Khoảnh khắc thực sự làm các mẹ bầu háo hức, mong chờ là đi mua sắm đồ để chào đón thiên thần bé nhỏ. Đây là lần đầu tiên bạn mang thai và đang rất lung túng trong việc chọn mua đồ cho bé. Những mách nước dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn trong hành trình làm mẹ.
Hằng ngày, được ngắm nhìn con yêu mặc những bộ đồ xinh xắn, những món đồ chơi dễ thương do chính tay mình lựa chọn, thật chẳng có niềm vui và hạnh phúc nào bằng. Dạo quanh một vòng ở các siêu thị hoặc cửa hàng thời trang trẻ em, các mẹ sẽ không khỏi hoa mắt giữa hàng trăm loại vật dụng dành để chào đón đứa con yêu của mình. Từ đó, các mẹ phân vân nên lựa chọn loại nào cho phù hợp với bé giữa một thế giới đồ dùng rộng lớn và nhiều màu sắc, mà dường như cái nào cũng cần thiết cho bé cả.
Tuy nhiên, rõ ràng bạn không thể khuân cả cửa hàng về nhà được. Để tránh hầu bao của phải cạn nhanh khi mua sắm đồ cho bé, bạn nên học hỏi kinh nghiệm của các mẹ trên các diễn đàn, lên kế hoạch mua sắm và liệt kê danh sách những món đồ cần thiết.
Áo quần của bé
Giai đoạn vừa mới chào đời, cơ thể bé sẽ thay đổi kích thước rất nhanh, có thể nói là bé lớn lên từng ngày, do đó khi mua đồ cho bé, bạn không cần phải mua quá nhiều, để tránh tình trạng bé chưa mặc hết thì đồ đã chật mất rồi.
Đối với áo sơ sinh bạn nên chuẩn bị khoảng 10 chiếc, chọn mua loại bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, có đường may lộn ra ngoài để bé khỏi bị đau, loại có nút cài trước ngực hoặc có dây buộc một bên sườn để cho bé được ấm ngực là phù hợp. Áo này có rất nhiều kích cỡ khác nhau, bạn nhớ chọn từ số 01 đến số 03.
Lúc mới sinh bé chưa mang được quần, mà chủ yếu được mẹ quấn tã, nên bạn không cần phải mua nhiều quần cho bé. Khi mua quần bạn nên chọn số lớn hơn so với cơ thể bé để khi sau này dễ dàng đóng bỉm, chú ý dây thun ở lưng quần không quá chặt làm lằn da bụng của bé.
Áo ấm cũng cần thiết cho bé, vì khi ra khỏi cơ thể mẹ, bé sẽ bị lạnh hơn, do đó bạn cũng có thể mua loại áo dày để giữ ấm cho bé, không nên mua áo bằng chất liệu len, vì những sợ len li ti có thể bay vào mũi, cổ họng và gây nguy hiểm cho đường hô hấp của bé.
Ngoài ra, khăn bông cũng rất cần thiết cho bé, có thể trời sẽ mưa, nên bạn không nên tiết kiệm mà mua khoảng 5 cái để dự phòng, loại khăn này trong hệ thống các siêu thị có bán với chất liệu mềm, dày và nhanh rút nước.
Bạn cũng nên để ý tìm mua các loại khăn xô loại nhỏ để tắm và rửa mặt cho bé, khăn xô loại lớn hơn để lau khô người cho bé và cả những chiếc khăn sữa khi cho bé bú, hoặc ăn. Yếm và mũ thóp, bao tay, bao chân cho bé các mẹ cũng không thể quên khi mua đồ.
Tã lót cho bé
Cho con mặc loại tã nào, vào thời điểm nào, luôn là băn khoăn của các bà mẹ trẻ.
Tã giấy hay tã vải?
Tã giấy rất dễ sử dụng, không phải gấp nhiều lần phức tạp hay cài kim băng mà cũng chẳng cần phải mặc thêm quần nhựa, nhất là có thể vứt bỏ dễ dàng mỗi khi bị ướt hoặc bẩn. Ngoài ra, nó rất tiện lợi vì mỗi khi đi xa, chỉ cần mang theo một vài cái là đủ, lại không chiếm nhiều chỗ hay mất công mang về để giặt.
Vào mùa lạnh, tã giấy chiếm ưu thế hơn so với tã vải nhờ có độ hút thấm cao và giúp trẻ không bị lạnh khi tè dầm. Khi mua tã giấy, bạn nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Tã vải tuy tốn nhiều chi phí ban đầu nhưng xét về lâu dài lại kinh tế hơn. Sử dụng tã vải phải xả sạch, giặt, khử trùng và làm khô sau khi sử dụng. Số lượng tã vải cần dùng tối thiểu phải là 24 cái để luôn có tã mới khi cần thay cho trẻ. Dự trữ tã càng nhiều thì càng đỡ mất công giặt giũ nhiều lần. Lưu ý khi mua cần chọn loại tốt nhất. So với tã giấy, tã vải có thể sử dụng trong một thời gian dài, hút ẩm tốt tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hơn.
Cách dùng tã an toàn cho bé
Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn tã giấy bạn cần chọn loại tã giấy có thiết kế khác nhau, tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, kể cả ngày và đêm. Hoặc có thể chọn loại quần dễ nhìn hay có đường diềm để mặc bên ngoài tã vải cho bé.
Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế, bạn cần chọn loại tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế cần phủ thêm một lớp tã khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị dơ. Khi thay tã sạch, nên đẩy nhẹ bộ bận sinh dục của bé sang một bên để tránh nước tiểu có thể rò rỉ từ phía trên tã.
Ngay từ ba tháng cuối trước khi lâm bồn, bạn đã có thể lên kế hoạch chuẩn bị mua sắm những đồ dùng cần thiết cho bé. Hãy gạt bỏ đi những lúng túng khi chuẩn bị mua đồ cho bé, để chào đón thiên thần bé bỏng của mẹ ra đời nhé!
Để đón chào một thành viên mới trong gia đình, bạn sẽ phải chuẩn bị kha khá những đồ dùng cần thiết cho bé. Theo kinh nghiệm của các mẹ đã từng sinh nở, việc mua đồ đạc cho bé nên được bắt đầu từ đầu tháng thứ 7 hoặc 8 trở đi. Bạn nên bắt đầu sắm sửa từ những thứ cần thiết nhất. Các ông bố bà mẹ trẻ cũng nên chuẩn bị nguồn tài chính kha khá để chi tiêu trong những tháng cuối thai kỳ này.
Trước khi đi mua sắm đồ dùng cho mẹ và bé, bạn nên có kế hoạch chi tiết. Chị em nên tham khảo ý kiến của đàn chị đi trước, lập danh sách những thứ cần mua hoặc đến các cửa hàng baby shop, xin tờ giấy liệt kê. Tuy nhiên, bạn không nên mua ngay theo tờ giấy này mà cần cân nhắc chọn lựa những thứ cần thiết, những thứ mình đã có, những thứ mình được thừa hưởng từ người thân… Sau đó kiểm tra kỹ lưỡng lại danh sách một lần nữa rồi mới quyết định đi mua các mẹ nhé.
Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên mua đồ theo từng tháng vì sau khi ra đời bé sẽ lớn nhanh lắm ý. Trong giai đoạn này, bạn chỉ cần sắm đồ cho 3 tháng đầu của bé là ổn. Khoản tài chính cho việc mua sắm này cũng tùy thuộc vào lượng mua của bạn nhưng thông thường rơi vào khoảng 5-10 triệu đồng
Dưới đây là danh sách những thứ cần sắm để đón bé yêu chào đời, mời các mẹ cùng tham khảo:
Đồ cho con:
- Gạc rốn: khoảng 10 cái (mình mua 3 hộp, mỗi hộp 3 cái).
- Mũ thóp, mũ đội đầu, bao tay bao chân: mỗi loại khoảng 3 cái
- Khăn voan trắng: 1 cái
- Quần sơ sinh: 10 cái,
- Âo sơ sinh: 5 cái
- Áo ghi lê: 3-5 cái
- quần đóng bỉm: 3-5 cái
- Tã chéo: 10 cái
- Tã vuông: 3 cái
- Khăn xô to: 3 cái (lau cho bé sau khi tắm)
- Khăn xô lau mũi: 10 cái,
- Khăn xô quấn cổ (to hơn loại để lau mũi): 10 cái (1 túi)
- Lối: 1 gói lõm đầu, 1 bộ gối chặn
- Bỉm/ tã giấy: 1 bịch
- Giấy thấm 1 chiều: 1 hộp (lót lúc mới sinh, để cứt xu của bé)
- Sữa: 1 hộp
- Bình sữa: 3 bình, trong đó 1 bình để cho bé uống nước
- Chậu rửa của con
- Tấm lót cho bé tè: 1 cái (dùng khi ở nhà để bé khỏi tè ra đệm).
Đồ cho mẹ:
- Bỉm mẹ: 3-5 cái (nếu mẹ nó mổ đẻ thì cần từ 5 cái nhé)
- Sữa mẹ: 1 hộp (hoặc sữa tươi)
- Nước uống
- Thìa cốc, nước uống (mình ngại mượn mõ trong bệnh viện nên chuẩn bị đủ)
- Chậu rửa của mẹ
- Dép lê
- 1 bộ quần áo khi về
- Nón, kính mát, khăn bịt mặt, khăn quàng cổ.
Những thứ có thể mua sau
Bình sữa (kèm dụng cụ cọ bình), khăn voan để ngăn bụi khi ra ngoài, chăn ủ có mũ (có loại dày hoặc mỏng cho từng mùa, dùng ủ bé khi ra ngoài), tấm thấm lót sữa, tủ nhựa đựng đồ của bé, bấm cắt móng cho bé, phấn rôm... Tuy nhiên, nếu bạn không yên tâm thì vẫn nên mua sắm trước khi sinh nở là tốt nhất.
Tuy giá mỗi món đồ không cao nhưng tổng số tiền bạn phải chi không phải nhỏ. Trong khi đó, đã bước chân vào baby shop, các bà mẹ tương lai thường bị ngợp bởi vô số thứ đẹp mắt và có thể mua cả những thứ không thật cần thiết, hoặc mua quá nhiều. Vì vậy, các mẹ nên tự dặn mình kiềm chế, chỉ mua đúng theo danh sách đã kê, trừ khi phát hiện thấy món đồ rất cần mà mình chưa liệt kê.
Chuẩn bị tài chính
Cùng với khoản tài chính để sắm đồ cho bé, bố mẹ cũng cần chuẩn bị một khoản tiền khác để chuẩn bị đi đẻ:
- Tiền đẻ: nếu sinh thường thì không hết nhiều, chỉ tối đa 2-3 triệu đồng, còn sinh mổ thì khoảng 5-10 triệu đồng.
- Tiền lẻ 10 ngàn hoặc 20 ngàn để cho y tá khi họ vệ sinh cho mẹ, cho con; và để mua những thứ cần thiết khác như nước sôi, cơm... trong thời gian nằm viện.
Những đồ cần mua sắm khi sinh bé
Lần đầu tiên đi mua sắm đồ để đó bé chào đời hẳn bạn sẽ rất lúng túng trước một cửa hàng đầy các loại tã lót, khăn, mũ, vớ và lơ ngơ với hàng tá lời mời chào của cô bán hàng? Đâu là món thực sự cần thiết và cần mua bao nhiêu mới đủ? WTT sẽ tư vấn giúp bạn những thứ cần mua sắm sau.
Dành cho bé
1. Áo cotton: Những lần khám thai cận ngày sinh, bác sĩ có thể sẽ dự đoán cho bạn số kg của bé, theo đó bạn có thể áng chừng để mua. Khi còn sơ sinh bé cũng ít làm bẩn áo, vì thế bạn chỉ nên mua khoảng 10 cái cho lần đầu tiên này. Sau vài tháng, khi bé lớn hơn bạn có thể mua bổ sung.
2. Áo ấm, áo ghile giữ ấm: Nếu sinh vào mùa hè, bạn chỉ cần mua 2 chiếc ghile, phòng khi nhiệt độ ban đêm xuống thấp, mặc giữ ấm khi bé ngủ. Còn nếu sinh vào mùa đông, bạn cần mua thêm áo giữ ấm cho bé bằng những chất liệu dễ chịu như len, dạ, thun dày…
3. Mũ: Cũng giống như mặc áo, bé sơ sinh rất thường dùng mũ để giữ ấm thóp đầu, tuy nhiên mũ thì ít bị bẩn hơn áo. Bạn có thể mua chừng 5 cái để thay đổi.
4. Bao tay, bao chân: Đây cũng là thứ bé thường xuyên sử dụng, có tác dụng vừa giữ ấm, vừa tránh cho bé cào móng tay vào mặt. Mua khoảng 5 bộ.
5. Tã vải: Với bé sơ sinh, bạn không cần mua nhiều quần mà nên dùng tã, vừa dễ vệ sinh vừa giúp bé dễ chịu. Có hai loại cột chéo và tã dán, nhưng tã dán thì tiện cho bà mẹ hơn. Mua khoảng 20 cái.
6. Giấy lót tã. Hiện nay ngoài thị trường có loại tã giấy newborn, dùng để đặt trong tã vải, giúp bà mẹ đỡ cực hơn trong việc chăm sóc con. Có thể mua dần theo mức độ sử dụng của bé.
7. Khăn giấy ướt: Không làm tổn thương da khi vệ sinh cho bé. Mua 1 hộp trước, hết tới đâu mua tới đó để độ ẩm trong khăn không bị giảm đi.
8. Tăm bông, bông gòn: Mỗi thứ 1 hộp. Tăm bông dùng để ráy tai, vệ sinh mũi, mắt bé. Mua loại dành cho em bé nhé!
9. Khăn bông quấn bé: Loại lớn, không quá dày, 2-3 cái để dùng thay đổi. Loại khăn này bạn sẽ thường dùng để quấn giữ cho tay bé áp sát vào người, không đưa ngậm vào miệng hay cào vào mặt.
10. Khăn tắm: Bé sơ sinh da còn non nớt, bạn nên mua loại khăn gạc lớn bằng vải xô, mềm mại, mau khô. Chỉ cần 2 cái là đủ.
11. Khăn sữa, khăn mặt: Mua 2 bịch bằng vải xô gạc, khoảng 20 cái dùng thay đổi.
12. Lót mông: Là loại một mặt khăn, một mặt nhựa. Khi bé chưa biết lẫy, bò, khăn này dùng lót dưới mông phòng khi bé tiểu tiện không bị dây ra giường.
13. Bình sữa, núm vú: Hầu hết các em bé mới sinh, trong lúc chờ mẹ xuống sữa đều phải dùng sữa ngoài vì thế bạn nên mua phòng 1 bình uống sữa và 1 bình uống nước. Bình chọn loại dung tích nhỏ, núm chọn loại mềm, lỗ ti nhỏ dành cho bé sơ sinh.
14. Nước rửa bình sữa: Là dung dịch chuyên dùng để vệ sinh bình sữa. Mua kèm 1 cái cọ bình luôn nhé!
15. Sữa bột cho bé: Có thể bạn sẽ mau có sữa cho bé bú ngay sau sinh nhưng cũng có thể 2-3 ngày mới có vì thế tốt nhất là mua trước 1 loại sữa công thức đáng tin cậy để sẵn. Tìm hiểu kỹ và chọn mua loại để bé dùng lâu dài.Tuy nhiên, bạn chỉ nên mua loại hộp nhỏ vì bé có thể tiếp tục dùng sữa ngoài hoặc cũng có khi chỉ thích bú mẹ.
16. Bộ gối: Thực ra, bé còn nhỏ thì hầu như không cần dùng gối. Bạn có thể dùng 1 chiếc khăn gấp lại để kê đầu bé. Nhưng có một bộ nho nhỏ cũng không thừa, 2 chiếc gối ôm đặt 2 bên nôi giữ cho bé không trở mình nhiều và ngủ ngon giấc hơn.
17. Thau tắm, giá tắm: Nếu bạn chư thuần thục trong việc tắm bé và lo ngại sự khéo léo của mình, một chiếc giá tắm sẽ gúp bạn dễ dàng hơn.
18. Dầu gội, sữa tắm, lotion baby: Những loại này bạn chỉ nên mua chai vừa, sau có thể mua bổ sung, vì bé dùng lâu hết sẽ làm mất mùi.
19. Bấm móng tay: Với những chiếc móng mỏng manh bé cũng cần 1 chiếc bấm cho riêng mình.
20. Gạc đánh tưa lưỡi & lợi: Chỉ nên mua phòng 1 số lượng ít, vì hầu hết các bệnh viện đều chỉ định cho bạn mua tại đó.
21. Màn chụp: 1 chiếc màn chụp giúp chống muỗi, côn trùng.
Dành cho mẹ
1. Vài bộ quần áo mặc trong những tháng mới sinh, cho bé bú: Khi mới sinh xong, cơ thể bạn chưa thể về ngay với vóc dáng ban đầu, cộng với việc phải cho con bú, vết mổ (nếu sinh mổ) dễ tổn thương… vì thế bạn nên chuẩn bị trước vài bộ quần áo rộng rãi, vải rút mồ hôi mát mẻ, áo có nút cài ở trước để dễ cho bé “ti”.
2. Băng vệ sinh cho bà đẻ và quần lót giấy: Những ngày đầu sau sinh sẽ có nhiều sản dịch vì thế bạn nên chuẩn bị ít nhất 20 miếng tã loại này, đồng thời để tiện cho người chăm sóc, bạn nên mua 2 bịch quần lót giấy dùng 1 lần. Những món này nhớ mang theo khi đi sinh bé.
3. Dầu dành cho bé và mẹ: Hãy chuẩn bị 1,2 chai dầu khuynh diệp, nó giúp cho bạn vè bé dễ chịu hơn khi cảm thấy mệt.
4. Dung dịch vệ sinh: Dùng sau khi sinh.
5. Dầu tắm & gội khô: Ở một vài cửa hàng chuyên về đồ dùng cho mẹ & bé bạn có thể tìm thấy món này, để dùng trong thời gian ở cữ, chưa được tiếp xúc với nước.
6. Tất cotton rộng: Giúp bà mẹ mới sinh giữ ấm chân.
7. Áo lót cho con bú: Hãy mua 1 vài cái loại này, nhằm giúp ngực của bạn ổn định, giảm chảy xệ và giảm việc lên sữa thường xuyên.
8. Miếng lót thấm sữa: Trong tháng đầu, khi em bé chưa biết bú hoặc chưa bú hết sữa thì sữa mẹ rất hay rỉ ra, thậm chí chảy ướt cả áo bạn, để giữ sạch sẽ, bạn cần dùng miếng lót này.
9. Gạc vệ sinh: Dùng để lót trên băng vệ sinh giúp mát & mau lành vết khâu tầng sinh môn
Tất nhiên, nếu bạn đang đứng ở một cửa hàng chuyên về đồ dùng cho trẻ sơ sinh, bạn sẽ thấy còn rất nhiều thứ dành cho bé, và bạn có thể mua thêm nếu thấy cần. Nhưng thực tế, với những liệt kê trên đây là đã rất đầy đủ cho mẹ và bé rồi. Còn nhiều thứ cần mua thêm nữa, nhưng bạn đừng vội, sau khi bé chào đời, bạn hãy quan sát xem bé cần thêm gì rồi hãy đi mua cũng chưa muộn đâu. Chẳng hạn với nôi, võng, giường, xe đẩy, ghế nằm… bạn nên tùy mua vào điều kiện sử dụng của gia đình. Có khi bé có thể không chịu nằm nôi và có khi lại ngủ ngon khi được đặt nằm bên mẹ… Vì vậy, tốt nhất, để không mua nhầm sản phẩm kém chất lượng hay đồ dùng không tiện ích, bạn có thể nhờ một người bạn, người chị có kinh nghiệm đi cùng.
Với các món áo, quần, tã, bạn nên giặt giũ sạch sẽ trước khi ngày lâm bồn đến. Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, bạn chỉ cần chọn vài món cần thiết xếp vào giỏ và chờ đợi giây phút trọng đại đến nữa mà thôi!
u còn nhỏ nên mỗi lần muốn cho bé đi chơi, tôi phải chuẩn bị rất nhiều đồ đạc. Do nhiều đồ cùng xếp chung trong một chiếc túi nên đôi lúc tôi rất mất thời gian mới tìm được món đồ của con.
Đọc trên diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm nuôi con, tôi biết đến sản phẩm giỏ đựng đồ sơ sinh chia ngăn, giúp dễ tìm đồ cho con nhờ giỏ được phân ngăn khoa học.
Giỏ đựng đồ làm từ chất liệu vải polyester với màu sắc nhã nhẵn
Có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, giỏ đựng đồ sơ sinh chia ngăn được làm từ vải polyester với màu sắc khá nhã nhặn. Sản phẩm dễ định hình và phù hợp với nhiều loại túi xách, giỏ đựng.
Làm từ chất liệu sợi mềm mại, với kích thước 36x16x19cm (rộng x dài x cao), sản phẩm dễ định hình và phù hợp với nhiều loại túi xách, giỏ đựng.
Giỏ đựng được chia làm bảy ngăn với các kích thước to nhỏ khác nhau
Bên trong giỏ được chia làm 7 ngăn với các kích cỡ to nhỏ khác nhau, tiện sử dụng để đựng quần áo, bỉm, bình sữa, thuốc men cho bé. Sự phân chia này giúp người sử dụng sắp xếp đồ khoa học và dễ dàng tìm, lấy đồ.
Đường may của sản phẩm chắc chắn và cẩn thận
Các đường chia ngăn được may bằng chỉ chắc chắn cũng tạo sự cho tôi sự an tâm khi sử dụng sản phẩm này.
Vải polyester có nhiều lỗ thoáng, nhanh khô khi giặt giũ
Thêm vào đó, chất liệu vải polyester có nhiều lỗ thoáng và nhanh khô nên tôi có thể giặt giỏ thoải mái để giữ vệ sinh giỏ.
Tuy nhiên, giỏ đựng này cũng còn một số hạn chế:
- Chất liệu vải polyester khá dễ bám bẩn.
- Hiện nay, giỏ đựng đồ chỉ có một kích cỡ và kích cỡ này chỉ hợp với những chuyến đi ngắn ngày. Nếu cho bé đi chơi dài ngày, kích thước giỏ này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đựng đồ đạc cho bé.
Kinh nghiệm sử dụng của bản thân:
- Giặt giỏ thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho bé.
Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh
Cách chế biến đậu ván không bị mất chất
Cách làm bánh bột lọc Huế hương vị khó quên
Cách làm bánh lọt lá dứa thơm ngon
(ST).