Kỹ thuật trồng hoa bát tiên. Những điều cần biết để có được cây hoa bát tiên đẹp
Hiểu biết chung:
-Xét về mặt khoa học, tên của cây xương rồng bát tiên là Euphorbia milii thuộc họ cây thầu dầu Euphorbiaceae (họ cây có những đặc trưng khác với cây xương rồng họ Cactaceae. Cấu to đặc biệt của chùm hoa xương rồng bát tiên với so lượng hoa thường đạt từ 8 hoa cho nên loại hoa này mới được mang cái tên ngộ nghỉnh như vậy. Những cánh hoa mang màu sắc mà ta thường thấy thật ra đó là những lá hoa (một dạng đặc biệt của lá bắc). và chính điều này đã giải thích tại sao hoa xương rồng bát tiên rất bền từ 1-6tháng và đôi khi trên cành hoa già xuất hiện những cây con bất định treo tòn ten ngộ nghỉnh. Hoa của xương rồng bát tiên là hoa đơn tính, trên mỗi”hoa” có nhiều hoa đực và 1 hoa cái. Biết cấu to hoa để giúp người nuôi trồng có kiến thức chính xác trong việc lai to ra giống hoa xương rồng mới.
Xương rồng Bát Tiên là giống kiểng mới được du nhập vào nước ta khoảng mười năm nay, và đang là mặt hàng được giới chơi hoa kiểng trong nước nhiệt liệt hâm mộ, do cây kiểng vừa có dáng lạ lại vừa sai hoa, và hoa lại nhiều màu, lâu tàn.
Điều kiện sinh thái cây xương rông Bát Tiên
Xương rồng Bát Tiên thích nghi với khí hậu vùng nhiệt đới, nhưng sức chịu đựng của giống này kém hơn xương rồng, nhất là về nhiệt độ.
Cách trồng và chăm sóc
1/ Lượng mưa : Xương rồng Bát Tiên chỉ phát triển tốt khi đất trồng có đủ độ ẩm cần thiết, thế nhưng cây không chịu đất úng thủy. Lượng mưa trong năm khoảng 1500 mm là vừa. Vùng nào mùa mưa kéo dài quá cũng không tốt.
2, Gió : Xương rồng Bát Tiên không thích hợp với nơi trồng bị bí gió. Trồng ở dây cây sẽ chậm phát triển và cũng không sai hoa. Do đó, vườn trồng Bát Tiên cần phải thông thoáng, trong ngày lúc nào cũng có gió nhẹ thổi qua mới tốt. Cây trồng càng ở độ cao, như trên sân thượng chẳng hạn, sẽ tươi tốt hơn, sai hoa hơn, và đặc biệt hoa sẽ nở lớn hơn. Các chậu trồng không nên xếp khít ại với nhau, mà nên sắp xếp sao cho các chậu có khoảng cách xa ra, tối thiểu cũng mười lăm phân để cây thoáng gió. Nếu trồng trên đôn, trên kệ càng tốt, nhưng cây thấp không nên đặt gần cây cao, vì như vậy cây thấp sẽ bị cây cao án che, sẽ sống còi cọc, ương yếu.
3. Ánh sáng : Xương rồng Bát Tiên có khả năng chịu được ánh sáng trực xạ, nhưng chỉ vào buổi sáng mà thôi. Ánh nắng buổi chiều quá gắt, nhất là khoảng từ 12 giờ đến 15 giờ, nên ta phải tìm cách che nắng. Đúng ra giống cây này chỉ chịu được độ sáng khoảng 80% là vừa. Có chiều cách để xử lý ánh sáng cho phù hợp với sự phát triển của cây : có thể chọn buổi sáng đem cây ra nắng 100%, rồi từ trưa đến chiều đem chậu vào giàn che, làm theo kiểu cách như gian trồng Phong Lan. Hoặc là trồng giàn che cả ngày, nhưng khoảng cách của nẹp loẹp mái giàn phải có kẽ hở rộng cho cây bên dưới nhận được lượng nắng khoảng 80% là tốt nhất. Vì nếu thường xuyên nhận được ánh sáng 50% trong ngày thì xương rồng Bát Tiên sẽ chậm phát triển, và cây gần như ngưng ra hoa.
4, Nhiệt độ : Khí hậu nóng ẩm rất thích hợp với xương rồng Bát Tiên. Nếu thời tiết trở lạnh lâu ngày cây sẽ phát triển chậm và ít hoa. Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đều có môi trường thích hợp với xương rồng Bát Tiên.
Cách nhân giống
1, Cách gieo hạt : Nếu chỉ gieo hạt với số lượng ít thì ta dùng loại chậu to, đổ dầy đất. Ngược lại, nếu gieo với số lượng nhiều thì ta nên làm líp để ương. Đất líp phải được xới kỹ, nhặt nhạnh hết các tạp chất cũng như cỏ dại, rồi dùng phân chuồng hoai mục bón lót cho đất đủ chất dinh dưỡng và tơi xốp. Việc sau cùng là dùng vòi sen tưới ẩm đất, moi lỗ cạn với khoảng cách chừng mười lăm phân để đặt hạt giống.
Hạt giống xương rồng Bát Tiên do có vỏ dày nên nảy mầm chậm. Phải chờ khoảng 10 ngày thì mầm cây mới nhú lên.
Trong thời gian chờ hạt nảy mầm mỗi ngày ta nên tưới nước nhẹ khoảng 3 lần cho đất đủ độ ẩm.
Cây con mọc lên thường rất yếu, dễ bị ngã đổ, ta nên nhẹ tay chèn gốc để giúp cây đứng vững. Tốt nhất là nên rắc lên líp ương một lớp đất mịn dày chừng vài phân để giữ chắc gốc cho cây non.
Thường thì không cần bón thêm phân vì trước khi gieo hạt ta cẩn thận bón lót cho đất. Chờ đến khi cây con mọc đủ bảy, tám lá, ta bứng cây ra trồng vĩnh viễn ngoài chậu. Nên cẩn thận bứng cho có bầu để khỏi ảnh hưởng đến sự phát triển của cây giai đoạn đầu.
Trong thời gian mấy tuần đầu nên để vào chỗ thoáng mát, hoặc nơi chỉ có nắng sãng nhẹ chiếu vò. Tốt nhất là có mái che hay giàn che trong thời gian cây còn nhỏ.
2. Cách chiết cây.
Dùng dao bén cắt rời một khoanh vỏ có chiều dài độ vài phân nơi mình định chiết. Sau đó, chờ vết cắt khô nhựa rồi dùng xơ dừa xé nhỏ hoặc rễ lục bình rửa sạch vắt khô nước để bó quanh lại vết cắt, bên ngoài dùng bao nilon quấn chặt, chờ ngày bầu chiết ra rễ mới cắt ra trồng.
Cách chiết khác: không cần bóc cả khoanh vỏ mà dùng dao bén vát chéo hình miếng bát một bên thân cành hay một bên thân cây, nơi định chiết. Sau đó, cùng chờ vết cắt khô nhựa rồi mới bó bầu theo cách trên.
3/ Cách tháp ghép: muốn tháp ghép ta phải có sẵn gốc ghép và cành ghép
Gốc ghép: Chọn một cây đang trong giai đoạn trưởng thành, đang có sức sống mạnh, nhiều nhựa mới đủ sức nuôi sống và giúp cây nghép phát triển mạnh sai này.
Cành ghép: Nên chọn cành ghép từ những cây giống mới, có những ưu điểm đang được nhiều người đánh giá cao như: sai hoa, hoa to, màu sắc đẹp, sống khỏe… để sau này ta có một cây mới mang những ưu điểm giống như vậy.
Tốt nhất nên chọn cành nghép có thiết diện bằng với gốc ghép để sau này vết ghép được liền lặn, phẳng. Chiều dài của cành ghép không nên quá dài, khoảng mười phân là vừa.
Nếu khong chọn được cành ghép và gốc ghép có thiết diện tương tự nhau. Nếu gốc ghép to hơn cành ghép hoặc cành ghép to hơn gốc ghép ta nên đặt cành ghép lệch về một bên, sao cho hai mí vỏ một bên của gốc ghép và cành ghép tiếp giáp với nhau được.
4. Cách giâm cành:
Đối với xương rồng Bát Tiên, cách giâm cành là cách dễ thực hiện nhất nhưng cũng đòi hỏi người trồng phải biết sơ qua vài điều sau đây:
Cành giâm không quá non mà cũng không được quá già. Vì cành quá non rất dễ bị thối khi gặp môi trường ẩm, còn cành quá già thì cạn nhựa, có sống được cũng ương yếu, không phát triển mạnh được.
Trước khi giâm cành xuống đất phải chờ vết cắt khô nhựa.
Giâm cành xong phải để chậu vào nơi thoáng mát một thời gian để chờ cây mọc rễ mới cho tiếp xúc với ành nắng dần dần… Cây mọc rễ là khi cành giâm bắt đầu ra chồi non.
Trong thời gian cây chưa ra rễ, không được tưới nước. Chỉ trừ trường hợp đất trong chậu quá khô, không đủ độ ẩm mới tưới dạng sương giúp cây đủ ẩm.
Giâm cành có nhiều cách, nhưng thường có hai cách sau đây được nhiều nghệ nhân hoa kiểng áp dụng.
Cánh thứ nhất: Dùng dao sắc, lưỡi mỏng cắt rời chồi con ở nách lá của cây Xương rồng Bát Tiên mẹ. Nên cắtở phần sát thân cây, vì đoạn này già nhất. Vết cắt cần ngọt, không giập nát.
Nên đem đoạn chồi này vào nơi râm mát chờ khô nhựa, tức là khô mắt cắt, rồi mới giâm xuống đất ẩm, giống như cách trồng cây thông thường. Nên dùng que nhỏđể chống cành đứng thẳng. Đem chậu vào nơi thoáng mát độ mươi ngày, và thời gian này không nên tưới nước, cành sẽ ra rễ trở thành một cây mới. Lúc này nếu muốn có thể bứng ra trồng nơi khác. Khi bứng trành không làm đứt rễ.
Cách thứ 2: cách này cũng chờ chồi khô nhựa, sau đó nhúng đoạn gốc vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ rồi đem giâm vào đất. Mọi việc sau đó tiến hành như cách 1.
Xương rồng Bát Tiên không những có thể giâm bằng chồi mà có thể giâm cả ngọn thân. Nếu phần ngọn chưa già, cắt vết cắt khô mặt, vẫn có khả năng nầy ra nhiều chồi mới.
Kỹ thuật trồng xương rồng Bát Tiên
Nói chung xương rồng Bát Tiên rất dễ trồng và dễ sống. Tuy vậy nó cũng đòi hởi nhiều cách thức, nếu không áp dụng đúng thì cũng dễ dàng gặp thất bại.
Đất trồng: Cây xương rồng Bát Tiên cũng kén đất trồng như đa số giống cây kiểng khác. đất không đòi hỏi phải nhiều chất dinh dưỡng mà còn phải tơi xốp.
Đất nhẹ thịt, đất phù sa, đất mùn rất phù hợp với sự phát triển của xương rồng Bát Tiên. Thường thì ngoài tự nhiên không có sẵn những thứ đất đủ màu mỡ này, vì thế ta phải trộn nhiều chất để có đủ thành phân dinh dưỡng giúp xương rồng Bát Tiên phát triển. Có nhiểu công thức pha trộn. đất:
Lấy đất thịt nhẹ trộn chung với phân chuồng hoai mục và rác mục, mỗi thứ một nửa.
Dùng đất phù xa trộn với phân tro trấu, phân bò khô, mỗi thứ một phần như nhau…
Kinh nghiệm cho thấy, đất và phân trộn chung lại với nhau cho đều, rồi chất đống ủ và ba tháng cho thật hoai thì trồng mới tốt. Mỗi tháng 1 lần nên xới xáo, trộn đều từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Nếu cẩn thận, trước khi sử dụng bạn trải đều đất ra phơi vài nắng để tận diệt hết các mầm bệnh, như trứng côn trùng, các bào tử nấm, cũng như mầm mống độc hại khác.
2. Chậu trồng: Kiểng xương rồng Bát Tiên thường được trồng trong chậu, vừa để trưng bày mà cũng vửa để di chuyển. Đây là loại chậu có cỡ trung bình, có đường kính khoảng vài ba tấc là vừa, và là chậu sâu chứ không nên dùng chậu nông. Chậu trồng xương rồng Bát Tiên có thể dùng chậu đất nung, chậu men hay chậu nhựa. Nhưng đòi hỏi châu trồng xương rồng Bát Tiên dưới đấy phải có vài ba lỗ thoát nước khá rộng, có đường kính khoảng 1,5-2cm.
Xương rồng Bát Tiên không hộp với môi trường úng nước. Ta có thể dùng vài loại chậu có kích cỡ khác nhau: chậu nhỏ trồng cây nhỏ, chậu lớn trồng cây lớn và thường xuyên thay chậu theo định kì.
3. Cách trồng: để đảm bảo sự thoát nước tốt nhất trước khi cho đất vào chậu, ta nên dùng một miếng gạch, ngói hay miếng sành có tiết diện lớn hơn lỗ thoát nước ở đáy chậu, che phủ lên các lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu cẩn thận, bạ có thể xé một ít xơ dừa lót một lớp dày dưới đáy chậu độ vài ba phân để tạo ra độ thông thoáng.
Đất cho vào chậu không được đầy tràn ra ngoài mà phải thấp hơn mặt chậu khoảng 1-3 phân để khi tưới nước không bị tràn ra ngoài. Mặt đất chậu cũng vừa ngang tầm với cổ rễ mới tốt. Lớp đấy này sau vài ngày tưới làm đất sẽ bị sẹp xuống cần phải bổ sung thêm đất vào chậu.
Cây mới trồng vào chậu nên dùng tay ấn nhẹ cho chặt gốc, và tốt nhất là dùng những thanh tre nhỏ chống đỡ trong vài tuần đầu để cây không bị nghiêng ngả.
Trồng xong, ta có thể tưới nước ngay để vây có sức sống, nhung không nên tưới nhiều. Nên tưới dạng sương cho cây trong vòng 2-3 tuần đầu vào buổi sáng. Sau đó ta có thể tưới 2 lần một ngày.
Cây mới trồng trong tuần đầu ta nên dời chậu vào nơi thoáng mát, sauđó tập cho cây quen ánh sáng dần.
Chăm sóc
Trồng xương rồng Bát Tiên công chăm sóc không nhiều, và cũng không khó khăn
Nếu trồng số lượng ít khoảng mười chậu trở lại thì việc chăm sóc có thể không là vấn để. Nhưng nếu trồng với số lượng nhiều thì việc cham sóc sẽ khá bận rộn,.
Tưới nước: Công việc chăm sóc kiểng xương rồng Bát Tiên, tưới nước cho cây là việc làm quan trọng trong từng ngày.
Vào màu nắng, ta nên tưới cây từ một đến 2 lần. Và trong mùa mưa, một tuần tưới một hoặc 2 lần.
Nước tưới chỉ cần số lượng ít, vì giúp đất trồng đủ độ ẩm trong toàn chậu. Để nước ẩm toàn chậu ta dùng vòi sen với tia nước nhỏ tưới qua một lần cho nước thấm dần xuống dưới sau đó tưới thêm một lần nữa. Chỉ khi nào thấy nước thừa thoát ra dưới đáy chậu thì mới biết chắc là đát đã đủ ẩm từ trên xuống dưới.. Nếu chỉ tưới sơ qua thì đất trong chậu chỉ ẩm ở tằng mặt mà thôi, đất đáy chậu vẫn khô.
Khi xương rồng Bát Tiên chưa trổ hoa thì nên tưới nước từ ngọn cây trở xuống. Ngược lại, trong thời kì cây ra hoa ta nên chỉ tưới phần gốc cây.
Xương rồng Bát Tiên không thích nghi được với môi trường nước, vì vậy khi trời mưa to ta nên dời chậu vào nơi co mái che. Hoặc khi tưới nước mà thấy nước trong chậu chậm rút, thì nên kểm soát lại các lỗ thoát nước dưới đáy chậu xem có bị tắc nghẽn hay không.
- Bón thúc: Phân bón là thức ăn chính cần có để nuôi sống cây trồng. Vì vậy hễ trồng đất thiếu màu mỡ thì cây sẽ sinh trưởng kém, phát triển chậm. Dù trước khi trồng, đất trong chậu đã được bón lót đấy đủ, nhưng sau khi một thời gian trồng, đất sẽ mất dần chất dinh dưỡng để nuôi cây. Đây là dịp ta cần bổ sung thêm vào chậu. Công việc bón thúc này nên thực hện đúng định kỳ mỗi tháng 1 lần, hay hai tháng một lần để giúp xương rồng Bát Tiên phát triển tốt.
Phân bón thúc co xương rồng Bát Tiên tốt nhất là NPK.
Trong thời kì cây còn nhỏ cây cần đạm để phát triển nhanh, nầy chổi khỏe, vì vậy ta nên bón đạm nhiều hơn các phân lân kali. Vậy nên bón theo công thức 10-10-10, hoặc 15-30-15.
Đến giai đoạn cây trổ hoa thì bòn thúc lượng kali cao hơn đạm và lân, vì kali co tác dụng làm cây sai hoa, hoa to, và màu sắc hoa đẹp hơn đồng thời cũng giúp cây phát triển mạnh hơn. Ta nên bón theo công thức 10-10-30.
Trừ cỏ dại: đất ở trong chậu vốn màu mỡ, và lúc nào cũng giữ được độ ẩm cần thiết nên là môi trường sống tốt để cỏ dại tung hoành nẩy nở. Việc bài trừ cỏ dại nếu làm tốt sẽ giúp cây kiêng của ta có nhiều chất dinh dưỡng để sống tốt.
Sửa cành tạo tán: Chăm sóc xương rồng Bát Tiên tưới tốt, xong để cây phát triển đều và đẹp ta nên tiến hành tỉa cành tạo tán. Muốn cho cây có tán đẹp thì phải cát tỉa bỏ những cành mọckhông đúng cách, những cành yêu hay xét ra dư thừa.. .
Cành cây xương rồng Bát Tiên thường rườm rà ở phần ngọn, và thưa thớt ở phần gốc, vì vậy việc sửa càh tạo tán nên tập trung ở phần ngọn nhiều hơn, như vậy phần này mới có cơ hội tốt để này nở sinh nhiều hoa.
Sang chậu: Có nhiều lí do để sang chậu kiểng xương rồng Bát Tiên: như cây non nay đã trưởng thành mà trước đây trong chậu nhỏ nên không còn thích hợp nữa. Hoặc do chậu tuy còn vừa nhưng bị nưt, bị mẻ cần phải thay chậu mới…. còn có lí do chính đáng phải sang chậu đó là đã đến lúc thay toàn bộ đất cũ đã hết màu mỡ bằng đất mới để cung cấp kịp thời chất bổ dưỡng nuôi cây.
Việc thay chậu thường tiến hành 6 tháng 1 lần, hoặc một năm một lần, và nên thực hiện trước mùa mưa.
Trước khi sang chậu ta nên tưới đẫm nước để đất trong chậu mềm ra, điều đó sẽ giúp ta bứng cây cũ ra khỏi chậu dễ hơn mà không làm tổn hại đến bộ rễ của cây. Đất cũ trong chậu được đổ ra nắng vài giờ để nhờ ánh nắng mặt trời tận diệt hết những mầm bệnh bàm vào thành chậu. Sau đó, cho đất mới vào cây lại như cũ.
Khi chậu đã có đất mới ta nên tưới sơ qua cho đất đủ ẩm , rồi dời chậu vào nơi mát mẻ một thời gian để cây kiểng mau hồi sức.
Ngoài những việc trên ta còn phải quan tâm đến việc sửa sang lại các mương máng rãnh thoát nước bị ối đọng; Quan tâm nhất là trong những tháng mùa mưa. Việc kiểm soát lỗ thoát nước dưới đáy chậu để xem có bị tắc nghẽn do đất đại hoặc rễ cây mọc dài chèn bịt kín lỗ thoát nước.
Phòng ngừa bệnh hại
Cách phòng bênh tốt nhất cho xương rồng Bát Tiên là chuyên cần vun xới tưới nước và chăm sóc kỹ để giúp cây sống mạnh, tạo cho cây sức đề kháng tiềm tàng.
Xương rồng Bát Tiên ít bị các loại bệnh gây hại. Nhưng ta cũng nên phòng trừ bệnh kịp thời nếu không cây vẫn bị hại.
Thông thường xương rồng Bát Tiên chỉ mắc những bệnh sau đây:
Bệnh đốm là: Bệnh này do nấm Cercospora chrysanthemi gây ra trên lá. Khi nấm này tấn công, giữa phiến lá hoặc cạnh rìa lá, hay dọc theo gân lá nổi lên những đốm nhỏ hình tròn hay các hình dạngkhác nhau với màu nâu đen. Khi bệnh nặng thì nấm làm mô lá bị thối nhũn ra, phần lá còn lại trở lên vàng úa và rụng.
Bệnh đốm lá thường xảy ra trong mùa mưa, có khí hậu ẩm ướt. Bệnh thường xuất hiện ở tầng dưới gốc rồi mới lan lên tận ngọn.
Cách phòng ngừa là thường xuyên tỉa bớt những cành nhành rườm rà và các lá già: nhặt bỏ hết những hoa lá rụng cùng rác vương quanh gốc để đem lại sự thông thoáng cho xương rồng Bát Tiên. Mặt khác không nên tưới cây vào ban đêm, vì sự ẩm ướt trên lá là môi trường cho nấm Cercospora chrysanthemi phát triển và xâm nhập.
Khi cây bị bệnh thì dùng thuốc diệt nấm để phun khắp tán lá, từ ngọn đến gốc. Có thể dùng Anvill 5SC hoặc thuốc Topsin M-70WP.. theo đúng liều lượng chỉ dẫn cách dùng.
- Bệnh thối nhũn: Bệnh này cũng thường thấy xuất hiện vào mùa thu, cũng do nấm gây ra. Chúng tấn công không những trên lá mà cả trên thân cây. Vết bệnhcó kích thước và hình dạng khác nhau, thường có màu xám mốc, và cũng xâm nhập từ phần gốc trước rồi đến phần thân sau.
Lá và thân bị bệnh này trở nên mềm nhũn do các mô bị thối, và những phần đó coi như đã chết, không còn phương cách chữa trị được. Lá bị bệnh thì rụng, thân bị bệnh thì gãy gục. Khi thân cây bị bệnh này ta chỉ còn cách vạt bỏ phần đo, và đem ra khỏi khu vực trồng đốt bỏ.
Cách phòng ngừa là khong nên để đất quá ẩm. Việc kế đó là nên tạo tán tránh để cây rườm rà, cành lá gây trở ngại cho việc quang hợp. Nếu cây bị bệnh nặng thì tốt nhất nên sang chậu, thay thế đất trồng… Mặt khác nên phun thuốc trừ nấm theo định kỳ hàng tháng trong suốt mùa mưa.
Rầy bông: Rầy bông còn gọi là rệp sáp. Có thân hình bầu dục, thân phủ lớp sáp màu trắng như bông, và nhở lớp sáp đó mà thân chúng khong thấm nước.
Giống như rầy này chuyên hút nhựa để sống, vì vậy tháy chúng xuất hiện ta cần phải trừ diệt ngay, vì giông này sinh rất nhanh, không những làm cây kiệt sức chế, mà còn gây họa sang cây bên cạnh.
Giống rầy bông sống cộng sinh với kiến. Kiến ra sức tha rất bông từ gốc cây lên tận ngọn cây, ngọn cành để rầy hút nhựa các lá non mà sống. Từ đó các đọt non cứ lần lượt rủ xuống…
Vì vậy cách phòng ngừa hữu hiẹu giống rầy này là phải diệt kiến khi thấy chúng xuất hiện gần khu vực trồng xương rồng Bát Tiên, hay ngay làm tổ trong chậu trồng xương rồng Bát Tiên bằng cách sử dụng Basudin.
Cách phòng ngừa nữa là nên tỉa bỏ hết những cành lá rườm rà sát mặt đất, đồng thời tạo tán giúp cay trành được sự rậm rạm, vừa ảnh hưởng đến việc quang hợp, lại vừa tạo môi trường sống tốt cho giống rầy gây hại.
Khi kiểng xương rồng Bát Tiên mới bị rầy bông tấn công thì cách tốt nhất là ngắt bỏ ngay những cành lá có rầy, đồng thời phun trừ rầy mỗi tuần vài ba lần cho đến khi chắc chắn đã tận diệt được rầy.
Kỹ thuật trồng hoa cánh bướm
Kỹ thuật trồng hoa súng trong chậu
Kỹ thuật chăm sóc hoa mai ra hoa đúng tết
Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng
(St)