Tìm hiểu về bệnh sốt siêu vi

seminoon seminoon @seminoon

Tìm hiểu về bệnh sốt siêu vi

18/04/2015 07:45 PM
4,695

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết sốt siêu vi là gì, có nguy hiểm không, phòng và trị bệnh này như thế nào? Dưới đây là những giải đáp của BS Vũ Thị Thu.

tre-sssv.jpg

Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhi nhiễm siêu vi là sốt cao 39-40oC kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não.

Trường hợp trẻ sốt cao nên lau mát cho trẻ bằng cách dùng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt trẻ 2oC để lau trán, mặt, cổ, nách, bẹn, lưng, bụng trẻ. Không nên dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn (nhét viên hạ sốt vào hậu môn).

Siêu vi có thể gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm gan... Và mỗi loại siêu vi có áp lực với những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra những bệnh khác nhau. Sốt là biểu hiện của một bệnh nào đó, có thể nặng nhẹ tùy theo nhiều yếu tố như loại vi rút, độc lực vi rút... Vì vậy, khi trẻ sốt cao đột ngột thì phụ huynh cần hạ sốt ngay cho trẻ, sốt siêu vi có một số triệu chứng giống viêm não, viêm não Nhật Bản, do vậy thấy trẻ có các triệu chứng như trên các bậc cha mẹ không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh và kịp thời. Để tránh những di chứng đáng tiếc của bệnh viêm não.

Về nguyên tắc, bệnh nhân nhiễm siêu vi không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng tổng thể trạng cho bệnh nhân, chống các cơn co giật, sốc (trong bệnh sốt xuất huyết)... hoặc điều trị các biến chứng nếu có.

Trẻ sốt siêu vi thông thường có thể sẽ khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, không nên để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Trường hợp trẻ sốt do bệnh sốt xuất huyết, sau 3 ngày bác sĩ mới chỉ định thử máu, vì thời điểm này mới cho kết quả đúng. Vì vậy, trẻ sốt trong 1-2 ngày đầu, phụ huynh không nên nóng lòng yêu cầu thử máu để xác định bệnh sốt xuất huyết. Tốt nhất là khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa đến bác sĩ và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.

Để phòng sốt siêu vi cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt, trứng, đậu, rau củ quả, trái cây...), sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.

- Cho trẻ ăn chín, uống sôi; tạo môi trường ở thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối với trẻ mới biết bò, biết đi, nên rửa tay, chân thường xuyên cho trẻ, không để trẻ ngậm tay chân, đồ chơi đã rơi xuống nền nhà.

- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, ra ngoài lúc mưa, nắng nóng, không nên để trẻ ở lâu trong phòng có máy lạnh.

Thời tiết vào hè kèm mưa đầu mùa kéo theo dịch sốt siêu vi hoành hành. Người lớn và cả trẻ em đều có thể nhiễm bệnh, cao điểm đợt dịch rơi vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Sốt siêu vi có khác sốt phát ban?

Sốt phát ban thật ra cũng chính là sốt siêu vi. Tất cả những bệnh nào có gây sốt mà chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác thì đều được gọi chung là sốt siêu vi, ví dụ viêm họng, viêm a – mi – đan…

Triệu chứng thường gặp là sốt cao từ 39 độ trở lên, nhức đầu, đau mỏi cơ, suy nhược, mệt mỏi, ho, đau họng, phát ban và tắc nghẽn xoang. Ngoài ra cũng có thể gặp ra mồ hôi nhiều, ớn lạnh, tiêu chảy, ói mửa, dạ dày khó chịu. Với sốt phát ban nặng, bạn có thể nổi hạch, người nổi dày đặc những nốt ban nhỏ li ti ẩn dưới da và gây ngứa.

Điều trị sốt siêu vi thế nào?

Cơ chế của sốt siêu vi là tự khỏi trong vòng 1- 2 tuần. Việc dùng thuốc chủ yếu là điều trị các triệu chứng do siêu vi gây ra như thông mũi, giảm ho, giảm đau đầu, đau cơ… Thuốc hạ sốt có thành phần acetaminophen được xem là thuốc hạ sốt phổ biến thường được dùng trong các trường hợp này.

Tự chăm sóc bản thân

Cách tốt nhất để vượt qua sốt siêu vi là chăm sóc bản thân tại nhà một cách hợp lý. Nên uống nhiều nước lọc, uống thêm nước cam, chanh hoặc bổ sung vitamin C để nâng sức đề kháng của cơ thể. Nhỏ nước muối sinh lý và súc miệng bằng nước muối cũng là biện pháp giúp mau khỏi bệnh hơn. Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh ăn cay và nhiều dầu mỡ dễ gây kích thích làm tăng thêm sự khó chịu ở dạ dày. Có thể xông bằng lá cây tại nhà để mang lại cảm giác thư giãn và làm thông vùng xoang cho dễ chịu.

                                                                                                          

Rất nhiều người thắc mắc về quan niệm thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị sốt siêu vi. Thật ra trong các trường hợp bệnh do sốt siêu vi gây ra như viêm họng, viêm a – mi – đan nếu bị bội nhiễm mà không dùng kháng sinh điều trị thì khiến bệnh kéo dài, cơ thể mỏi mệt và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn như nhiễm trùng máu. Kháng sinh được chia làm hai loại: kháng sinh chậm (gramm dương) và kháng sinh nhanh (gramm âm). Kháng sinh chậm giúp ngấm vào máu tiêu diệt hết siêu vi, trong khi loại kháng sinh nhanh không làm được. Vì siêu vi sống trong các mao mạch, nên người bệnh nếu uống nước lạnh hay đi ngoài gió khiến cho lỗ chân lông và mao mạch co lại, siêu vi sẽ sống lâu hơn trong cơ thể. Cần uống nước ấm để mao mạch giãn ra, siêu vi dễ bị tiêu diệt, giúp bạn nhanh khỏi bệnh.

Trong những ngày gần đây, tình trạng bệnh sốt xuất huyết lan nhanh và bùng phát thành dịch ở nhiều nơi. Những bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu vẫn là trẻ em, nhưng đặc biệt số lượng người lớn mắc bệnh năm nay cũng tăng đột biến so với các năm trước. Vì vậy việc phòng và chống căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này đang trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa có những hiểu biết cần thiết về bệnh sốt xuất huyết và còn có những nhìn nhận sai lầm về căn bệnh này.
Muỗi vằn là nguồn truyền bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Inmagine

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

Sốt xuất huyết cũng là một dạng bệnh do siêu vi trùng gây ra như một số loại bệnh thường gặp khác (viêm não, viêm màng não, viêm đa khớp, phát ban…). Đây đều là những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong và thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài ra còn có một dạng bệnh sốt siêu vi khác có thể gây ra trạng thái sốt cấp tính (đột ngột) nhưng lành tính với thời gian ngắn khoảng từ 3 đến 7 ngày.

Dù những tác động của những loại bệnh này gây ra khác nhau đối với bệnh nhân, nhưng về cơ bản, các bệnh có nguồn gốc do siêu vi trùng gây ra thường làm xuất hiện một số triệu chứng tương tự nhau ở người bệnh:
- Ban đầu bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh, rùng mình. Sau vài giờ thì xuất hiện tình trạng sốt.
- Người bệnh thường sốt đột ngột, nhiệt độ tăng nhanh có thể tới 39-40 độ C.
- Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao liên tục suốt ngày đêm (thường nhiệt độ tăng cao về trưa, chiều và đêm). Mặc dù sốt nóng và cao từ 39-40 độ C nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy gai lạnh.
- Đau nhức đầu, chủ yếu hai bên thái dương và sau gáy
- Cảm giác nhức nóng hai hố mắt

- Đau mỏi cơ khớp toàn thân, ngại vận động.
- Ho khan, cảm giác khô rát hầu họng
- Đôi khi có ít chấm xuất huyết nhỏ dưới da, thường gặp ở mặt trong cánh tay, mặt trong đùi.
- Tiểu tiện ít hơn so với bình thường, nước tiểu vàng sẫm màu.

- Thường bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Bệnh nhân thường hạ nhiệt từ từ rồi trở lại thân nhiệt bình thường vài ngày sau đó.
Do có những dấu hiệu giống với các loại bệnh sốt siêu vi khác nên không ít người nhầm lẫn sốt xuất huyết với sốt siêu vi, chỉ dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp chăm sóc thông thường (chườm lạnh, lau mát cơ thể bằng khăn nhúng nước ấm…) mà không đến bệnh viện điều trị. Đến khi bệnh trở nặng (thường là vào ngày thứ 6 kể từ khi nhiễm bệnh, kèm theo các dấu hiệu như sốc và xuất huyết dưới da) mới đến bệnh viện điều trị thì đôi khi quá muộn. Vì vậy, việc nhận biết và điều trị kịp thời căn bệnh này là rất cần thiết.

Bác sĩ Trần Thị Việt, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TPHCM, cho biết năm trước vào thời điểm này các bác sĩ còn có thời gian rảnh để chuẩn bị cho đợt điều trị bệnh sốt xuất huyết (bệnh gặp nhiều trong mùa mưa).

Năm nay, số bệnh nhân nhập viện tăng cao đột ngột (khoảng 130 trẻ/ngày), trong đó có rất nhiều trẻ bị nhiễm siêu vi (dân gian thường gọi là cảm cúm). Số trẻ đến khám tại 2 BV nhi của TPHCM những ngày qua đạt mức kỷ lục. Tại BV Nhi Đồng 1 có ngày lên tới hơn 4.600 trẻ đến khám và ở BV Nhi Đồng 2 là hơn 3.800 trẻ. Điều đáng lưu ý là rất nhiều trẻ trong số này mắc bệnh nhiễm siêu vi.

Mùa nhiễm siêu vi

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, giải thích hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa nên môi trường rất thuận lợi cho siêu vi phát triển. Hơn nữa, vào giai đoạn chuyển mùa sức đề kháng của cơ thể trẻ lại kém nên rất dễ mắc bệnh. Bác sĩ Khanh khẳng định hiện đang là mùa của bệnh nhiễm siêu vi. Siêu vi có rất nhiều loại nhưng hiện mới chỉ xác định được một số loại.

Nhiễm siêu vi là bệnh cấp tính, lây lan nhanh. Biểu hiện thường gặp nhất là trẻ sốt cao đột ngột (39oC-40oC), biếng ăn, đau cơ, mệt mỏi... Siêu vi có thể tấn công vào cơ thể trẻ qua 3 đường: 1. Hô hấp (trẻ sẽ có biểu hiện ho, sổ mũi...); 2. Tiêu hóa (có biểu hiện tiêu chảy, nôn ói); 3. Qua da do muỗi chích (sốt cao, ít kèm theo ho). Trẻ dưới 6 tuổi thường bị nhiễm siêu vi do sức đề kháng kém, còn người lớn ít bị nhiễm bệnh này vì lúc nhỏ từng mắc bệnh nên đã miễn dịch.

Thấy dấu hiệu lạ, đưa trẻ đến BV ngay

Trên thực tế, rất nhiều bậc cha mẹ tỏ ra rất lo lắng khi thấy trẻ sốt cao. Ngược lại, có người lại quá thờ ơ vì cho rằng bệnh nhiễm siêu vi có thể tự khỏi. Theo bác sĩ Khanh thì cả 2 thái độ này đều không đúng. Thật ra phần lớn trẻ mắc bệnh nhiễm siêu vi sẽ tự khỏi, nên các bà mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu.

Với trẻ bị ho nên cho uống thuốc giảm ho thông thường. Tuy nhiên, cũng phải theo dõi những biến chứng và dấu hiệu của bội nhiễm vi trùng như co giật, lừ đừ thay đổi tri giác, thở co lõm, tím tái, sốt quá cao mà không thể hạ sốt, nôn ói nhiều, trong phân có máu, mắt trũng, xuất hiện những chấm xuất huyết ở da. Khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện này cần đưa trẻ đến nhập viện ngay để tránh những hậu quả nặng nề.

Để trẻ ít có nguy cơ mắc bệnh nhiễm siêu vi, bác sĩ Việt khuyên các bậc cha mẹ tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh, giữ ấm cho trẻ, không để trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều, bảo đảm vệ sinh ăn uống cho trẻ, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ. Khi thấy trẻ sốt cao nên đưa trẻ đi khám để phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết, viêm não...

Ngay trong cái tên đã cho mình biết rồi, là do siêu vi trùng hay còn gọi là virus gây ra.

Người ta đã biết có rất nhiều virus Arbo gây nhiễm khuẩn cho người, có hoặc không có biểu hiện lâm sàng (triệu chứng). Cho đến nay người ta biết có hơn 100 chứng virus Arbo gây bệnh ở người. Tuỳ theo mối liên quan kháng nguyên, hình thái học và cơ chế sao mã mà chia thành ba họ chính sau:
1. Togaviridae (Alphavirut)
2. Flaviviridae (Flavivirut)
3. Bunyaviridac (Bungarirut; Phlebovirut)

3 họ Arbo này gây nhiễm khuẩn cho người với 4 hội chứng lâm sàng chính như sau:
1. Bệnh cấp tính của hệ Thần kinh Trung ương; viêm não, màng não với các mức độ khác nhau từ lơ mơ, bán mê, hôn mê, liệt và tử vong.
Ví dụ: Trong bệnh viêm não Nhật Bản do virus Arbo thuộc họ Flaviviridae.

2. Các trạng thái sốt cấp tính (đột ngột) nhưng lành tính với thời gian ngắn khoảng từ 3 đến 7 ngày.
Có thể có hoặc không xuất huyết trên da, kèm theo một số dấu hiệu cơ năng như đau nhức đầu, tê buồn cơ khớp.
Ví dụ: Virus Chikungunya thuộc họ Togaviridae gây sốt cao đột ngột, nhức mỏi cơ khớp và phát ban.

3. Các bệnh sốt xuất huyết, bao gồm các bệnh sốt cấp tính có biểu hiện xuất huyết ngoài da hoặc nội tạng và kết hợp với tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch và gây sốc.
Tỷ lệ tử vong cao - kèm theo các dấu hiệu cơ năng là đau đầu, đau nóng hai hố mắt, đau mỏi cơ khớp.
Ví dụ: Trong bệnh sốt xuất huyết Dengne do virus Dengue typ 1.2.3.4 thuộc họ Flaviviridae.

4. Viêm đa khớp và phát ban, có thể có hoặc không có sốt, thời gian sốt không xác định - bệnh thường lành tính. Tác nhân gây bệnh có thể khác nhau nhưng bệnh nhân sốt siêu vi trùng đều có chung những biểu hiện lâm sàng:
- Khởi đầu Bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh, rùng mình
Sau vài giờ xuất hiện sốt
Đặc điểm sốt: Sốt nóng đột ngột, nhiệt độ tăng nhanh có thể tới 39-40oC.
Sốt cao liên tục suốt ngày đêm (thường nhiệt độ tăng cao về trưa - chiều và đêm) mặc dù sốt nóng và cao 19-40oC nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy gai lạnh (vẫn muốn đắp chăn).
Đau nhức đầu: chủ yếu hai bên thái dương và sau gáy
Cảm giác nhức nóng hai hố mắt (Bốc hoả)
Đau mỏi cơ khớp toàn thân - ngại vận động
Ho khan, cảm giác khô rát hầu họng
Da: Chủ yếu có xung huyết da. đôi khi có ít chấm xuất huyết nhỏ dưới da thường gặp mặt trong cánh tay, mặt trong đùi.
Tiểu tiện: it hơn so với bình thường, nước tiểu vàng sẫm mầu.
Đại tiện: Thường táo bón. đôi khi phân nát hoặc ỉa lỏng.
Diễn biến bệnh thường từ 3 đến 7 ngày.
Giai đoạn hạ nhiệt: Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh - Thường hạ nhiệt từ từ: nhiệt độ hạ dần và trở về bình thường:
Hiếm gặp hạ nhiệt đột ngột
Giai đoạn lại sức Sau hết sốt, bệnh nhân ăn thấy ngon miệng hơn.
Hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu kéo dài khoảng 01 tuần.

Điều trị sốt siêu vi trùng, lưu ý các biện pháp sau: Bù nước điện giải. hạ sốt, điều trị các triệu chứng khác (co giật...) và truyền dịch khi cần thiết. Cần lưu ý thêm: các loại kháng sinh không phải là liệu pháp loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

Sốt siêu vi trùng do vật truyền bệnh chủ yếu là muỗi, nên cách phòng bệnh tốt nhất là tránh muỗi đốt

Nguồn: vuonthieunien.com

Về nguyên tắc, bệnh nhân nhiễm siêu vi không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng tổng thể trạng cho bệnh nhân, tìm cách hạ sốt, bồi dưỡng sức khỏe và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

1. Sốt siêu vi là gì ?

  • Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau.
  • Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đố với trẻ em.
sốt siêu vi

2. Triệu chứng sốt siêu vi.

Sốt cao

  • Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt siêu vi, thường từ 38-39 độ C, thậm chí lên đến 40-41 độ C.

Đau đầu

  • Đây cũng là biểu hiện thường gặp của sốt siêu vi, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ hội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.
  • Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh.
  • Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp.
  • Đối với trẻ em, một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo…Bệnh nhân sốt siêu vi có thể chảy mũ tai hoặc tai có nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.

Viêm đường hô hấp

  • Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…

Viêm kết mạc mắt

  • Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt, mắt người bệnh lờ đờ.

Nôn

  • Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, người lớn cũng có thể nôn mửa, chủ yếu là do viêm họng, kích thích chất nhầy.

Phát ban

  • Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt siêu vi, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.

Đau nhức mình mẩy

  • Thường xảy ra ở trẻ em ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Người lớn cũng có thể có triệu chứng này.

Rối loạn tiêu hóa

  • Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, chất nhầy.

Viêm hạch

  • Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

3. Điều trị sốt siêu vi

Các bệnh do sốt siêu vi gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

  • Hạ sốt : Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.
  • Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
  • Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
  • Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
  • Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
  • Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sốt siêu vi : Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.
  • Sốt siêu vi dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường.

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi bị sốt siêu vi 2 ngày nay rồi tôi đã đi tiêm và uống thuốc hạ sốt.nhưng tôi đang nuôi con nhỏ bé được 10 tháng rồi vẫn còn bú.làm thế nào để tôi khỏi lây sang bé.xin các bác sĩ giúp tôi.tôi xin chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Tôi bị sốt mấy ngày, có chấm xuất huyết trên mặt trong tay, phần đùi,người mệt, nhưng không đau đầu, nghi là sốt xuất huyết đi khám bệnh viện,làm xét nghiệm thì tiểu cầu bình thường, bác sĩ kết luận bị sốt siêu vi .Vậy xin hỏi trường hợp này có phải là sốt siêu vi không ạ .
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Sot sieu vi co bi benh thap khop khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Sốt siêu vi có bị thấp khớp không?Tôi thay nhiều người bị sốt siêu vi hay bị phù chân tay và nhức nữa?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Sôt siêu vi sau khi nôi ban may ngay moi lan ban va het benh?
Đó là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau bạn ạ
tại sao tôi hết sốt bây giời lại đi cầu lông là nguyên nhân gì
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
sau khi hết sốt siêu vi thì tôi bị đi cầu là lý do gì
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Sau khi hết sốt bị đi cầu thì do cơ thể bị thay đổi trong quá trình ôm,.tốt nhất nên đi khám
bac si cho e hoi e nam nay 30 tuoi di kham va xet nghiem o benh vien bac si noi e bi sot sieu vi.ma e thay hai ben ma e sung len an gi ma nhai la rat dau na.nho bac si tu van dum em
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý