Viêm cơ địa -nguyên nhân và cách phòng chống

seminoon seminoon @seminoon

Viêm cơ địa -nguyên nhân và cách phòng chống

18/04/2015 03:16 PM
769
Viêm cơ địa là gì? Phòng viêm cơ địa như thế nào?


Điều trị viêm da cơ địa dị ứng



Bệnh viêm da cơ địa còn gọi là chàm cơ địa hay chàm thể tạng là bệnh da mạn tính. Bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh viêm da cơ địa dị ứng là do thời tiết khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn gây nên sự thay đổi cơ địa ở mỗi người. Một số vùng da phải tiếp xúc với kim loại như dây lưng, đồng hồ, các đồ trang sức... rất dễ bị nổi mụn và gây ngứa.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, biểu hiện rõ nhất là những đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề.

Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.

Giai đoạn mãn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh.

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Cách điều trị

Để chữa bệnh nhanh cần phải xác định nguyên nhân để tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh.

Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà... Tránh các sang chấn tình cảm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.

Các thuốc trong điều trị viêm da cơ địa:

Glucocorticoid: bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.

Chiếu tia cực tím tại chỗ: được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.

Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, có thể dùng thuốc Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm. Với loại thuốc này, dù cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngưng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt.

Bạn đã đi khám và đã được chẩn đoán bệnh, vì vậy bạn nên kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc bạn có thể đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương để được tư vấn điều trị cụ thể hơn!



Viêm da trên cơ địa dị ứng



Viêm da trên cơ địa dị ứng (Phần 1)
Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh về da mạn tính trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. “Cơ địa dị ứng” liên quan đến những bệnh có tính chất di truyền theo gia đình bao gồm hen, bệnh sốt mùa hè và viêm da dị ứng rải rác. Trong viêm da dị ứng rải rác, da trở nên ngứa và viêm dữ dội khiến nó đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy.

Viêm da do cơ điạ dị ứng là gì?

Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh về da mạn tính trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. “Cơ địa dị ứng” liên quan đến những bệnh có tính chất di truyền theo gia đình bao gồm hen, bệnh sốt mùa hè và viêm da dị ứng rải rác. Trong viêm da dị ứng rải rác, da trở nên ngứa và viêm dữ dội khiến nó đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy.

Viêm da dị ứng rải rác hầu hết xảy ra ở nhũ nhi và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể diễn tiến đến lúc trưởng thành hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên lúc lớn tuổi. Trong hầu hết trường hợp thì bệnh có những giai đoạn nặng lên được gọi là đợt kịch phát, tiếp sau đó là giai đoạn thuyên giảm, trong đó tình trạng da được cải thiện hoặc lành lặn hoàn toàn.

Nhiều trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng rải rác lui bệnh hoàn toàn khi lớn mặc dù da vẫn còn khô và dễ bị kích thích. Đối vớinhững người có cơ địa dị ứng di truyền này thì yếu tố môi trường có thể làm khởi phát các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời.

Sự khác biệt của viêm da dị ứng rải rác và chàm (eczema)

Chàm (eczema) là một thuật ngữ chung cho nhiều loại viêm da trong đó viêm da dị ứng rải rác là loại thường gặp nhất. Một số dạng khác cũng có các triệu chứng tương tự. Sau đây là sơ lược một số loại chàm.

Các loại chàm (eczema).

Viêm da dị ứng rải rác:là một bệnh da mạn tính đặc trưng bởi hiện tượng ngứa, da bị viêm.

Eczema tiếp xúc: là một phản ứng khu trú bao gồm đỏ, ngứa và nóng tại vùng da tiếp xúc với dị nguyên (là chất gây dị ứng) hoặc với một chất k��ch thích như acid, dung dịch tẩy rửa, các loại hoá chất khác.

Eczema dị ứng do tiếp xúc : là một phản ứng đỏ, ngứa, rỉ nước tại vùng da tiếp xúc với một chất mà hệ thống miễn dịch của cơ thể xem là vật lạ như cây sơn độc hoặc một số chất bảo quản trong kem, thuốc rửa vết thương.

Eczema tiết nhờn: là một dạng viêm da chưa rõ nguyên nhân, biểu hiện những mảng da vàng, đóng vảy, nhờn trên da đầu, mặt và đôi khi ở các phần khác của cơ thể.

Eczema đồng xu: những mảng hình đĩa hay hình đồng tiền trên da bị kích thích có thể đóng, bong vảy và rất ngứa, vị trí thường ở tay, lưng , mông và cẳng chân.

Viêm bì thần kinh: những mảng da đóng vảy ở đầu, cẳng chân, cổ tay hoặc cẳng tay do một vết ngứa khu trú (như khi bị côn trùng cắn) và có thể tăng kích thích nếu gãi.

Viêm da tắc nghẽn: là một tình trạng da vùng cẳng chân bị kích thích thường liên quan đến các vấn đề của hệ tuần hoàn.

Eczema loạn tiết mồ hôi: tình trạng kích thích da lòng bàn tay hay bàn chân đặc trưng bởi những bọc nước lớn gây ngứa và nóng.

Viêm da dị ứng rải rác có hay gặp không?

Viêm da dị ứng rải rác rất hay gặp. Bệnh tác động như nhau ở cả nam giới lẫn nữ giới và chiếm khoảng 10%-20% các trường hợp khám bác sĩ da liễu. Viêm da dị ứng rải rác hay xảy ra nhất ở nhủ nhi và trẻ em và xuất độ giảm rõ rệt theo tuổi. Người ta ước lượng khoảng 65% bệnh nhân bị bệnh vào năm đầu tiên của cuộc đời và nếu tính các trường hợp mắc bệnh trước 5 tuổi thì chiếm khoảng 90%.

Bệnh hiếm khi khởi phát sau 30 tuổi và nếu có thì thường là sau khi da tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt. Đối với những người dân sống ở đô thị và những vùng khí hậu có độ ẩm thấp thì nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng rải rác dường như cao hơn.

Có khoảng 10% trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ biểu hiện các triệu chứng của bệnh. Gần 60% những trẻ nhũ nhi này sẽ tiếp tục có một hoặc nhiều triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác thậm chí khi đã trưởng thành.

Nguyên nhân của viêm da dị ứng rải rác

Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Các bằng chứng đã gợi ý rằng bệnh hay đi cùng nhóm bệnh có cơ địa dị ứng như bệnh sốt mùa hè và hen vốn rất hay xuất hiện ở những người viêm da dị ứng rải rác.

Thêm vào đó, nhiều trẻ bị viêm da dị ứng rải rác cũng bị sốt mùa hè và hen suyễn. Mặc dù không phải một bệnh này gây ra một bệnh khác nhưng chúng có liên quan đến nhau do đó là cơ sở để các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về viêm da dị ứng rải rác.

Trước đây, người ta nghĩ rằng viêm da dị ứng rải rác là do rối loạn cảm xúc. Ngày nay thì chúng ta biết rằng những yếu tố xúc cảm như stress chỉ thúc đẩy chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Viêm da dị ứng rải rác có lây nhiễm?

Câu trả lời là KHÔNG. Viêm da dị ứng rải rác hoàn toàn không lây nhiễm nghĩa là nó không thể truyền từ người này sang người khác. Do đó không có gì phải e ngại khi sống gần ai đó đang trãi qua thời kỳ hoạt động của viêm da dị ứng rải rác.

Các triệu ứng của viêm da dị ứng rải rác là gì?

Các triệu chứng thay đổi tùy người. Triệu chứng hay gặp nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai và nổi ban ở hai má, tay và chân. Ngứa là yếu tố quan trọng trong viêm da dị ứng rải rác khiến người bệnh gãi, chà xátdo đó làm nặng thêm tình trạng viêm da.

Người bệnh rất nhạy cảm với ngứa và thúc đẩy nhu cầu gãi lâu hơn từ đó đi vào một tình trạng gọi là chu kỳ “ngứa-gãi”. Ngứa lại là một vấn đề đặc biệt trong lúc ngủ khi khả năng kiểm soát gãi bị giảm đi và cảm giác ngứa tăng lên do mất các kích thích bên ngoài khác.

Ảnh hưởng của viêm da dị ứng rải rác lên da thay đổi theo thói quen gãi và nhiễm trùng da đi kèm. Một vài người do hệ miễn dịch bị hoạt hoá quá mạnh nên da vùng đó bị đỏ, đóng vảy; một số khác do gãi và chà xát nhiều nên da trở nên dày, dai. Hiện tượng này được gọi là “liken hoá” hay là “hằn cổ trâu”.

Một số nhỏ khác thì xuất hiện những nốt sần hay những vết sưng nhỏ trên da. Khi gãi những nốt sần này, chúng có thể vỡ ra, đóng vảy và nhiễm trùng. Các tính chất của da bệnh sẽ được đề cập bên dưới. Chúng cũng có thể xuất hiện ở những người không bị bệnh hay bị các bệnh về da khác.

Viêm da có ảnh hưởng đến khuôn mặt không?

CÓ. Viêm da dị ứng rải rác có thể ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mắt, mi mắt, lông mày và lông mi. Gãi vùng quanh mắt có thể làm thay đổi da vùng đó. Một vài người viêm da dị ứng rải rác có nhiều nếp gấp da xung quanh mắt gọi là nếp gấp trên cơ địa dị ứng hay nếp Dennie-Morgan.

Những người khác có thể có tăng sắc tố vùng mi mắt nghĩa là da vùng đó sậm màu do phản ứng viêm hay sốt mùa hè (mắt thâm do dị ứng). Gãi hay chà xát có thể cũng có thể khiến lông mày và lông mi xuất hiện những vết lốm đốm.

Loại da trong viêm da dị ứng rải rác có quan trọng không?

CÓ. Những khác biệt giữa da của những người bị viêm da dị ứng rải rác có thể góp phần vào những triệu chứng của bệnh. Lớp ngoài cùng của da là thượng bì được chia làm hai phần: phần bên dưới bao gồm các tế bào sống, ẩm ướt trong khi lớp ngoài bao gồm các tế bào đã chết, khô, bằng phẳng.

Bình thường, lớp ngoài cùngđóng vai trò như một hàng rào giữ cho phần còn lại của da khô ráo và bảo vệ các lớp khác không bị tổn thương do những chất kích thích, nhiễm trùng. Khi hàng rào này bị tổn thương hoặc mỏng đi, các chất kích thích sẽ tác động lên da mạnh hơn.

Da của bệnh nhân viêm da dị ứng rải rác mất nhiều độ ẩm trong lớp thượng bì dẫn tới rất khô và do đó làm giảm tính bảo vệ. Thêm vào đó, da sẽ rất nhạy cảm đối với các bệnh lý có tính chất chu kỳ như nhiễm trùng da do liên cầu và tụ cầu, mụn cóc, nhiễm herpes simplex và u mềm biểu mô (một bệnh do siêu vi).

Các tính chất da trong viêm da dị ứng rải rác

“Liken hoá” hay “hằn cổ trâu”: da dày, dai do gãi hay cọ sát liên tục.

Nốt sần: những vết sưng nhỏ có thể vỡ ra khi gãi, có thể đóng vảy và nhiễm trùng.

Bệnh vảy cá: những mảng đóng vảy hình tứ giác, khô trên da.

Bệnh dày sừng nang lông: những vết sưng tròn,nhỏ thường ở mặt, cánh tay và đùi.

Tăng đường chỉ tay: gia tăng số lượng nếp da trong lòng bàn tay.

Nổi mề đay: những vết sưng đỏ thường là sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, tại thời điểm bắt đầu vùng da tổn thương, hoặc sau khi tập thể dục, tắm nước nóng.

Viêm môi: hiện tượng viêm ở trên và xung quanh môi.

Nếp Dennie-Morgan: nhiều nếp gấp da dưới mắt.

Tăng sắc tố mi mắt: mi mắt sậm màu sau phản ứng viêm hay sốt mùa hè.




Phòng tái phát viêm da cơ địa

Hạn chế tiếp xúc hoá chất

Trong các bệnh viêm da cơ địa, mề đay là thể hay gặp nhất với biểu hiện mề đay cấp, mề đay mạn. Ngoài ra, viêm da cơ địa còn biểu hiện ở các dạng mẩn ngứa, bong da lòng bàn tay, chân do cơ thể phản ứng với các chất tẩy rửa, kể cả xà phòng, dầu gội đầu.

Khi bị tái phát bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh mà trong nhiều trường hợp còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi đã điều trị khỏi bệnh, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với hoá chất như xà phòng, dầu gội, nước rửa bát… bằng cách đeo găng tay khi giặt xà phòng, rửa bát; dùng các loại sữa tắm trung tính, ít độ tẩy; Dùng các loại bồ kết, lá bưởi… để gội đầu thay cho dầu gội.

Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm

Những người hay bị bệnh dị ứng, không chỉ bị các bệnh viêm da mà còn bị các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, nhức nửa đầu… nên rất dễ bị dị ứng mỹ phẩm (kể cả nước hoa). Do vậy, để phòng tái phát bệnh, không nên sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, tùy tiện. Chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm đã quen thuộc.

Khi muốn dùng một loại mỹ phẩm mới, trước hết cần thử bôi một lượng mỹ phẩm rất ít ở một vùng da nhỏ, ít ảnh hưởng như vùng trong cánh tay và để trong vài tiếng. Nếu không thấy có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa da… thì mới thử ở vùng da rộng hơn, rồi mới quyết định có sử dụng loại mỹ phẩm đó không.

“Đối phó” với thời tiết

Theo BS Nguyễn Thành, nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa là do cơ thể phản ứng với các yếu các yếu tố thời tiết. Đây là lý do khiến mỗi người bị viêm da ở những thời điểm khác nhau.

“Đối phó” với các dị nguyên thời tiết rất khó khăn nhưng nếu chú ý, người bệnh vẫn có thể phòng ngừa. Như khi bị dị ứng với gió lạnh, phấn hoa thìnhất thiết phải đeo kính mắt, dùng khẩu trang rộng, ấm để đảm bảo da không phải tiếp xúc nhiều với các dị nguyên này.

BS Thành khẳng định, viêm da cơ địa là một thể gần giống với bệnh hen, luôn phát theo mùa, do vậy, cách phòng bệnh này tốt nhất là tránh các dị nguyên gây dị ứng.

Thận trọng với món ăn lạ

Nhiều người khi ăn đồ hải sản, đồ tanh… lập tức có hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người. Đây là một thể viêm da cơ địa do dị ứng với thức ăn.

Do vậy, những người có tiền sử viêm da cơ địa cần thận trọng với các thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh. Ngoài ra cần hạn chế dùng các chất đường, mỡ, chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê… Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên chú ý ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, quả tươi…


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Con em vừa được 5 tháng 19 ngày, nay bỗng nhiên xuất hiện mẩn đỏ li ti, lúc đầu thì xuất hiện quanh cổ, 3 ngày sau bắt đầu Lặn xuống bụng và đến nay La 6 ngày rỗng dưng có hiện tượng lan lên mặt. Vợ chồng em đã đưa đi khám ở Viện Da Liễu nhưng về bôi thuốc như Bác sĩ chỉ dẫn vẫn không khỏi, nay Vợ chồng lại cho cháu đi Nhi đồng 2 khám thì Bác sĩ vừa cho thuốc bôi vừa cho thuốc uống, đến nay đã hơn 1 tuần rồi mà vẫn không giảm. Xin mọi người có kinh nghiệm cho lời khuyên và phương pháp điều trị cho phù hợp, xin chân thành cám ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Khi vệ sinh cho bé bạn không nên dùng hóa chất mà nên tắm bằng các nguyên liệu tự nhiên. Xem lại chế độ ăn của bé thế nào nữa. Nếu bác sĩ đã kê đơn cho bé mình nên chịu khó theo dõi và làm theo phác đồ điều trị chứ đừng điều trị dở dang vừa khổ bé lại vừa mất tiền tốn công. Chúc bé nhà bạn mau khỏi!
Ban nen chu y toi thoi tiet, quan ao..., xa phong tam cho Be. moi truong xung quanh Be can thong thoang sach se. rua tay bang xa phong roi rua lai bang nuoc am cho sach moi khi cham soc Be.Chuc CA NHA VUI
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
con em năm nay được 3tuoi.cháu bị ngứa,mụn mủ,ở 2ban tay.đi khám bác sĩ keet luan la viêm da cơ địa bội nhiễm.tôi đã cho cháu đi rất nhiều nơi nhưng k khỏi.tôi rất buồn va thương cháu.xin hãy cho tôi 1 địa chỉ đáng tin cậy để giúp tôi.giúp cháu.chân thành cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Bạn nên cho bé điều trị tại bệnh viện da liễu là đáng tin cậy nhất đấy
Nam nay e 27tuoi.e bị sưng u bàn chân nhiều năm.hiện tượng này ngày nào cung xảy xa.khi sưng chân đỏ.đi khám thi bac si bảo bị viêm da cơ địa.uống thuoocd mà k đỡ.vậy e nên dùng phương pháp gì để điều trị.
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Da mặt em bi sần đỏ, có nổi những con mụn li ti . Khi trời nóng thì da ửng đỏ lên, khi trời lạnh thì tái mét đi và sần ra. Em có bị viêm da cơ địa không ạ ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Tôi là nữ,năm nay 46 tuổi. Tôi bị những nốt thâm đen ở cả hai bên tay,tử bả vai tới cùi chỏ. Những nốt này không đau,không ngứa. Bề mặt nhẵn không bị sần. Khi tập thể thao,vận động mạnh hoặc uống bia rượu chúng bị đỏ hơn bình thường. Tôi đã đến nhiều bệnh viện,chữa đông y cũng có,nhưng đã 9 năm nay cũng chưa có kết luận tôi bị bệnh gì. Vậy tôi muốn hỏi tôi mắc bệnh gì? Cách chữa trị? Và nếu được làm ơn xin chỉ cho tôi bệnh viện hay bác sĩ nào có thể giúp tôi chữa trị được? Tôi xin chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
thuoc o dau vay ban? ban mua o dau, ban co the chat voi minh duoc khong? yahoo minh babyrockvn05
Chị bị viêm nang lông rồi, tôi cũng bị như chị nhưng đã khỏi bệnh rồi.uống thuốc đông y đó chị
Nen an cai gi tot cho viem gia co dia
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Nhiều người khi ăn đồ hải sản, đồ tanh… lập tức có hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người. Đây là một thể viêm da cơ địa do dị ứng với thức ăn. Do vậy, những người có tiền sử viêm da cơ địa cần thận trọng với các thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh. Ngoài ra cần hạn chế dùng các chất đường, mỡ, chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê… Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên chú ý ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, quả tươi… .Những món khác ăn thoải mái nhse.
em không biết có phải viêm da không, nhưng da em có đóm từng mảng như da cá bao bọc vậy,lông thì mọc không nổi vì bị mấy mãng da cản lại, lâu lâu thì tróc ra nhưng không ra hết, phạm vi thì chủ yếu ở chân. nhiều khi rất ngứa,từ nhỏ tới giờ em đã 20 tuổi, bác sĩ cho em biết đó là bệnh gì và có thể trị hết được không ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Rất có thể là viêm da cơ địa. Tuy vậy, bạn nên đi khám để biết chắc chắn và có phương án điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý