Sữa non được bán trên thị trường hiện nay chỉ là thực phẩm chức năng, không thể thay thế được sữa mẹ. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều dòng sản phẩm sữa non khác nhau, với chủng loại đa dạng, phong phú, cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng thật sự rối bời trước một thị trường tràn ngập sữa non nội, ngoại với những lời quảng cáo hấp dẫn mà không biết chất lượng ra sao.
“Ma trận” sữa non
Thị trường sữa non hiện vô cùng phong phú và đa dạng, có đến hàng chục loại sữa non như GoodHealth, Mama sữa non, sữa non Deep Blue Health, sữa non Smart, sữa non Colostrum hàng xách tay... Nhiều người tiêu dùng (NTD) băn khoăn không biết nên chọn loại nào phù hợp cho bé yêu của mình? Sữa non được các hãng sữa quảng cáo là có công thức giống như sữa non của mẹ.
Chị Hoa, chủ một đại lý sữa cho biết “Chưa khi nào thị trường sữa non dành cho trẻ lại nở rộ như hiện nay. Với đủ các lời quảng cáo hấp dẫn như: chứa các chất vi lượng tăng cường sức đề kháng; tăng cường DHA, ARA giúp trẻ thông minh vượt trội; tăng cường hệ miễn dịch... quả là các bà mẹ như rơi vào “ma trận” vì không biết phải chọn sữa nào là tốt nhất”.
Chị Hồng Minh ở Thanh Xuân, Hà Nội sinh con nhưng bị mất sữa. Nghe bạn bè mách, chị đã mua một loại sữa non hàng xách tay cho con uống. Nhưng mới dùng 2 tuần thì thấy con có hiện tượng lở mồm như là bị nóng, nên chị không cho uống nữa, chuyển sang dùng sữa non trong nước sản xuất thì thấy bé vẫn không lên cân nên chị lại chuyển sang dùng sữa nhập khẩu. Cho đến nay con được 7 tháng, chị Minh đã thay 4-5 loại sữa mà không biết dùng sữa nào tốt hơn.
Còn chị Thu Hằng ở Cầu Diễn, Hà Nội lại lo lắng cho biết: Thời gian gần đây chị thường cho con dùng một loại sữa non, thấy tác dụng rất tốt, cháu tăng cân và không ốm đau gì. Chị cho biết trên vỏ hộp sản phẩm ghi Sữa non Smart, nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài, sản xuất và đóng gói trong nước nhưng giá lại thấp hơn các loại sữa non khác và chị đã mua về cho con uống. Nhưng gần đây chị lại nghe một số thông tin cảnh báo sản phẩm này là hàng nhái nên mới có giá thấp hơn các sản phẩm khác cùng loại. Chị rất lo lắng không biết bé nhà chị dùng rồi thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?
Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?
Ngày 26/10, phóng viên đã có buổi làm việc với Ông Bùi Quốc Toản, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dược - Công nghệ sinh học BIOFOCUS, nhà phân phối sản phẩm Cốm sữa non Smart về vấn đề mà chị Thu Hằng đã phản ánh. Tại buổi làm việc, ông Toản khẳng định sản phẩm của công ty đã có tại thị trường Việt Nam được 5 tháng. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cấp phép đầy đủ chứ không phải là hàng nhái. Sản phẩm phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và được phép lưu hành trên thị trường. Sản phẩm đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm số 5715/2010/YT-CNTC.
Còn đối với vấn đề giá sản phẩm thì Cốm sữa non Smart của công ty có giá niêm yết trên toàn quốc là 178.200 đồng/hộp, tuy nhiên có những thời điểm công ty áp dụng chương trình khuyến mãi cho các đại lý mua số lượng lớn. Để thu hút NTD, các đại lý này đã giảm bớt lợi nhuận của họ bằng cách giảm giá bán cho NTD.
Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng: “Các nghiên cứu khoa học cho thấy sữa non rất giàu protein, vitamin, khoáng chất và chứa yếu tố miễn dịch Immunoglobulin, Lactoferrin, Cytokines and Interferon, có tác dụng phục hồi chức năng miễn dịch một cách mạnh mẽ và lợi cho tiêu hóa. Nhưng sữa mẹ là kháng thể tốt nhất mà không loại sữa nào thay thế được. Sữa non hiện được bán trên thị trường chỉ là thực phẩm chức năng, không thể thay thế được sữa mẹ. Tuy nhiên, có những trường hợp người mẹ không có sữa hoặc chất lượng sữa không cao do phải điều trị bệnh thì cần phải dùng sữa ngoài thay thế. Những năm đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ còn rất yếu để đảm bảo cho trẻ có sự phát triển vững chắc và toàn diện, các bà mẹ cần chú ý chọn những loại sữa gần nhất với sữa mẹ sẽ giúp trẻ có hệ thống miễn dịch tốt”.
Các chuyên gia khuyến cáo, NTD nên chọn mua sản phẩm sữa non đã được chứng nhận an toàn và chất lượng từ các tổ chức, cơ quan quản lý. Sản phẩm phải dán nhãn mác với các chỉ số về hàm lượng kháng thể Immunoglobulins (Ig) đầy đủ, nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên (không có thêm các chất hóa học hay chất kích thích), và nguồn gốc sản phẩm phải rõ ràng.
Dù sữa công thức được coi là an toàn nhưng thực tế tình trạng nhiễm khuẩn trong sữa bột ngày càng gia tăng.
Nhiều hãng sữa quảng cáo, sữa non công thức có đề kháng tốt cho trẻ khiến nhiều bà mẹ cho con uống sữa ngoài mà không biết nó không có tác dụng.
Ông Roger Mathisen, chuyên gia Dinh dưỡng của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2010, các hãng sữa đã chi hơn 10 tỷ đồng để quảng cáo các sản phẩm sữa bột, gấp 2,7 lần so với chi phí quảng cáo trong năm 2009. Nhiều công ty cố tình quảng cáo sữa của họ có thành phần tương đương hoặc tốt như sữa mẹ, quảng cáo quá sự thật về tính chất ưu việt của sữa ngoài mà không có trong sữa mẹ…, thậm chí các thành phần cao gấp 2 - 3 lần sữa mẹ.
Thực tế, chưa hãng nào sản xuất được loại sữa tốt như sữa mẹ. Hơn nữa, dù sữa công thức được coi là an toàn nhưng thực tế tình trạng nhiễm khuẩn trong sữa bột ngày càng gia tăng. Sữa bột không phải là sản phẩm vô trùng. Tại nhà máy, nó có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao.
Theo DS Phan Đức Bình, Phó chủ tịch Hội tiêu dùng TPHCM khẳng định: “Sữa bò rất giàu protein để giúp bò con (bê) đi được ngay, mau lớn và tăng nhanh khối thịt. Ngược lại sữa người rất giàu lactose để giúp trẻ sơ sinh mau lớn và phát triển nhanh não bộ và hệ thần kinh. Riêng về sữa non của người (colostrum), có màu vàng và sánh đặc vì chứa nhiều kháng thể người từ mẹ chuyển qua để giúp trẻ sơ sinh chống lại các mầm bệnh của môi trường ngoài như cảm cúm, tiêu chảy… Còn sữa bò lúc nó mới đẻ cũng chứa colostrum nhưng là các kháng thể chống bệnh của bò chứ không phải kháng thể chống bệnh của trẻ con”.
Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc quốc gia sáng kiến Alive & Thrive cảnh báo, 15% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong có thể ngăn được nếu nuôi con bằng sữa mẹ. 22% trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh có thể phòng tránh được nếu tất cả trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ sau sinh.
Kết quả điều tra ban đầu của dự án trên 4000 trẻ năm 2010 tại Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Vĩnh Long cho thấy, với trẻ không bú mẹ hoặc bú mẹ có kèm các chất lỏng không phải sữa, tỷ lệ có triệu chứng của bệnh bất kỳ trong vòng 2 tuần lên đến 60%. Trong khi đó, với trẻ chỉ có bú mẹ thì tỷ lệ này chỉ là gần 30%, giảm đến gần một nửa.
5 cấm kỵ khi nuôi con bằng sữa mẹ
Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không…đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn.
1. Bỏ qua sữa non
Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Nó có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm một cách đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ bé được bú loại sữa non quý giá này.
Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không… đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ bé có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: nhất định phải cho bé được bú sữa non.
2. Cho ăn trước khi cho bú
3. Dễ dàng từ bỏ việc cho bé bú
Sữa mẹ vừa có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của bé vừa là sợi dây bền chắc liên kết tình cảm giữa hai mẹ con, vậy mà nhiều bà mẹ lại dễ dàng từ bỏ việc cho con bú. Có thể khi mới bắt đầu cho bé bú các mẹ sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng điều này chưa chắc là do mẹ thiếu sữa mà có thể do vài nguyên nhân khách quan gây nên. Các mẹ đừng dễ dàng từ bỏ công việc thiêng liêng này. Hãy tìm hiểu lý do bé từ chối sữa mẹ để khắc phục kịp thời.
Bé bị bệnh? Bé sơ sinh có thể mắc một số bệnh như: nôn trớ, đi ngoài, vàng da, co giật khiến bé không muốn bú mẹ. Mẹ nên mang bé đến viện để bác sĩ theo dõi và chữa trị kịp thời.
Khoang mũi hoặc khoang miệng có vấn đề? Khi bị cảm, bé sơ sinh có thể ngạt mũi hoặc bị tưa lưỡi, viêm miệng.Nếu bé ngạt mũi nên nhanh chóng làm thông khoang mũi cho bé. Bé bị tưa lưỡi, viêm miệng thì có thể dùng thuốc tím bôi vào khoang miệng cho bé mỗi ngày ba lần.
Khả năng mút sữa kém? Những trẻ sinh ra có thể trọng dưới 1800g có thể gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Khi đó mẹ có thể vắt sữa ra, dùng thìa nhỏ bón sữa cho bé cho đến khi bé có thể bú mút dễ dàng.
Bé và mẹ đã từng bị xa cách? Sau một thời gian xa cách (do mẹ bị bệnh hoặc phải đi làm) có thể bé sẽ từ chối không bú mẹ. Mẹ hãy bằng tình yêu vô bờ của mình và tùy vào tính cách của bé để kiên nhẫn “dụ dỗ”, đánh thức khát vọng bú mẹ của bé.
4. Cho bé bú quá lâu
Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.
Những bất lợi khi cho bé bú quá lâu:
- Trong sữa mẹ khi bé mới bú có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp. Bé càng bú lâu thì lượng protein giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé.
- Bú quá lâu, bé sẽ hít vào khá nhiều không khí dễ gây ra đầy bụng, nôn trớ…
- Bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.
Làm thế nào để bé tăng tốc khi bú?
Nếu bé vừa bú vừa ngủ hoặc chỉ ngậm ti mẹ chứ không bú mẹ có thể dùng ngón tay xoa xoa dái tai bé, nhẹ nhàng kéo ngón tay hoặc ngón chân bé, thử rút đầu ti ra khỏi miệng bé… để kích thích bé tăng nhanh tốc độ bú.
5. Cho bé bú khi đang tức giận
Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận vì việc mẹ cáu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Sau khi mẹ tức giận trong cơ thể mẹ có tiết ra một loại độc tố. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.
Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã
Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Cách làm thịt xá xíu ngon
Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly
Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức
Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon
Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon
Cách pha nước mắm chay ngon
Cách làm nước mắm me chua chua cay cay
Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã
Cách làm nước mắm gừng ngon
Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng
Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da
Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp
Cách làm thạch găng thơm mát
Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh
(ST).