Triệu chứng bệnh tiểu đường

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng bệnh tiểu đường

18/04/2015 04:35 PM
490
Bệnh tiểu đường, kẻ giết người thầm lặng, xảy ra khá phổ biến nhưng nhiều người đã không biết mình mắc bệnh.

Vậy làm thế nào để nhận biết sớm căn bệnh này? Dưới đây là những triệu chứng phổ biến rất dễ nhận thấy chứng tở bạn đang bị tiểu đường loại 2:

-    Cảm thấy khát nước cả ngày

-    Phải đi tiểu nhiều hơn bình thường

-    Cảm thấy đói hơn bình thường

-    Giảm cân mà không rõ nguyên nhân

-    Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên

-    Cảm giác khó chịu và bực tức trong người.

-    Xuất hiện những vết bầm tím trên da



Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường - 1
Thường xuyên đi tiểu là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)



-    Giảm tầm nhìn

-    Ngứa ran hoặc tê bàn tay, bàn chân.

-    Nhiễm trùng bàng quang, nhiễm nấm âm đạo, ngứa rát vùng kín.

Trong trường hợp bị nặng, những triệu chứng thường xuất hiện rõ rệt mà bạn dễ dàng nhận thấy:

-    Tê ngứa, nóng rát hoặc sưng ở chân, tay.

-    Tầm nhìn mờ, loạng choạng hoặc không phân biệt được độ sáng, tối.

-    Đau ngực, khó thở. Đây cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch.


10 triệu chứng mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, kẻ giết người thầm lặng, xảy ra khá phổ biến nhưng nhiều người đã không biết mình mắc bệnh.

Hay bị khát nước là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Dưới đây là một số triệu chứng giúp bạn sớm phát hiện căn bệnh này nhằm có giải pháp chữa trị kịp thời.

Thường xuyên vào nhà tắm ban đêm

Người bị bệnh phải vào nhà tắm nhiều lần để thải lượng glucozơ thoát khỏi máu do thận yếu, thường xảy ra khá nhiều lần vào ban đêm.

Hay bị khát nước

Bạn thấy khát hơn bình thường vì cơ thể cần bổ sung nước. Hai triệu chứng này gắn liền với nhau và chúng ta phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều chỉnh lượng đường trong máu.

Giảm cân quá nhanh

Nếu một người bị giảm 10-20 pound chỉ trong 2 hoặc 3 tháng. Đó là sự giảm cân không lành mạnh, có thể do lượng đường trong máu cao, vì hocmon insulin không nhận được glucozơ vào tế bào để cung cấp năng lượng và protein trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn năng lượng thay thế. Thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa, làm tốn thêm calo.

Hay cảm thấy đói

Khi lượng đường trong máu giảm xuống, cơ thể người bệnh “hiểu lầm” là bị đói và cần thêm đường để tế bào hoạt động.

Những triệu chứng trên da

Da bị ngứa và khô cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, đặc biệt da ở những vùng kín như cổ hoặc nách. Tiến sĩ Collazo-Clavell, giải thích ở những người này thường đã có một quá trình kháng insulin xảy ra ngay cả khi lượng đường trong máu không cao. Khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.

Vết thương chậm lành

Nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu bị lành. Nguyên nhân là do mạch máu bị hư hỏng vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương.

Nhiễm nấm men

Tiến sĩ Collazo-Clavell giải thích, tiểu đường là một trạng thái ức chế miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men (candida), vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm candida ở âm đạo.

Cảm giác mệt mỏi và khó chịu

Lượng đường trong máu cao, theo thời gian, nó làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

Giảm thị lực

Lượng đường cao làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, triệu chứng này mất đi, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể bị mù lòa.

Ngứa ran hoặc tê

Chân và tay bị ngứa ra, tê, đau rát hoặc sưng, do thần kinh bị hư hại. Nếu lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm các dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn. Vậy nên chúng ta phải kiểm soát lượng đường trong máu một cách nhanh nhất có thể.

Lời khuyên: Hãy đi xét nghiệm máu thường xuyên

Xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường, không chỉ một lần mà nên tiến hành thường xuyên theo định kỳ. Hãy kiểm tra đường huyết lúc đói, sau một đêm (hoặc tám tiếng) không ăn uống. Nếu lượng đường huyết trong hai lần đo đều trên 126 mg/dL có nghĩa bạn đã bị bệnh tiểu đường. Với người bình thường lượng đường huyết là 99 mg/dL, từ 100-125 mg/dL là tiền tiểu đường.


Những triệu chứng của bệnh tiểu đường

Ảnh: bestdietforadiabetic.

Khát không ngừng và nhìn mờ là hai dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị tiểu đường. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong danh sách được liệt kê dưới đây, hãy kiểm tra để loại trừ khả năng mắc bệnh.

Tiến sĩ y khoa Gill Jenkins đưa ra bản danh sách các triệu chứng dễ nhận thấy trên BBC.

Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng có xu hướng phát triển nhanh trong vòng hai tuần, và mức độ nghiêm trọng hơn. Ở tiểu đương tuýp 2, các triệu chứng phát triển từ từ và thường nhẹ hơn.

Dấu hiệu chung của cả hai dạng tiểu đường là:

Khát không ngừng
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
Mệt mỏi, uể oải
Giảm cân
Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn

Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:

Chuột rút
Táo bón
Nhìn mờ
Nhiễm trùng da tái diễn

Ở tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán.

Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có thể được phát hiện qua một cuộc xét nghiệm nước tiểu định kỳ, khi hàm lượng đường trong đó vượt mức cho phép. Sau đó, bạn nên xét nghiệm máu để xác định đâu là nguyên nhân. Sau cùng là xét nghiệm mức độ đường trong máu. Một người bị tiểu đường sẽ không thể đào thải đường trong máu nhanh như người bình thường.



Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.

Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, do vậy hiện nay tiểu đường được xem như là một đại dịch của toàn cầu.

Tại Mỹ, năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, chiếm tỷ lệ 3,1% tăng gấp 5 lần so với năm 1958; trong đó có đến 90-95% người thuộc tiểu đường típ 2 (là loại tiểu đường xuất hiện ở tuổi trung niên hay lớn hơn). Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) năm 2000 số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới là 177 triệu, dự tính đến năm 2025 con số này sẽ là 300 triệu.

Riêng tại Việt Nam, năm 1991 tỉ lệ người mắc bệnh ở Hà Nội là 1,1%; ở Huế 0,96%; ở TP. HCM 2,3%. Năm 2002, tỉ lệ bệnh tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%; riêng tại các thành phố tỉ lệ mắc là 4,4% trong khi ở các khu vực khác dao động từ 2,1 - 2,7%.

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người ta ghi nhận có yếu tố di truyền hoặc gia đình (tức là khi gia đình có người bị tiểu đường thì những người còn lại có nguy cơ dễ bị bệnh tiểu đường hơn). Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như mập phì, cách ăn uống, lối sống ít hoạt động thể lực… đây là yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được.

2. Ai dễ mắc bệnh tiểu đường?

- Người mập phì

- Có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường

- Thuộc dân tộc có nguy cơ: da đen, da đỏ, châu Á

- Nữ sinh con nặng  hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ

- Cao huyết áp

- Rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl)

- Đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).

3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

- Tiểu đường típ 1: thường gặp ở người gầy, trẻ tuổi, có các biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy nhiều.

- Tiểu đường típ 2: thường gặp ở người mập, cũng có các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay và chân…Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp triệu chứng bệnh thường âm ỉ nên bệnh thường phát hiện muộn, tình cờ.

4. Biến chứng của tiểu đường là gì?

- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim

- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận

- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt

- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân

- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…

- Tử vong.

5. Làm sao để phát hiện sớm bệnh tiểu đường?

·      Cần có hiểu biết về bệnh tiểu đường. Nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết đối với những người trên 45 tuổi. Nếu kết quả bình thường thì nên kiểm tra mỗi 3 năm.

·      Các đối tượng sau nên xét nghiệm đường huyết ở tuổi  trên 30 và mỗi năm 1 lần:

-         Trong gia đình có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột)

-         Mập phì

-         Ít hoạt động thể lực

-         Đã được chẩn đoán là rối loạn đường huyết lúc đói hay rối loạn dung nạp đường

-         Cao huyết áp

-         Rối loạn mỡ trong máu.

·      Trẻ béo phì từ 10 tuổi trở lên hoặc lúc bắt đầu dậy thì cần kiểm tra đường máu mỗi 2 năm 1 lần nếu có kèm theo một trong các yếu tố sau:

-         Trong gia đình có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột)

-         Sạm da vùng cổ, vùng nếp gấp da

-         Tăng huyếp áp

-         Rối loạn mỡ trong máu.

6. Điều trị tiểu đường như thế nào?

·      Để điều trị tiểu đường hiệu quả cần có sự đóng góp của nhiều chuyên khoa:

-         Bác sĩ nội khoa, nội tiết

-         Chuyên gia về dinh dưỡng

-         Điều dưỡng: chăm sóc trong bệnh viện và hướng dẫn việc chăm sóc tại nhà

-         Nhân viên y tế khác: bác sĩ vật lý trị liệu, chuyên khoa bàn chân, dược sĩ, bảo hiểm xã hội…

-         Sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân và sự ủng hộ của người thân, gia đình, bạn bè.

·      Điều trị tiểu đường cần phải có:

-         Chế độ dinh dưỡng hợp lý

-         Rèn luyện cơ thể

-         Chương trình huấn luyện bệnh nhân

-         Thuốc giảm đường huyết khi cần thiết (thuốc uống, insulin).

7. Vai trò của chế độ ăn trong bệnh tiểu đường như thế nào?

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:

1)      Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)

2)      Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)

3)      Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%

4)      Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.

8. Làm gì để phòng tránh bệnh tiểu đường?

1) Phòng tránh thừa cân, béo phì:

- Dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể)
BMI = CN:CC2   (trong đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét)

Chỉ số này nên giữ trong khoảng 18,5-23

- Vòng eo: nam < 90cm, nữ < 80cm

- Tỉ lệ mỡ cơ thể: nam < 25%

                             nữ < 30%.

2) Gia tăng hoạt động thể lực:

- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày

- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày

- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.

3) Dinh dưỡng hợp lý:

- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa… Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…

- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.

- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.

Tóm lại:

* Tiểu đường là một bệnh mạn tính, nếu không được phát hiện và điều trị sớm dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở tim, thận, mắt, não…

* Chế độ ăn và  vận động hợp lý là nền tảng trong điều trị.

* Bệnh có thể phòng ngừa được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, gia tăng hoạt động thể lực và giữ cân nặng vừa phải, tránh bị mập phì.

(ST).




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi bị tiểu đường tuýp 2 hơn 1 năm . Thỉnh thoảng hay bị đau vùng bụng dưới ,tại vì sao? Khi bị cảm cúm nên uống thuốc gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Tôi không có biểu hiện gì về các triệu chứng của tiểu đường, gia đình không ai bị tiểu đường, một năm đi khám 1 lần chỉ số đường huyết là 5,8 . Nhưng tháng 2/2013 bị ngứa nổi mẩn mề đay đi xét nghiệm thì phát hiện đường trong máu cao 14,7 bác sỹ kết luận tôi bị tiểu đường tip 2, BS cho uong thuốc và ăn kiêng 1 tháng đi xét nghiệm lại thì chỉ số đường huyết là bình thường 5,8, các tháng sau tôi đi xét nghiệm thì chỉ số đường huyết cũng nình thường và 7 tháng sau háng nào tôi cũng ăn kiêng đi xét nghiệm chỉ số đường huyết bình thường, như vậy tôi có phải bị tiểu đường không, hay là đã khỏi, nếu bị tiểu đường tôi có phải dùng thuốc nua không. Xin cho loi khuên. Cảm ơn BS.
Tôi điều trị tiểu đường hơn 1 năm , đường huyết không ổn định bây giờ làm thế nào ?
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý