Tăng cân khi mang thai:
Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500 g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai).
Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.
Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.
Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.
Nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ có thai là 2.550 kcal, nhiều hơn khi không có thai 350 kcal. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình, bà mẹ có thể ăn thêm cơm (chỉ cần ăn thêm 2 bát mỗi ngày là đủ đưa vào cơ thể thêm 300 kcal), hoặc thêm củ khoai, bắp ngô, quả trứng, đậu, vừng, lạc, hoa quả… Nếu có điều kiện, ăn thêm thịt, cá, sữa…
Tăng cân hợp lý theo BMI
BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²).
- Nhẹ cân: BMI dưới 19,8; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.
- Cân nặng bình thường: BMI từ 19,8 đến 26; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11-14kg.
- Thừa cân: BMI từ 26 đến 29; mức tăng cân hợp lý từ 8-11kg.
- Béo phì: BMI trên 29; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 8kg.
Người mẹ mang song thai nên tăng 15-20kg trong suốt thai kỳ.
Ước lượng tăng cân của người mẹ
Cơ thể thai phụ tăng 50% thể tích máu khi mang bầu, tương đương khối lượng máu tăng thêm là 900g. Ngoài ra, cân nặng của thai phụ còn có sự góp mặt của các yếu tố sau:
- Khối lượng thai: khoảng 3kg.
- Nhau thai: khoảng 450g.
- Dạ con: 900g.
- Nước ối: 900g.
- Ngực: 400g.
- Mô mỡ: 2,3kg.
- Khối lượng chất lỏng tăng thêm khác: 2,7kg
Tổng cộng: khoảng 12kg.
Theo dõi cân nặng thường xuyên
Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg và nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai.
Chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).
Chọn những loại thức ăn ít đường, béo và nhiều chất xơ. Chất xơ giúp cho bạn cảm thấy no hơn và loại bỏ được những chất béo dư thừa..Tránh chọn những loại hoa quả đóng hộp.
Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm được chế biến bằng nướng, luộc hoặc hấp.
Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Hãy đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Thực hiện một số nguyên tắc ăn uống
Từ khi mang thai, bạn cần thực hiện một số nguyên tắc trong ăn uống như: Không được để bụng đói lâu, không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia bữa ăn của mình thành nhiều bữa nhỏ. Bạn có thể ăn vặt và nên ăn vặt nhưng cần hạn chế ăn những loại bánh kẹo có chứa nhiều đường và chất ngọt khác.
Luyện tập thể thao đều đặn
Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp), đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa), nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế một vài khó chịu khi mang thai (đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút...) và chuẩn bị cho việc sinh nở.
Nhưng cũng cần chú ý những môn thể thao nhiều nguy hiểm. Các môn thể thao đồng đội, đấu tay đôi, cưỡi ngựa cần phải dừng ngay khi bắt đầu mang thai. Điền kinh vào tháng thứ hai, tennis, đạp xe, gôn vào tháng thứ năm...
Khám thai thường xuyên
Bạn cần đi khám thai thường xuyên để theo dõi đầy đủ sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai kỳ và cân nặng của bản thân trong thai kỳ. Thông qua các thông số đó các bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên hợp lý cho trường hợp của bạn.
TĂNG CÂN QUÁ NHIỀU KHÔNG TỐT CHO THAI NHI NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO
Cắt giảm đồ ăn vặt
Thực phẩm ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng của bạn tăng nhanh chóng dù vậy chúng lại không mang lại nhiều calo cho cơ thể.
Việc tăng cân quá nhanh khiến mẹ bầu rất dễ mắc tiền sản giật, bệnh tiểu đường thai kỳ, đau lưng, khó thở vì vậy chị em nên tránh những thức ăn nhiều đường và chất béo. Hãy cắt giảm những đồ ăn vặt như bánh ngọt, nước uống có ga trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa nhỏ
Ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho tất cả các bữa ăn chính của bạn trở lên nhàm chán và tình trạng này sẽ trở lên tồi tệ hơn khi em bé dần lớn lên. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cùng ít đi.
Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp mẹ bầu bớt ốm nghén.
Thay bánh ngọt bằng các loại hạt sấy khô
Từ tháng thứ 4 thai kỳ, bạn luôn luôn có cảm giác đói trong ngày và muốn có một cái gì đó để nhấm nháp cho đỡ buồn miệng. Bạn nghĩ đến đồ ngọt hoặc bánh quy bơ – Hãy bỏ ngay ý nghĩ đó đi nhé!
Thay vào đó, hãy chuẩn bị một ít trái cây sấy khô hoặc các loại hạt, bánh quy giòn không đường để nhâm nhi trong ngày. Nếu bạn ở nhà, hãy thay những thức ăn đó bằng sữa chua hoặc trứng gà đã luộc chín.
Ăn chậm, nhai kỹ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta ăn với một ai đó sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn 750 calories so với ăn một mình. Chính vì thế hãy nhấm nháp những loại đồ ăn bạn thích trong ngày. Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế bạn ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.
Ăn bữa sáng đầy đủ
Nhiều người thường nghĩ bỏ bữa bữa sẽ hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sẽ khiến bạn muốn ăn nhiều hơn vào bữa sau, hơn nữa sau 6 – 8 tiếng ngủ vào buổi tối cả bạn và em bé cần được cung cấp năng lượng vào buổi sớm trong ngày. Tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào do bỏ bữa làm bạn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ trong suốt buổi sáng.
Nên ăn đồ luộc, hấp
Các món ăn chiên, xào với quá nhiều dầu mỡ chỉ làm bạn béo phì thêm thôi chứ không cung cấp chất dinh dưỡng nào cho em bé cả. Vì thế, nhớ thường xuyên ăn các món luộc, hấp… vừa giữ được hương vị của thức ăn vừa khiến bạn đỡ béo hơn.
Đừng quên uống đủ nước
Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nếu bạn đã lên kế hoạch sẵn cho việc ăn uống của mình mà vẫn cảm thấy đói, có thể bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.
Đừng ăn cho hai người
Những người xung quanh thường động viên bà bầu ăn nhiều lên, “ăn cho 2 người” nên phải ăn gấp 2 lần, nhưng thực tế, bạn là người biết rõ nhất ăn như thế nào là đủ chất cho cả hai mẹ con. Vì vậy, đừng vì những người khác nói mà cố ăn thêm một chút nữa, mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng lên không ngờ đấy.
Tập thể dục đều đặn
Nếu bạn đang mệt mỏi hoặc ốm nghén thì rất khó để có thể ngồi dậy tập thể dục nhưng đây lại là hoạt động có lợi cho bà bầu. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở và sức chịu đựng của bản thân. Ngoài ra thể dục đều đặn còn giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá nhanh.
Theo các nghiên cứu, tập thể dục cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian này bạn không nên tập những môn thể thao quá khó mà chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng những môn như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.
(ST)