Thời tiết thay đổi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung hay phải gánh chịu đợt mưa lũ ngập lụt kéo dài, môi trường sống ẩm thấp là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh mà trẻ em hay mắc phải. Trong đó, phải kể đến viêm phế quản phổi là một trong số các bệnh hay gặp khi thay đổi thời tiết.
Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, đang mắc các bệnh khác như cảm cúm, sởi… rất dễ mắc viêm phế quản phổi. Tác nhân gây bệnh ban đầu là virut, sau bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.
Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp diễn lan toả cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, thường do các tác nhân virut khởi đầu, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai.
Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi rất dễ bị viêm phế quản phổi. Bệnh viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát trẻ chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể lại bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này, trẻ thấy khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang tuổi bú có những triệu chứng lâm sàng rất sơ sài nhưng bệnh thường rất nặng vì thế các dấu hiệu trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ hoặc sốc, sùi bọt mép… là phải cho trẻ tới trung tâm y tế ngay.
Điều trị
Dùng kháng sinh có thể uống, tiêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nhưng tốt nhất nên dùng dưới dạng siro và nên cho trẻ uống trước khi bú, khi ăn như thế tránh để trẻ bị kích thích tiêu hoá gây nôn trớ thức ăn. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống nên đưa trẻ tới bệnh viện để có điều kiện chăm sóc, điều trị tích cực hơn.
Chăm sóc trẻ
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, nên chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu để tránh khi các dấu hiệu bệnh toàn phát, trẻ bị nặng hơn sẽ khó chữa, thậm chí sẽ dẫn tới tử vong. Ngay từ khi có thai, các bà mẹ nên tuân thủ đúng chế độ để tránh trường hợp sinh non, trẻ sẽ nhẹ cân. Bởi vì, những đứa trẻ này khi sinh ra dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phế quản phổi.
Thực hiện tốt các chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Đảm bảo môi trường ở sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nếu trẻ không tự bú thì phải vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa. Bên cạnh đó, việc bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống oresol) là việc làm cần thiết.
Không nên chườm ấm hay chườm lạnh, tránh làm tăng nhu cầu ôxy. Bị viêm phế quản phổi, trẻ bị ho sẽ rất rát cổ, làm dịu họng trẻ bằng cách cho trẻ dùng nước quất, lá hẹ, hấp với mật ong, (cả 3 thứ đó cho vào chén, hấp cách thuỷ). Khi trẻ phải sử dụng kháng sinh dứt khoát phải tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn bình thường cho con (bú mẹ, ăn sữa bằng thìa cốc nếu trẻ không bú được, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm…) cho ăn thức ăn lỏng, uống đủ nước (hoa quả, dung dịch oresol). Khi trẻ sốt cao trên 38o5, phải hạ nhiệt bằng paracetamol.
Phòng bệnh
Viêm phế quản phổi được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày trẻ sẽ đỡ và khỏi hẳn bệnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc sau khi khỏi bệnh rất quan trọng phòng tránh việc tái phát bệnh. Lúc này nên giữ ấm, giữ vệ sinh cơ thể trẻ, cho trẻ ở trong phòng sạch sẽ, thoáng mát, bảo đảm ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu thời tiết chuyển mùa đột ngột phải giữ ấm cho trẻ, không nên để trẻ ngấm ngược nước tiểu, mồ hôi vì thế cần phải thay tã lót ngay khi bị ướt. Nếu trẻ hay bị viêm họng, viêm amidan thì phải điều trị triệt để, dứt điểm. Trong khi trẻ bị viêm phế quản phổi, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.
Nguyên nhân
Hút thuốc lá, thuốc lào: 88% số người nghiện hút thuốc bị viêm phế quản mạn tính. Khói thuốc lá làm giảm vận động tế bào có lông của niêm mạc phế quản, ức chế chức năng đại thực bào phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu Protein. Khói thuốc lá còn làm co thắt cơ trơn phế quản.
Bụi ô nhiễm: SO2, NO2. Bụi công nghiệp, khí hậu ẩm ướt, lạnh.
Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virut, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển.
Cơ địa và di truyền: dị ứng, người có nhóm máu A dễ bị viêm phế quản mạn tính, Thiếu hụt IgA , hội chứng rối loạn vận động rung mao tiên phát, giảm a1Antitripsin.
Yếu tố xã hội: cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.
Dấu hiệu nhận biết
Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml (đầy một đáy bao diêm) về sau tăng nhiều hơn.
Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác "trống hơi" nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
Viêm phế quản có 2 thể:
Thể viên phế quản cấp: thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn, bị các bệnh nhiễm vi-rút hoặc hít phải các hóa chất kích thích niêm mạc phế quản. Loại này điều trị thường khỏi hẳn không để lại di chứng lâu dài.
Thể viêm phế quản mãn: Bệnh diễn biến lâu dài, bị ít nhất 3 tháng trong 1 năm và như vậy kéo dài trên 2 năm. Loại này thường để lại hậu quả là giãn phế quản, phế nang, ảnh hưởng đến tim. Biểu hiện chủ yếu là ho có đàm, khó thở khi gắng sức nghe phổi luôn có ran ẩm, có khi có cả ran rit, ngáy…
Điều trị: từng đợt gồm kháng sinh, giảm ho, long đờm, thuốc giãn phế quản nếu có khó thở. Nhưng quan trọng hơn cả là chế độ ăn uống sinh hoạt:
- Vệ sinh môi trường nhà ở chống bụi khí công nghiệp.
- Bỏ hút thuốc.
- Tập thể dục, nhất là tập thở.
- Vỗ rung lồng ngực.
- Vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày bằng súc miệng nước muối sinh lý 9/1000.
Trường hợp của ba bạn nên đi làm thêm các xét nghiệm: Công thức máu, xét nghiệm đờm, chụp X-quang tim phổi, đo chức năng hô hấp để xác định giai đoạn và thể loại bệnh, từ đó BS điều trị mới đưa phương pháp điều trị phù hợp được.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), được coi là viêm phế quản mãn tính khi bị ho và khạc đờm ít nhất 3 tháng trong 1 năm, tình trạng này kéo dài trên 2 năm. Biến chứng của viêm phế quản mãn thường để lại hậu quả là bệnh phổi phế quản mãn tính tắc nghẽn, giãn phế quản và tâm phế mãn. Nếu viêm phế quản mãn tính do hút thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư phổi rất cao.
Về điều trị: Viêm phế quản mãn tính đơn thuần chỉ ho, khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi thì có thể điều trị khỏi. Viêm phế quản mãn tính thể tắc nghẽn và thể tiết nhày thì phải điều trị theo từng đợt cấp hoặc khi có bội nhiễm phế quản.
Muốn xác định đúng tình trạng bệnh, người bệnh cần phải được khám trực tiếp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Dự phòng: Bỏ hút thuốc, tránh lạnh, tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng xúc họng, nhỏ mũi, điều trị dứt điểm các bệnh về tai - mũi - họng, tập thể dục thường xuyên, nhất là tập thở.
Mẹo chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm
Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng
Bí quyết làm đẹp da toàn thân hiệu quả
Bí quyết làm đẹp da dân gian
Cách tính tuổi kim lâu theo phong thủy
Cách tính tuổi thai nhi chính xác giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trong thời kì bầu bí
Sá sùng xào su hào món ngon bổ dưỡng cho quý ông
Các cung theo ngày sinh
Văn hóa truyền thống của Nhật Bản
Khi trẻ sơ sinh bị trớ nhiều các mẹ nên chú ý
Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào
Tự làm kính thiên văn đơn giản
Tự làm kính 3D thưởng thức không khí rạp chiếu phim tại gia
Tự làm móc treo quần áo
Các cách tránh thai hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Phá thai bằng thuốc có an toàn không?
Tự nhuộm highlight cho tóc cực xinh, cực mode, lại tiết kiệm
Cách làm chạo tôm ngon
Nghệ thuật gấp giấy Origami hoa
Cách trị mụn trên lưng hiệu quả, tuyệt đối an toàn
Làm thế nào để học giỏi
Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh
Cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhất
Cách làm bánh phở cuốn cực ngon
Cách sử dụng la bàn trong phong thủy
Bí quyết làm đẹp da mặt đơn giản
Bí quyết làm đẹp da mùa đông
Bí quyết làm đẹp của Từ Hy Thái hậu
Bí quyết làm đẹp của Hồ Ngọc Hà
Bí quyết làm đẹp của người xưa
Bí quyết làm đẹp của người Trung Quốc
Bí quyết làm đẹp của Giáng My hoa hậu đền Hùng
Bí quyết làm đẹp của Minh Hằng
Cách làm mồi câu cá
Cách nấu chè đậu ván
Các kiểu tóc ngang vai đẹp
Cách nấu chè đậu xanh ngon ơi là ngon
Cách làm tinh dầu sả sảng khoái
Cách thắt bím tóc xương cá cực đẹp
Trang phục truyền thống của người Việt
Cách làm tinh dầu bưởi giúp bạn thêm thư thái
Cách xả stress giúp bạn vui sống thả ga
Những câu nói hay về cuộc sống
Những câu nói hay về tình yêu
Những câu nói hay về tình bạn
Những câu nói hay về tình cảm gia đình
Cách nấu cháo ếch Singapore thơm lừng
Cách nấu cháo cá chép ngon bổ
Cách làm gỏi đu đủ tôm thịt
Cách nấu cháo cá ngon, không bị tanh
Cách nấu cháo lươn cho bé với rau gì để đảm bảo an toàn
Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp
(ST).