nên chứng huyết áp thấp.

Nếu nhịp tim chậm dưới 60 nhịp một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp.

Ngoài ra, sự tự điều chỉnh của hệ thần kinh tự động trong cơ thể kém cũng sẽ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp tư thế.

Huyết áp thấp ở bà bầu gây cảm giác mệt mỏi và hoa mắt

Sự thay đổi huyết áp khi mang thai

Ở tháng thứ 6 thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất thêm hơn 1 lít máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển lượng máu lớn hơn đi khắp cơ thể. Tất cả những sự “thêm” này chính là nguyên nhân khiến thai phụ cảm thấy nóng bức hơn bình thường.

Lượng máu tăng thêm được dùng để vận chuyển dưỡng chất và ôxy cho thai nhi cũng như lọc thải các chất mà thai nhi sản sinh ra.

Hormone thai nghén progesterone sẽ làm giãn thành mạch máu, và đó là lý do tại sao huyết áp thường giảm trong giai đoạn giữa thai kỳ. Huyết áp thấp có thể khiến một số chị em bị ngất nếu đứng quá lâu hay ngồi dậy quá nhanh.

Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vài tuần sau đó. Bác sĩ sẽ chỉ can thiệp khi huyết áp tăng cao hơn bình thường.

Huyết áp thấp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe phụ nữ mang thai?

Huyết áp thấp gây nguy cơ bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai.

Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp

Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.

Huyết áp thấp còn liên quan đến những trục trặc ở thị giác như nhìn mờ.

Bà bầu bị huyết áp thấp nên nghỉ ngơi và thư giãn

Chữa bệnh huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai

Các bác sỹ khuyến cáo những bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng thuốc mà chỉ khắc phục bằng những biện pháp ăn uống nghỉ ngơi như sau:

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước hơn bình thường vì nó làm tăng thể tích máu, khắc phục được huyết áp thấp.

Ăn mặn: Ngược lại với bệnh cao huyết áp, những người bị huyết áp thấp nên cố gắng ăn  nhiều muối hơn. Uống nước khoáng cũng có lợi cho người mắc bệnh này, nhất là nước khóang có chứa nhiều muối natri.

Ngủ trưa sau ăn:  Mất ngủ cũng làm cho thai phụ bị tụt huyết áp, vì thế, hãy ngủ đủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng. Sau bữa trưa, bạn nên ngủ một thời gian để đảm bảo lượng máu cung cấp lên não.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Thay vì chỉ ăn ba bữa chính, bà Bầu bị huyết áp thấp nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa những thành phần như protein, vitamin C, các loại vitamin nhóm B… và chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo…

Không đứng dậy đột ngột: Việc này có thể bất ngờ làm hạ huyết áp, dẫn tới hiện tượng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trước khi đứng dậy, bạn nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai giúp co giãn cơ, máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể thai phụ có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.

Ngoài ra, việc chữa trị huyết áp thấp cho bà bầu cũng nên dùng một số bài thuốc tự nhiên sau:

Củ cải đường: Rửa sạch và ép lấy 1 cốc nước, uống 2 lần/ngày. Uống thường xuyên sẽ nhanh chóng khắc phục được hiện tượng trên.

Trứng gà: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Gừng rửa sạch thái lát, cho vào nồi cùng 1 cốc nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó, bắc ra ăn nóng 1 lần/ngày, ăn liền trong 5 ngày.

Hạt sen: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước, uống ngày 2 lần  sau các bữa ăn.

Bệnh huyết áp thấp thường ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai. Chúng ta hãy cải thiện tình trạng huyết áp thấp để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng sống của chính mình. Để phòng tránh huyết áp thấp, chị em nên sinh hoạt điều độ, tập thể dục đều, ăn uống đủ chất, đồng thời tránh làm việc quá sức, căng thẳng, stress, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan..

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý