Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

18/04/2015 03:18 PM
593
Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Điều trị thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?


Cho em hỏi: mẹ em năm nay 61 tuổi gần 1 tháng nay tự nhiên mắc chứng bệnh đau đầu, mỏi cổ, nếu lấy ngón tay ấn vào đốt sống lưng còn thấy đau, mẹ em đã đi khám, chụp x quang và điều trị nhưng vẫn không đỡ , cho em hỏi triệu chứng đó có thể điều trị như thế nào và nếu đi khám thì khám ở đâu để được kết quả chính xác nhất. em xin cảm ơn (phạm văn ngọc)

Trả lời:

Theo thư bạn mô tả, có thể mẹ bạn bị thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hoá đốt sống cổ không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều.

Các dấu hiệu điển hình: Các triệu chứng và mức độ nặng nhẹ ở mỗi người là khác nhau, nhưng thường thì có các dấu hiệu chung sau đây:

- Người bệnh cảm thấy cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau.

- Đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai

-Đau đầu không rõ nguyên nhân

- Trong một số trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt

Để giảm đau và thư giãn vùng đốt sống cổ có thể kết hợp với các cách điều trị sau:

1. Tập thể dục cho cổ thường xuyên để giúp các cơ ở cổ thêm chắc khoẻ và thư giãn các đốt sống cổ. Điều quan trọng là tập đúng theo lời khuyên của bác sĩ và nên tập vào buổi sáng một cách đều đặn, có quy tắc.

2. Mát sa nhẹ nhàng vùng cổ là liệu pháp tốt để cải thiện căn bệnh này. Phương pháp mát xa này đã được Ấn Độ áp dụng từ thời xa xưa và có hiệu quả trong thời gian dài.

3. Chườm túi nước nóng ở vùng cổ, tốt nhất nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, đúng cách theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

4. Nên sử dụng các cổ áo và gối nằm mềm để nâng đỡ cổ.

5. Sử dụng thuốc chống viêm như aspirin v.v… theo khuyến cáo của bác sĩ để cắt cơn đau nhất thời.

6. Thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục, tránh hút thuốc và liệu pháp yoga có thể giúp cải thiện vấn đề này.

Để việc điều trị có kết quả, khi bệnh còn nhẹ người bệnh cần đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp để có được phương pháp và hướng dẫn đúng đắn trong việc phòng và điều trị bệnh đau đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ và lưng (thoái hóa cột sống):

Giai đoạn 1:

Trong giai đoạn 1 của quá trình thoái hóa, vôi hóa cột sống, bệnh nhân bị hao mòn đốt sống gây nên hệ thống cột sống có đường cong không bình thường. Đồng thời với hiện tượng này thì hệ thống thần kinh của bệnh nhân cũng bị tổn thương, mức tổn thương là nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào thoái hóa cột sống ở giai đoạn nào. Ở giai đoạn 1 do bị thoái hóa hao mòn cột sống nên chiều cao của người bệnh cũng bị giảm bớt. Hầu hết mọi người đều rất chủ quan với các biểu hiện này mà đều cho rằng đó là sự lão hóa bình thường của tuổi tác.

Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 của quá trình thoái hóa đốt sống cổ và lưng cho thấy sự thu hẹp của đốt xương ngày càng rõ. Lúc này có thể gây hẹp các kênh cột sống. Trong giai đoạn này mọi người đều bị cảm giác chung là đau nhức, cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung trong mọi công việc. Sức khỏe và sự xa xút về tinh thần trở nên trầm trọng.

Giai đoạn 3:

Ở giai đoạn này sự mất cân bằng được biểu hiện rõ trông thấy. Tổn thương hệ thống thần kinh, biến dạng xương cột sống ngày càng tiến triển. Các hoạt động trở nên kém linh hoạt hơn. Các bệnh nhân trong giai đoạn này luôn luôn cần sự hỗ trợ của thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là giảm đau, nhưng tác dụng của nó là nhất thời không hề trị tận gốc nguyên căn của bệnh. Bệnh nhân trong giai đoạn này có chất lương cuộc sống rất thấp.

Bạn biết gì về bệnh thoái hóa đốt sống cổ?


Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.


Những ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...

Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

Những biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ

Khi mắc bệnh, có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có những biểu hiện sau:

- Các động tác cổ bị vướng và đau. Có thể đôi khi người bệnh ở tình trạng vẹo cổ.

- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

Cần phân biệt cơn đau của thoái hóa đốt sống cổ với các biểu hiện của u hố sau, u lành tính trong ống sống cổ. Chính vì vậy khi có những biểu hiện khác thường ở đốt sống cổ phải đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có kết luận và hướng điều trị đúng đắn.

Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.

Thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới quay đầu cổ, tới sự nâng giữ đầu. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt...

Để đề phòng hiện tượng gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong, tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá cao. Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Do vậy người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử trí kịp thời.

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Muốn điều trị hiệu quả, người bệnh cần được loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay, các tổn thương cần phẫu thuật như u hố sau, u tủy cổ...

Điều trị bệnh chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng.

Nên dùng thêm vitamin E 400 UI, ngày một viên và uống đều đặn hằng ngày.

Cần phải sử dụng điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức như thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ.

Như đã nói đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, vì vậy đối với các diễn viên xiếc, những người làm nghề có sự tác động nhiều đến vùng gáy, cổ, sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc.

Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ. Khi có những biểu hiện đau, khó vận động vùng cổ cần được thăm khám sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.

Thoái hóa đốt sống cổ, bệnh không thể chủ quan

Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện: Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên. Khi đó các cử động ở cổ bị hạn chế; có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ. Nếu chụp X-quang cột sống cổ sẽ thấy mất đường cong sinh lí, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương. Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1 - C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt...

Căn cứ vào các hội chứng đau đã được chẩn đoán, xác định bằng lâm sàng và các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang thường theo bốn tư thế cột sống cổ (thẳng, nghiêng, chếch 3/4 trái và phải) và chụp cộng hưởng từ trong trường hợp thật cần thiết, thầy thuốc sẽ xây dựng phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng loại hội chứng đau. Tùy theo căn nguyên, cơ chế tổn thương và giai đoạn cấp hay mãn, phương hướng điều trị gồm có điều trị bảo tồn, điều trị bằng phẫu thuật và điều trị phục hồi chức năng. Giai đoạn cấp cần nằm nghỉ ở tư thế thích hợp để giảm đau hoặc các biện pháp không dùng thuốc như các bài tập thể dục thích hợp có thể làm giảm đau và giảm co cứng cơ; điều trị lí trị liệu như tia hồng ngoại, sóng ngắn, tắm bùn nóng, tắm suối khoáng nóng, mát-xa, bấm huyệt vùng đau. Cần dùng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid kết hợp với các thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau đơn thuần trong đợt cấp khi bệnh nhân đau nhiều.

Như chúng ta đều biết, cột sống cổ có cấu trúc giải phẫu và chức năng cơ - sinh học đặc biệt nên rất nhạy cảm đau, trong đó phong cách sinh hoạt bất hợp lí, thiếu khoa học thường là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh. Bởi vậy, cần tạo cho mỗi người một phong cách sinh hoạt đúng theo từng lứa tuổi kể từ thời ấu thơ đến cuối cuộc đời. Các bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên, cách phòng bệnh tốt nhất là giữ phong cách sinh hoạt đúng. Cụ thể là, khi ngồi tránh cúi gấp cổ quá lâu (xem ti vi, đọc sách, báo quá thấp so với bàn...); khi ngồi lâu, ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng với độ nghiêng thích hợp với từng độ tuổi và từng cỡ chiều dài cột sống cổ và cột sống lưng. Đối với nghề nghiệp buộc phải thường xuyên cúi gấp cổ hoặc nghề buộc phải quá ưỡn cột sống cổ, thì không nên để cột sống cổ ở tư thế không đổi quá lâu, cần có thời gian nghỉ sau khoảng một giờ làm việc. Chú ý là phải "nghỉ tích cực", có nghĩa là phải tập vận động cột sống cổ và cột sống lưng với các động tác tập nhẹ nhàng thích hợp. Khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh để tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.

Vì hình thái cột sống cổ có độ cong vồng ra phía trước nên khi nằm ngửa cần có gối đệm đỡ vào khoảng cong lõm của cột sống cổ. Khi nằm nghiêng, độ dày của gối phải bảo đảm cho trục của đoạn cột sống cổ ở trên cùng một trục thẳng của cột sống lưng. Bên cạnh đó cần quan tâm tới các bài tập thể dục vận động cột sống cổ: Theo các chiều vận động với các trường vận động sinh lí của cột sống cổ. Tuyệt đối tránh các chấn thương vào đầu và cột sống cổ.

Thoái hoá cột sống cổ: Cách điều trị

Thoái hoá cột sống cổ là một bệnh thường gặp ở người trung, cao tuổi. Tổn thương thoái hoá của sụn khớp gây ra do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản (proteglycan) bởi các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp của lớp tế bào dưới sụn; tổ chức xương cạnh khớp được tạo mới. Ở thoái hoá cột sống, có sự kết hợp giữa hai loại tổn thương mang tính định khu đó là thoái hoá đĩa đệm và thoái hoá mỏm liên sau.

Thoái hóa cột sống cổ: hay gặp nhất là ở đốt sống cổ đoạn C5 – C6 và C6 – C7. Bệnh nhân thường đau vùng gáy lan xuống vai và cánh tay kèm theo tê vùng cánh tay, cẳng tay cho đến các ngón tay. Ngoài ra bệnh nhân còn nhức đầu vùng sau gáy, chóng mặt, ù tai, hoa mắt...

Chữa thoái hoá cột sống cổ như thế nào?

Điều trị bảo tồn và phẫu thuật là 2 phương pháp chủ yếu:

Điều trị bảo tồn dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như lý liệu pháp, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và tập vận động cột sống cổ; người ta còn dùng các phương pháp đặc biệt như: kéo giãn cột sống cổ, đeo đai cổ, tiêm ngoài màng cứng.

Các trường hợp nặng, điều trị bảo tồn không kết quả thì phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Tạm thời, nếu quá đau, bác có thể dùng thuốc giảm đau, kháng viêm như Ibuprofene 200mg ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên sau khi ăn hoặc uống thay thế bằng  Paracetamol 500mg, ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên nếu bị đau dạ dày. Có thể kèm theo xoa bóp bằng cồn xoa bóp hay chiếu đèn hồng ngoại.

Phòng bệnh thoái hoá cột sống cổ ra sao?

Tránh mang vác nặng, tránh giữ lâu cổ ở các tư thế ưỡn ra sau, cúi cổ ra trước hay nghiêng cổ về một bên. Không vận động cổ quá mức. Tránh các tư thế lao động nghề nghiệp bất lợi cho cử động của cổ: thợ may, đánh máy chữ, thợ tiện, lái xe, nhạc công đánh trống, nghệ sĩ piano, xiếc nhào lộn... cần phải có chế độ nghỉ ngơi thư giãn xoa bóp, tập vận động cổ nhẹ nhàng.

Khi có triệu chứng bệnh cần sớm đến khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa.

Do đó bác nên đến chuyên khoa cơ – xương – khớp BV Bạch Mai để khám và cho làm các xét nghiệm như chụp X quang, MRI cột sống cổ... từ đó mới có hướng điều trị cụ thể được.



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Thuốc thảo dược nào chữa thoái hóa khớp tốt nhât
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Tôi chụp MRI thì biết bị lồi đĩa đệm trung tâm tầng C3-4, C4-5, C5-6 và C6-7. Hiện nay tôi đau nhức ở gần khuỷu tay trái. Xin hỏi cách điều trị như thế nào cho hiệu quả
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
nhung vi thuoc ho tro dieu tri thoai hoa cot song
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Bạn tham khảo nhé: Thuốc chống viêm giảm đau không steroid như diclofenac, meloxicam, piroxicam... kết hợp với thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal, thuốc giảm đau đơn thuần paracetamol... dùng ngắn ngày, trong đợt cấp khi bệnh nhân đau nhiều. Các thuốc điều trị thoái hóa tác dụng chậm, ít ảnh hưởng đến dạ dày như glucosamin, chondroitin, diacerin... có thể dùng kéo dài. Nếu không đỡ có thể tiêm corticoid loại nhũ dịch tại các khớp liên mấu sau hoặc tiêm ngoài màng cứng nhưng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối với liệu trình thích hợp, tránh lạm dụng.
thóa hóa c3-c7, hẹp cổ liên hợp c4c5, c5c6 2 bên, xin hỏi bác sỹ phương pháp điều trị tốt nhất.
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Bùi thị nương thoái hóa c5/6thoái hóa đốt sống côlêchđiađễmp nhethoatviđiađệm
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý