Cách làm bánh lọt đúng vị vô cùng đơn giản.
Cách làm bánh lọt:
1. Chuẩn bị một cái rổ thưa đường kính khoảng 25 - 30cm, lỗ đáy rổ lớn bằng cỡ đầu đũa ăn cơm hoặc một vật dụng tương tự. Một cái nồi đường kính vừa bằng đường kính rổ. Vợt, rá. nước lọc.
2. Nước pha bột:
Gồm nước lọc để pha bột cho màu trắng tự nhiên. Hoặc làm nước màu xanh theo cách dân dã VN bằng: 100gr lá dứa + lá bồ ngót rửa sạch, xay nhuyễn với 1/2 lít nước, lược qua rây bỏ xác, lấy phần nước màu xanh để sử dụng. Nếu ở nước ngoài khó tìm được lá dứa, lá bồ ngót các bạn chỉ cần vài giọt màu thực phẩm loại hay dùng để pha màu bánh kem. Dĩ nhiên sẽ không thơm mùi lá thiên nhiên được.
3. Nước đường:
Nấu tan 1/2kg đường với 1/2 lít nước cho đặc lại, tùy thích cho thêm 2 hoặc 3 gram vani vào nước đường.
4. nước cốt dừa:
500gr dừa nạo, cho vào một túi vải mỏng, châm vào 1,5 lít nước ấm, nhồi vắt kỹ lấy nước. Nếu không tiện có túi vải thì dùng một cái rây cũng được, đặt rây vào một cái tô, châm nước nóng vào, rồi nhồi ép lấy nước cốt dừa. Bắc lại nước cốt dừa lên bếp nấu sôi, cho vào 1/2 muỗng cà phê muối, để nguội. Các bạn ở nước ngoài có thể sử dụng nước cốt dừa đóng hộp.
5. Phân lượng bột: Sử dụng 5 phần bột gạo + 1 phần bột năng.
6. Làm bánh lọt: Chuẩn bị rổ thưa, thố nước lọc nguội, sạch. Xẻng phẳng. Dùng phân lượng bột để làm một ít bánh lọt với: 500gr bột gạo + 100gr bột năng. Hoà tan bột với khoảng 1/2 lít nước, nếu làm màu trắng thì dùng nước lọc; màu xanh thì dùng nước lá dứa (hoặc màu thực phẩm), lược lại nước bột qua một cái rây. Bắc nước bột lên bếp, nấu nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều tay cho bột chín đặc, lưu ý lửa kẻo cháy nồi. Đặt một cái rổ thưa, rổ có lỗ nhỏ chừng đầu đũa ăn cơm, lên trên miệng một thau nước lọc nguội sạch, trút bột còn nóng ấm vào rổ, dùng một cái xẻng thẳng ( người miền Nam hay gọi là cái sạn) ép mạnh bột, bột chín đặc nhưng vẫn chảy lọt qua rổ thành từng khúc, canh chừng sợi bột dài chừng 3 - 5cm thì dừng tay ép hoặc gõ mạnh tay vào thành rổ cho sợi bột tự đứt quãng, khúc bột rơi vào nước lọc nguội đi, đông lại thành sợi bánh lọt (con bánh lọt) với hai đầu nhọn mới đẹp, đạt yêu cầu. Nấu bột sao cho có độ đặc đạt yêu cầu như vậy cần phải làm thử một vài lần với từng ít bột. Nếu bột loãng quá thì chỉ cần bắc lên bếp nấu nhỏ lửa lại cho đặc thêm. Vớt bánh lọt ra để riêng, thăm chừng thố nước lọc nếu lền bột quá thì phải thay nước khác.
7. Phụ gia ăn kèm nếu thích:
- Đậu xanh đã đãi vỏ, nấu chín như nấu cơm, tán mịn nhuyễn.
- Đậu đỏ vo sạch, nấu chừng 1 lon đậu với 2 hoặc 3 lon nước + 1 muỗng cà phê muối, nấu chín đậu, nước sấp mặt đậu là vừa.
- Sương sa, sương sáo, cắt nhỏ, hột lựu ngâm nước cho nở mềm.
8. Trình bày món ăn:
Món bánh lọt truyền thống chỉ ăn với nước cốt dừa, nước đường thắng. Cho ít bánh lọt xanh trắng ra chén, châm vào ít nước cốt dừa với ít nước đường tùy ý muốn ngọt ít nhiều. Món bánh lọt cho thêm 1 - 2 muỗng cà phê đậu xanh tán là vừa ngon. Nếu cho thêm đậu đỏ, sương sa... nước đá bào thì người ta gọi là chè đậu đỏ bánh lọt.
9. Chú thích
Chất lượng bột sử dụng cùng độ chín đặc khi khuấy sẽ cho sợi bánh lọt mềm dẽo tự nhiên. Một số người làm theo cách như sau để làm cho sợi bánh lọt dai một cách khác hơn là pha vôi trắng ăn trầu với nước theo tỉ lệ 1 lít nước + 10gr vôi trắng, để nước lắng trong, dùng
nước này ngâm gạo qua nửa ngày rồi mới đem xay gạo thành bột hoặc pha bột khô với nước ngâm vôi này.
Chè bánh lọt:
Nguyên liệu:
300g bột gạo, 50g bột năn, một chén nước cốt lá dứa.
Nước đường: một chén đường + một chén nước.
Nước cốt dừa: 500g cơm dừa nạo + một lít nước ấm + một ống vani.
Đậu xanh: 100g đậu xanh cà.
Cách làm:
- Trộn đều bột năn và bột gạo, chia làm hai phần. Một phần hòa với nước lá dứa, thêm ít nước lọc để có bánh lọt màu xanh. Phần bột còn lại hòa với nước lọc vừa đủ để có bánh lọt trắng. Lược bột qua rây cho mịn. Cho riêng từng thứ vào nồi, khuấy chín trên lửa riu riu.
- Dùng một rổ có lỗ to vừa phải, đặt lên thau nước lạnh, tốt nhất là nước đá để các con bánh nóng không quến vào nhau. Trút bột đang còn nóng vào rổ, ép mạnh cho bột lọt qua rổ thành từng cọng bánh dài chừng 3cm. Vớt bánh lọt ra, cho vào một chậu nước đá khác cho bánh se lại.
- Nấu nước đường: nấu một phần nước một phần đường cho đến khi sôi, sánh vừa phải.
- Làm nước cốt dừa: vắt nước cốt dừa với một ít nước ấm, lấy một phần cốt, còn lại là nước dảo, cho lên bếp, nấu sôi nhỏ lửa, thêm ít bột năn cho sánh, cuối cùng cho vani.
- Đậu xanh ngâm mềm, nấu chín, đánh nhuyễn
- Cho bánh lọt vào ly, thêm vào hai muỗng đậu xanh đánh, chan nước đường, nước dừa vào, đập đá nhuyễn cho lên trên. Dùng lạnh.
Bánh lọt cốt dừa, tàu hũ
Bánh lọt một thời thương nhớ của mình. Ngày đó ở quê chỉ biết ăn bánh lọt, bánh lá, bánh chuối hấp… bằng bột gạo là chủ yếu. Sau này thấy các chị em trên nét cũng làm mà lại làm bằng bột năng, bột sắn dây. Mình không thích lắm cũng không biết thích không nữa vì không có làm thử. Thôi kệ mình cố hủ vậy đi.
Lâu lâu lại đem bột gạo ra và làm bánh lọt, nhớ ngày xưa kinh khủng.
Bánh nhày xưa thì chỉ làm theo lượng
- Bột bột gạo thì 2,5 lượng nước. Ví dụ 1 chén nhỏ bột gạo thì 2,5 chén nước.
- Chút muối, đường.
- Nước đó dùng xay với lá dứa và lượt vào.
- Khuấy lên. cho đặt lại. Mịn va dẻo và đen ra đè cho lọt bánh xuống.
PS
Tuy nhiên bột đó là bột gạo cũ nên nó dai dai, còn bột gạo mua bên này bột mịn nên cho thêm chút bột năng chứ không thì nó bở lắm. Nếu thích mùi cốt dừa trong bánh thì cho chút nước cốt dừa vào. Con bánh lọt sẽ bóng hơn.
- Nếu thích con bánh lọt dài thì khoảng cách bột và nước xa một chút. Và ngược lại vì khi bánh lọt xuống đụng nước thì bánh xẽ đứt ra.
- ăn kèm với nước đường thắng và cốt dừa.
- Có thể cho thêm đậu hũ non.
Cách làm bánh chuối nướng nước cốt dừa
Cách làm bánh bao xá xíu
Cách làm bánh xèo thơm phưng phức
Cách làm bánh bột lọc ngon
Cách làm bánh bông lan đơn giản
(St)