Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sở ở trẻ chủ yếu sảy ra mùa khô hanh nóng làm cho làn da trẻ em mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều nên rất dễ bị rôm sảy và các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.Việc tắc nghẽn có thể do các ống tuyến ở trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên cho bé ăn mặc mát mẻ, tích cực tắm thường xuyên và lau mồ hôi cho bé, cho bé ăn những loại rau quả có tính mát. Các bà mẹ hãy cùng cùng di tìm hiểu cách điều tri cho bé khi bi bênh rôm xảy nhé!
Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy
Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.
Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Có nên tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng các loại lá?
Rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có hiện tượng bị rôm sảy thường vò các loại lá như sài đất, chè tươi… để tắm. Theo các bác sĩ nhi khoa, nên hết sức thận trọng khi sử dụng các loại lá này như cần phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối trước khi đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể có thuốc bảo vệ thực vật, rất khó rửa sạch nên chưa biết là tốt hay hại.
Ngay cả lá bàng, chè xanh mà nhiều phụ huynh hay tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Vì trong hai loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da em bé bị tổn thương. Ngoài ra, có những loại như trúc đào, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì chúng chứa chất độc có thể dẫn đến viêm da, nhiễm trùng nặng.
Quan niệm khi trẻ bị rôm sảy phải tắm lá mới khỏi là không đúng. Đây là hiện tượng do khí huyết nóng phát ra nên việc tắm lá sẽ không có tác dụng. Cách chữa trị là nên giải nhiệt cho trẻ bằng cách cho ăn đồ mát. Việc tắm lá cho trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh) chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ.
Có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy?
Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh cũng có thói quen dùng phấn rôm xoa ngoài da các bé để không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ. Khi hít phải bụi phấn rôm, trẻ sẽ bị ho, khó thở, nôn và có thể tím tái, phù phổi.
Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ; tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm và sau khi sử dụng xong cần đậy nắp, cất nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ.
Xử trí và phòng tránh rôm sảy
Khi bị rôm sảy, trẻ rất hay quấy khóc, khó chịu nên phòng của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, tránh đông người; nên mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng và nhạt màu cho trẻ; tắm cho trẻ ngày một lần để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng, có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát, chè xanh (đảm bảo an toàn) cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm hoặc có thể tắm cho bé bằng sữa tắm diệt khuẩn. Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ. Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy.
Người mẹ cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú. Quần áo của bé phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi khói. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da.
Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh.
Chế độ ăn uống cho bé bị rôm sảy
Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm sảy các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt… Ngoài ra các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé. Tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé bị viêm họng.
Một số cách dân gian chữa trị rôm sảy cho bé
Nên tắm rửa cho bé thường xuyên bằng một trong các thứ thuốc dân gian như:
– Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) cho vào máy sinh tố xay nhỏ, cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu lấy nước cho bé tắm. Làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết. Liều lượng là 2 quả mướp/lần tắm.
– Lá chè xanh, rửa sạch, bóp nát nấu với nước, dùng tắm cho bé có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da.
– Lá kinh giới, lá đậu ván nấu với lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé. Liều lượng là 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.
– Dùng nước ấm, pha thêm chút muối không quá mặn và tùy theo lượng nước nhiều hay ít mà vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh, tắm cho bé sẽ cho cảm giác mát mẻ. Các mẹ nhớ đừng cho muối và chanh quán nhiều nhé vì sẽ làm rát da bé.
– Ngoài ra, mẹ cũng có thể tắm cho bé ít nhất một ngày một lần với dung dịch thuốc tím pha loãng tỷ lệ 1/10.000 hoặc lactaxcyd. Lưu ý, không nên tự ý bôi corticoid vì da bé rất mỏng, dễ gây phồng rộp, tổn thương da.
– Các mẹ cũng có thể dùng nước tắm bình thường và cho vào một lượng muối vừa phải để trị rôm sảy cho bé. Nước tắm có muối sẽ có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, góp phần giữ ẩm, vừa giúp da tỏa nhiệt tốt hơn, mang lại cho bé cảm giác mát mẻ sau khi tắm.
– Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
Một số lưu ý để bé không bị rôm sảy
– Không nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé.
– Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.
– Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:
+ Hạn chế không cho bé ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này, bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da.
+ Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
+ Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.
+ Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.
Bài thuốc hay trị rôm sảy cho bé trong mùa hè
Rôm là bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa hè, nhất là ở trẻ nhỏ. Theo y học cổ truyền, rôm phát sinh do phong huyết nhiệt, thấp nhiệt và nhiệt độc gây nên. Rôm sảy tuy không đe dọa tính mạng nhưng gây phiền toái, khó chịu và ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số bài thuốc dùng để trị rôm cho trẻ.
Bài 1: Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Ngày bôi 2 – 3 lần. Bôi trong 5 ngày. Hoặc 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Tắm trong 3 ngày.
Bài 2: Lá dâu tằm 200g, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Tắm liên tục 3 – 5 ngày là rôm hết mọc.
Bài 3: Lá bọ mẩy tươi 70 – 100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3 – 5 ngày. Hoặc lá bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.
Bài 4: Sài đất tươi 300g nấu với nước để tắm hàng ngày. Hoặc dùng 100g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào nơi có rôm. Dùng trong 4 ngày.
cây sài đất
Bài 5: 20g bột sắn dây pha với khoảng 200ml nước đun sôi để ấm (35oC), thêm ít đường cho dễ uống, uống liên tục trong 10 ngày. Nên uống vào buổi chiều hoặc sau giấc ngủ trưa.
Ngoài ra, để phòng rôm sảy cho trẻ cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và giữ vệ sinh da tốt. Không nên cho trẻ ăn uống các thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu; không ăn nhiều đường, đồ nếp, hạn chế ăn các loại hoa quả gây nóng mít, xoài, nhãn, vải…
Cách trị rôm sảy theo Đông Y
Rôm sảy rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt là vào mùa hè. Trẻ hay gãi, dễ bị tổn thương ở da, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của trẻ. Để trị rôm sảy ngoài các biện pháp dùng phấn rôm thì Đông y có vài bài thuốc trị rôm sảy cho kết quả tốt
– Dùng 10g bột sắn dây, 30g rau má (tươi). Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu bị, uống từng ngày.
– Dùng một lượng rau sam tươi đủ dùng, giã nát, vắt lấy nước, pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá kinh giới vò nát, pha vào nước tắm cho trẻ rất tốt.
– Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài. Tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang. Chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày sẽ đỡ.Dùng 4 – 6g hoa kim ngân hoặc 10 – 12g cành, lá kim ngân rửa sạch sắc uống ngày một thang. Không những trị được rôm sảy mà còn chữa được chứng lên đậu, lên sởi, mụn nhọt đau nhức.
– Dùng 60g rễ cây hẹ rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang. Lấy một cây hành tươi rửa sạch, giã nát, trộn đều với chút giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy rất tốt.
– Dùng 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước mưa (đã đun sôi để nguộ) rồi vắt lọc lấy nước, cho thêm đường, cho trẻ uống vào buổi sáng của mỗi ngày.
rau má tươi
Cho trẻ rôm sẩy ăn thanh long hằng ngày
Thanh long là loại cây cho hoa đẹp, quả ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, và đồng thời cũng là một vị thuốc thông dụng, rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.
Thanh long còn được gọi là cây mắt rồng, tường liên, cây lòng chảo… thuộc họ xương rồng, là loại cây thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hoá sừng ở các mép, gai không nhiều lắm, rất ngắn.
Hoa có đường kính tới 30cm, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài và cánh hoa nhiều, dính nhau thành ống; nhị nhiều; bầu dưới. Quả màu đỏ tươi, mọng nước, có phiến hoa còn lại, dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. Sau lớp vỏ dầy màu đỏ là phần thịt màu trắng với nhiều hạt màu đen nhánh, nhỏ hơn hạt vừng. Thu hoạch quả vào mùa hè thu.
Thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hoá đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt…
Thân cây có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khoẻ khoắn và làm thông suốt các kinh lạc) và giải độc. Hoa có tác dụng bổ phế, trừ ho. Quả thanh long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Dùng quả ăn tươi rất tốt cho những người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón,…
Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol. Do đó, người béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp tăng nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp…
Thanh nhiệt, giải độc, chữa rôm sẩy, mụn nhọt, nhuận tràng: Dùng quả tươi ăn hàng ngày.
Chữa bỏng nhẹ: Thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.
Chữa mụn nhọt, gãy xương kín: Thân cây thanh long (bỏ vỏ và gai) giã nát đắp vào vị trí tổn thương.
Qua bài viết trên tin chắc rằng các bà mẹ sẽ không còn lo ngại khi con các bé bị bệnh rôm sẩy.Nếu khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh nên đưa các bé đi gặp bác sĩ. Chúc các mẹ và các bé luôn mạnh khỏe!