Tìm hiểu về bệnh sỏi tiết niệu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tìm hiểu về bệnh sỏi tiết niệu

18/04/2015 07:45 PM
306
Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khỏe người bệnh.

Bệnh gây ra do nhiều yếu tố: di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống - sinh hoạt không hợp lý, người bệnh nằm lâu ít vận động... Sỏi tiết niệu thường gặp trong độ tuổi lao động, ở nam nhiều hơn ở nữ.

Triệu chứng

- Cơn đau quặn thận: Sỏi được hình thành một cách âm thầm và thường chỉ được phát hiện lần đầu bởi cơn đau quặn. Bệnh nhân lên cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động mạnh (chạy nhảy, đi xe trên đường xấu...), khiến sỏi di chuyển tới chỗ chít hẹp, gây tắc đường niệu. Triệu chứng sẽ lui dần sau khi nghỉ ngơi và đi tiểu được.

- Đái buốt, nước tiểu có máu: Tùy theo mức độ tổn thương đường niệu, nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến đỏ toàn bãi.

- Viêm đài bể thận do ứ nước tiểu: Bệnh nhân bị đái đục, đau vùng lưng - thắt lưng. Đại đa số trường hợp có sốt cao, rét run; nếu muộn có thể có phù, nôn mửa, ăn không ngon miệng ...Vì khả năng hoạt động bù trừ của thận rất tốt, nên có trường hợp chỉ phát hiện ra bệnh sỏi khi có dấu hiệu của viêm đài bể thận.

Tiến triển

Sỏi tiết niệu gây tắc đường niệu nên có thể dẫn tới nhiều biến chứng: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn.... Bệnh nhân có thể tử vong. Bệnh thường phát triển ở cả 2 bên và hay tái phát. Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ bị suy giảm, gây tăng huyết áp.

Xử trí

Cơn đau quặn đồng nghĩa với việc đường niệu bị tắc và căng giãn, tạo nên cơn co thắt để tống viên sỏi đi. Bệnh nhân cần cố gắng nghỉ ngơi ở tư thế dễ chịu nhất, giảm đau bằng cách day, bấm huyệt vùng lưng - thắt lưng và đi khám bác sĩ. Có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của thầy thuốc. 

Tùy nguyên nhân gây bệnh, có thể áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau như: dùng máy tán sỏi, máy nội soi, phẫu thuật tạo hình đường niệu...

Phòng bệnh

Do bệnh rất hay tái phát nên việc phòng bệnh là rất cần thiết:

- Chủ động phòng tránh các yếu tố có nguy cơ gây nhiễm trùng đường niệu, uống đủ nước (nhất là vào mùa nóng, khi lao động nặng). Không nén nhịn lâu khi buồn đi tiểu. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, dắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu sẵn có như râu ngô, mã đề...

- Khi phát hiện bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, nên uống nhiều nước để mỗi ngày bài tiết được hơn 1,5 lít nước tiểu.

- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu đã bị sỏi, tránh các biến chứng.

Theo ước tính Việt Nam có 3% dân số (2,5 triệu người) mắc sỏi tiết niệu trong năm 2010 và có xu hướng ngày càng gia tăng. Hầu hết những người bị sỏi tiết niệu ở vào khoảng 40-50 tuổi. Có nhiều yếu tố gây bệnh sỏi tiết niệu như: di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường tiết niệu, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý...

Hình ảnh sỏi thận.

Sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu được hình thành do sự lắng đọng của một số tinh thể trong nước tiểu ở đường niệu. Tùy theo vị trí, bệnh được gọi tên khác nhau như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Sỏi đường niệu hay xảy ra ở người lớn tuổi và rất hay tái phát.  Bệnh dễ gây ra tắc nghẽn đường tiểu và từ đó gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn tiểu, nặng hơn có thể gây thận ứ nước và suy thận mạn, một biến chứng gây tàn phế suốt đời cho bệnh nhân. Ngoài ra, sỏi niệu nhất là sỏi niệu quản thường gây ra cơn đau quặn thận…Chính vì vậy, bệnh sỏi đường niệu đã và đang là vấn đề  được mọi người quan tâm.

Biểu hiện của bệnh:

- Người bệnh rất đau đớn mỗi khi đi tiểu. Tiểu buốt, gắt, tiểu són, nước tiểu màu hồng do có sự hiện diện của máu.

- Bệnh nhân sẽ sốt cao nếu sỏi đường tiết niệu bị nhiễm trùng.

- Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh có thể có cảm giác ớn lạnh, lạnh run, buồn nôn và  khi sốt.

Do hình thành một cách âm thầm và đến khi sỏi to bệnh nhân lên cơn đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động mạnh, khiến sỏi di chuyển tới chỗ chít hẹp, gây tắc đường niệu.

Nên uống nhiều nước để phòng ngừa sỏi thận.

Bệnh có nguy hiểm?

Sỏi tiết niệu gây tắc đường niệu nên có thể dẫn tới nhiều biến chứng: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn....Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ bị suy giảm, gây tăng huyết áp…Bệnh nhân có thể tử vong. 

Bệnh sỏi niệu có thể phòng ngừa?

Do bệnh rất hay tái phát nên việc phòng bệnh là rất cần thiết. Theo các chuyên gia khoa tiết niệu cho biết: "Chế độ thực phẩm trong ăn uống và vận động khiến cấu tạo của sỏi tiết niệu ở nhiều người rắn chắc nên thường gây khó khăn cho việc điều trị. Với những bệnh nhân đã phẫu thuật cần lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày hợp lý, không quá nhiều các sản phẩm có canxi và các chất có thể gây sỏi... Không nén nhịn khi buồn đi tiểu. Nên uống nhiều nước khoảng 2 lít nước để mỗi ngày bài tiết được hơn 1,5 lít nước tiểu. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, dắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu sẵn có như râu ngô, mã đề...

Cần  khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu đã bị sỏi, tránh các biến chứng.

Bệnh sỏi tiết niệu là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra mà chúng ta chưa hiểu biết hết song để nhận biết được bệnh và phòng ngừa mọi người có thế tìm hiểu một số nguyên nhân sau:

     Các tinh thể có thể kết tủa lại: Các chất thoái biến của cơ thể hòa tan trong nước tiểu để được đưa ra ngoài vì một lý do nào đó kết tủa lại và tạo sỏi; Khí hậu nóng bức gây đổ mồ hôi nhiều khiến nước tiểu trở thành cô đặc dễ tạo sỏi; Nhiễm trùng niệu dễ gây kết tụ sỏi; Một số thực phẩm chứa nhiều chất calcium, oxalat, acid uric… Nếu ta ăn nhiều quá dễ tạo sỏi; Những bất thường trong hệ niệu gây trở ngại làm chậm dòng nước tiểu hoặc bế tắc đường tiểu sẽ gây tích tụ sỏi.

I. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Về điều trị sỏi tiết niệu, có các nguyên tắc chính

- Sỏi niệu nhỏ hơn 4 – 5mm có thể tự ra theo nước tiểu mà không cần điều trị gì, chỉ cần uống nhiều nước khoảng 2 – 3 lít/ngày.

- Sỏi nhỏ trên thận không gây bế tắc, đau hoặc nhiễm trùng chỉ cần điều trị nội khoa.

- Sỏi niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp Ngoại khoa càng sớm càng tốt.

- Tùy theo vị trí của sỏi niệu mà người ta có những phương pháp điều trị khác nhau.

1. Mổ hở:

     Tất cả các loại sỏi niệu đều có thể điều trị bằng mổ hở. Đây là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu xưa nay. Điều bất lợi của mổ hở là đau vết mổ phải nằm viện lâu có thể hơn một tuần và vấn đề thẩm mỹ. Bênh nhân bị vết sẹo mổ lớn. Ngoài ra khi sỏi tái phát sau này việc mổ hở sẽ càng khó khăn hơn.

2. Tán sỏi ngoài cơ thể

      Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học người ta đã phát minh ra máy tán sỏi ngoài cơ thể. Các sỏi thận đường kính nhỏ hơn 20 mm và sỏi niệu quản đầu trên có thể điều trị được bằng tán sỏi ngoài cơ thể mà không cần phải mổ. Sỏi thận lớn hơn 20 mm khó có thể tán vỡ được bằng tán sỏi ngoài cơ thể, ngoài ra các mảnh vụn sỏi có thể rơi xuống dưới và làm bế tắc niệu quản. Bệnh nhân được chuẩn bị đơn giản hơn so với các phương pháp khác. Chẳng hạn đau nhẹ nên không cần gây mê, tê mà chỉ cần uống thuốc giảm đau và thuốc an thần. Bệnh nhân nằm trên bàn máy của máy tán sỏi, người ta dùng thuốc an thần cho bệnh nhân, sau đó dùng siêu âm hoặc X- quang để định vị sỏi. năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm, thủy động lực… của máy sẽ khu trú vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Trên nguyên tắc năng lượng khu trú vào viên sỏi ta không gây hại phần mô thận xung quanh. Tuy nhiên vấn đề vẫn còn tùy thuộc vào máy, bộ phận định vị của máy tán sỏi có khu trú chính xác vào viên sỏi hay không. Thời gian cho một lần tán sỏi kéo dài khoảng 1 giờ. Sau khi tán sỏi bệnh nhân có thể ra về  ngay không cần nằm lại bệnh viện. sau khi về nhà bệnh nhân cần uống nhiều nước để sỏi vụn có thể ra theo nước tiểu. Đối với sỏi cứng hoặc có kích thước lớn người ta cần tán sỏi bổ sung thêm một vài lần sau một thời gian.

3. Lấy sỏi thận qua da:

      Đây là phương pháp nội soi để điều trị sỏi thận lớn, không tán sỏi ngoài cơ thể được. Phương pháp này cần gây mê toàn diện. người ta dùng kim chọc dò thận dưới sự hướng dẫn của máy X-quang hoặc siêu âm. Đặt một dây dẫn đường vào thận và nong đường từ ngoài hông lưng vào tạo một đường hầm vào thận, sau đó đặt một ống thao tác vào thận. Dùng máy soi thận đặt qua ống thao tác quan sát thấy sỏi thận, tán vỡ sỏi bằng máy tán xung hơi, siêu âm hoặc laser và gắp ra từng viên sỏi vụn cho đến khi hết sỏi. Sau khi hết sỏi soi kiểm tra lại trong thận và đặt một ống thông mở thận ra da dẫn lưu nước tiểu, ống thông này sẽ rút sau 3 – 5 ngày.

     Phương pháp lấy sỏi thận qua da giúp cho bệnh nhân không bị vết mổ hở, đau đớn sau mổ và vấn đề thẩm mỹ. Ngoài ra phương pháp này giúp điều trị sỏi thận tái phát dễ dàng hơn là mổ hở. Thời gian nằm viện trung bình khoảng 5 ngày.

4. Tán sỏi niệu quản qua nội soi

     Phương pháp này chỉ cần gây tê tủy sống cho bệnh nhân. Người ta dùng máy soi niệu quản soi qua niệu đạo vào bàng quang và lên niệu quản. Khi nhìn thấy sỏi, dùng máy tán sỏi xông hơi, siêu âm, thủy động lực hoặc tốt nhất là máy phát tia laser để phá vỡ vụn sỏi ra (Bệnh viện Kon Tum đã thực hiện được hiện được tán sỏi bằng tia laser). Các mảnh vụn sỏi có thể lôi ra bằng rọ dormia. Đối với các mảnh vụn nhỏ bệnh nhân tự tiểu ra ngoài. Sau khi tán sỏi hoặc lôi sỏi xong người ta đặt một ống thông lên niệu quản (sonde double j) và một ống thông tiểu. Bệnh nhân có thể ra viện ngày hôm sau. Về nhà bệnh nhân cần uống nhiều nước để sỏi vụn có thể ra theo nước tiểu. Ống sonde niệu quản sẽ rút bằng nội soi sau một tháng.

5. Mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi

     Phương pháp này áp dụng cho sỏi niệu quản đoạn lưng và sỏi bể thận ngoài xoang, với phương pháp này bệnh nhân ít đau và ra viện sớm (Bệnh viện Kon Tum đã thực hiện được hiện được)

II. PHÒNG NGỪA SỎI TIẾT NIỆU TÁI PHÁT

     Vấn đề phòng ngừa sỏi niệu tái phát rất quan trọng bời vì sau khi mổ hoặc nội soi một thời gian, sỏi tiét niệu có khuynh hướng tái phát trở lại. Cho nên sau khi xuất viện một thời gian khoảng 01 đến 02 tháng bệnh nhân cần tái khám trở lại làm các xét nghiệm bổ sung như:

- Đo nồng độ calcium, phosphor và acid uric trong huyết thanh.

- Đo nồng độ creatinin, calcium, phosphor, acid uric và oxalat trong nước tiểu 24 giờ. nếu nồng độ các chất trên trong huyết thanh cao hơn bình thường hoặc thải ra nhiều trong nước tiểu, người ta cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp để tránh sỏi tái phát.

III. VAI TRÒ THỰC PHẨM TRONG SỎI TIẾT NIỆU

    Một số thay đổi trong cách ăn uống cũng giúp giới hạn sự tạo thành sỏi tiết niệu.

1. Uống nhiều nước

     Đây là cách phòng ngừa sỏi tiết niệu hiệu quả an toàn và rẻ tiền nhất. Nước ta có khí hậu nóng nên đổ mồ hôi nhiều, nước tiểu sẽ cô đặc lại dễ tạo sỏi nên chúng ta cần uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra.

2. Ăn lạt – ăn ít thịt động vật

     Không nên ăn mặn và không nên ăn nhiều thịt. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều đạm sẽ làm giảm độ PH nước tiểu, kích thich sự bài tiết của chất calcium và cystine gây ra sỏi tiết niệu, ngoài ra còn làm giảm bài tiết của chất citrat giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi tiết niệu. Mặt khác thực phẩm ít muối và ít đạm động vật còn giúp chúng ta tránh các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành.

3. Ăn uống điều độ thực phẩm có chứa Calcium

     Sữa tươi chứa nhiều calcium mỗi ngày chúng ta có thể dùng 03 ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương sản phẩm từ sữa như bơ, phomai… Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chưá calcium vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thụ chất calcium, khiến cho cơ thể tái hấp thụ nhiều chất oxalat từ ruột và sẽ tạo ra sỏi niệu. Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800 – 1300 mg/ngày sẽ làm giảm sự bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ là chỉ có chất calcium chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc men có chứa calcium không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi niệu. Ngoài ra nếu kiêng cữ quá mức những thực phẩm có chứa calcium chúng ta sẽ có nguy cơ bị bệnh loãng xương dễ đưa đến gãy xương.

4. Kiêng cữ thực phẩm nhiều oxalat

     Rau cải, bột cám, ngũ cốc, trà đặc… Khi lượng oxalat bài tiết trong nước tiểu gia tăng hơn bình thường (khoảng 45 mg/24 giờ).

5. Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi

     Hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi niệu.

6. Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ

     Sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thu chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi tiết niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng bài tiết chất citrat chống lại sỏi tiết niệu.

7. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine

     Cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo… gây ra sỏi niệu.

Sỏi tiết niệu là nhóm bệnh thường gặp trong chuyên khoa thận tiết niệu. Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính.

Theo vị trí, sỏi tiết niệu bao gồm: sỏi đài thận, sỏi bể thận, sỏi san hô, sỏi niệu quản đoạn trên, sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn dưới, sỏi bàng quang và sỏi tuyến tiền liệt.

Theo cấu tạo, sỏi tiết niệu gồm có: sỏi phosphat và oxalat canxi, sỏi struvit, sỏi urat và sỏi cystin.

Ở thể điển hình, sỏi tiết niệu có các triệu chứng: đau thắt lưng - có khi đau nhi��u kiểu cơn quặn thận và đái máu liên quan với vận động. Nhưng có một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, sỏi tiết niệu được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, qua điều tra bệnh tật trong cộng đồng.

Để chẩn đoán sỏi tiết niệu, chuyên môn dựa vào siêu âm hệ tiết niệu; chụp Xquang hệ tiết niệu không thuốc hoặc có thuốc cản quang; thử nước tiểu tìm hồng cầu, bạch cầu, trụ hình.

Để chẩn đoán giai đoạn bệnh, người bệnh cần được xét nghiệm máu để biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và nồng độ urê, creatinin, acid uric.

Điều trị sỏi tiết niệu là một nghệ thuật. Chuyên môn sẽ dựa vào: vị trí sỏi, kích thước sỏi, thành phần cấu tạo sỏi, thận đã ứ nước hay chưa, có suy thận hay không để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp: nội khoa (hóa chất hoặc thảo mộc) hoặc tán sỏi (ngoài cơ thể, nội soi, qua da) hoặc phẫu thuật (nội soi hoặc theo cổ điển).

Mgười bệnh cần đi khám để được chuẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Bs.Thuocbietduoc

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Tổn thương đường tiết niệu

Các tổn thương do sỏi niệu quản gây ra bao gồm: tổn thương dưới niêm mạc niệu quản, thủng niệu quản, nứt niệu quản, hẹp niệu quản, chảy máu.

Tắc niệu đạo

Nguyên nhân nào gây tắc niệu đạo? Đó chính là do các bệnh về hệ thống tiết niệu và ở các bộ phận khác gần niệu đạo như: các bệnh về thận (sỏi thận, u thận, chảy máu gây tụ máu), các bệnh về niệu đạo ( hẹp lỗ niệu đạo, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt, tổn thương niệu đạo), các bệnh ở ngoài hệ thống tiết niệu gây tắc niệu đạo, các bệnh ở bàng quang và niệu quản.

Nhiễm khuẩn niệu đạo

Nhiễm khuẩn niệu đạo thường do sỏi thận hoặc các bệnh khác gây ra. Các triệu chứng ở bệnh viêm thận cấp tính thường là: ớn lạnh, đôi khi sốt, đau đầu, đôi khi còn có các triệu chứng sỏi hệ thống tiết niệu như tiểu gấp, tiểu nhiều, tiểu buốt, đau lưng. Các triệu chứng viêm thận mãn tính thường giống thời kì cấp tính nhưng các triệu chứng nhẹ hơn, không sốt...

Bệnh nhân có sỏi tiết niệu nên ăn nhiều bữa mỗi ngày, tránh ăn nhiều thịt, cá, nội tạng lợn, đồ hộp và mỡ. Rau tươi, hoa quả, nước quả và nước khoáng chứa kiềm cũng rất tốt cho sức khỏe.

Sự hình thành chứng sỏi đường tiết niệu do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó việc ăn uống cũng là nguyên nhân quan trọng phát sinh bệnh. Để làm giảm mức độ đóng sỏi, chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng, vì đây chính là nguồn cung cấp các chất liệu cho sự hình thành sỏi.

Bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng chế độ ăn cụ thể sau đây.

Với chế độ ăn cần điều độ: có thể chia ra 5-6 lần một ngày để giúp cơ thể có thể đào thải các chất tạo nên sỏi niệu có trong thức ăn được kịp thời, không để lưu lại lâu trong máu...

Tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất purin. Tăng cường uống nước, đặc biệt nước khoáng chứa kiềm. Trong khẩu phần ăn hằng ngày cố gắng hạn chế, hay giảm thiểu các loại thức ăn là thịt, cá, thịt gà (chỉ nên ăn hai lần trong tuần ở dạng ninh hầm kỹ). Không ăn nước dùng nấu thịt, cá, gà, nấm, gan, thận, óc, lưỡi, thịt gia súc non, thức ăn hun khói, thịt hộp, cá hộp..., ăn ít giấm, ớt, không ăn mỡ lợn, mỡ bò...

Nên ăn rau tươi, rau luộc, rau sống hoặc rau sống trộn dầu thực vật, hoa quả, nước quả, súp chay nghĩa là súp không có hạt đậu, thịt nạc, cá, thịt gà... Có thể uống nước chè loãng, cà phê sữa, nước ép hoa quả, nước ép có kiềm, ăn dầu thực vật, có thể ăn trứng mỗi ngày một quả...

Đặc biệt cần phân biệt các loại sỏi để có phương pháp ăn thích hợp, chẳng hạn các loại sỏi như acid uric; sỏi oxalat, sỏi calcium, sỏi cystein đều cần uống nhiều nước trong ngày. Sỏi acid uric cần kiêng giảm thịt và thay bằng các sản phẩm từ sữa, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, chất ngọt. Sỏi oxalat cần ăn ít chất lipid. Tránh dùng các thức ăn, uống chứa nhiều oxalat như cacao, cà phê, trà, củ cải đỏ, cam, quýt, cà rốt, cần tây, sôcôla...

Sỏi calcium cần kiêng các thức ăn uống chứa nhiều calcium như mọi chế phẩm từ sữa, đậu nành, xalat, các loại nước khoáng có chứa nhiều calcium...

Sỏi cystein chỉ nên dùng thuốc, thực phẩm có tác dụng làm kiềm hóa nước tiểu...

Nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì hợp

Cách nấu cháo lươn cho trẻ

Cách nấu cháo lươn ngon bổ

Cách nấu cháo lươn Nghệ An cực ngon

Cách làm ếch xào măng món ngon hấp dẫn

Cách làm cá nướng da giòn

Cách làm cải chua hấp dẫn

Cách làm gà xào sả ớt ngon

Cách làm gà rang muối ngon

Cách làm gỏi sứa tươi

Cách làm gỏi xoài xanh

Cách làm gỏi xoài khô cá sặc

Cách làm gỏi cuốn tôm thịt

Cách làm gỏi ngó sen tai heo

Nghệ thuật nói chuyện hài hước

Nghệ thuật nói chuyện có duyên

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng

Nghệ thuật bán hàng đỉnh cao

Nghệ thuật bán hàng qua điện thoại

Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày

Nghệ thuật trong giao tiếp kinh doanh

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý