Cách chữa bệnh ho lâu ngày. Những phương pháp hữu hiệu nhất khi bạn bị ho lâu ngày.
Nguyên nhân ho lâu ngày:
Hen và dị ứng
Hen là một bệnh phổi mãn tính mà đường dẫn không khí vào phổi bị viêm và sưng nề. Kèm theo đó là cơn đau thắt ngực, hơi thở gấp và khò khè, ho là một triệu chứng điển hình của hen, nó thường có xu hướng xảy ra vào buổi đêm hoặc sáng sớm.
Với những người không bị hen, hít phải phấn hoa, bụi, lông thú và một số yếu tố kích thích khác mà khó chịu thì có thể là viêm mũi dị ứng, một dạng dị ứng có kèm ho, ngạt mũi và hắt hơi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
COPD diễn ra khi đường hô hấp các nang chứa không khí trong phổi bị viêm hay tổn thương, thường là do hút thuốc và thường gặp sau tuổi 45.
Đối với bệnh COPD, phổi sản xuất quá nhiều chất nhầy và phản ứng tự nhiên của cơ thể là tống nó ra bằng cách ho. Bệnh cũng có thể gây thở gấp
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD là một bệnh đau nhẹ ở dạ dày và thực quản mà có thể xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Các biểu hiện chính là ợ nóng nhưng ho cũng khá thường gặp, kèm theo là đau ngực và thở khò khè.
Viêm đường hô hấp
Ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở người mắc cảm cúm, cảm lạnh và các viêm nhiễm đường hô hấp.
Tình trạng ho dữ dội có thể kèm theo các biểu hiện khác như ngạt mũi hay sốt.
Một dạng viêm đường hô hấp nặng là viêm phổi. Ngoài ho còn có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau ngực, yếu mệt và buồn nôn.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm và các chất kích thích trong không khí có thể gây ho dai dẳng. Thậm chí, chỉ cần tiếp xúc rất ngắn với khói xăng dầu là đủ gây ho, đờm và kích ứng phổi.
Viêm phế quản
Nếu đang hồi phục bệnh cảm lạnh, bất ngờ ho khan hay ho có đờm thì có thể bạn bị viêm phế quản, 1 bệnh do “hành lang” tới phổi bị viêm.
Ngoài ho, đau ngực, viêm phế quản còn có thể kèm sốt, ớn lạnh, đau, viêm họng và có các biểu hiện giống cúm. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vài ngày nhưng ho thì kéo dài hàng tuần.
Thuốc trị huyết áp
Cứ 1/5 người uống thuốc trị huyết áp cao ACE bị ho khan. Ở một số người ho có thể kéo dài vài tuần sau khi dừng hưanr thuốc.
Chứng ho lâu ngày
Ho lâu ngày là bệnh do vi khuẩn với các biểu hiện như sốt nhẹ, chảy nước mũi và mỗi khi ho thường cảm thấy khó thở.
Một số bài thuốc trị ho lâu ngày
Củ cải trắng bỏ vỏ rồi ăn sống có thể làm mát họng, hết ho. Thái miếng rồi nấu chín bằng nước sạch, lấy nước uống. Mỗi tối uống một lần, mỗi lần khoảng 1/4 kg nước củ cải; uống liền 1 tuần sẽ khỏi.
Một quả chuối hầm với đường phèn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền nhiều ngày sẽ trị được dạng ho nhẹ.
Khi bị ho, hãy lấy ngón trỏ ấn mạnh vào hai bên chỗ dưới tai, như vậy giảm được kích thích niêm mạc gần cổ họng mà bớt ho.
Một quả trứng gà khuấy đều, cho thêm chút đường trắng và nước gừng tươi, dùng nửa cốc nước sôi để pha rồi uống; 2-3 lần sẽ khỏi.
Gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng, khi bị ho hãy ăn một miếng; Khi cổ họng lại ngứa thì lại ăn một miếng. Một ngày ăn 2- 3 lần, trước khi đi ngủ ăn một lần, ăn như vậy khoảng 2, 3 ngày sẽ hết ho.
Dấm có pha đường phèn đã lọc qua cho đến khi đạt độ bão hoà. Mỗi ngày từ 3 - 5 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh.
Dầu thơm 1 thìa đun nóng lên, cho thêm 7 hạt đỗ xanh vào chiên vàng, khi còn hơi ấm thì cho thêm chút mật ong. Ăn trước khi đi ngủ.
Hạt hạnh đào 2 cái, gừng tươi 2 miếng, nhai nhỏ và nuốt từ từ vào; mỗi ngày buổi sáng và tối ăn một lần, cách này trị những trường hợp bị ho lâu ngày, có đờm và khó thở.
Đối vối người bị ho nhiều đờm, hãy lấy 7 cụm rễ hành, 1 quả lê, một ít đường trắng rồi đun lên lấy nước uống, uống vào buổi sáng và tối hàng ngày.
Gừng già tươi 60g, mật ong 30g; gừng tươi rửa sạch giã nát, cho thêm 500ml nước, nấu lên trong 30 phút. Tiếp đó bỏ bã cô đặc lại còn 200 - 250ml, cho thêm mật ong vào khuấy lên. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và tối 50ml.
Lê trắng 2000g, đường phèn 500g, hạnh nhân 10g, bách hợp 15g, mạch đông 15g, xuyên bối 10g, khoản đông hoa 10g. Rửa sạch lê rồi bỏ vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước, dùng nước lê sắc lên như thuốc đông y, lấy nước này khuấy thêm với đường phèn thành dạng cao, có tác dụng trị ho, bình ổn hơi thở, kiện tỳ, nhuận phổi.
Người bị ho có nhiều đờm nên dùngbài thuốc sau: hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng vừa phải đường đỏ, giã nát rồi pha với nước để uống: ngày 2 lần.
Vỏ cây lê tươi 75g (khô thì 20g), sắc lên lấy nước uống.
Một lượng mật ong vừa phải cho vào trong 1 bát nước sôi pha lên, 3 cái bánh quả hồng. Ăn bánh, uống nước mật ong, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục 8 ngày hoặc sau đông chí, mỗi ngày ăn một cái bánh quả hồng to, kiên trì nhiều ngày chữa được ho lâu ngày không khỏi.
Cho 50g dầu thực vật vào đun nóng lên rồi cho chút hành hoa và muối ăn, tiếp đó cho 1 miếng đậu phụ, dùng muỗng ép nát ra và đảo liên tục. Tiếp đó cho thêm một ít dầu ăn nữa và chút nước, đảo tiếp mấy lần rồi ăn lúc nóng (ăn như món ăn cùng với cơm hoặc ăn trước khi đi ngủ). Mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 35 ngày sẽ có hiệu quả.
Trứng gà tươi 1 quả, đập vào trong bát, cho thêm 1 thìa dầu ăn, một chút đường trắng rồi hấp cách thuỷ cho chín, ăn trước khi đi ngủ, khi còn nóng. Người ho bình thường thì ăn 2 lần, người ho nặng thì phải ăn 5 - 6 lần sẽ hiệu quả rõ rệt.
Đường phèn, hạnh nhân mỗi loại 15g, nghiền nhỏ rồi khuấy đều hỗn hợp này. Vào buổi sáng, trưa và tối mỗi buổi uống 10g.
Đại táo 7 quả, bỏ hạt rồi cho phèn chua vào đầy bên trong, hấp chín; ăn hết 1 lần nhân lúc nóng, ngày 2 lần.
Hành trắng 3 cây, phèn chua 50g giã nhỏ, cho thêm 30g dấm vào khuấy đều. Buổi tối sau khi rửa chân hãy đắp lên gan bàn chân, buổi sáng sớm lấy ra; cách này chữa ho lâu không khỏi.
Mỗi ngày ăn lạc 60 - 90g sẽ trị được ho nhiều đờm.
Cà trắng 30 - 60g, đun lên lấy nước bỏ bã, cho thêm một lượng mật ong vừa phải rồi uống 2 lần mỗi ngày, chữa ho đã lâu mà không khỏi.
Đường phèn 30g, vừng 120g giã nát rồi pha với nước sôi dạng âm ấm; mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 - 30g; cách này trị ho khan không đờm.
Cho một quả trứng ngan, 10g mộc nhĩ đen, một chút đường phèn rồi khuấy đều để hấp cách thuỷ; mỗi ngày ăn 2 lần sẽ trị được ho do âm hư.
Hạt quả mướp 15g phơi khô rồi nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g, trị ho.
Hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng đường vừa phải vào rồi giã nát để pha với nước uống; mỗi ngày 2 lần, chữa ho đờm nhiều.
Bí đao tươi 500g, lá sen tươi 1 cái và một lượng nước thích hợp rồi đun lên thành canh, cho thêm muối và gia vị vừa phải. Món này trị ho do nóng phổi, đờm dính.
Lạc 30g, bách hợp 10g, đường phèn một lượng vừa phải, đun với nước thành canh, mỗi ngày 1 liều, uống liền 3 - 5 ngày, cách này chữa ho khan, ít đờm.
Lạc, táo đỏ, mật ong mỗi loại 30g, nấu với nước rồi ăn mỗi ngày 2 lần; trị ho lâu không khỏi.
Vỏ bưởi tươi 6g nấu lên lấy nước uống, chữa đờm và ho.
Thịt nạc 50g và một chút rượu gạo, cho thêm một chút nước rồi hấp cách thuỷ để ăn, chữa ho.
Phổi lợn 1 cái, củ cải trắng 1 củ, hạnh nhân 10g, một lượng nước sôi vừa phải, tất cả nấu chín bằng lửa nhỏ. Món này chữa ho lâu không dứt.
Cắt quả lê tạo ra cái miệng có nắp, cho đỗ đen vào trong rồi đậy nắp lên; đun trên lửa nhỏ; mỗi ngày ăn 1 - 2 quả sẽ tiêu đờm hết ho. Bài thuốc này còn có hiệu quả khá tốt đối với trường hợp khó thở, thở gấp.
Vỏ bí đao đã qua phơi sương rồi cho chút mật ong nấu lên thành canh, ăn trị ho.
Táo chua nghiền thành bột nhỏ, mỗi ngày chia làm 2 lần, mỗi lần 6g uống bằng nước sôi âm ấm, sẽ có tác dụng nhuận phổi dứt ho.
Nếu ho do bị cảm thì hãy dán một miếng cao trị đau khoảng 1 cm2 ở dưới cổ họng, 10 phút sau ho sẽ dứt.
Dùng mã đề:
Theo Đông y mã đề có vị ngọt, tính lạnh đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Tác dụng chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu dùng ngoài đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, mau lên da non... Sau đây là một số công dụng của rau mả đề:
Chữa chứng nóng gan mật và người nổi mụn: Theo “Thực liệu kỳ phương” thì lấy một nắm mã đề tươi rửa sạch, nấu với một miếng gan lợn to bằng bàn tay -hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi cơm trưa dùng liên tục 6 - 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nát nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, không uống rượu, cà phê.
Chữa chứng phổi nóng ho dai dẳng:
Theo “Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp” có ghi cách chữa này: Lấy khoảng 20g -50g (một nắm) rau mã đề tươi rửa sạch cho vào siêu (đổ nước nửa nồi sắc nhỏ lửa lấy 1 bát) sắc kỹ, chia làm 3 lần uống hết trong ngày -cách 3 giờ uống một lần nhớ uống nóng.
Chữa chảy máu cam: Hái một nắm lá rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu -còn bã mã đề đắp lên trán - nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy - uống chừng vài ngày như vậy sẽ khỏi.
(St)