Viêm tai giữa – nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), hường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng.
Ảnh minh họa
Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất, đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em, nhưng cũng không phải là hiếm thấy ở người lớn.Nếu bị viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh phát nặng, dễ xảy ra biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm.
Nguy hiểm hơn là biến chứng xảy ra trong sọ não như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng... dễ gây tử vong ở trẻ.Nguyên nhânNguyên nhân gây ra căn bệnh này là do viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi. Ngoài ra do tắc vòi nhĩ, thường gặp do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi xoang mủ. Có trường hợp mắc bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh lý trào ngược, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh cũng là những tác nhân gây viêm tai giữa hiện nay.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu thường gặp
- Cũng giống các bệnh khác, dấu hiệu thường gặp của viêm tai giữa khởi đầu là đau tai, sau đó chảy nước tai và sức nghe giảm.
- Ngoài ra có những dấu hiệu ít gặp khác như ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn). Có trường hợp sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ…
- Để phát hiện bệnh, người lớn cũng như trẻ em cần được sự trợ giúp của bác sĩ trong chẩn đoán như dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope); kính hiển vi soi tai và nội soi tai (Oto-Endoscope).
Ảnh minh họa.
Điều trị
- Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Theo đó, kháng sinh uống là thuốc được chọn hàng đầu. Việc chọn lựa kháng sinh dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa. Lý tưởng nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai.
- Thời gian điều trị tối thiểu 8 ngày. Nếu màng nhĩ không thủng có thể dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa. Nếu màng nhĩ thủng có thể nhỏ tai trong 3 - 4 ngày đầu (loại không độc cho tai) để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ làm bít dẫn lưu, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già. Ngoài ra có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.
- Một số trường hợp viêm tai nhưng trị kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ – đặt ống thông nhĩ Diabolo hay nạo VA (viêm amidan) được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phì đại. Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.
Phòng ngừa vẫn là yếu tố quan trọng nhất
- Mọi người cần phát hiện bệnh sớm để giải quyết sớm ổ viêm vùng mũi họng như nạo VA; điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm; làm thông vòi nhĩ bằng nghiệm pháp Valsava (bệnh nhân bịt chặt 2 lỗ mũi, phồng má thổi một hơi mạnh nhưng phải ngậm miệng lại để hơi không thoát ra).
- Nếu không nghe thấy tiếng hơi qua vòi đập vào màng nhĩ là nghiệm pháp âm tính, do vòi nhĩ bị tắc. Lưu ý trong các trường hợp viêm đọng nhầy mủ ở vùng mũi họng – xoang – vòm thì không nên thổi hơi mà để bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng, nuốt nước bọt.
- Ngoài ra, có thể chủng ngừa vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae. Vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm tai giữa). Cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường ở nhà trẻ; không nên bơi lội khi tai có dấu hiệu đau, tránh khói thuốc lá và giữ tai luôn khô sạch… là những biện pháp phòng ngừa tốt.
Viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai. Bệnh xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được chữa trị thích hợp. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn và gây nhiều khó chịu cho người bệnh vì hay tái phát, ảnh hưởng tới học tập và làm việc.
Khi bị viêm tai giữa mạn, tai thường chảy mủ, mủ có thể chảy liên tục, có thể chảy từng đợt, người bệnh nghe kém. Nước chảy ra ban đầu là dịch đục không hôi. Một thời gian sau, nước chảy ra là mủ màu trắng hay vàng, có mùi rất hôi. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên và viêm màng não gây nguy hiểm cho người bệnh. Viêm tai giữa mạn thường có 2 loại, viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy và viêm tai giữa chảy mủ mạn tính.
Viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy: Với triệu chứng tai chảy dịch nhầy như dịch mũi, nếu lâu ngày không lau tai sạch và không dùng thuốc điều trị có thể thành dịch mủ.
|
Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính có cholesteatoma: Là loại viêm tai giữa nhiễm khuẩn thường gây tổn thương hệ thống xương con trong hòm nhĩ, phá hủy mê nhĩ và có thể gây ra các biến chứng sọ não rất nặng như: viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, áp xe tiểu não... Triệu chứng, đầu tiên người bệnh nghe kém, chảy mủ tai thường xuyên, nhưng rất hôi.
Viêm tai xương chũm cấp tính: Thường xảy ra sau viêm tai giữa cấp tính không được điều trị dứt điểm, dùng kháng sinh không đúng liều lượng, không phù hợp, nên gây ra biến chứng viêm tai xương chũm. Biểu hiện lâm sàng thường đau tai tăng lên kèm theo sốt, đau nửa đầu dữ dội. Soi tai thấy mủ đặc tai giữa, ấn vùng xương chũm đau.
Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm: Là đợt cấp của viêm tai xương chũm mạn tính, bệnh nhân có tiền sử viêm tai xương chũm đã được điều trị nhiều lần, tai đã khô và đỡ ù, đột ngột xuất hiện đau tai, ù tai tăng lên, nghe kém, có thể kèm theo chóng mặt, mủ tai chảy nhiều hơn kèm theo sốt cao, ấn vùng xương chũm rất đau. Trong đợt hồi viêm rất dễ xảy ra các biến chứng như: liệt mặt, viêm mê nhĩ, biến chứng sọ não - áp xe ngoài màng cứng...
Điều trị viêm tai giữa mạn tính phải kiên trì, việc điều trị nội khoa cần được cân nhắc với mức độ tổn thương tai để chỉ định phù hợp.
Tóm lại, việc điều trị viêm tai giữa mạn tính có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc chủ yếu ở người bệnh. Đặc biệt lưu ý, các thuốc uống và thuốc nhỏ tai trong điều trị viêm tai giữa mạn tính phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng, bởi một số thuốc nhỏ tai khi màng nhĩ thủng nếu sử dụng sẽ gây điếc tai không hồi phục, ngay cả việc sử dụng dung dịch ôxy già làm sạch mủ tai cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Thường xuyên giữ vệ sinh tai, nên tránh bụi, nước bẩn vào tai và vệ sinh mũi họng.Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
Rau diếp cá – Rau dấp cá, ngư tinh thảo Có vị cay, tanh hôi, tính âm mát, hơi độc Ưa chỗ ẩm thấp, có bóng râm. Thân cây ở phần xa gốc chính bò trên mặt đất thành cọng dài và có thể tạo ra các rễ phụ, trong khi các đoạn thân ở đoạn gàn gốc mọc thẳng. Lá mọc đối. Các hoa màu trắng mọc ra ở các kẽ lá thành cụm Bài
(ST)