Vì sao phụ nữ lại bị mụn khi mang thai
Tình trạng mụn thường trở nên tệ hơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những phụ nữ trước kia hay nổi mụn khi gần đến kì nguyệt san thường dễ bị mụn hơn trong thời kỳ mang thai. Sự tăng cao của hormone trong lúc mang thai sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết dầu trên da. Chính sự bài tiết chất nhờn này sẽ tạo nên những tác động lên da của thai phụ. Những phụ nữ có làn da khô hoặc da thường sẽ cảm thấy làn da của mình khỏe mạnh và tươi trẻ hơn sau khi có thai. Ngược lại, ở một số thai phụ, sự bài tiết chất nhờn quá mức sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn phát triển không chỉ trên da mặt mà còn có thể lan ra khắp cơ thể.
Kiểm soát mụn
Khi mụn mọc quá nhiều, bạn thường nghĩ ngay đến việc điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, mang bầu là khoảng thời gian cần hết sức cẩn trọng với bất kì loại thuốc nào. Bạn không nên tự ý mua thuốc và điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ vì rất có thể, những loại thuốc trị mụn thông thường sẽ gây hại cho thai nhi. Dưới đây là những cách tự nhiên giúp bạn chăm sóc da và hạn chế hình thành mụn:
- Cần rửa mặt 2 – 3 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ rồi rửa qua lại bằng nước ấm. Khi da còn ẩm, bạn hãy bôi kem dưỡng da không dầu giúp da luôn mềm mại.
- Lưu ý uống nhiều nước để da có độ ẩm cần thiết, giúp làn da của bạn luôn mềm mại và khỏe mạnh.
- Không sờ lên mặt vì nó làm cho vi khuẩn từ tay lan lên mặt, khiến tình trạng nhiễm trùng và tắc lỗ chân lông càng nặng hơn và hậu quả, là mụn sẽ càng ngày càng hình thành nhiều hơn.
- Không bóp, nặn mụn để tránh để lại những vết sẹo.
- Tránh dùng các chất làm se khít lỗ chân lông vì dễ gây dị ứng cho da. Những sản phẩm chăm sóc da trong giai đoạn bầu bí nên là các dòng sản phẩm dịu nhẹ và được chiết xuất từ thiên nhiên. Chị em cần lưu ý thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm, tốt nhất là loại không dầu và không có mùi thơm.
- Rửa mặt giúp loại bỏ tế bào chết, chất nhờn và chất bẩn trên da. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại sữa rửa mặt dưỡng ẩm và tránh loại có nhiều xút bởi chúng sẽ tẩy sạch hoàn toàn lớp dầu tự nhiên trên da mặt, khiến da sản xuất ra nhiều dầu hơn, làm tình trạng mụn nhọt ngày càng trầm trọng.
Ảnh minh họa |
Mỗi tuần làm mặt nạ/lần với các chất như đất sét xốp (kaolin), các chất khử dầu hoặc lột nhẹ an toàn, bôi thuốc trị mụn có chứa erythromycin khi có mụn mủ. Thai phụ có thể dùng các sản phẩm chứa peroxyde benzoyl thoa lên vùng mụn, chất này giúp giảm nhờn, tiêu cồi mụn, diệt khuẩn và chống viêm.
Có nhiều nồng độ để chọn lựa từ 2,5 - 5 hoặc 10% tùy kích thước to nhỏ của mụn, sự nhạy cảm của da và số lượng thương tổn (thương tổn càng nhiều thì nồng độ thuốc dùng càng nhẹ). Thuốc có chất axit azelaic cũng là một chọn lựa để dùng khi có thai. Để tránh mụn, thai phụ cần hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều, có thể thoa kem chống nắng hoặc bảo vệ da bằng mũ rộng vành, khẩu trang.
Những việc thai phụ nên làm khi bị mụn
- Thường xuyên giữ da sạch thoáng, bạn có thể vệ sinh da với các sản phẩm chống nhờn và ngăn ngừa mụn dưới các hình thức như sữa hoặc gel rửa mặt tạo bọt, có cát hoặc không có cát, sau đó thoa nước cân bằng (toner) cùng loại với sữa rửa mặt.
- Mỗi tuần một lần làm mặt nạ với các chất như đất sét xốp (kaolin), các chất khử dầu hoặc lột nhẹ an toàn.
- Thoa thuốc trị mụn có chứa erythromycin khi có mụn mủ. Bạn vẫn có thể dùng các sản phẩm chứa peroxyde benzoyl thoa lên vùng mụn. Chất này giúp giảm nhờn, tiêu cồi mụn, diệt khuẩn và chống viêm. Thuốc có nhiều nồng độ để chọn lựa từ 2,5 đến 5 hoặc 10% tùy kích thước to nhỏ của mụn, sự nhạy cảm của da và số lượng thương tổn (thương tổn càng nhiều thì nồng độ thuốc dùng càng nhẹ). Thuốc có chất acid azelaic cũng là một chọn lựa để dùng khi có thai.
- Tránh nắng: hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều, có thể thoa kem chống nắng hoặc bảo vệ da bằng mũ rộng vành, khẩu trang. Việc tránh nắng giúp giảm thiểu sự kích thích da của thuốc thoa mụn, giảm sự tăng sừng, lão hóa da do quang học cũng như độ đậm của vết nám - một vấn đề về da cũng khá thường gặp của các bà bầu.
- Đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da, thông báo với bác sĩ bạn đang có thai và tuân thủ tốt các hướng dẫn trong đơn thuốc.
Những sai lầm thai phụ cần tránh
- Tự điều trị: Nhiều chị em do quá nóng ruột khi mụn nổi nhiều, tự thoa thuốc, kem pha chế, kem trộn hay bắt chước dùng những loại thuốc được kê đơn cho người không có thai. Điều này có thể gây hại cho da hoặc cho sức khỏe của em bé.
- Cạy nặn các mụn non.
Những loại thuốc cần tránh khi điều trị
* Tetracycline: Đây là thuốc có chứa derivativesdoxycycline và minocycline, những chất làm cản trở quá trình phát triển bình thường của xương và răng ở thai nhi. Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng loại thuốc kháng sinh này.
* Axit Salicyclic: Một chất thường có trong các loại thuốc chữa mụn.
* Các chất nhóm retinoids: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng Các thuốc thuộc nhóm retinoids như Differin (adapalene), Tazorac (tazarotene) và Retin-A (tretinoin). Có những ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy chưa được khẳng định chắc chắn, nhưng các bà mẹ đang mang thai và cho con bú được khuyên không nên dùng loại thuốc này.
* Isotrentinoin (tên gọi khác là Accutane): Thai phụ được khuyến cáo không nên dùng thuốc Accutane để điều trị mụn khi mang thai vì loại thuốc này có nguy cơ dẫn đến dị tật thai nhi, sảy thai và tử vong ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, có đến 25 – 35% trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh khi mẹ dùng thuốc Accutane trong 3 tháng đầu thai kỳ. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên dùng loại thuốc này.
(St)