Lở loét miệng khiến bạn mất ăn, mất ngủ, thậm chí thiếu tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày. Dưới đây là những nguyên nhân gây lở loét miệng để bạn có thể tìm cách phòng tránh.
Ăn trái cây có tính axit: Do tính chất axit của cam, chanh, dứa, dâu tây và thậm chí là táo, chúng có thể góp phần hình thành những vết lở loét trên miệng. Một số chuyên gia cho biết, ăn các loại trái cây này có thể gây màng nhầy và nồng độ axit có trong chúng sẽ làm bệnh thêm trầm trọng.
Hệ miễn dịch kém: Cơ thể có hệ miễn dịch kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị lở loét miệng. Tuy không ai thực sự biết chính xác hệ miễn dịch kém sẽ gây ra những vết lở loét như thế nào nhưng chúng sẽ khiến các vết thương khó chữa lành một cách nhanh chóng.
Tổn thương các mô mềm trong miệng: Khi bạn chải răng quá mạnh, nhai thứ gì đó cứng, có cạnh sắc nhọn,… cũng có thể gây ra các vết thương. Nếu vết thương lớn, chúng có thể tiếp tục bị nặng hơn và gây vết lở loét.
Trải qua sự căng thẳng trong cảm xúc: Nếu bạn đang phải đối mặt với những cảm xúc căng thẳng, hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ bị lở loét miệng. Nhiều người bị loét miệng khi họ đang phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Thực tế, sự căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn càng dễ bị loét miệng hơn.
Sử dụng sản phẩm có sodium lauryl sulfate: Sodium lauryl sulfate (SLS) là một chất hóa học được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và nó cũng là một chất tẩy rửa, tạo bọt hiệu quả. Tuy nhiên, SLS có trong kem đánh răng cũng có thể gây lở loét miệng. SLS cũng được tìm thấy trong một số loại nước súc miệng. Do đó bạn nên đọc kỹ thành phần của các sản phẩm này trước khi mua.
Dị ứng thực phẩm: Nhiều trường hợp bị lở loét miệng sau khi ăn các thực phẩm khiến họ bị dị ứng hoặc nhạy cảm. Bởi thế, bạn cần biết mình nhạy cảm và dị ứng với loại đồ ăn nào và nên có cách phòng tránh.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 5 Wiki liên quan
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12