Sản dịch sau khi sinh có mùi hôi phải làm sao

seminoon seminoon @seminoon

Sản dịch sau khi sinh có mùi hôi phải làm sao

18/04/2015 04:28 PM
9,036
Sản dịch sau khi sinh là gì? Sau khi sinh sản dịch có mùi hôi phải làm sao?


HẬU SẢN THƯỜNG

I. Những hiện tượng giải phẫu và sinh lí:
1. Định nghĩa:
Khi có thai cơ quan sinh dục và vú phát triển dần, sau khi đẻ các cơ quan trên ( trừ vú) dần dần trở lại bình thường. Thời gian trở lại bình thường các cơ quan sinh dục về mặt giải phẫu và sinh lí gọi là thời kì hậu sản. Thời kì hậu sản về phương diện giải phẫu là sáu tuần lễ ( 42 ngày) kể từ sau khi đẻ vì những người không cho con bú kinh nguyệt có thể xuất hiện trở lại.
2. Thay đổi ở tử cung:
2.1 Thay đổi ở thân tử cung:
- Sau khi đẻ tử cung thay đổi rất rõ ràng, trên lâm sàng nhận thấy 3 hiện tượng:
- Sự co cứng tử cung sau sổ rau, tử cung co cứng để thực hiện tắc mạch sinh lí, trên lâm sàng tử cung co thành khối chắc gọi là khối an toàn.
- Sự co bóp tử cung trong những ngày đầu sau đẻ, tử cung có những cơn co bóp để tống sản dịch ra ngoài. Trên lâm sàng thỉnh thoảng sản phụ có cơn đau tử cung và sau mỗi cơn đau có ít máu cục và sản dịch chảy ra ngoài qua đường âm đạo.
- Sự co hồi tử cung: Ngay sau khi đẻ tử cung ở trên khớp vệ khoảng 13cm và cứ trung bình mỗi này tử cung co hồi được khoảng 1cm, nhưng trong những ngày đầu tử cung co hồi nhanh hơn và 13 ngày sau đẻ thường không sờ được tử cung trên khớp vệ nữa.
2.2 Thay đổi ở cơ tử cung:
Lớp cơ ở thân tử cung sau đẻ dày khoảng 1cm nhưng sau đó mỏng dần do sự đàn hồi của các sợi cơ, một số sợi cơ thoái hoá mỡ và tiêu đi.
2.3 Thay đổi ở phúc mạc tử cung và thành bụng:
Sau đẻ tử cung co nhỏ lại, lớp phúc mạc cũng co lại thành nhiều lớp nhăn, và những nếp nhăn này dần dần sẽ mất đi nhanh chóng vì phúc mạc co đi và teo lại.
ở thành bụng các vết rạn da vẫn còn tồn tại, các cơ thành bụng cũng co dần lại. Các cân và đặc biệt cân cơ thẳng to cũng co dần lại nhưng thành bụng vẫn nhão hơn so với khi chưa có thai, đặc biệt là ở những người đẻ nhiều lần, đẻ thai to, đa ối.
2.4 Thay đổi ở niêm mạc tử cung:
Niêm mạc tử cung sau đẻ sẽ diễn biến qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thoái triển: Trong 14 ngày đầu sau đẻ, các ống tuyến và các sản bào thoát ra ngoài cùng với sản dịch.
+ Giai đoạn phát triển: Các tế bào trụ trong các đáy tuyến sẽ phát triển dưới ảnh hưởng của Estrogen và Progesteron, khoảng 6 tuần đầu để niêm mạc tử cung được tái tạo hoàn toàn và thực hiện chu kì kinh nguyệt đầu tiên sau đẻ.
2.5 Thay đổi ở các phần phụ âm đạo âm hộ:
- Các dây chằng tử cung, vòi trứng, buồng trứng sau khi đẻ dần dần trở lại bình thường về hướng, vị trí và độ dài.
- Âm hộ, âm đạo bị giãn căng trong khi đẻ cũng co dần lại vào khoảng 15 ngày sau đẻ trở lại bình thường.
- Màng trinh sau đẻ bị rách chỉ còn di tích của rìa màng trinh.
2.6 Thay đổi hệ tiết niệu:
Sau khi đẻ không những thành bàng quang bị phù nề xung huyết mà còn cả hiện tượng xung huyết dưới niêm mạc bàng quang. Hơn nữa bàng quang có hiện tượng tăng dung tích và mất nhậy cảm tương đối với áp lực của lượng nước tiểu trong bàng quang vì vậy phải theo dõi hiện tượng bí đái, hoặc đái sót nước tiểu sau đẻ. Tác dụng gây liệt cơ của thuốc mê, đặc biệt là gây tê tuỷ sống, rối loạn thần kinh chức năng tạm thời của bàng quang cũng là các yếu tố góp phần.
ứ nước tiểu và vi khuẩn niệu ở một bàng quang bị chấn thương cộng thêm bể thận và niệu quản bị giãn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng đường niệu sau đẻ phát triển. Bể thận và niệu quản bị giãn sẽ trở lại trạng thái bình thường sau đẻ từ 2 -8 tuần lễ.
2.7 Thay đổi ở vú:
Vú được phát triển mạnh sau khi đẻ, vú to lên lên, núm vú dài ra, tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, các tuyến sữa phát triển to lên để tiết sữa mà trên lâm sàng gọi là hiện tượng xuống sữa. Hiện tượng này thường xảy ra sau đẻ 2- 3 ngày, cơ chế của sự xuống sữa là: Sau đẻ nồng độ Estrogen tụt xuống đột ngột
II. Những hiện tượng lâm sàng của thời kì hậu sản:
2.1. Sự co hồi tử cung:
Sau đẻ tử cung cao trên vệ khoảng 13cm, và trung bình mỗi ngày tử cung co hồi được 1cm, nên khoảng 12- 13 ngày sau đẻ không sờ được tử cung trên khớp vệ nữa. Sự co hồi tử cung phụ thuộc vào:
- Đẻ con so tử cung co hồi nhanh hơn đẻ con dạ.
- Tử cung đẻ thường co hồi nhanh hơn tử cung mổ đẻ.
- Những người cho con bú tử cung co hồi nhanh hơn người không cho con bú.
- Tử cung bị nhiễm khuẩn co hồi chậm hơn tử cung không bị nhiễm khuẩn.
Trên lâm sàng nếu tử cung co hồi chậm, sốt, ấn tử cung đau, sản dịch hôi, cần phải khám phát hiện nhiễm khuẩn tử cung để điều trị kịp thời.
2.2. Sản dịch:
Là dịch từ trong đường sinh dục mà chủ yếu là từ buồng tử cung chảy ra ngoài trong những ngày đầu thời kì hậu sản.
- Trong 3 ngày đầu sản dịch màu đỏ.
- Ngày thứ tư đến ngày thứ 8 sản dịch màu lờ lờ máu cá.
- Từ ngày thứ 8 trơ rddi sản dịch không có máu nữa mà chỉ là chất dịch trong.
Đặc điểm sản dịch có mùi tanh nồng. Nếu có nhiễm khuẩn sản dịch sẽ có mùi hôi hoặc có mủ. Số lượng sản dịch nhiều hay ít phụ thuộc vào từng sản phụ, nhưng thường nhiều trong 2 ngày đầu và ít dần cho đến ngày 15 sau đẻ thì hầu như không còn sản dịch nữa.
Trên lâm sàng khoảng 18- 20 ngày sau đẻ có khi ra một ít máu qua đường âm đạo, đó có thể là kinh non, do niêm mạc tử cung phục hồi sớm. Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài cần phải theo dõi sót rau.
2.3. Sự xuống sữa:
Dưới tác dụng của Prolactin sưa được bài tiết. Trên lâm sàng ta thấy:
- ở người đẻ con so xuống sữa vào ngày thứ 3, thứ tư sau đẻ.
- Người đẻ con dạ xuỗng sữa vào ngày thứ 2, thứ 3 sau đẻ.
Trên lâm sàng ta thấy: Vú căng tức các tuyến sữa phát triển nhiều, to, các tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, khó chịu, sốt nhẹ, T˚>38˚c, mạch nhanh, khi có sự xuống sữa thực sự thì các hiện tượng trên mất đi. Nếu đã xuống sưa mà vẫn sốt cần phải theo dõi nhiễm khuẩn ở tử cung, vú.
2.4. Các hiện tượng khác:
- Cơn rét run sau đẻ: Cần phân biệt với cơn rét run do choáng mất máu là sau đẻ có rét run nhưng kiểm tra mạch, huyết áp vẫn bình thường.
- Bí đái: do chuyển dạ kéo dài, ngôi thai đè vào bàng quang gây bí đái.
- Các hiện tượng khác về toàn thân: Mạch chậm lại sau 5-6 ngày mới trở lại bình thường. Nhịp thở chậm và sâu hơn, trọng lượng cơ thể giảm sút từ 3- 5kg, do sự bài tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch trong 10 ngày đầu.
III. Chăm sóc hậu sản thường:
3.1. Chăm sóc ngay sau đẻ: trong 2 giờ đầu ngay sau khi đẻ cần theo dõi tình trạng toàn thân của mẹ để phát hiện sớm tình trạng choáng sản khoa hoặc choáng mất máu. Theo dõi mạch, HA, xoa đáy tử cung qua thành bụng đẻ xác định khối an toàn của tử cung sau đẻ, đánh giá lượng máu chảy ra ngoài âm đạo 15 phút 1 lần, ít nhất trong thời gian 1 giờ sau đẻ.
Cần phát hiện và xử trí kịp sớm đờ tử cung và chảy máu sau đẻ. Ngay sau khi đẻ, tử cung co chặt lại, đáy tử cung ở dưới rốn để tạo thành một khối an toàn tử cung. Nếu khám thấy mất khối an toàn, tử cung mềm, nhão hoặc tử cung to ra, đáy tử cung cao dần lên trên rốn là có máu đọng lại trong buồng tử cung. Cần đánh giá lượng máu sau đẻ. Nguyên nhân chảy máu sau đẻ có thể do sót rau, đờ tử cung hoặc chấn thương đường sinh dục. Máu có thể chảy ra ngoài qua âm đạo hoặc đọng lại trong buồng tử cung mà không chảy ra ngoài.
3.2 Chăm sóc về tinh thần: cuộc đẻ là một biến động lớn về giải phẫu và sinh lý của người phụ nữ, cũng là một biến động về tình cảm, cuộc sống của người phụ nữ. nhất là cuộc đẻ không theo ý muốn của người mẹ. Vì vậy, chăm sóc hậu sản cần phải được quan tâm một cách chu đáo về mọi mặt.
Động viên giải thích cho sản phụ yên tâm, không bận tâm lo lắng sau cuộc đẻ, đặc biệt là những cuộc đẻ không phù hợp với ý muốn của con người.
3.3. Đảm bảo những điều kiện vệ sinh tốt cho sản phụ:
Buồng điều trị phải sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát phù hợp với từng mùa, phải có buồng điều trị cách ly cho những sản phụ bị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm, để tránh sự lây chéo giữa các sản phụ.
3.4. Theo dõi sát tình trạng toàn thân của sản phụ ngay từ những phút đầu sau đẻ;
Theo dõi sát mạch, HA, đặc biệt trong vòng 6h đầu sau đẻ để phát hiện tình trạng chảy máu để phát hiện kịp thời, tránh để diễn biến xấu cho sản phụ. Nói chung trong vòng 24h đầu phải đặc biệt chú ý theo dõi sự chảy máu, những ngày sau cần chú ý tới mạch, nhiệt độ để kịp thời phát hiện những nhiễm khuẩn sớm.
3.5. Theo dõi sự co hồi tử cung:
Hàng ngày sờ nắn đo chiều cao tử cung trên khớp vệ để đánh giá
- Sự co hồi tử cung tốt hay xấu.
- Mật độ tử cung chắc hay mềm.
- Tử cung đau hay không đau khi sờ nắn.
Nếu tử cung co hồi chậm, mật độ mềm, ấn đau là tử cung bị nhiễm khuẩn cần phải điều trị sớm.
3.6. Theo dõi sản dịch:
Hàng ngày theo dõi sản dịch bằng cách xem khố của sản dịch để đánh giá.
- Số lượng nhiều hay ít hoặc không có sản dịch ( bế sản dịch)
- Màu sắc: Đỏ trong 3 ngày đầu, ngày thứ tư đến ngày thứ 8 lờ lờ máu cá, sau đó hết máu mà chỉ có một chất dịch, đến ngày thứ 15 trở đi hầu như hết sản dịch.
- Mùi sản dịch không hôi , nếu hôi là có sự nhiễm khuẩn ở tử cung.
3.7. Phải làm thuốc tầng sinh môn và vùng âm hộ hàng ngày bằng cách:
- Rửa sạch vùng âm hộ, tầng sinh môn bằng nước chín, lau khô, đóng khố vô trùng. Tránh thụt rửa âm đạo vì làm như vậy cổ tử cung những ngày đầu sau đẻ chưa đóng, nước sẽ qua cổ tử cung vào tử cung gây ra nhiễm khuẩn ngược dòng từ ngoài vào.
3.8. Theo dõi đại, tiểu tiện:
Sau đẻ sản phụ thường bí đại, tiểu tiện do tình trạng liệt ruột hoặc giảm nhu động ruột, liệt cơ bàng quang. Nếu sau đẻ 12h mà sản phụ không tự đái được mặc dù đã điều trị nội khoa như: xoa vùng bàng quang, chườm nóng, châm cứu thì phải thông bàng quang, sau đó bơm vào bàng quang 5- 10ml dung dịch Glycerin borat 5% để nhằm kích thích sự co bóp của bàng quang.Nếu sản phụ táo bón cần cho thuốc nhuận tràng: dầu Parafin 20g. Để tránh táo bón nên khuyên sản phụ vận động sớm. Sau 3 ngày không đi ngoài, phải thụt tháo phân cho sản phụ.
3.9 Chăm sóc vú:
Luôn luôn giữ cho đầu vú, vú sạch sẽ, để tránh nhiễm khuẩn,nứt kẻ đầu vú.
Khuyên sản phụ cho trẻ bú sớm để kích thích bài tiết sữa và làm cho tử cung co hồi tốt ( do phản xạ đầu vú, tuyến vú ).
Nếu có hiện tượng tắc tia sữa,cần phải dùng mọi cách để thông ngay như: vắt sữa,hút sữa để đề phòng tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú.
Nếu có nứt kẻ đầu vú: ngừng cho bú, rửa sạch đầu vú, thấm khô , bôi glyceron borat 5%.
3.10 Tắm rửa cho sản phụ:
Lau mình bằng nước ấm từ ngày thứ hai sau đẻ hoặc có thể tắm bằng cách dội nước, tránh tắm ở những nơi có gió lùa hoặc tắm bằng cách ngâm mình trong nước.
3.11 Chế độ ăn, mặc:
Ăn phải đủ chất đạm, glucid,lipid, muối khoáng và các vitamin, mục đích để nuôi dưỡng cơ thể tốt đảm bảo đủ sữa cho con bú, chỉ nên kiêng các chất kích thích như rượu, chè, càphê..
Quần áo mặc rộng rãi, sạch, không nên mặc quần áo quá chật.
3.12 Vấn đề giao hợp:
Cần phải tránh trong thời kỳ hậu sản.


Cẩn thận với dịch âm đạo bất thường


Cơ quan sinh sản bị tổn thương sẽ phát ra những dấu hiệu đặc trưng nhất là dịch âm đạo tăng lên đáng kể kèm theo mùi hôi hoặc có màu sắc khác thường.

Dịch âm đạo là do các tuyến yên sản sinh ra. Nó giúp mang tế bào chết và vi khuẩn xấu ở âm đạo ra ngoài, giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng. Dịch âm đạo khi ở trạng thái bình thường sẽ có màu từ trắng trong đến trắng sữa, rất nhờn tùy thuộc thời gian của chu kì kinh nguyệt và không nặng mùi.

Nếu dịch âm đạo có mùi, màu khác màu trắng hoặc trong, độ kết dính bất thường, đặc biệt kèm theo ngứa, nóng rát âm đạo thì rất có thể là dấu hiệu chị em bị nhiễm trùng hoặc bị bệnh nào đó ở cơ quan sinh sản.

Để biết mình có bị bệnh ở đường sinh sản hay không, hãy kiểm tra dịch âm đạo của bạn nhé:
 


- Dịch âm đạo ra nhiều cả ngày, trong suốt như lòng trắng trứng: Có thể là biểu hiện của xói món cổ tử cung, rối loạn chức năng buồng trứng.

- Dịch âm đạo ra nhiều, có màu xám, vàng, sủi bọt hoặc vàng nhạt kèm theo ngứa âm đạo, đôi khi dịch có lẫn máu bên trong: Có thể là biểu hiện của viêm âm đạo.

- Dịch âm đạo đặc như bã đậu hoặc sữa chua, âm đạo sưng tấy và đỏ, có cảm giác ngứa và luôn muốn đi tiểu: Có thể là viêm âm đạo do nấm.

- Dịch âm đạo ra nhiều, dạng nước, có màu vàng lẫn mùi hôi, thỉnh thoảng có máu trong dịch, ngứa âm hộ: Có thể là viêm âm đạo do tuổi tác.

- Dịch âm đạo có màu vàng hoặc xanh, dạng mủ, mùi hôi kèm theo sưng ngứa âm hộ: Có thể là biểu hiện của viêm âm đạo cấp tính, viêm cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.

- Dịch âm đạo ra nhiều, có vẻ bẩn và hôi, đôi khi có màu nâu hoặc lẫn máu trong đó: Có thể là biểu hiện của viêm nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung, xói mòn cổ tử cung.

- Dịch âm đạo ra rất nhiều và liên tục, dạng đặc như bột gạo, có mùi rất hôi: Có thể là dấu hiệu của ung thư âm đạo, u xơ dưới niêm mạc tử cung.

- Dịch âm đạo dạng nước, màu vàng hoặc đỏ, có thể trong dịch có lẫn máu: Có thể là dấu hiệu chứng tỏ ống dẫn trứng không khỏe mạnh.

- Dịch âm đạo dạng mủ hoặc nước, đôi khi ngứa và đau ở bộ phận sinh dục: Có thể là triệu chứng của viêm vùng chậu.

- Dịch âm đạo có lẫn máu bên trong, chu kì kinh nguyệt không đều, có cảm giác bị đè nén, có khối u ở vùng bụng: Có thể là triệu chứng của u xơ tử cung.

- Dịch âm đạo ra nhiều, thậm chí tiết ra như mủ kèm theo đi tiểu thường xuyên và có cảm giác đau: Dấu hiệu của bệnh lậu.

Ngay khi thấy âm đạo tiết dịch bất thường, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Cách điều trị sẽ phụ thuộc nguyên nhân gây bất thường âm đạo. Các biểu hiện dịch âm đạo cũng có thể giống nhau ở những bệnh khác nhau, vì vậy, đi khám bác sĩ là cách tốt nhất để được chẩn đoán đúng bệnh.
Ngoài ra chị em nên lưu ý một vài điều sau đây để giữ cho cơ quan sinh sản của mình được khỏe mạnh:
- Giữ cho âm đạo sạch sẽ bằng cách vệ sinh với nước ấm nhẹ nhàng.
- Không bao giờ sử dụng xà phòng có mùi thơm để vệ sinh âm đạo.
- Không thụt rửa âm đạo và cũng tránh dùng thuốc xịt âm đạo.
- Sau khi đi vệ sinh, nếu dùng giấy thì lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào âm đạo và gây nhiễm trùng. 
- Mặc quần lót 100% cotton và tránh quần áo quá chật.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
San dich có mui hoi sau sinh mổ 30ngày phai lam sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
minh cung o tinh trang nhu ban ne dang lo lang sut vo day.
minh cung o tinh trang nhu ban ne dang lo lang sut vo day.
E sinh duoc gan hai thang rui ma e thay van ra djch mau vangva hoi nua co sao khong gjup e voi
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Sau sinh mà sản dịch kéo dài tối đa đến 45 rồi hết là bình thường. Còn sau thời gian này, sản dịch vẫn tiếp tục kéo dài, lúc nhiều, lúc ít, thậm chí ra cả máu cục máu đông như bạn, lại kèm mùi hôi là điều bất thường. Bạn sinh chưa quá 2 tháng nên không cần quá lo lắng. Tuy vậy rất có thể, bạn bị bế sản dịch (sản dịch vẫn còn trong tử cung). Tình trạng bế sản dịch khiến dịch từ tử cung vẫn rỉ ra ngoài và thường rất lâu hết. Vì thế, ngoài đi khám phụ khoa thông thường, bạn cũng nên đi siêu âm để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Nếu đúng bị bế sản dịch kèm viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ sẽ kê thuốc để kích thích co bóp tử cung, đẩy hết sản dịch ra ngoài và điều trị cả phụ khoa.
E sjnh duoc hon 8 tkag rưj ma san djch ra nkjê co muj hoj.bj dau o vung am dao
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Toi sinh chau duoc 2 thang roi ma van chua het mau hoi. Mau cua toi co mau nau va hoi rat kho chiu. Toi di kham va duoc bac si kham va tiem cho mot mui. Onng voi thuoc uong nhung van khong het. Xin hoi toi fai lam the nao.
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Chào chị! Chị nên đi gặp các bác sĩ tại các bệnh viện sản có uy tín, hoặc bác sĩ phụ khoa khám và điều trị lại.Tình trạng của chị liên quan đến viêm nhiễm âm đạo nên cần phải xử lý ngay
em sinh cháu được một tháng rổi.sau khi sinh,sản dịch có màu đỏ ra nhiều ở 3 ngày đầu .sau đó chuyển dần thành màu lờ lờ máu cá có mùi hôi,rồi chuyển sang chất dịch trong.nhưng sau ít ngày lại thấy chảy ít máu đỏ là vì sao vậy ạ ? có phải là có khinh non hay không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Không có vấn đề gì đâu bạn. Nhiều khi gần tháng sau mẹ nó vẫn ra sản dịch. Nếu lo lắng thì mẹ nó hỏi BS nhé.
Thưa bác sĩ, tôi vừa sinh cháu đc 11 ngày bằng sinh thường và có khâu TSM. Sản dịch đã ra ít hơn (chỉ phải dùng bvs hàng ngày), tuy nhiên 2 hôm nay sản dịch lại có mùi tanh hôi khó chịu và màu đỏ sậm, đôi khi màu nâu nâu. Âm đạo bị ngứa và có cảm giác chật chội nhất là khi ngồi hay đi lại nhiều. Tuy nhiên sáng hôm sau dậy thì lại dễ chịu hơn. Thỉnh thoảng t bị đau bụng dưới,lâm râm nhưng nhẹ thôi và thường là vào buổi tối khi nằm trên giường. Ngày nào t cũng thay bvs và rửa ít nhất 3 lần bằng nước ấm hoặc có pha thêm betadine loại chai màu vàng. Bác sĩ cho tôi hỏi: 1. Sản dịch có mùi như vậy có phải là bất thường không? Những ngày đầu sau sinh thì máu ra tươi và không có mùi như vậy. 2. Âm đạo có cảm giác chật chội như vậy có phải là dấu hiệu sa tử cung không? 3. Khám phụ khoa vào thời điểm này có đc không vì t sợ mỏ vịt sẽ làm ảnh hưởng đến vết khâu TSM (da t thuộc dạng "độc", khó lành vết thương)
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Sản dịch bình thường có mùi huyết tanh, nhưng không hôi, lúc đầu là máu tươi hoặc màu đỏ đậm, chứa một lượng lớn huyết dịch, máu cục nhỏ và tổ chức màng bong hoại tử, gọi là sản dịch tính huyết. Sản dịch tính huyết sẽ ra liên tục trong 3-7 ngày. Sau 1 tuần thì sản dịch sẽ chuyển sang màu vàng đậm, trong đó huyết dịch rất ít, chủ yếu là niêm dịch tử cung và âm đạo, có chứa cả vi khuẩn, loại sản dịch này gọi là sản dịch đậm đặc. Sau 2 tuần nữa, sản dịch từ màu vàng sẽ chuyển thành màu trắng. Thông thường sản dịch sẽ hết sạch trong khoảng 3 tuần. Tất nhiên thời gian ra 3 loại sản dịch với 3 màu nói trên chỉ có thể tính tương đối.Như vậy sản dịch của bạn có mùi hôi là bất thường. Nếu sản dịch tiết ra có mùi hôi thối, hoặc thối như mùi thịt rữa, cộng thêm đau bụng, sốt, thì có nghĩa tử cung và các phần phụ (ống dẫn trứng, buồng trứng), âm đạo đã bị nhiễm trùng. Vậy bạn có thể đi khám sớm, các bác sĩ sẽ có những cách thức phù hợp để không ảnh hưởng đến vết thương của bạn
thưa bác sĩ sản dịch của tôi giờ chuyển sang màu xanh tôi phải làm thế nào khi tôi đang trong thời gian cho con bú.con tôi mới được một tháng rưỡi
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Thua Bs. E sinh dc 8 ngay roi ma vet mo van con dau rat.vung bung cung và hoi dau. San dich ra mau nau do va mui hoi rat kho chiu.co sao k aj...
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thưa bác sĩ em mới sinh bé được 23 ngày sản dịch của em nhầy và trong nhưng lại có mùi hôi khó chịu ,1 ngày chỉ ra có 1 2 lần thôi ạ vậy bác sĩ cho em hỏi tình trạng của em có phải bị viêm nhiễm ở tử cung không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em sinh duoc 25ngay roi, 3ngay dau em ra san dich mau do kem mau cuc,sau do san dich nhon mau trag vang kem it mau hoi nau sau 1tuan het. 2-3ngay sau no lai ra san dich nhu vay cung khoang 1tuan sau la het, sau do chi con ra it dich trang. Sau hon 1tuan lai thay ra mau cuc kem theo dich trang nhon nhung khong co mui, khong biet em co bi sao khong vay a??
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thưa bác sĩ ! Em sinh được 1 tháng rồi. Sản dịch giờ lúc màu vàng nhạt , lúc màu trắng đục nhưng có hơi mùi hôi... như vậy liệu có bình thường không ạ ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý