Tìm hiểu táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện.
Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể.
– Táo bón cơ năng: Chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn…
– Táo bón thực thể: Là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…
5 món ngon chữa bệnh táo bón cho trẻ em hiệu quả
Táo bón là bệnh thường gặp ở trẻ, khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ khiến mẹ vô cùng lo lắng. Việc lựa chọn thực đơn cho bé khi bị táo bón cũng là điều rất quan trọng mà mẹ cần lưu ý. Sau đây Bio-acimin Gold sẽ giới thiệu 5 món ngon mẹ có thể lựa chọn để chống lại chứng bệnh táo bón khó chịu và đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho bé. Mẹ tham khảo bé bị táo bón phải làm sao nhé!
1. Cháo ngao, rau mùng tơi
Cách trị táo bón cho bé
Rau mồng tơi có tính hàn, cả Đông Y và Tây Y đều khẳng định đây là loại rau có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt.
Ngao là hải sản có chứa nhiều thành phần khoáng chất quan trọng như: canxi, kẽm, sắt…giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Dinh dưỡng có trong ngao tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa của cơ thể, giúp tăng cảm giác ngon miệng và giải quyết các vấn đề tiêu hóa, hỗ trợ chữa táo bón cho trẻ.
Món cháo dinh dưỡng được chế biến từ ngao nấu với rau mồng tơi rất đơn giản, dễ làm nhưng rất hiệu quả để chữa bệnh táo bón cho bé.
Nguyên liệu:
Ngao sống: 300g
Rau mồng tơi : 3 – 5 lá
1 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé
Chế biến:
Bước 1: Mẹ rửa ngao thật sạch, luộc chín để ngao há miệng, sau đó gỡ lấy phần thịt bên trong. Ruột ngao làm sạch phân, bóp với muối, rửa sạch lại rồi băm nhỏ. Mẹ lọc lấy 1 bát nước ngao trong.
Bước 2: Rau mồng tơi rửa sạch thái nhỏ. Cho rau mồng tơi vào nước luộc ngao đun sôi khoảng 3 phút, sau đó cho ruột ngao và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại.
Bắc ra khỏi bếp, để nguội bớt và cho bé thưởng thức.
2. Cháo tôm với rau dền
Cách trị táo bón cho trẻ
Rau dền chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin B (1, 6, 12), vitamin C, vitamin PP, lysine… kích thích bé ăn ngon miệng, chống táo bón cho trẻ. Chất Beta – carotene có trong rau giúp nâng cao sức miễn dịch ở trẻ. Ngoài ra rau dền còn dễ dàng hấp thu trong cơ thể. Tôm có nhiều vitamin A và D là những chất quan trọng tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa và chức năng của ruột.
Cháo rau dền kết hợp với tôm sẽ bổ sung các vitamin có lợi giúp bé có hệ tiêu hóa tốt hơn, làm giảm tình trạng táo bón cho trẻ, kích thích ngon miệng cho bé bị táo bón.
Nguyên liệu:
Bột gạo: 20g (3 muỗng canh)
Tôm đồng nạc băm nhuyễn: 20g (1 muỗng canh)
Lá rau dền băm nhuyễn: 10g (1muỗng canh)
Dầu ăn tinh luyện: 5g (1muỗng canh)
Nước: 200ml (1 chén)
Chế biến:
Bước 1: Đun sôi nước, cho tôm và rau dền đã băm nhuyễn vào nấu chín.
Bước 2: Để tôm và rau đã chín còn ấm, khuấy bột vào từ từ, khuấy đều.
Bước 3: Thêm dầu ăn tinh luyện vào sau cùng.
Bắc ra khỏi bếp, để nguội bớt và cho bé thưởng thức.
3. Bí đỏ nấu sữa bột
Cách chữa táo bón cho trẻ
Bí đỏ là loại quả phổ biến, dễ kiếm và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bí đỏ cung cấp vitamin A giúp điều hòa miễn dịch. Ngoài tỷ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitamin C, acid folic, magie, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Chất sợi trong bí đỏ giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận tràng.
Đặc biệt với món này mẹ có thể cho bé ăn hàng ngày, mỗi ngày từ 1/3 đến 1 bát, có tác dụng rất tốt cho trẻ bị táo bón cũng như tốt chohệ tiêu hóa của trẻ.
Nguyên liệu:
Bột gạo: 10g
Sữa bột (loại bé vẫn thường dùng): 12g
Bí đỏ: 30g
Dầu đậu nành: 2,5g
Đường: 10g
Nước: 200ml
Chế biến:
Bước 1: Bí đỏ mẹ luộc thật chín, xay nhuyễn.
Bước 2: Cho nước vào khuấy bột cho tan đều rồi thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại đảo đều trên bếp để nhỏ lửa cho đến khi bột chín.
Bước 3: Cho bột ra bát, thêm 1/2 thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột vào. Cho bé thưởng thức để chữa táo bón nhé.
4. Súp khoai tây, cà rốt, củ cải
Súp khoai tây, cà rốt, củ cải hạn chế táo bón ở trẻ
Khoai tây vị ngọt, tính bình, điều hòa chức năng dạ dày, tăng cường chức năng tiêu hóa, có thể chữa chán ăn, rối loạn tiêu hóa, bí đại tiện. Củ cải tính ngọt, mát, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt. Món súp bao gồm các loại củ cải, cà rốt giúp bé tiêu hóa tốt hơn và cung cấp hàm lượng năng lượng, dinh dưỡng cao cho bé, đồng không sảy ra tình trạng trẻ bị táo bón.
Nguyên liệu:
Cà rốt: 40g
Củ cải trắng: 40g
Khoai tây: 40g
Nước, đường trắng (Hoặc muối tinh) vừa đủ
Chế biến:
Bước 1: Mẹ rửa khoai tây thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có). Cho nước vào đun cho chín nhừ rồi nghiền nhuyễn.
Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi đun trong 10 phút cho thật nhừ rồi cho củ cải vào sau cùng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn và lọc qua rây.
Bước 3: Trộn đều tất cả hỗn hợp. Thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ và cho bé thưởng thức.
5. Khoai lang trộn sữa
Bé bị táo bón nên ăn khoai
Khoai lang tính bình, vị ngọt, không độc, nhuận tràng, bổ dưỡng. Khoai lang có tác dụng rất tốt trong việc chữa táo bón cho bé và bổ sung thêm cho bé dinh dưỡng nhờ lượng tinh bột dồi dào có trong khoai lang.
Nguyên liệu:
Khoai lang ngon: 1 củ
Sữa tươi: 1 hộp – 180ml
Chế biến:
Bước 1: Cho khoai lang vào nồi, đổ nước xâm xấp, hòa thêm chút muối, luộc chín, lột vỏ.
Bước 2: Khoai lang tán ra, nếu bé mới tập ăn thì tán nhuyễn nhiều, bé lớn hơn thì tán nhuyễn vừa phải để bé tập nhai.
Bước 3: Đổ sữa tươi vào khoai đã nhuyễn, khuấy trộn đều. Cho bé thưởng thức để chữa táo bón cho trẻ.