Mang thai sợ nhất là bị cảm, cảm nặng không những gây nguy cơ cho bà bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là những mẹo phòng ngừa chứng bệnh này hiệu quả
1. Nước gừng đường đỏ
Khi bà bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.
Thường ngày ăn tỏi tươi, hành củ sống cũng là một biện pháp để phòng chống cảm, đồng thời cũng giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.
2. “Nâng cấp” đường hô hấp
Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn.
Các thực phẩm giàu kẽm là hải sản, thịt nạc, lạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.
3. Vitamin C và vận động lông mao đường hô hấp
Vitamin C là thuốc “ thanh trừ” các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.
Chuyên gia kiến nghị bà bầu nên uống viên C hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho vv.
Vitamin C dễ bị mất đi trong quá trình làm nóng, vì vậy khi nấu cần chú ý.
4. Súc miệng nước muối
Mỗi sáng sớm thức dậy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi. Bởi vì trong thời kỳ mang thai, nếu chảy máu chân răng sẽ dễ mắc chứng viêm lợi.
5. Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm
Sáng sớm thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt có thể tăng cướng khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm rửa mặt để tránh nước lạnh gây kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.
6. Duy trì độ ẩm trong phòng khoảng 45%
Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi thì không khí phòng dễ bị khô. Không khí khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy nên sử dụng máy làm ẩm và giữ cho độ ẩm trong phòng ở mức 45%.
7. Không nên quên uống nước
Uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt để phòng chống cảm và viêm họng, mỗi ngày tốt nhất nên đảm bảo uống 600-800ml nước.
8. Tránh chỗ đông người
Nên tránh hoặc hạn chế đi đến chỗ đông người hoặc nơi công cộng, người càng đông thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao, cho nên biện pháp tránh là lựa chọn tốt nhất.
9. Kiên trì tập luyện
Tập luyện là con đường hữu hiệu để nâng cao khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể, cho nên phụ nữ có thai cần kiên trì tập luyện trong suốt cả quá trình mang thai.
10. Điều hòa không thể thay thế cửa sổ
Nên để cho không khí trong lành không ngừng lọt vào trong phòng, đa phần chúng ta đều thích sáng sớm mai thức dậy mở cửa sổ thông khí, sau đó cả ngày thì lại đóng kín mít. Như thế không tốt, ít nhất sau khi ngủ trưa và trước lúc đi ngủ cần phải thông gió thông khí. Gia đình sử dụng điều hòa thì cũng không thể suốt ngày 24h đóng kín cửa, không nên dùng máy điều hòa hoán đổi không khí để duy trì không khí trong phòng.
Ngoài ra, đợi khi có ánh mặt trời lại mở cửa sổ hoán đổi không khí, nếu mặt trời vẫn chưa mọc mà mở cửa sổ thông khí, nồng độ CO2 ở ngoài khá cao, không có lợi cho phụ nữ có thai.
Trên thực tế mình được biết bà bầu cần hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ mang thai và được sự chăm sóc chu đáo của mẹ, mình đã xua đuổi được các bệnh ốm vặt bằng những mẹo dân gian hữu hiệu.
Quá trình mang thai là cả một chặng đường dài, đầy hạnh phúc và cũng đầy gian nan. 9 tháng 10 ngày là niềm vui, nỗi lo của những người được làm mẹ. Mình nhớ nhất lần đầu tiên mang bầu, mình đã cẩn thận chăm sóc bản thân và thai nhi nhưng cũng không tránh được một số bệnh sổ mũi, nhức đầu, nghẹt mũi và cảm cúm do thời tiết thay đổi và ô nhiễm môi trường xung quanh. Trên thực tế mình được biết bà bầu cần hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ mang thai và được sự chăm sóc chu đáo của mẹ, mình đã xua đuổi được các bệnh ốm vặt bằng những mẹo dân gian hữu hiệu. Nếu bà bầu nào có hắt hơi, nghẹt mũi hay cảm cúm hãy thử mấy kinh nghiệm này trước nhé.
Cách 1:
Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến bạn khó chịu, nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại. Trong quá trình mang thai bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường cũng được. Ví như trong quá trình xào rau bạn cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng cho giấm tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.
Cách 2:
Lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống.
Để trị cảm cúm khi mang thai, chị em nên sử dụng những
bài thuốc dân gian. (Ảnh minh họa)
Cách 3:
Một số loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 - 7 loại, trọng lượng khoảng 50 - 100 gam sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 - 5 phút. Sau đó bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Bạn nên ngồi khoảng 5 - 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối. Bạn nên xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp. Mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.
Cách 4
Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.
Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu
- Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
- Bạn nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa. Vì tháng này mưa thất thường lắm. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy.
- Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
- Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.
Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi hơi lâu một chút nhưng lại an toàn hơn cả. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu sẽ xua đuổi được những phiền muộn, lo lắng khi bị cảm cúm.
Tránh dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi; ăn sữa chua và rau quả hàng ngày; thường xuyên đi bộ, hít thở không khí trong lành… có thể giúp thai phụ ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm.
Ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai
Virus gây cảm (bao gồm cảm lạnh và cảm cúm) có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm.
Khi đưa tay lên mặt, vô tình, bạn đã giúp các loại virus này lại gần mũi, miệng và khiến chúng dễ có cơ hội gây bệnh cho cơ thể hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ôm, bế và cho bàn tay các bé chạm vào mặt mình để đề phòng cảm.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
Các loại virus gây cảm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu bạn chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người. Vì vậy, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.
3. Không dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho
Bởi vì thời điểm bạn hắt hơi hoặc ho, miệng và mũi bạn ở cơ chế mở nên dễ bị lây nhiễm virus từ bàn tay nếu bạn lấy tay che miệng. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bạn nên vứt chiếc khăn giấy ấy ngay lập tức. Trường hợp không có khăn giấy, bạn nên quay mặt về phía không có người khi cơn hắt hơi hoặc cơn ho chuẩn bị xuất hiện.
4. Uống nhiều nước
Bạn nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.
5. Bổ sung rau quả
6. Ăn sữa chua
Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cảm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.
7. Tránh xa khói thuốc
Các thống kê về sức khỏe kết luận, khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm và các chứng bệnh về hô hấp khác cho thai phụ. Hơn nữa, khói thuốc lá còn là môi trường độc hại cho sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, làm khô đường hô hấp… và khiến virus cảm dễ xâm nhập vào cơ thể.
8. Nói không với đồ uống chứa cồn
Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.
9. Hít thở không khí trong lành
Thời tiết mùa đông khô lạnh khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở thai phụ do virus gây cảm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày quá lạnh, nếu không, bạn cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm.
10. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, bạn dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.
1. Rau xanh và trái cây mỗi bữa ăn
Các chất chống ôxy hoá có nhiều trong rau xanh và hoa quả giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và tăng sức đề kháng trước sự tấn công của virus.
Vì thế, hãy đảm bảo ít nhất 5 loại rau xanh và trái cây với các màu sắc đa dạng trong thực đơn mỗi ngày để ngăn chặn sự “hỏi thăm” của các bệnh đường hô hấp.
2. Nêm thêm tỏi, hành
Thêm nhiều hành và tỏi trong các món ăn vào mùa đông có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Hơn thế, hành và tỏi còn ngăn ngừa ung thư hiệu quả
3. Thân thiện với hải sản
Với nguồn Omega-3 dồi dào, hải sản mang đến cho cơ thể rất nhiều kẽm - một chất chống ôxy hoá kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.
Những nguồn kẽm khác có thể tìm thấy trong thịt gà, mầm lúa mì, các cây họ đậu…
4. Tận hưởng cá và các nguồn Omega-3
Chất béo bão hoà, nhất là Omega-3 rất cần thiết cho cơ thể nhờ khả năng cải thiện hệ miễn dịch.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn cá (hoặc hải sản) 3 lần mỗi tuần, nên sử dụng dầu thực vật (dầu ôliu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh…) với liều lượng hợp lý trong bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, có thể nhâm nhi thêm các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh.
5. Cung cấp đủ protein
Nếu thiếu hụt protein, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả do các tế bào (nhất là tế bào máu trắng giúp cải thiện hệ miễn dịch) không được nuôi dưỡng tốt.
Trứng, cá và thịt là những nguồn cung cấp protein chính cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, ta không ăn vô độ những thực phẩm này. Tốt hết hãy lựa chọn thịt gia cầm thay cho thịt đỏ. Và đừng quên rằng quá nhiều đạm và chất béo sẽ gây tác dụng ngược, làm cơ thể mệt mỏi và giảm khả năng kháng cự trước các bệnh đường hô hấp đấy!
Vận động cơ thể bắt buộc Ngoài chế độ ăn hợp lý giúp phòng ngừa cảm cúm trong mùa đông, ta cũng cần duy trì đều đặn một hình thức luyện tập nhất định để cơ thể luôn khoẻ mạnh, có sức chống chọi cao trước sự tấn công của viruscúm. Thêm vào đó, vệ sinh tay thường xuyên cũng là giải pháp hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh cảm cúm. |
Bà bầu lưu ý, mùa cúm thường bắt đầu vào tháng 10, tháng 11. Cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh là phòng ngừa và có hiểu biết đầy đủ về bệnh cúm.
Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị cảm lạnh và cảm cúm?
Hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm.
Làm sao để giảm nguy cơ bị cảm lạnh hay cảm cúm khi mang thai?
Nghiên cứu cho thấy bệnh do virus như cúm và cảm lạnh ở phụ nữ mang thai thường cao gấp 3 lần. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là chủng ngừa.
Mùa cúm th ường bắt đầu vào tháng 10, tháng 11 vì vậy nên tiêm phòng cúm trước đó 3 tháng và cũng trước thời điểm mang bầu 3 tháng.
Ngoài ra, để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Hãy ăn nhiều trái cây tươi và rau quả. Các loại vitamin trong trái cây và rau quả có chứa chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, giúp chống nhiễm trùng.
Trong giai đoạn bạn mang thai, bác sỹ cũng có thể kê các loại thuốc vitamin và khoáng chất bổ sung đặc biệt dành riêng cho bạn.
Cố gắng giảm thiểu căng thẳng, hệ thống miễn dịch cũng sẽ khoẻ hơn khi bạn không hút thuốc hoặc thụ động hít phải khói thuốc.
Các loại thuốc cần tránh sử dụng khi mang thai?
Bạn không bao giờ được tự ý mua thuốc điều trị ở các hiệu thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sỹ về sự an toàn của sản phẩm. Nhiều loại thuốc không an toàn trong khi mang thai và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như gây dị tật.
Có nhiều loại thuốc kháng sinh an toàn cho thai nhi nhưng một số thì không. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn biết bạn đang mang thai để kê đơn thuốc phù hợp nhất.
Các loại thuốc cần tránh:
- Thuốc chống vi-rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel. Các thuốc này có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
- Aspirin và ibuprofen. Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
- Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan. Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.
Cách nào điều trị ho và cảm lạnh, cúm an toàn khi đang mang thai?
Đó là sử dụng nước muối pha loãng súc miệng và dùng nước muối biển vệ sinh mũi. Nếu sốt thì hạ sốt bằng biện pháp làm mát thông thường. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và uống nhiều nước để chống cảm lạnh.
Có chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm nhiều trái cây tươi và rau quả để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo.
Nếu nghẹt mũi, hãy sử dụng biện pháp xông hơi như sau: Chùm một chiếc khăn lên đầu, đưa bát nước nóng thêm hai hoặc ba giọt tinh dầu bạch đàn, bạc hà và xông trong 15 phút, bạn sẽ thấy dễ thở hơn.
Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh cúm, sốt, đau đầu, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, háo nước, đặc biệt là nếu bạn bị sốt, để tránh mất nước, hãy uống các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như nước cam để tăng cường sức đề kháng.
Một thức uống nước nóng với chanh và mật ong sẽ giúp làm dịu đau họng. Ăn các loại thức ăn bổ dưỡng để cơ thể không bị suy kiệt như súp gà, cháo gà ngải cứu, tía tô…
Các bà bầu cần hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nên khi bị cúm với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu…nếu có thể, tốt nhất nên dùng thực phẩm để điều trị.
Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu…thực sự rất khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị những chứng bệnh trên không phải là khó, nhưng đối với bà bầu việc điều trị cần thận trọng hơn.
Cảm cúm thường có những triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu… Nhiều người cho rằng đây là bệnh nhẹ nên để bệnh tự khỏi mà không điều trị. Thực chất, cảm cúm là bệnh lý về đường hô hấp, nguyên nhân gây bệnh đến từ siêu vi (vi-rút). Trong các loại vi rút đó, có loại lành tính nhưng cũng có rất nhiều loại vi rút nguy hiểm như H1N1, H5N1... Vì vậy, dù do vi-rút nào nhưng nếu chủ quan mà không chữa trị ngay từ đầu mà để bệnh tự khỏi thì có thể sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về tai như viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch và đường hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản, viêm hô hấp….
Các bà bầu cần hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nên với các triệu chứng kể trên, nếu có thể, tốt nhất nên dùng thực phẩm để điều trị.
Trị cảm cúm bằng tỏi
Loại tỏi được dùng thường xuyên trong các món ăn là một chất phòng và điều trị cảm cúm khá tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút.
Các nhà nghiên cứu ở Anh khám phá ra rằng tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu, nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.
Nước chanh
Đồ uống này thực sự hiệu quả trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Bạn có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.
Muối ăn
Đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.
Ăn canh gà
Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, canh gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Bởi, các amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Canh gà còn đặc biệt tốt cho phụ nữ đang mang thai.
Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu
- Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
- Bạn nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa. Vì tháng này mưa thất thường lắm. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy.
- Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
- Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.
Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi hơi lâu một chút nhưng lại an toàn hơn cả. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu sẽ xua đuổi được những phiền muộn, lo lắng khi bị cảm cúm.
(ST).