Nấm ăn là loại thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao nhất là các loại nấm mỡ, nấm sò, linh chi chứa nhiều protêin, glucid, lipid, các axit amin, khoáng chất. Dưới đây là cách bảo quản chế biến nấm tươi xin được giới thiệu với bà con.
1. Cách nhận biết các loại nấm:
- Nấm rơm (nấm trứng): Có màu xám đen, giống hình quả nhót. Khi nấm vứt vỏ bao có hình chiếc ô gồm cuống, vỏ bao, mũ nấm. Nấm phát triển tốt vào mùa hè.
- Nấm mỡ: Có màu trắng, mũ tròn, cuống dài từ 1-3cm. nấm già sẽ nở như chiếc ô, giống nấm rơm. Nấm phát triển tốt vào mùa đông.
2. Bảo quản nấm tươi:
- Lựa chọn nấm để ăn ngon nhất: Nấm phải tươi, không bị giập nát, không có mùi ôi thiu. Để nấm chỗ thoáng, mát, không buộc kín trong túi nilon. Tính từ lúc hái đến khi ăn thời gian sử dụng càng nhanh càng tốt.
- Nếu để nấm qua ngày (trên 12 giờ): Nhặt sạch rác bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ. Chần nóng trong nước sôi (khoảng 1-2 phút), sau đó vớt ra ngâm vào nước lạnh, rửa sạch, để nấm và nước lạnh ngang nhau trong tủ lạnh dùng dần trong một vài ngày, nếu không có tủ lạnh phải thay nước 3-4 lần trong ngày, thời gian bảo quản được 24 giờ vấn đảm bảo chất lượng tốt.
3. Chế biến nấm tươi:
- Trước khi chế biến: Cắt thành miếng to vừa phải, không cắt quá nhỏ, chần nấm trong nước sôi khoảng 1-2 phút, vớt ra ngâm vào nước lạnh, rửa sạch để nấm luôn chìm trong nước lạnh, khi xáo nấu mới vớ ra để ráo nước.
4. Chế biến món ăn:
- Nấm luộc: Cho nấm vào luộc lại, sôi 1-2 phút vớt ra trong trong nước sôi để nguội, ăn như thịt luộc.
- Nấm xào: Thêm ít rau thơm, quả cà chua nhỏ hoặc ít thịt.
- Nấm rán trứng: Băm nhỏ nấm, trộn lẫn với trứng, đem rán (như rán trứng với thịt).
Nấm nấu mìtôm, bánh đa, miến, … xáo nấm chín, nêm muối vừa đậm, cho nước vào đun sôi, thả mì tôm, bánh đa, miến vào.
Nấm còn để nấu lẩu, canh, làm giò chả, làm nem thay thịt và nhiều món khác.
Khi nấu nấm không nên cho mì chính, không cho nhiều thịt (1 thịt 5 nấm hoặc 100% làn nấm), nấu chín, không ăn quá 200g nấm/người/bữa ăn, nên ăn nóng.