Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng, gây khó chịu mỗi khi ăn uống, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, với 10 cách chữa trị nhiệt miệng đơn giản tại nhà dưới đây sẽ giúp các bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh về bệnh lý này:
1. Súc miệng bằng nước muối loãng: Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại. Vì vậy, bạn hãy súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày.
2. Súc miệng bằng nước cốt dừa: Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra. Nếu không thể mua nước cốt dừa, bạn có thể tự chiết xuất nước cốt dừa nguyên chất bằng cách ép nát cùi dừa rồi lọc lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ngày, nhiệt miệng sẽ thuyên giảm.
3. Súc miệng bằng nước hạt rau mùi: Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả. Cách ép nước hạt rau mùi như sau: Dùng 1 thìa hạt rau mùi cho vào 1 cốc nước đun sôi, rồi bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ ngày nhiệt miệng sẽ thuyên giảm trông thấy.
4. Súc miệng bằng nước củ cải trắng: Nước củ cải trắng có tác dụng diệt khuẩn, chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Cách chiết xuất nước củ cải thực hiện như sau: Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn.
5. Ngậm nước khế chua: Nước khế chua có tác dụng diệt khuẩn, chữa lành vết thương. Cách làm như sau: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. Làm như vậy nhiều lần trong ngày, nhiệt miệng sẽ khỏi.
6. Ngậm nước ép cà chua sống: Nước cà chua sống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.
7. Nhai và ngậm quả sung: Qủa sung có chứa chất sát trùng, diệt vi khuẩn và làm lành vết thương. Nhai và ngậm quả sung giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.
8. Bôi mật ong trộn nghệ vào vết thương: Dùng mật ong trộn với bột nghệ thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.
9. Bôi nước ép rau ngót vào vết thương: Nước ép rau ngót có tác dụng diệt khuẩn, thanh nhiệt, giúp lành vết thương. Cách làm như sau: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần sẽ hết nhiệt miệng.
10. Bôi nước ép cỏ mực trộn mật ong vào vết thương: Nước ép cỏ mực có tác dụng kháng khuẩn, giúp phục hồi vết thương. Cách chiết xuất nước ép cỏ mực như sau: Giã nát lá cỏ mực, vắt lấy nước, trộn cùng mật ong. Dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt. Bôi 2-3 lần/ngày vết loét mau lành, bệnh sẽ khỏi.
Trên đây là 10 cách chữa nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả tại nhà. Chỉ cần áp dụng một trong các cách trên bạn sẽ không còn nỗi lo nhiệt miệng ám ảnh.