Chọn
chim:
Phần đầu: Trước
tiên là xem cườm, vì cườm là biểu hiện phẩm chất chính của một con chim gáy,
nhìn cườm biết được con chim gáy ấy dòng âm nào.
“Cườm vừng là thổ, bỏng nổ là kim”, tức là hạt cườm
nhỏ và màu vàng như hạt vừng là giọng thổ quý nhất. Hạt cườm nhỉnh hơn chút ít
và màu trắng như bỏng nổ là gọng kim. Đây là hai dòng chính, còn hai dòng trung
gian là âm đồng và âm son thì cườm liên hoàn là quý hiếm thứ hai. Chiều rộng
của cườm lớn trải từ gáy xuống vai lại gọn gàng, không tràn xuống lưng là quý
hiếm thứ ba. Cườm đầy chồng chất lên nhau gọi là cườm rắc (như rắc hạt vừng) là
quý hiếm thứ tư. Con nào có sợi chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt càng kéo dài
càng tốt. Cần chọn con cổ cao, đầu nhỏ xanh, mỏ cong, đít xám. Con nào có mỏ đỏ
là chim dữ, chọn làm chim mồi là tốt.
Phần mình: Chọn
những con có hình bầu, giống như bắp chuối, giữa phình ra, hai đầu nhỏ lại, rắn
chắc, ngực nở, mắt to, lồi, cườm sáng, chân to, đuôi dài, đầy lông. Hai cánh
phải phủ mình mới hay, nếu hai cánh chéo còn hay hơn nữa.
Phần đuôi: Những
con có đuôi dài và thon, gốc đuôi rộng, chót đuôi thon là chim tốt và khôn.
Chân: Nhìn chân
chim phải thấp, có cạnh, có vẩy mốc lên, lông phủ kín đầu gối là chim hay, con
nào có móng trắng là chim quý đặt biệt, nhân giống được chim này là hái ra
tiền, khách thường tìm đến để mua chim non.
Tiếng chim: Trước
hết, sự huyền diệu là nghe tiến gáy của nó, nhưng không phải con nào cũng giống
con nào, mà là muôn hình muôn vẻ, người chọn phải dày công tìm kiếm, tuyển
chọn. Phân biệt qua nghe âm thanh thì chim gáy có bốn giọng gáy khác nhau,
trong đó có hai giọng cơ bản, âm thổ và âm kim.
Âm thổ: Là
loại quý nhất, giọng trầm, đầm ấm, trong âm thổ có bốn âm khác nhau. Thổ đồng,
âm trầm bầu, âm trầm mà ồm ồm, âm u như có âm bội do hiện tượng cộng hưởng tạo
nên; thổ sấm, âm trầm mà rền vang như tiếng sấm; thổ dế, âm trầm mà rỉ rả, nì
non như tiếng dế gáy.
Âm kim: Tiếng
gáy thanh và cao vang xa, trong âm kim có người gọi là âm còi. Vậy cò ba loại
khác nhau: kim pha son âm trong trẻo càng nghe càng vang xa như tiếng chuông
rền; kim pha đồng – âm thấp hơn kim pha son, nhưng độ vang và ngân thì kéo dài
hơn; kim pha thổ - âm có phần trầm hơn hai loại trên nhưng nghe vang xa.
Ta nghe kỹ số tiếng trong một nhịp gáy: chim gáy
nhọn, hay bổ gáy. Gáy gọn chỉ có ba tiếng đơn giản cúc cù cu; gáy bổ từ cúc cù
cu… cu, chỉ có thêm một tiếng “cu” ở đằng sau, ta nghe hay hơn. Hàng trăm con
chim gáy may ra mới chọn được một con bổ tư.
Giai điệu gáy gồm có: chu, lèo, vấp…
Gáy chu: là
gáy một mạch, chỉnh chu như một ca sỹ lão luyện, âm thanh vang lên đều đều yên
bình như tiếng gió thổi qua ống tre.
Gáy vấp: trong
mạch gáy có chỗ vấp ngắt quãng ngưng lại như một nốt lặng ngưng chậm chạp.
Gáy mở: nhịp
gáy chậm chạp, tiếng nhẹ nhàng xa xa như lưu luyến.
Gáy lèo: thêm
một tiếng “cu” thả nhẹ và thấp hơn một nhịp.
Gáy lái: đang
gáy xuôi nhịp, bỗng gáy đảo ngược lại, gáy thừa tiếng, thêm một tiếng lạ bất kỳ
vào giữa một nhịp gáy.
Gáy đủ: mỗi
lần gáy, chim gáy đủ các phần trên đã nói.
Gáy đảo: gáy
trình tự, từ hồi một đến hồi sáu, rồi lại gáy từ hồi sáu đến hồi một, cứ thế
đảo đi đảo lại nhiều lần, thời gian gáy dài vài ba tiếng đồng hồ.
Tiếp theo nghe tiết tấu như nghe âm nhạc, đây là đỉnh
cao siêu của một giọng gáy. Cụ Nguyễn Du có câu “Nghề chơi cũng lắm công phu”. Vì
vậy ta nghe tiếng chim phải say sưa, thấy thú vị mới tận hưởng được cái hay của
nó. Lúc gáy thần tốc như xung trận, lúc gáy khoan thai như chào đón khách; lúc
gáy thiết tha da diết như cảnh biệt ly, lúc gù, lúc gáy dồn dập như vồ vập,
mừng rỡ bất ngờ gặp lại người bạn thân.
Xin dẫn chứng một câu chuyện vui: Say mê chim gáy
đồng quê, nhớ nhà, nhớ quê hương khi xa tổ quốc, một Việt Kiều từ Châu Âu về
quê vào đúng trư hè gặt chiêm, nghe xa xa có tiếng chim gáy ở rặng tre đầu làng
vọng lại. Ông dừng xe ngồi trên thảm cỏ say sưa lắng nghe chim gáy từng hồi và
xúc động đến ràn rụa nước mắt. Kỳ lạ thay, nghe tiếng chim gáy buổi trưa hè sao
huyền diệu đến thế, mơ màng quên cả mình đang ngồi ở đâu nữa… cái thú chơi và
đam mê là thế đấy.
Chọn chim gáy ghép đẻ:
Màu sắc: Chọn
được loại mã ngỗng, mã sáng, bất đắc dĩ mới dùng loại mã sẻ
Vóc dáng: Ngực
nở, chân mảnh, thấp; mắt to, lồi; tiếng chim gáy phải to, pha thổ là tốt hơn.
Chim đực: Yêu
cầu chim đực phải ơ thời kỳ khoẻ nhất, gáy mở mỏ to tối đa, biết xa cầu nhấp cánh,
biết gáy dỗ mái…
Chim mái: Yêu
cầu ở thời kỳ sung sức, gáy rất nhiều, gụ như gáy đực, có hiện tượng theo
trống.
Chọn đôi gáy đối nhau: dù để ở đâu nghe tiếng gáy của
nhau đều gáy đôi, gáy gọi, gáy dỗ, có biểu hiện theo nhau (như đi tìm hiểu).
Khi ta để hai lồng gần nhau thì chim đực xa cầu nhấp cánh, chim mái ở lồng bên
men đến rỉa mỏ đó là động tác ưng thuận có thể ghép được.
Cần chú ý thêm: Nhất thiết chim mái phải đẻ ra hai
lần hai trứng mới ăn chắc là loại gáy biết đẻ. Trước khi đẻ chim mái rất hăng
vì tức trứng và gáy gọi chim đực. Ta treo hai lồng gần nhau, một thời gian làm
quen thấy quyến luyến nhau ta thả chim mái vào lồng đẻ trước, chuồng đẻ phải
thoáng, tĩnh, nhưng phải gần người, tránh gió mùa đông, tránh nắng hướng tây,
có mái che nắng mưa, tránh các công trình chăn nuôi khác, kích cỡ lồng 1,5m ×
2m × 2m. Dưới nền trải cát phẳng, trong chuồng đặt cây tươi có cành bò ngang,
hoặc cây khô cũng được để chim đậu, tiện bay nhảy lên xuống. Chuẩn bị ổ: đan rổ
bằng tre, phải thưa thoáng.
Chú ý:Nuôi chim
gáy đẻ không phải dễ, ổ phải đặt nơi kín đáo, không để lộ thiên, không được che
bớt ánh sáng mặt trời ban ngày và ánh điện ban đêm. Tránh tiếng động làm chim
sợ. Khi chim ấp, tránh người đi qua lại. Không được sờ tay lên trứng làm mất
dấu ổ hoặc chuyển ổ chỗ khác. Đôi khi trống mái hay xung đột quậy phá để chim
ấp không yên tâm, trứng sẽ bị ung, chim bỏ ấp là hỏng.
Chim đẻ từ hai đến ba ngày được hai trứng, ấp trong
mười bốn đến mười lăm ngày là nở hết. Chu kỳ chim đẻ từ ba mươi lăm đến bốn
mươi ngày một lứa. Quy luật chúng thay nhau ấp, chim đực ấptừ khoảng chín giờ
sáng đến ba giờ chiều, chim mái thay từ ba giờ chiều đến chín giờ sáng hôm sau.
Cũng có thể sẽ dịch chút ít thời gian, có khi chim đực ấp nhiều hơn, có khi
chim mái ấp nhiều hơn
1. Cách phân biệt chim cu gáy giọng thổ, giọng kim: Chim giọng thổ: theo tôi khi nhìn vào mà có thể đoán ngay nó có giọng thổ nếu nó có những đặc trưng sau: Đầu quả mận (có người còn gọi là đầu táo(?) thì phải)
, khổ cườm lớn, hạt
cườm vuông, thông thường có viền cườm vàng lót phía dưới khổ cườm, chân
mập to và dài. Chim có cái đầu quả mận thế này, bộ cườm, cái ức đẹp thế
này với cấp mình này thì có thể đoán đây là chú chim có giọng thổ vậy!
Tuy nhiên trong thực tế còn một loại chim giọng thổ có cấp mình nhỏ,
ngắn loại này gù, gáy không dai nên ít người chọn nuôi thì phải thành ra
không phổ biến lắm.
- Chim giọng kim: đa phần có hạt cườm bé và thông thường ít hoặc rất ít hạt cườm màu vàng lót phía dưới khổ cườm.
Con
này kim pha, có bộ cườm hạt bé, nhưng các bác thấy nó vẫn có viền vàng
phía dưới khổ cườm, cái này mới quý đấy bác à! có thể đoán được chú chim
này kim pha nhưng có độ ngân rung trong giọng gáy, hình như có một số
nơi còn gọi là kim chuông thì phải.
Các bác cũng lưu ý giùm: các cụ
vẫn dạy: " kim nổ, thổ vừng" có những con kim mà có hạt cườm to, con thổ
mà có bộ cườm hạt bé đấy nhé! Nhưng tin chắc rằng, những con kim mà có
hạt cườm to, con thổ mà có bộ cườm hạt bé thì hiếm vô cùng và nó là
những con chim rất hay đấy (nhưng với điều kiện là phải nuôi nổi được nó
cơ).
Một kinh nghiệm khác để phân biệt giọng chim cu:
Theo các cụ nghệ nhân, giọng chim gáy thường chia ra nhiều cung bậc cao
thấp khác nhau. Để cho dễ gọi các cụ đã đặt tên các loại giọng gáy theo
âm vực như sau:
- Giọng thổ: âm trầm. Trong giọng thổ, được chia thành các giọng: thổ đồng, thổ rền, thổ sấm (thổ hùm?!), thổ nhệ,...
Thổ
đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng, nghe như trong tiếng gáy
có độ rung (luyến láy), như có tiếng kim loại (đồng, vàng) ngân rung.
Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên. (nghe "tròn" hơn tiếng thổ đồng)
Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
Thổ rền: âm trầm mà rỉ rả nỉ non .
- Giọng kim (có nơi còn gọi là giọng còi, giọng son): âm cao. Trong giọng kim có kim đồng (kim chuông), kim vắt.
- Giữa các giọng gáy trên còn phân chia làm kim pha, thổ pha.
Việc
nghe và xác định giọng gáy theo các thụât ngữ trên không thống nhất
nhau giữa các vùng miền, vì thế nên có rất nhiều người ngại tranh luận
trên các diễn đàn về giọng chim. Hoặc ngay giữa các cụ cao niên cũng có
khi còn nhầm lẫn về các loại giọng này.
Giọng chim gáy vì có sự đa
dạng, phong phú như trên nên không ai dám nói là mình biết hết tất cả
các loại. Nhưng sẽ rất thú vị khi tìm hiểu, và giữa không gian bao la
của thiên nhiên chợt nghe vọng từ đâu tới một tiếng chim gáy của nhà ai
đó, hoặc của thiên nhiên. Người chơi lắng tai nghe rồi đặt tên giọng gáy
của chú chim này,...
Và càng thú vị hơn khi có người còn ví von giọng gáy của loài chim này với các giọng ca của các ca sỹ.
Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức )
Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu hiền)
Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng)
Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm).
Còn giọng thổ đồng xuất sắc là giọng của một MC nam dẫn chương trình Văn nghệ chủ nhật trên VTV3 trước đây mấy năm thì phải.
2. Cách phận biệt chim trống, chim mái: Dù
nuôi làm chim mồi, hay chim chơi thì cũng đòi hỏi trong chú chim đó
những tiêu chuẩn cao của nghề chơi chim gáy như: siêng gáy, giọng hay
(thổ bầu, thổ rền, thổ sấm,.... kim vắt,...), có nhiều tiết tấu như:
chu, lèo, dặm (dặt?), vấp, gù chồng đấu,... Càng tích hợp trong chú chim
gáy này nhiều những đặc điểm quý trên thì chú chim càng có giá trị cao,
càng làm chủ nhân thêm cao hứng và tự hào.
Nhưng trong loài chim
gáy, thì chỉ có chim trống là hay gáy, phong độ luôn ổn định nếu đựoc
chăm nom tốt. (cũng có con chim mái gáy hay, hay đến nỗi có con còn làm
chim mồi được nữa đấy nhưng lúc nó lòi ra vài quả trứng là lại không gáy
hoặc ít gáy hẳn đi, người sành chơi không ai chịu nuôi chim gáy mái làm
cảnh hay làm mồi dù có gáy hay đến mấy).
Vậy làm thế nào để chọn chính xác một con chim bổi trống để nuôi?!
Cách nhanh nhất là nhờ những người có kinh nghiệm nuôi chim cu gáy chọn hộ bằng cách bẫy những con bổi tốt và nhường cho nuôi (Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì có khi không quen biết, ngại nhờ,...). Nên thông thường, đa số các bác đều chọn cách mua ngoài hiệu bán chim cảnh.
Chim gáy thuộc họ bồ câu nên con chim trống đa phần đều có kích thước lớn hơn chim mái
- Mỏ chim trống thường có phần lỗ mũi to hơn (nâng cao hơn ở phần cánh mũi).
- Mắt chim trống dữ hơn (thông thường có phần viền vàng bên ngoài có diện tích rộng hơn, con ngươi như thu nhỏ lại)
- Chim trống khi đậu trên cầu (hoặc trên cành) có lưng gù, đuôi cụp.
- Chân chim gáy trống đa phần to mập hơn, chân chim mái mảnh mai hơn.
Tuy nhiên, những dấu hiệu trên khi phân biệt cũng chỉ là tương đối. Trong thực tế, có những con chim mái có ngoại hình khá đẹp, thậm chí còn đẹp hơn chim trống nữa đấy mấy bác à!
3. Chuẩn bị lồng nuôi chim cu gáy.
Tuỳ mục đích nuôi chim gáy mà ta cần chuẩn bị lồng nuôi chim khác nhau. Bài viết này xin lần lượt đề cập những lồng nuôi chim gáy chơi (với mục đích nuôi nghe gáy), lồng nuôi và luyện chim mồi, lồng nuôi chim gáy sinh sản,... Tuỳ điều kiện kinh tế và sở thích của mỗi người, ta có thể chọn cho mình những chiếc lồng nuôi chim khác nhau. Từ những chiếc lồng có giá trị kinh tế thấp đến những chiếc lồng bạc triệu. Tuy nhiên, khi mới nuôi chim mộc (chim bổi)- tức là chim mới bắt từ rừng mang về, chim non mới bắt từ ổ hoặc chim non mới ấp nở ra ta chỉ cần những chiếc lồng ít tiền hoặc những chiếc lồng tự làm được là cũng có thể nuôi chim được rồi.
Yêu cầu: lồng chắc chắn, không để chim xổng lồng, có móc treo lên cây dễ dàng.
- Nan lồng nên làm bằng vật liệu tre, trúc để giảm thiểu tối đa việc
tổn thương cho chim khi chim bổi (nhất là lúc mới bắt từ rừng về).
- Là loại lồng có thể lợp 3 mặt bằng lá cọ, hoặc phủ áo lồng bằng vải,...
Bên trong lồng phải có những coóng nước hình chén, cong ăn bằng mây,
tre đan hình chum và một coóng nhỏ đựng khoáng, sỏi hoặc cho ăn vừng,
lạc bổ sung khi cần thiết.
- Đáy lồng nên có một cái mẹt đan bằng tre, nứa để hứng chất thải của chim,...
Thông thường, người sành chơi chim gáy thường chọn lồng chim hình quả đào để nuôi chim gáy.
Phòng
chữa bệnh:
Phòng bệnh: Vào
các giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, thường phát sinh bệnh tật lây
lan, cần cho uống phòng các bệnh thông thường như gia cầm vậy. Phương pháp chủ
yếu là cho thuốc vào nước uống hàng ngày của chim, mỗi đợt cho uống phòng từ
hai đến ba ngày, liều lượng theo hướng dẫn của bao bì thuốc.
Chữa bệnh: Chim
bị đau mắt, nhìn thấy ướt bẩn ở hai vai và mi mắt to ra là hiện tượng đau mắt.
Cách chữa: rữa mắt bằng nước muối loãng và tra thuốc mỡ đau mắt của người, mỗi
ngày cho ăn hai đến ba quả ớt chỉ thiên là bệnh giảm và khỏi.
Bệnh chim gáy bị đi ỉa: Cho chim ăn nhìn thấy phân lỏng, nhiều nước xanh đỏ có mùi
hôi đó là bệnh đường ruột, cần chữa sớm sẽ mau khỏi. Dùng thuốc Hupabolocxin
kháng sinh tổng hợp chữa gia cầm. Liều lượng dùng từ thấp đến cao, nếu quá liều
hướng dẫn sẽ chết ngay (xem kỹ hướng dẫn ở bao bì vỏ thuốc).
Trên đây là kinh nghiệm nuôi gáy đẻ tại gia đình tôi,
cũng là hướng kinh doanh sinh vật cảnh tốt, cần được khuyến khích nhân rộng
trong các hội viên. Gia đình tôi đã nuôi sinh sản chim Hoàng Yến và chim gáy
thành công, đạt hiệu quả thu nhập cao.
(St)