Trong trường hợp khi người phụ nữ không có kinh nguyệt vào thời điểm mà lẽ ra họ phải có, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó liên quan đến sức khỏe, cần được điều trị.
Theo giới chuyên môn, có hai loại bặt kinh ở phụ nữ: bặt kinh nguyên thủy (primary amenorrhea) và bặt kinh thứ cấp (secondary amenorrhea). Bặt kinh nguyên thủy là khi một cô gái đến tuổi 16 (dậy thì) mà không có kinh nguyệt lần đầu. Và bặt kinh thứ cấp là khi kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ bị mất đột ngột, hoặc thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ ba tháng trở lên.
Bặt kinh có thể là nguyên nhân của một số biến đổi ở các cơ quan sinh sản, các tuyến trong cơ thể và các loại hormone liên quan đến việc hình thành kinh nguyệt ở phụ nữ. Những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng bặt kinh nguyên thủy (khi người phụ nữ chưa bao giờ có kinh nguyệt lần đầu) bao gồm: Có sự bất thường trong buồng trứng; những vấn đề về hệ thần kinh trung ương (gồm não và dây thần kinh tủy sống) hoặc ở tuyến yên; tình trạng suy yếu của các cơ quan sinh sản.
Ngoài ra, còn một số trường hợp gây nên tình trạng bặt kinh nguyên thủy ở phụ nữ vẫn chưa được y học hiểu biết tường tận về nguyên nhân.
Những nguyên nhân khách quan khác có thể gây nên hiện tượng bặt kinh thứ cấp ở chị em gồm: bị trầm cảm, tình trạng dinh dưỡng kém, tâm trạng phiền muộn, do tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định, giảm cân quá mức, luyện tập thể lực quá sức, bệnh hoạn, tăng cân đột ngột hoặc bị béo phì, mất cân bằng hormone vì hội chứng vách ngăn buồng trứng (PCOS), rối loạn chức năng tuyến yên, có khối u ở buồng trứng hay ở não (hiếm khi xảy ra), hoặc khi người phụ nữ phải giải phẫu cắt bỏ tử cung hay cắt bỏ buồng trứng cũng dẫn đến tình trạng bị bặt kinh thứ cấp.
Nhiều nguyên nhân khác nhau:
1. Stress
Căng thẳng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta trong đó có cả chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi căng thẳng còn làm giảm lượng hormone – nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không rụng trứng hoặc chậm kinh. Trong trường hợp này, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
2. Bệnh tật
Ốm đột ngột, bệnh trong thời gian ngắn hoặc dài đều có thể gây ra chứng trễ kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt sẽ có lại sau khi bạn khỏi ốm. Đây là trường hợp vắng kinh nguyệt tạm thời.
3. Thay đổi chu kỳ
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn thấy kinh sớm hoặc muộn hơn hàng tháng. Điều này không có gì nghiêm trọng.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Bạn sử dụng thuốc tránh thai lần đầu hoặc bạn chuyển sang một loại thuốc tránh thai mới… Tất cả đều có thể khiến bạn trễ kinh. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về tác dụng phụ này và tìm một phương pháp tránh thai hiệu quả hơn.
5. Tăng cân
Việc tăng trọng lương cơ thể quá nhiều có thể làm thay đổi chu kỳ hormone và làm bạn trễ kinh. Hầu hết chị em sẽ thấy kinh nguyệt trở lại sau khi giảm trọng lượng.
6. Giảm cân đột ngột
Nếu bạn không đủ trọng lượng chuẩn của cơ thể hoặc giảm cân đột ngột sau khi ốm, bệnh… bạn sẽ không thấy ‘ngày đèn đỏ’. Hiện tượng này thường xảy ra ở phụ nữ làm việc vất vả hoặc những vận động viên chuyên nghiệp.
7. Tính sai chu kỳ
Theo quy tắc chuẩn thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 28 ngày nhưng không nhất thiết người này giống người kia và thời gian này cũng thay đổi từ khoảng 25-35 ngày. Đôi khi chúng ta thấy trễ kinh chỉ bởi chúng ta tính nhầm ngày. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều mà muốn biết ngày rụng trứng, hãy tính sau ‘ngày đèn đỏ’ hai tuần.
8. Tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là khoảng thời gian bạn đang chuyển từ giai đoạn sinh sản sang độ tuổi không sinh sản. Lúc này, kinh nguyệt của bạn có thể nhiều hơn, ít hơn, và thậm chí vắng kinh. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Để chắc chắn bạn không thể mang thai trong thời gian này, bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai.
9. Thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh là thời điểm bạn sẽ không thể rụng trứng hoặc có kinh nguyệt. Mãn kinh có thể là một hiện tượng tự nhiên hoặc qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
10. Mang thai
Cuối cùng, dấu hiệu trễ kinh ở chị em có thể do bạn đang mang thai. Hãy sử dụng que thử thai để biết sớm kết quả.
Do các nguyên nhân khác:
Thay đổi đơn thuốc
Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị và phải thay đổi đơn thuốc (thay đổi loại thuốc, thay đổi cường độ uống thuốc) thì bạn có thể sẽ bị chậm kinh. Để chắc chắn đây có phải là tác dụng phụ của thuốc hay không, bạn cần hỏi bác sỹ để biết.
Quá cân
Việc quá cân sẽ làm thay đổi việc tiết hormones trong cơ thể, thậm chí là dừng tiết một số loại hormones dẫn tới bị mất kinh. Hầu hết các phụ nữ gặp trường hợp này đều có kinh trở lại và có thể mang bầu khi giảm cân.
Thiếu cân
Nếu bạn không đủ cân nặng thì bạn cũng dễ bị chậm kinh hoặc có kinh với các chu kỳ không cố định, thậm chí là mất kinh (amenorrhea). Giống như trên, bạn chỉ cần điều chỉnh trọng lượng cơ thể trở lại mức bình thường là mọi việc lại ok. Điều này cũng hay xảy ra đối với các vận động viên điền kinh hoặc những phụ nữ phải làm công việc chân tay nặng nhọc.
Thay đổi lịch sinh hoạt
Bạn có chỗ làm mới và phải thay đổi lịch sinh hoạt khá nhiều hoặc đơn giản là bạn đổi ca làm từ sáng sang tối đều dẫn tới việc đồng hồ sinh học của bạn bị thay đổi và dẫn tới chậm kinh.
Tính sai chu kì kinh
Chu kỳ kinh là khác nhau với các phụ nữ khác nhau. Trung bình thì chu kỳ kinh là khoảng 28 ngày nhưng sẽ có người 26-27 ngày trong khi có người lại 30 ngày. Đôi khi, phụ nữ cứ nghĩ mình bị chậm kinh nhưng thực tế lại chỉ do là tính toán sai lầm.
Không nên lo lắng:
Phần lớn phụ nữ đều lo lắng khi bỗng nhiên mất kinh hàng tháng. Những câu hỏi thường được đặt ra là liệu cơ thể có gì bất thường hay bị vỡ kế hoạch? những ngày chờ có kinh quả là thời gian căng thẳng với mong muốn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Những trường hợp mất kinh này thường được gọi là vô kinh thứ phát.
Nguyên nhân hay gặp nhất là có thai, ngoài ra cũng có thể là biến chứng của một tình trạng không nghiêm trọng hoặc của một bệnh lý cần điều trị, hãn hữu lắm mới có vấn đề ở tuyến yên.
Cơ chế sinh lý của hiện tượng hành kinh
Cũng nên nhắc lại một cơ chế sinh lý quan trọng dẫn đến sự hình thành chu kỳ kinh nguyệt: Hàng tháng, ở buồng trứng có nhiều nang noãn bắt đầu phát triển, đó là những túi nước nhỏ bên trong có chứa một noãn chưa trưởng thành. Cuối cùng chỉ có một nang noãn phát triển to nhất với một noãn đã trưởng thành bên trong, đồng thời bài tiết ra hormone chủ yếu là estrogen để làm phát triển lớp nội mạc tử cung, chuẩn bị cho trứng làm tổ nếu noãn được thụ tinh.
Khi nang noãn vỡ và giải phóng noãn bên trong (gọi là phóng noãn) thì noãn rơi vào loa vòi trứng rồi di chuyển vào tử cung. Trên đoạn đường di chuyển đó, nếu noãn gặp tinh trùng thì sẽ được thụ tinh và trở thành trứng. Trứng di chuyển tiếp về tử cung để làm tổ và phát triển thành phôi thai rồi thành thai. Nếu noãn không được thụ tinh thì hiện tượng hành kinh sẽ xảy ra.
Các nguyên nhân gây mất kinh
Chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi một phức hợp các hormone (hormone của các tuyến nhỏ trong não như tuyến dưới đồi, tuyến yên: estrogen và progesterone của buồng trứng) và nếu chỉ có một trục trặc nào đó trong quá trình này cũng có thể làm mất kinh. Phụ nữ có thể mất kinh do:
- Có thai: Trứng đã làm tổ trong lớp nội mạc tử cung và được nội mạc tử cung nuôi dưỡng nên không rụng để tạo thành kinh nguyệt.
- Dùng thuốc tránh thai: Một số phụ nữ có thể không có kinh khi dùng thuốc tránh thai. Nếu ngừng uống thuốc thì sau từ 3-6 tháng, hiện tượng phóng noãn và hành kinh lại xảy ra.
- Cho con bú: Thường không có kinh mặc dù vẫn có thể có phóng noãn, do đó có thể có thai. Phụ nữ không cho con bú hoàn toàn cần đề phòng có thai.
- Stress: Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, có thể làm mất quá trình phóng noãn và mất kinh. Chỉ khi sự căng thẳng tinh thần giảm đi mới có kinh trở lại.
- Dùng một số thuốc: Như thuốc tránh thai các loại, thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa bệnh tuyến giáp, hóa liệu pháp.
- Bệnh tật: Một số bệnh mãn tính, chỉ khi khỏi bệnh thì kinh nguyệt mới trở lại.
- Mất cân bằng về hormone: Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.
- Suy dinh dưỡng: Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do nguyên nhân thần kinh - tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen và mất kinh.
- Vận động quá nhiều: Hay gặp vô kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Hoạt động kém của tuyến giáp: Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin - một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và làm mất kinh.
- U tuyến yên: U lành của tuyến yên có thể làm cho prolactin được sản xuất quá nhiều, ảnh hưởng đến sự điều hòa kinh nguyệt. Loại u này hiếm gặp và thường có thể điều trị bằng thuốc.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Sau khi loại trừ mất kinh do có thai, nếu có một trong những dấu hiệu và triệu chứng sau thì cần đến khám bác sĩ vì những thay đổi về kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về một vấn đề sức khỏe khác.
- Mất kinh từ 3-6 tháng hay lâu hơn.
- Nhức đầu, rụng tóc hay thay đổi về thị lực.
- Vú tiết ra sữa hay dịch.
- Sau khi phẫu thuật có liên quan đến thai nghén từ 3-6 tháng mà kinh nguyệt không trở lại.
Phương pháp điều trị
Cần làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân mất kinh
Xét nghiệm thử thách với progestin đòi hỏi 7-10 ngày dùng thuốc để gây chảy máu nhằm phát hiện mất kinh có phải do thiếu estrogen không? Thử máu để phát hiện bệnh ở tuyến giáp trạng hay tuyến yên. Chụp hình ảnh tuyến yên để phát hiện khối u.
Việc điều trị dựa trên nguyên nhân
Cần thay đổi lối sống nếu nghi ngờ bị stress, vận động quá nhiều, gầy sút hay tăng cân quá mức. Thiếu estrogen trong mất kinh ở người chơi thể thao có thể được điều trị bằng liệu pháp estrogen thay thế dưới dạng thuốc tránh thai. Mất kinh do tuyến giáp trạng hay tuyến yên có thể điều trị bằng thuốc.
Tránh bị mất kinh
Cần thực hiện một lối sống lành mạnh.
- Xem lại cách ăn uống và vận động để có cân nặng lý tưởng.
- Sinh hoạt điều độ, tạo sự cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giải trí.
- Chú ý cảm nhận về những thay đổi trong cơ thể, tốt nhất là được khám toàn diện định kỳ.
- Không dùng rượu, thuốc lá, ma túy.
(ST).