Viêm đại tràng mãn
Định nghĩa
Viêm đại tràng mãn là bệnh mãn tính ở đại tràng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân.
1. Nhóm do nhiễm:
·Nhiễm khuẩn: lao, lậu, Clostridium sp.
·Nhiễm kí sinh trùng: lỵ amip, Giardia lamblia.
·Nhiễm siêu vi: Cytomegalovirus. Herpes simplex…
·Nhiễm nấm: Candida.
2. Nhóm không do nhiễm:
·Viêm loét đại tràng vô căn.
·Bệnh Crohn.
·Do xạ trị vùng chậu.
·Do thiếu máu.
Bệnh viêm đại tràng có đặc điểm là gây ra hiện tượng viêm, loét và rối loạn chức năng của đại tràng.
Cần phân biệt với bệnh đại tràng chức năng (hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt…) là những bệnh gây chỉ rối loạn chức năng đại tràng nhưng không có tổn thương thực thể ở đại tràng.
Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập đến một số nguyên nhân thường gặp của viêm đại tràng mãn và không đề cập đến những nguyên nhân gây viêm ruột non và đại tràng cấp tính.
Viêm loét đại tràng do Amip (Lỵ AMIP)
Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa. Kén amip đã trưởng thành theo thức ăn vào dạ dày, qua ruột non rồi từ đoạn cuối hỗng tràng đi vào đại tràng. Amip gây ra những tổn thương viêm loét ở manh tràng, đại tràng và trực tràng.
Biểu hiện lâm sàng bệnh nhân có những triệu chứng đi tiêu phân nhầy lẫn máu kèm cảm giác mót rặn và đau bụng quặn từng cơn. Bệnh thường kéo dài và hay tái phát. Chẩn đoán dựa vào việc khảo sát phân để tìm amip hoặc làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán amip. Chụp đối quang kép hoặc nội soi đại tràng sinh thiết có thể thấy được những hình ảnh tổn thương loét đặc hiệu ở đại tràng giúp cho chẩn đoán.
Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh:
·Mức độ nhẹ dùng Metronidazole 750 mg x 3 lần/ngày x 5-10 ngày.
·Mức độ trung bình dùng liều như trên và tiếp theo ladoquinole (Direxiode 3 viên/ngày x 7 ngày để ngừa tái phát.
·Mức độ nặng dùng Emetine hay Dihydro-emetine 40 mg/ngày, tiêm bắp, tối đa 5 ngày. Vì hai loại thuốc này có thể gây tụt huyết áp nên bệnh nhân cần nhập viện để điều trị và theo dõi điện tim. Thuốc uống Metronidazole được sử dụng một tuần tiếp theo.
Viêm đại tràng do lao (lao ruột)
Thường thứ phát sau lao phổi (50% bệnh nhân lao ruột có hình ảnh lao khi chụp X.quang phổi). Cũng có thể gặp lao ruột nguyên phát do bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao qua đường ăn uống. Bệnh diễn tiến mãn tính với những triệu chứng nhiễm lao (sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi biếng ăn, thể trạng suy sụp) và rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy kéo dài, phân đàm nhớt hoặc có máu). Bệnh có thể diễn tiến gây tắc ruột hoặc lao màng bụng.
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong phân. X quang và nội soi đại tràng sinh thiết cho thấy những hình ảnh tổn thương và tìm tế bào điển hình của lao.
Việc điều trị lao ruột cũng phải theo phác đồ điều trị lao chung với các thuốc đặc hiệu như:
·. Isoiazid 300mg/ngày.
·. Rifampin 600mg/ngày
·. Pyrazinamide 2g/ngày.
·. Ethambutol 800 mg/ngày.
Cần sử dụng đủ thuốc, đúng liều và đúng phác đồ, để tránh hiện tượng kháng thuốc. Khi có biến chứng tắc ruột cần phải phẫu thuật cấp cứu.
Viêm đại tràng màng giả
Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn C.difficile, là loại vi khuẩn thường trú ở ruột bình thường không gây bệnh nhưng do sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn ruột. Bệnh diễn tiến mãn tính gây những tổn thương màng giả ở đại tràng, làm bệnh nhân tiêu chảy nước hoặc có lẫn máu, kèm theo sốt và triệu chứng nhiễm độc do độc tố vi khuẩn. Chẩn đoán dựa vào cấy phân tìm vi khuẩn, nội soi đại tràng kèm sinh thiết.
Để điều trị, trước hết cần ngưng sử dụng những kháng sinh không cần thiết, dùng Vancomycine 125mg x 4 lần/ngày hay Metronidazole (Flagy) 250 mg x 4 lần/ngày trong 10 ngày. Có thể dùng kèm Lactcobacillus (Lactcol Fort, Biolactyl…).
Viêm loét đại tràng vô căn
Bệnh không tìm thấy nguyên nhân như vi trùng, ký sinh trùng nấm hay siêu vi ở đại tràng. Nguyên nhân có thể liên quan đến những rối loạn miễn dịch và xảy ra trên những bệnh nhân bị stress nặng. Triệu chứng bao gồm đau quặn bụng từng cơn, cảm giác mắc cầu cấp thi���t, phân nhầy máu kèm sốt, sụt cân. Ngoài ra bệnh nhân còn có những triệu chứng đau do viêm các khớp hoặc viêm đốt sóng. Bệnh có thể diễn tiến thủng ruột hoặc phình đại tràng và ung thư hóa. Nguy cơ ung thư dường như sẽ xảy ra 10 năm sau khi phát hiện và tỉ lệ tăng lên sau mỗi năm. Tỉ lệ ung thư hóa:
·Sau 10 năm là 0,5 – 1%
·Sau 15 năm là 23%
·Sau 24 năm là 42%
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi đại tràng và sinh thiết.
Về điều trị, cần cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, tránh sữa, dùng các thuốc chống tiêu chảy (Diarsed, Imodium 2-4 lần/ngày), Sulfasalazine 1.5g 2-4 lần/ngày. Corticoid có thể sử dụng qua đường hậu môn (thụt tháo với Hydrocortisone hoặc thuốc đặt hậu môn), qua đường uống (Prednisone 30mg/ngày), qua đường tĩnh mạch trong trường hợp nặng. Đôi khi cần phải dùng thêm thuốc ức chế miễn dịch (Azathioprine).
Khi xảy ra biến chứng xuất huyết ồ ạt, nhiễm độc hoặc thủng đại tràng cần phải mổ cấp cứu. Chỉ định cắt toàn bộ đại tràng khi sinh thiết đại tràng thấy có tình trạng loạn sản hoặc không đáp ứng điều trị.
Bệnh Crohn.
Là một bệnh không rõ nguyên nhân, rất thường gặp ở Âu Mỹ nhưng hiếm ở nước ta. Bệnh xảy ra ở cả ruột non và đại tràng, diễn biến mãn tính với các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, sốt, đau hố chậu phải, dễ chẩn đoán lầm với viêm ruột thừa. Bệnh gây ra những thương tổn co thắt, phù nề và xơ hóa gây hẹp lòng ruột dẫn đến tắc ruột, rò ruột, áp xe và rò cạnh hậu môn. Việc điều trị tương tự như viêm loét đại tràng.
Một số trường hợp đặc biệt
Viêm đại tràng trên bệnh nhân bị AIDS:
Nguyên nhân do siêu vi trùng Cytomegalovirus. Bệnh gây ra những thương tổn gồm nhiều ổ loét nhỏ ở đại tràng, nhất là đại tràng phải.
Viêm trực tràng do Chlamydia, do lậu.
Bệnh xảy ra ở những người đồng tính luyến ái nam, thương tổn gây viêm loét trực tràng dẫn đến xơ hóa chít hẹp trực tràng hoặc gây rò cạnh hậu môn.
Viêm hậu môn - trực tràng do Herpes simplex rirus:
Bệnh xảy ra trên những người đồng tính luyến ái nam gây nhưng thương tổn phù nề, sưng đỏ, loét hoặc nổi mụn rộp ở vùng hậu môn trực tràng.
Viêm đại tràng sau xạ trị vùng bụng và chậu:
Thường gặp trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung được xạ trị, tổn thương viêm đỏ phù nề, loét tương tự như viêm loét đại tràng. Niêm mạc đại tràng bị xơ hóa kèm tăng sinh mạch máu, rất dễ chảy máu khi đụng vào.
Việc chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng do những nguyên nhân trên thường rất khó khăn và phức tạp.
Kết luận:
1.Viêm đại tràng mãn là một bệnh thường gặp, chẩn đoán nguyên nhân thường khó, điều trị kéo dài vì bệnh hay tái phát.
2.Để phòng bệnh cần chú ý vệ sinh thực phẩm, ăn uống, không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, tránh dùng kháng sinh kéo dài, điều trị tích cực khi bị lao phổi.
3.Khi có rối loạn đi cầu, phân đàm máu cần khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định chẩn đoán, cần loại trừ bệnh ung thư đại tràng.
Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng mãn tính
Rối loạn đại tiện:
+ Chủ yếu là phân nát, lỏng một hoặc nhiều lần trong ngày, phân có thể có nhầy máu hoặc không.
+ Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).
+ Mót rặn, sau "đi ngoài" đau trong hậu môn.
- Đau bụng:
+ Vị trí: xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng góc gan, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.
+ Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót "đi ngoài" , "đi ngoài" hoặc đánh hơi được thì giảm đau.
+ Cơn đau dễ tái phát . Đau dễ xuất hiện khi căng thẳng, lo lắng hoặc ăn uống thất thường.
Nguyên nhân:
+ Di chứng sau nhiễm khuẩn đường ruột cấp do thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác.
+ Nguyên nhân dị ứng.
+ Nguyên nhân bệnh tự miễn (tự cơ thể tạo miễn dịch quá mức tấn công lại niêm mạc đại tràng của chính mình).
+ Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét...)
+ Sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao...
Điều trị:
Với viêm đại tràng cấp tính do vi khuẩn, amip … thì điều trị thuốc tây kịp thời và đủ liều sẽ cho hiệu quả cao. Tuy nhiên với viêm đại tràng mạn tính thì thuốc đông y chiếm ưu thế tuyệt đối. Sản phẩm Tinh Hoa Đại Tràng được bào chế từ các vị thuốc đông y có nguồn gốc thiên nhiên, sản xuất dưới dạng viên dễ uống không cần sắc. Tinh Hoa Đại Tràng điều trị tận gốc bệnh nhờ nguyên lý của các vị thuốc Hoàng đằng, Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá có tác dụng giải độc để kháng khuẩn; Hậu phác, Chỉ xác, Chỉ thực, Trạch tả thư cân để điều trị r.ối loạn thần kinh thực vật; Mộc hương, Bạch truật cố sáp để điều trị rối loạn phân do dị ứng và tự miễn, ngoài ra tác dụng thải độc nhờ công thức bài thuốc với tỷ lệ hợp lý là ưu điểm lớn của Tinh Hoa Đại Tràng.
Chữa viêm đại tràng mạn bằng thuốc Nam
Nếu bị viêm đại tràng với biểu hiện táo bón, suy nhược cơ thể, lấy lá dâu (đồ chín, phơi khô) 500 g, vừng đen sao 250 g, con tằm (đồ chín, sấy khô) 250 g. Tất cả tán bột, lấy kẹo mạch nha hoặc mật ong làm viên, sấy khô. Ngày uống 20 g, chia hai lần.
Viêm đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột; diễn biến mạn tính, có từng đợt tiến triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng mạn, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella...
- Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip, lamblia.
- Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
- Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
- Táo bón kéo dài.
- Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.
Biểu hiện bệnh rất đa dạng:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa.
- Bụng trướng hơi: Khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu.
- Đau bụng: Là triệu chứng hay gặp. Đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện hoặc đại tiện thì đau giảm hơn.
- Tình trạng toàn thân ít thay đổi. Nếu có thay đổi chỉ gặp ở người luôn lo lắng về tình trạng bệnh tật của mình hoặc ăn uống quá kiêng khem.
Các bài thuốc
- Viêm đại tràng thể đại tiện lỏng: Nam mộc hương, bạch chỉ, sâm đại hành mỗi thứ 40 g. Tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 10 g, chia hai lần, hòa nước sôi uống.
- Viêm đại tràng co thắt, đại tiện táo: Bồ công anh (nấu thành cao) 100 g, nam mộc hương 60 g, thảo quyết minh 50 g. Hai vị sao vàng, tán bột, hòa với cao bồ công anh, làm thành viên. Ngày uống 10-15 g, chia hai lần.
- Viêm trực tràng, đi ngoài ra máu: Bột quả tơ hồng 20 g, hoa hòe 30 g, hoa kinh giới 20 g. Các thứ trên sao đen tồn tính, lòng đỏ trứng gà (luộc chín) 1 quả, phèn phi 5 g, sáp ong 15 g. Lấy lòng đỏ trứng đánh tơi cho vào sáp ong, khuấy đều với các bột trên, làm thành viên. Ngày uống ba lần, mỗi lần 5 g.
- Rối loạn tiêu hóa, người mệt mỏi ăn kém: Bố chính sâm, bạch truật, biển đậu, ý dĩ sao, hạt sen mỗi thứ 12 g, vỏ quýt 6 g. Tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 30 g, chia ba lần, hoặc sắc uống ngày một thang.
Để phòng viêm đại tràng mạn, cần tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời; giữ vệ sinh ăn uống, nên ăn điều độ và cân đối khẩu phần ăn. Không ăn thức ăn ôi thiu và thức ăn bảo quản lạnh quá lâu. Ngoài ra, cần giữ tinh thần ổn định, không lo lắng quá nhiều đến bệnh.
(ST)