Táo bón là tình trạng đi ngoài phân cứng, số lần đi tiêu ít hơn bình thường. Táo bón không quá nguy hiểm nhưng kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây mất tự tin cho người bệnh.
Có nhiều cách chữa trị bệnh táo bón , dưới đây là một số cách chữa tri bệnh táo bón bằng thuốc Nam.
10 vị thuốc Nam chữa trị bênh táo bón
Vừng đen:
Vừng đen hay còn được gọi là hắc chi ma, một thực phẩm quen thuộc chứa nhiều chất dầu, protein, cholin, phytin, methionin. Hạt vừng có vị ngọt, tính bình vào 4 kinh phế, vị, can, thận. Người ta dùng vừng đen để chữa can thận thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện bí táo, râu tóc bạc sớm.
Với những người bị táo bón có thể dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong ăn vài lần trong ngày. Dùng trong vài ngày và kiểm tra kết quả.
Thầu dầu:
Người ta dùng dầu của hạt cây thầu dầu (còn gọi là tỳ ma du) để chữa bệnh. Đây là vị thuốc có vị ngọt, cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Thầu dầu có tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng, và có tác dụng trơn nhuận, có tác dụng tốt với những người già bị bệnh táo bón. Nên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.
Quả mướp:
Mướp tươi có chứa cholin, phytin, các acid amin tự do, có tác dụng lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Có thể dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.
Bồ kết:
Bồ kết có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen, có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Người ta thường chọn những quả bồ kết to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.
Vừng đen trị táo bón rất tốt.
Đào nhân:
Vị thuốc này được chế biến từ nhân của hạt đào, trong đào nhân có chứa chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu, vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Đào nhân có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Để trị táo bón có thể dùng 4-8g sắc uống, có thể dùng hoa đào 5-8g cũng có cùng tác dụng.
Lô hội:
Bộ phận dùng chủ yếu là nhựa lô hội đem chế biến khô. Đây là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Lô hội có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Người ta dùng lô hội để chữa táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Liều dùng chủ yếu là 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.
Đại hoàng:
Bộ phận dùng chủ yếu là rễ cây đại hoàng. Đại hoàng có vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Đại hoàng dùng để chữa táo bón do nhiệt kết với liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.
Thảo quyết minh :
Thảo quyết mình là hạt của cây muồng. Các hạt được dùng làm thuốc là những hạt già, được chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Thảo quyết minh có vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.
Mạch môn:
Vị thuốc được dùng là rễ cây mạch môn đông, vị thuốc này có vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị.Mạch môn có tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón người ta tường dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.
Mật ong:
Mật ong có tác dụng tốt cho sức khỏe, có vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường.Mật ong có tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Mật ong dùng nhiều trong việc chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.
Phan tả diệp:
Bộ phận dùng làm thuốc lá lá cây phan tả diệp, đây là vị thuốc có vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón.
Cũng nên lưu ý rằng vị thuốc này không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.
Ngoài cách sử dụng các vị thuốc Nam, người bệnh táo bón cũng có thể sử dụng các bài thuốc sau :
- Dùng 25 ml mật ong, vừng đen 20 g. Đem vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Ăn chín chia 2 lần ăn mỗi ngày vòa lúc đói, ăn liền 7 ngày.
- Dùng 40 g đậu xanh, đường đỏ 30 g. Đem đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.
- Dùng hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày.
- Dùng cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.
- Dùng đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều cho bệnh nhân ăn như bài trên.
- Dùng hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.
- Dùng khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Chú ý là khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.