Nhận biết và xử lý tại chỗ
- Dị vật đường thở thường xảy ra đột ngột thường thấy các biểu hiện sau:
+ Trẻ đang ăn uống hoặc chơi, đột ngột ho sặc sụa, thở rít, mặt đỏ, chảy nước mắt.
+ Ngoài ra trẻ khó thở dữ dội, mặt môi tím tái và có thể ngừng thở, nặng hơn là trẻ bị bất tỉnh, đái dầm.
=> Khi trẻ bị dị vật đường thở cần cấp cứu tại chỗ ngay lập tức nếu không sẽ dễ bị ngừng thở dẫn đến tử vong.
Cách 1: Người cấp cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ 1 chân vuông góc, đặt đầu trẻ trên đầu gối dốc xuống, một tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ nhẹ từ 1 -5 lần giữa 2 xương bả vai.
Cách 2: Đặt trẻ nằm sấp, vắt ngang vùng bụng sát cơ hoành lên một cẳng tay hoặc lên đùi người cấp cứu và tay kia vỗ vào hai xương bả vai từ 1 - 5 lần.
- Nếu sơ cứu, dị vật bật ra và trẻ hết khó thở, giáo viên cần theo dõi trẻ cho đến khi trẻ bình thường. Nếu trẻ không trở lại bình thường hãy tiến hành hô hấp nhân tạo và chuyển ngay đến y tế.
*** Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị sặc:
- Hãy đặt trẻ vào lòng, một tay đỡ lấy lưng trẻ, tay kia nắm lại thành quả đấm, ngón cái nằm trong, ấn mạnh vào trong và lên trên ở điểm giữa rốn và mũi ức 4 lần.
- Nếu vẫn không lấy được dị vật, cần áp miệng mình vào miệng trẻ và thổi nhẹ để không khí lọt qua chỗ bị tắc. Đồng thời hết sức nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
|
Phụ huynh đứng phía sau hoặc quì tựa gối vào lưng
trẻ, vòng 2 tay ngang thắt lưng, đặt một nắm tay vùng hõm ức, bàn tay
kia đặt chồng lên rồi đột ngột ấn mạnh theo hướng từ trước ra sau và từ
dưới lên 5 lần liên tiếp. |
|
|
|
Với trẻ nhỏ, đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh
tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2
xương bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn
ngực 5 lần. |
Một số thức ăn và đồ vật có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ:
* Thức ăn có dạng tròn như nho và kẹo cứng
* Thức ăn cứng như xúc xích và các loại hạt.
* Xương cá
* Thức ăn dính như bơ đậu phụng và caramen
* Những thức ăn mà bé thích dùng tay bỏ vào miệng như bỏng ngô, đậu phộng
* Đồng xu
* Bi
* Pin đồng hồ dạng tròn
* Bút hoặc nắp bút
* Bánh xe của đồ chơi cao su có kích thước nhỏ
* Viên bọt biển có thể nhét vừa miệng trẻ
* Cúc áo
* Nắp chai nhựa
* Đồ chơi nào có chu vi khoảng 2,5-3,5 cm hoặc chiều dài dưới 5c hoặc các đồ chơi có khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi
* Những túi hạt chống ẩm
Hình minh họa
Những tai nạn đáng tiếc bắt nguồn từ sự bất cẩn của người lớn như thế này luôn trong tình trạng báo động. Để ngăn chặn việc trẻ hóc dị vật đáng tiếc, tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc sau:
* Không cho trẻ chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ mà trẻ có thể ngậm và nuốt được.
* Không cho trẻ chơi một đồ chơi dành cho lứa tuổi lớn hơn.
* Không để đồng xu, các mảnh vụn đồ chơi, vật tròn, nhỏ trong nhà
* Tháo pin ra khỏi đồ chơi
* Tách hạt ra khỏi quả khi cho bé ăn...
* Không nên ép bé ăn trong lúc khóc, lúc cười
* Không bóp mũi khi cho trẻ uống thuốc vì đây chính là cách biến thức ăn thành dị vật.
* Cắt những thức ăn cứng hoặc thức ăn có dạng tròn thành những miếng mỏng hoặc mẩu nhỏ sao cho chúng không thể kẹt trong khí quản của bé.
* Khi nấu cháo cá, nên chọn loại cá to, ít xương, tốt nhất là chọn phần phi lê.
(St)