Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử thách đó. Thật đơn giản chỉ với một chút thời gian luyện tập.
- Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.
- Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.
- Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.
- Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.
- Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ!
Hai ngày trước đó
1) Ghi ý tưởng ra giấy
Sau khi đã liệt kê tất cả những ý tưởng muốn đề cập, bạn hãy soạn ra một sơ đồ để từ đó có thể theo dõi một cách thật tự nhiên (logic). Bạn có thể loại bớt một vài ý tưởng để giữ cho phần trình bày của bạn được gắn bó. Bạn cũng nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay cách nói ẩn dụ đểm làm cho sự diễn đạt có vẻ ứng khẩu tự nhiên.
2) Lặp lại to giọng
Hãy đọc to bài nói chuyện để ghi nhớ cũng để xem nó có dài lê thê hay buồn bã không. Nên đứng trước gương để xem bạn có nói nhanh, đơn điệu hay quá kịch liệt chăng.
Buổi sáng cùng ngày
3) Chọn trang phục thích hợp
Trang phục tốt là trang phục thích nghi với công chúng và nhất là làm cho bạn thoải mái. Nếu bị dị ứng với cà vạt, bạn chớ nên đeo vào ngày này. Nên chọn các trang phục mà bạn thường mặc: rộng và nhẹ để không quá nóng. Tránh bó người trong chiếc quần dài hay một chiếc váy khiến bạn không thể thở nổi.
4) Ăn nhẹ
Không có gì tệ hại hơn là vừa nói chuyện mà bụng vừa đói meo hay sôi lên sùng sục. Nên nhấm nháp chút gì đó để tỉnh táo, dĩ nhiên phải ăn thứ dễ tiêu. Trước khi bắt đầu, bạn cũng có thể nhai một mẩu đường hay chocolate. Không nên uống rượu bia, nước có gaz, cà phê vì chúng có thể khiến bạn nói năng không suôn sẻ. Dĩ nhiên, uống một li nước là tốt.
Năm phút trước khi bắt đầu
5) Nên vào phòng vệ sinh
Trút bầu tâm sự, nhìn qua một lượt trang phục, răng, cửa quần và nút áo có đóng khuy kĩ chưa? Cà vạt, cổ áo có bẻ gập đúng chưa.
6) Bỏ hết đồ vật trong túi ra
7) Hít, thở
Thư giãn bằng cách thở sâu, thở bằng bụng là cách hiệu quả nhất. Hít vào sâu bằng cách phình bụng và thở ra thật dài trong khi tập trung tư tưởng.
8) Làm thông giọng
Trong khi tìm cách tập trung trước khi nói chuyện, bạn có thể đứng yên một chỗ, nhưng tốt hơn là nói vài câu với cử tọa chung quanh. Điều này không chỉ cho phép bạn thư giãn mà còn là cách để "khởi động" và thông giọng cho rõ ràng.
Trong khi trình bày
9) Nên bắt đầu bằng một câu hài hước
Không nên bắt đầu một cách nghiêm trang quá. Hãy vào đề bằng một câu nói hài hước, một giai thoại để thu hút sự chú ý của thính giả và làm không khí đỡ căng thẳng. Sau đó hãy trình bày với mỗi thính giả bằng cách nhìn vào mắt họ và tìm cách thuyết phục họ với tư cách cá nhân. Nếu phòng rộng và có nhiều người, bạn nên lần lượt "ghé mắt" vào tất cả.
10) Nói ít, nhưng nói hay
Cũng như việc pha trò, những câu nói ngắn gọn lại là những câu hay nhất. Loại bỏ những gì thừa thải và hãy dùng những từ ngữ mà ai cũng hiểu. Như thế, bạn không có nguy cơ đánh mất dần khá giả "ở giữa đường". Hãy tránh lối nói trích dẫn "như ông X đã nói... " vì chúng chỉ làm nặng nề đề tài mà thôi.
11) Thay đổi giọng nói
Để lôi cuốn thính giả, giọng nói cần rành rọt, thong thả. Do vậy, phụ nữ cần giữ cho giọng tương đối trầm và ngược lại, nam giới cần giữ giọng cho cao hơn một chút. Giọng nói phải thay đổi đa dạng như một cuộc trò chuyện thường ngày, với những lúc nghỉ, lúc nói nhanh và những thay đổi về âm điệu.
12) Hãy cử động
Bằng cách phối hợp cử chỉ và lời nói, bạn sẽ thuyết phục được mọi người hơn. Bàn tay giữ một vị trí rất quan trọng, với điều kiện không để chúng vung vẩy đủ mọi hướng. Không nên ngại ngùng bước tới bước lui bày tỏ các thí dụ bằng điệu bộ và đôi lúc sử dụng tấm bảng để phác họa các sơ đồ nhỏ trực tiếp. Tuy nhiên cũng đừng lạm dụng quá.
13) Duy trì sự chú ý của công chúng
Mở miệng ngáp, ghế kêu răng rắc, nhiều người tụm năm tụm ba nói chuyện... đó là những dấu hiệu cho thấy công chúng bắt đầu mệt mỏi. Không có gì tốt hơn là bạn hãy nói nhanh để kết thúc mau hơn. Hãy phát triển một thí dụ khôi hài... sử dụng một ẩn dụ độc đáo để làm cho mọi người cười. Nhờ cách này sự chú ý của thính giả sẽ tự trở lại.
14) Hãy nói chậm khi có sự cố
Quên, lúng túng,... là điều thường gặp khi trình bày. Lúc này, nên nói chậm lại để làm khớp lại vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể bám vào ý tưởng sau cùng mà bạn vừa phát triển trong khi tìm lại mạch trình bày.
15) Nở nụ cười khi kết thúc
Kết thúc tốt đẹp là kết thúc kèm theo một nụ cười và một câu nói vui nhộn. Điều tốt nhất mà bạn có thể hy vọng là một tràng cười vang lên trong phòng. Điều này sẽ để lại một kỉ niệm tốt đẹp, nhưng không xóa nhòa mục đích thật sự của bài nói chuyện.
Biết rõ về địa điểm.
Nên làm quen với địa điểm nơi bạn sẽ nói chuyện.
Đến sớm, đi 1 vòng quanh khu vực diễn thuyết và tập sử dụng microphone và những giáo cự trực quan khác.
Tìm hiểu về khán giả.
Chào người nghe khi họ bắt đầu đến.
Nói chuyện với bạn bè, người quen dễ hơn hẳn nói chuyện với một nhóm người lạ, vì vậy nên tạo cảm giác thân thiện.
Biết rõ về những gì bạn chuẩn bị nói.
Luyện tập bài nói và chỉnh sửa nếu cần thiết.
Nếu bạn không nắm rõi chủ đề bạn sắp nói hoặc không cảm thấy thoải mái, sự sợ hãi sẽ tăng gấp đôi gấp ba.
Thư giãn.
Thư giãn, giảm căng thẳng bằng việc làm một vài động tác thể dục.
Hình dung hình ảnh của bản thân đang nói
Thử hình dung cách bạn nói, âm lượng to, rõ và chắc chắn.
Nếu bạn hình dung được là bạn sẽ thành công, thì nhất định bạn sẽ thành công.
Nên nhớ là mọi người đều muốn bạn thành công.
Họ không muốn bạn thất bại.
Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra thông tin bổ ích và thoải mái, giúp họ vui, giải trí.
Đừng xin lỗi với khán giả.
Nếu bạn nhắc đến sự sợ hãi của mình, hay là xin lỗi cho những lỗi bạn nghĩ mình đã mắc phải trong khi nói, tự dưng bạn lại khiến khán giả để ý đến phần có thể họ không nghĩ tới. Tốt nhất là hãy giữ im lặng.
Tập trung vào nội dung chứ không phải là môi trường xung quanh.
Xua đuổi căng thẳng ra khỏi đầu bạn, và hướng sự chú ý của bạn thân đến nội dung buổi nói chuyện và khán giả.
Sự sợ hãi sẽ tan biến!
Chuyển sợ hãi thành năng lượng tích cực.
Tận dụng năng lượng đó để tăng sự nhiệt tình, hứng khởi!
Rút kinh nghiệm.
Kinh nghiệm nhiều sẽ khiến bạn tự tin hơn, và đó là điều vô cùng quan trọng trong việc nói trước đám đông.
Hiện nay nói chuyện/ diễn thuyết trước công chúng (public speaking) hay trình bày (presentation) trở thành yêu cầu tiên quyết cho sự thành công của các nhà quản lý hiện đại. Kỹ năng này là phần nổi quan trọng của năng lực lãnh đạo, giúp bạn gây được ấn tượng tốt đối với đồng nghiệp và cấp trên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự tin nói chuyện hay diễn thuyết một cách trôi chảy trước đám đông. Nếu bạn còn e ngại về kỹ năng này của mình, Hotdeal mang đến cho bạn cơ hội “có 1 không hai” khi đăng ký tham gia Khóa học Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng trong vòng 3 buổi do công ty IPL tổ chức. Voucher 150.000 VNĐ cho giá trị sử dụng lên đến 1.200.000 VNĐ.
Làm thế nào để có một bài nói chuyện trước công chúng hấp dẫn, lôi cuốn? Hay làm thế nào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, khiến họ phải quyết định chọn bạn vào vị trí mà bạn mong muốn? Câu trả lời sẽ có trong 3 buổi học đầy hữu ích của khóa học Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng. Với mục tiêu giúp các bạn trẻ khắc phục kỹ năng nói chuyện/ diễn thuyết còn chưa lưu loát, thiếu tự tin, khóa học còn giúp bạn:
+ Biết cách chuẩn bị một bài nói chuyện trước công chúng thật hiệu quả với cấu trúc chặt chẽ, logic và thu hút người nghe.
+ Biết cách chế ngự sự hồi hộp, làm chủ cảm xúc tốt khi đứng trước đám đông.
+ Nắm bắt được các nghệ thuật diễn cảm như: biết cách điều khiển phi ngôn ngữ: ánh mắt, nụ cười, tạo điểm nhấn trong lời nói, cử chỉ… làm cho bài phát biểu trở nên sinh động, gần gũi.
+ Biết cách lắng nghe từ đó nắm bắt tâm lý người nghe để sẵn sàng tự tin ứng phó thông minh trong mọi tình huống bất ngờ nhất.
+ Có một hình ảnh về bản thân hoàn toàn mới khi xuất hiện với sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng về: trang phục, giọng nói, phong cách…
Nội dung của khóa học được đầu tư chú trọng nhằm đem đến những hiệu quả tốt nhất cho học viên. Thông qua trình tự các đầu mục được sắp xếp thông minh, bạn sẽ nhanh chóng nắm được những nguyên tắc cơ bản để có thể tự tin nói chuyện hoặc thể hiện mình trước đám đông.
• Những gợi ý cho bài thuyết trình thành công.
• Những dấu hiệu của sự hồi hộp và phương pháp chế ngự sự hồi hộp.
• Sáu bước lên kế hoạch và chuẩn bị.
• Nghệ thuật diễn thuyết.
• Nghệ thuật chinh phục người nghe. 90 giây gây thiện cảm.
• Nghệ thuật làm chủ cảm xúc khi nói trước đám đông.
• Nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
• Phong cách dí dỏm trong giao tiếp.
• Các nguyên tắc cơ bản để tạo sự giao tiếp tốt.
• Các tác động trong giao tiếp trực diện.
• Các hành vi của nhóm và các cảm giác có thể có của họ.
• Kỹ năng lắng nghe.
• Kỹ năng đặt câu hỏi.
Đặc biệt, khóa học Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng do công ty IPL tổ chức có sự tham gia giảng dạy của Diễn giả Lê Văn Hiển. Chuyên gia tâm lý – đạo diễn Lê Văn Hiển là một người thầy rất tâm huyết trong công tác nghiện cứu giảng dạy và truyền thụ kiến thức. Với phương châm “Gieo giá trị, gặt thành công”, thầy đã đem lại kiến thức, niềm tin và sự thành công cho rất nhiều các bạn trẻ. Thầy đã có trên 100 talk show lớn từ các trường đại học, các doanh nghiệp, các công ty, các tập đoàn, các tổ chức xã hội tại Việt Nam. Phong cách diễn thuyết của thầy mang đậm nét biểu cảm nghệ thuật cao đã tạo được sự thu hút tuyệt đối với người nghe.
Nói chuyện có duyên! Ai cũng mong nuốn được khen như thế. Nhưng trong thực tế có biết bao người đã khổ sở vì… vô duyên.
Duyên là gì mà chi phối chúng ta đến thế?
Ca dao có câu:
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình.
Theo Hoàng Phê trong quyển Tự điển Tiếng Việt thì chữ duyên có nhiều nghĩa:
- Phần cho là trời định dành cho mỗi người về khả năng có quan hệ tình cảm hòa hợp, gắn bó nào đó trong cuộc đời.
Duyên còn có nghĩa là sự hài hòa của một số nét tế nhị, đáng yêu ở con người, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, tự nhiên.
Duyên theo nghĩa đầu thì khỏi bàn, vì “trời định” rồi, đành cho qua luôn.
Còn chữ duyên theo nghĩa thứ hai thì rõ ràng chúng ta có thể đạt được, nếu muốn. Chúng ta có thể tạo ra sự hài hòa, những nét tế nhị, đáng yêu cho chính mình bằng cách rèn luyện để có thể… hấp dẫn một cách tự nhiên.
Sau nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà Tâm lý học đã nêu ra những phương cách để rèn luyện trở thành người “ăn nói mặn mà có duyên”.
1/ Bạn hãy… ít nói!
Ảnh: Internet
Đúng vậy! Nói ít thì ít sai sót, hớ hênh. Nếu vừa gặp ai bạn cũng huyên thuyên như “tuột băng” thì người nghe sẽ… mệt. Họ chưa kịp hiểu câu đầu thì đã có câu kế tràn tới, lấp đầy lỗ tai. Nói nhiều, nói nhanh thì các âm được phát ra không rõ, ảnh hưởng rất nhiều giọng nói của bạn. Hẳn bạn đã từng nghe câu:
Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Và tục ngữ:
” Ăn có nhai, nói có nghĩ”.
Hãy nói ít thôi. Nói đúng chuyện, đúng lúc, đúng chỗ và dịu dàng, từ tốn thì …có duyên lắm đấy!
2/ Bạn hãy đôn đốc người khác nói!
Đừng nản! Đừng nghĩ là bị tra tấn bằng ngôn ngữ. Bạn chân thành lắng nghe người khác thổ lộ cũng là một cách giúp họ trút bớt “gánh nặng”, đem lại sự cân bằng tâm lý. Tuy nhiên, không phải là im thin thít mà cần đôn đốc bằng vẻ mặt tươi tỉnh, nụ cười khuyến khích và những câu: ”Ồ, rồi sao nữa?”, “hay quá! Bạn kể tiếp đi!”.
Rồi bạn sẽ phải ngạc nhiên khi kết thúc cuộc nói chuyện người ta sẽ khen bạn "Nói chuyện có duyên” dù bạn gần như… im lặng để lắng nghe.
3/ Cần tránh cãi cọ:
Dù ý kiến của người đối diện có mâu thuẫn với ý kiến của bạn cũng cần bình tĩnh. Bạn cứ để người ta nói một mạch đi. Trong lúc đó, bạn suy nghĩ, tìm cách nói thế nào để người ta đồng ý với mình. Nếu “cơn bão” vẫn không giảm thì bạn đành nói: ”Bạn mất bình tĩnh rồi. Chúng ta hãy tạm quên chuyện này đi, chờ một dịp khác sẽ bàn sâu hơn”.
4/ Tốt hơn hết bạn nên nói về những điều người đối diện thích
Ảnh: Thái Học Sinh
Thật không công bằng, phải không? Đừng nghĩ vậy. Sự quan tâm của bạn đến người khác cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn. Dẫu sao, bạn cũng làm một người vui, cuộc nói chuyện trở nên thú vị. Càng tuyệt hơn nữa, nếu người trò chuyện với bạn là người có văn hóa thì lập tức họ cũng muốn nói đến những gì bạn thích.
5/ Hãy làm cho cuộc gặp gỡ trở nên vui vẻ bằng cách khôi hài hóa câu chuyện:
Sự khôi hài sẽ giúp bạn và mọi người thoát ra ngoài vùng căng thẳng. Mọi bực bội được xoa dịu. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khôi hài và châm biếm để tránh điều đáng tiếc.
6/ Hãy… rút lui:
Đó là kế sách tuyệt vời nhất nếu bạn gặp phải một đối tượng nói quá nhiều, hay gây sự, thích châm biếm, độc đoán… Chỉ còn cách làm bộ coi giờ trên đồng hồ đeo tay hoặc che miệng ngáp liên tục. Sau đó, rút êm.
Chúc bạn “ăn nói mặn mà có duyên”.
Không ít người trong chúng ta thường bị chê nói chuyện “ nhạt như nước ốc”. Có bao giờ bạn nghi mình cần phải thay đổi phong cách nói chuyện của mình để thuyết phục người khác hơn chưa? Học cách nói chuyện hay, thuyết phục là một điều rất cần thiết khi trong xã hội ngày nay, con người được đánh giá rất nhiều qua giao tiếp.
Với một số người được nói chuyện là một điều gì đó khiến họ cảm thấy vui thích và hứng khởi, nhưng mỗi lần cất lên giọng nói của mình đều bị người khác chán nản mà bỏ đi mất. Đơn giản vì người đó chỉ biết thỏa mãn nhu cầu NÓI của mình mà không để ý đến nhu cầu NGHE của đối phương. Chúng ta không chỉ nói để một mình mình nghe mà còn phải nói để cho những người khác lắng nghe, bởi vậy bạn phải nói chuyện sao cho hay, thuyết phục. Sẽ vô cùng tuyệt vời nếu bạn mỗi lần xuất hiện bạn đều gây được sự chú ý của người khác về câu chuyện của bạn, đúng không?
Có người, nói rất ít nhưng những gì họ nói đều có ý nghĩa và thấm thía vào trí nhớ của người khác khiến cho họ cảm thấy vui vẻ khi được gặp người đó. Không phải cứ nói nhiều mới là tự tin, năng động và nhiệt tình mà còn phải nói hay, nói có nghĩa và hấp dẫn được người khác thì đó mới thực sự là người biết nói chuyện.
Để nói chuyện thuyết phục được người khác, hấp dẫn được người nghe đầu tiên bạn phải là một người nghe chân thành đã. Đừng hi vọng vào người khác sẽ lắng nghe bạn, cố vũ bạn khi bạn không biết lắng nghe và cảm thông cho họ. Thông thường chúng ta có thói quen “tranh nói” của người khác mà dân gian gọi là CƯỚP LỜI. Đó là hành động vô duyên và hết sức phản cảm. Nếu là bạn có vui không khi có ai độ tự nhiên “nhảy vào” xen ngang câu chuyện bạn đang nói dở? Thế nên, trước tiên hãy lắng nghe chân thành để biết họ đang nói gì để nếu có xen ngang cũng không làm đứt quãng câu chuyện của họ.
Tiếp theo hãy học hỏi thật nhiều và đừng bao giờ ỷ vào những kiến thức mà mình đã có được để lên mặt dạy đời người khác. Bạn có thể tìm được cách đơn giản nhưng hiệu quả hơn việc cố chỉ dạy cho ai đó cách làm mà bạn nghĩ sẽ giúp họ vượt qua bế tắc của hiện tại. Người ta nói rằng: khi góp ý hay hướng dẫn cho người khác sẽ hiệu quả hơn việc chỉ dạy cho họ phải làm gì. Khi bạn có một sự hiểu biết nhất định về một lĩnh vực nào đó bạn sẽ nói hay hơn, thuyết phục người khác hơn, vậy nên đừng bao giờ ngừng học hỏi và trang bị cho mình khối kiến thức nên cần thiết.
Hãy nói những lời dễ nghe dù khi bạn đang phê bình người khác. Đừng nghĩ rằng những lời nói khó nghe sẽ làm họ thay đổi nhanh hơn. Thực sự không phải như vậy mà nó còn phản tác dụng nữa. Hãy biết nói những lời tích cực, đừng lúc nào cũng xúc xiểm, nói xấu người khác.
Tránh nói xấu người khác khi họ không có mặt, nếu không bạn sẽ trở thành người ăn nói vô duyên trong mắt người khác, đồng thời cung là người “ thích ngồi lê đôi mách”. Những người như vậy thường không được hoan nghênh ở chốn đông người. Hãy nói những lời hay, ý đẹp và biết động viên người khác khi họ gặp chuyện không may, chuyện buồn hay một vấn đê nào đó khiến họ khó xử. Đừng bao giờ lợi dụng cơ hội người kia “sa cơ lỡ vận” để bôi nhọ và đả kích họ. Trả thù một người không còn khả năng chiến đấu chưa bao giờ là một anh hùng. Bạn hãy ghi nhớ điều đó trong cuộc sống của mình bạn nhé.
Để trở thành người ăn nói thuyết phục được người khác, bạn không chỉ nắm bắt được diễn biến tâm lý của đối phương mà còn phải biết những sở thích thường ngày của họ cả những điều cầm kỵ để không bao giờ xẩy ra những trận khẩu chiến không đáng có. Có hai người bạn, một người rất kỵ những chuyện tục trong bữa ăn, người kia lại rất thích nói những chuyện như vậy dù có ở đâu đi chăng nữa. Bạn bè góp ý nhiều lần nhưng không được. Cuối cùng người bạn “kiêng kị” kia tuyên bố: nơi nào có tao thì không có mày. Từ đó tình bạn chấm dứt. Từ một chuyện không đáng có, được bạn bè nhắc nhở nhiều lần nhưng người kia vô ý thức nên không chịu lắng nghe. Không ưa cách nói chuyện của người đó, nên mỗi lần bạn bè tụ họp để cố tình “ bỏ quên” để không phải chịu đòn từ họ.
Bạn trách bạn bè ngày càng xa lánh bạn, cũng đúng thôi nếu bạn là người hổng kiến thức về kỹ năng giao tiếp, không biết phải chêm, phải đệm những gì sau mỗi câu chuyện của người khác. Khi bạn không biết cách lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc trong câu chuyện của người khác, khi bạn vô duyên “chặn họng” những người đang sôi nổi bàn tán – đừng để bạn bè xa lánh chỉ vì cách nói chuyện vô duyên của mình!
Hãy học cách lắng nghe và nói chuyện một cách thuyết phục, đừng để người khác “ khai trừ” bạn vì những câu chuyện mà bạn mang đến cho người ta, bạn nhé. Chúng ta ai cũng mong có nhiều bạn bè trong cuộc đời của mình nhưng không phải ai cũng có được điều đó. Giao tiếp chính là cầu nối giữa người với người. Hãy biết tạo ra những mối quan hệ thân thiết bằng khả năng giao tiếp của mình
Học cách làm thế nào để tán tỉnh anh chàng người yêu của bạn hoặc thậm chí là với anh chàng bạn vừa mới quen không phải là một việc dễ dàng. Cánh mày râu đôi khi rất khó để nắm bắt khi trò chuyện! Bởi vậy những lời khuyên sau đây sẽ thực sự hữu ích cho bạn!
Mẹo đầu tiên mà bạn nên áp dụng triệt để khi thực hiện một cuộc trò chuyện có ý tán tỉnh anh chàng bạn quan tâm, yêu mến đó là hãy tìm cách để đọc được ngôn ngữ cơ thể của mình. Bạn đang thắc mắc xem làm thế nào để biết anh ấy quan tâm đến đến bạn? Chỉ có một cách để tìm ra! Đó là khi bạn trò chuyện với anh ấy, anh ấy sẽ thể hiện thái độ đồng tình, vui vẻ phúc đáp lại những lời nói có cánh của bạn. Anh ấy sẽ hơi nghiêng về phía bạn và có thể có hành động để tạo ra một sự tiếp xúc vừa phải. Khi đó chỉ cần bạn bình tĩnh để dẫn dắt câu chuyện của mình theo dòng chảy tự nhiên!
Hãy trao đổi một cách cởi mở để câu chuyện kèm những lời nói có cánh của bạn trở nên tuyệt vời và hấp dẫn hơn đối với anh ấy. Khi bạn đang tìm kiếm cách để tiếp cận nhanh nhất và ghi điểm với anh chàng nào đó, bạn phải bắt đầu câu chuyện của mình với sự mở đầu gây cuốn hút và để anh ấy ấn tượng bởi sự thông minh của bạn. Bạn có thể dành cho anh ấy một lời khen hoặc đưa ra một đánh giá nào đó thực sự dí dỏm. Điều đó sẽ tạo được ấn tượng tốt để anh ấy luôn chú ý đến bạn.
Một điều các anh chàng luôn thích thú đó là nhận được sự quan tâm từ người khác phái đặc biệt là người mình thương yêu. Vì vậy khi bạn tán tỉnh anh ấy, hãy thể hiện sao cho anh ấy cảm thấy bạn đang chú ý và rất tôn trọng anh ấy. Bạn có thể lựa chọn cho mình một sự bắt đầu khôn khéo bằng việc đặt ra cho anh ấy những câu hỏi liên quan đến cuộc sống, mơ ước, hoặc gia đình anh ấy…Tất cả những điều này sẽ giúp cho câu chuyện của hai bạn ngày càng suôn sẻ!
Khi bạn tìm được những điểm tương đồng trong tính cách cũng như sở thích của hai bạn vậy thì tại sao bạn không lấy đó làm chủ đề cho mình khi trò chuyện với anh ấy!? Bạn có thể tìm ra điểm chung nhất về sở thích chung của hai bạn, chẳng hạn như cảm nhận về sự thú vị của những môn thể thao mà bạn và anh ấy yêu thích… từ đó tìm ra mặt bằng chung và dẫn dắt câu chuyện một cách từ từ!
Hãy thực sự ghi nhớ đến vấn đề này bởi vì đây có thể là sai lầm trầm trọng nhất khiến mối quan hệ của bạn sẽ tan vỡ hoặc chấm dứt ngay từ khi bạn mới quen nhau. Hãy gạt các yếu tố liên quan đến người yêu cũ của bạn trong khi trò chuyện với anh ấy. Đừng để hình ảnh bạn trai cũ của bạn chi phối đầu óc của bạn. Bởi đương nhiên nó chưa bao giờ là một chủ đề tốt cho bất cứ câu chuyện, hay chủ đề tán tỉnh nào giữa hai người đang yêu nhau!
Khen ngợi là luôn luôn là một trong những cách tốt nhất để bạn ghi điểm với anh ấy, nhưng nếu không khéo léo thì rất có thể bạn sẽ khiến nó trở nên rắc rối trong suốt cuộc trò chuyện giữa hai bạn. Hãy cho anh ấy biết rằng bạn thích chiếc áo khoác mà anh ấy đang mặc hoặc bạn thấy nụ cười của anh ấy rất đẹp. Đàn ông luôn muốn bản thân mình phải tự tin bất cứ khi nào, đặc biệt là khi nói chuyện với một cô gái, khen ngợi chính là một cách tuyệt vời để bạn giúp anh ấy củng cố sự tự tin của bản thân!
Bạn hãy thể hiện mình là một cô gái tự tin, bởi một người đàn ông sẽ luôn hứng thú và thực sự yêu một cô gái có cá tính và sự tự tin vào bản thân mình. Điều đó cũng có nghĩa rằng nếu bạn đã sẵn sàng cho những bước đầu tiên khi tiếp cận với anh chàng bạn thích, anh ấy sẽ thực sự biết được bạn là ai!
9. Hãy thật dí dỏm
Dí dỏm, hài hước và thông minh là tất cả những điều mà chàng trai đang tìm kiếm ở một cô gái. Nếu bạn đi chơi cùng anh chàng của mình như lại luôn miệng mỉa mai thì chắc chắn buổi hẹn hò của bạn đã hoàn toàn thất bại. Vì vậy với sự khéo léo, thông minh của mình, bạn có thể đưa ra một số ý kiến dí dỏm của mình, tạo cảm giác thú vị hoặc gây cười đối với anh ấy. Chắc chắn đó là cách tuyệt vời để bạn bắt đầu cuộc trò chuyện một cách dễ dàng!
Giáo sư quá cố Thomas Harrell tại khoa kinh tế trường DH Stanford thích nghiên cứu về đặc điểm tính cách các cựu sinh viên. Kết quả là những người thành đạt là những người biết giao tiếp, xã giao, hướng ngoại mà ko phụ thuộc vào điểm số tốt nghiệp của họ. "Kỹ năng hòa nhập" chính là điển quan trọng nhất quyết định sự thành công.
Chính vì vậy tên tuổi Dale Canergie - người đầu tiên giới thiệu khái niệm nói chuyện xã giao như nột kĩ năng chuyên nghiệp - vẫn được mọi người nhắc đến, sau hơn 70 năm kể từ khi ông tung ra quyển sách bán chạy nhất "Đắc nhân tâm" vào năm 1936.
Canergie sinh năm 1888, năm 24t, khi vẫn còn làm việc vất vả tại NY, ông đã đề nghị được dạy lớp đêm về kỹ năng nói chuyện trước đám đông tại YMCA. Lớp đầu tiên ông dạy chưa đầy 10 học viên. Trong nhiều tuần lễ, ông chia sẻ với những học viên này những kỹ năng ông tích góp được nhờ tham gia vào nhóm hùng biện tại trường trung học và từ thời sinh viên trường Sư phạm bang Misouri. Ông dạy cho người ta biết cách tránh nhút nhát, tăng tự tin, bớt căng thẳng, bằng những kỹ thuật mà tới giờ vẫn phù hợp. Phải nhơ 1 tên người nói chuyện, phải biết cách lắng nghe, đừng chỉ trích, chê bai, hay càm ràm.
Sau một vài buổi lên lớp, Canergie không còn chuyện gì để kể. Thế là ông để cho các học viên đứng trước lớp trình bày về kinh nghiệm của bản thân- sau đó ông đưa ra lời nhận xét về cách trình bày của họ. Chính lúc đó ông nhận ra rằng một khi học viên vượt qua được sự sợ hãi trình bày trước công chúng và cảm thấy thoải mái kể về bản thân mình, sự tự tin của họ tăng lên đáng kể.
Tham gia các lớp học của ông, các doanh nhân, nhân viên bán hàng và những người theo các nghề nghiệp chuyên môn khác đều thấy đây là một cơ hội tuyệt vời để tự rèn kuyện bản thân băng những phương pháp thực tế,đơng giản, rẻ tiền. Deb961 năm 1916, khóa học của ông đã thành công đến mức, lần đầu tiên trên thế giới ông phải huấn luyện các nhà hướng dẫn chính thức " khóa học Dale Carnergie". Đến năm 1920, ông đã cho ra đời cuốn sách " Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng", giáo trình chính thức dùng để giới thiệu các khóa học Canergie tại Boston, Philadenphia vầ Baltimore.
Tất cả những điều tuyệt diệu trên sẽ không xảy ra nếu như Canergie không khuyến khích các học viên đầu tiên tự tin chia sẻ câu chuyện của họ. Cũng không ngạc nhiên khi ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe như là một kỹ nẵng xây dựng mối quan hệ giao tiếp. Trng thời đại máy tính và email làm cho công việc kinh doanh mất đi sự thân thiết thì logic đơn giản cùa Canergie vẫn còn đầy tính ứng dụng. Con người, dù thế nào vẫn là con người, và ai lại chả cẩn tới những bài học như thế này:
- " hãy thể hiện sự quan tâm thật sự tới người khác"
-"hãy biết cách lắng nghe. /Khuyến khích người khác tự nói về mình"
-" hãy nhường người khác nói thật nhiều"
-"nói những gì người khác muốn nghe"
-"khen ngợi thành thật và thẳng thắn"
Qua đây, tôi tự rút ra một bài học cho mình là bất kì ai cũng có sự khác biệt và chính sự khác biệt đó làm nên con nguòi bạn. Vì vậy hãy thể hiện điều đốch mọi người thấy rằng bạn là người đặc biệt và thu hút người khác.
Chính nghệ thuật nói chuyện xã giao giúp bạn có được nhiều mối quan hệ bạn bè mà bạn đôi khi không tưởng tượng được. Khi nói chuyện, hãy luôn là chính mình, thể hiện con người mình chứ đừng bắt chước ai đó hay theo hướng dẫn của sách vở.
Và cuối cùng, chúc bạn gặt hái được thật nhiều thành công!
Thân ái
Nói chuyện là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất và nó được diễn ra liên tục trong suốt ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nói chuyện có thể khiến người khác làm theo lời của mình, yêu quý mình…
Bí quyết nói chuyện gồm nhiều cách như làm thinh, cách chất vấn, cách lắng nghe, cách khen ngợi hay chê trách, cách tăng giảm âm lượng… Sau đây, xin tổng kết lại thành những điều nên và không nên:
10 điều tối kị:
1. Đừng già hàm: điều này sẽ làm cho người khác mất dũng khí, bị động, bị khinh.
2. Đừng chỉ nói về mình: trong câu chuyện, thường cái tôi thực đáng ghét
3. Đừng nói mãi 1 đề tài: của ăn ngon đến đâu, ăn quá cũng ngán.
4. Đừng chỉ trích: muốn hạ bệ người ta mà muốn người ta có thiện cảm với mình à?
5. Đừng cãi lộn: khó có cuộc cãi lộn nào mỗi bên cho mình có lỗi.
6. Đừng hấp tấp: thiếu trầm tỉnh làm sao có nhiều ý hay và cách nói hấp dẫn để thuyết phục đối phương.
7. Đừng ưa bàn tâm sự: Coi chừng có những lỗ hở mà gia đình hay xã hội bí mật bị vạch lưng, bại lộ cách tai hại
8. Đừng có giọng sách vở: Ai cũng ham hiểu biết mà không phải mỗi người chịu kẻ khác lên mặt dạy mình.
9. Đừng làm đòn xóc: định nộp người ta mà người ta không trốn mình sao được.
10. Đừng nói sai tiếng mẹ đẻ: coi chừng người ta đánh giá vốn học ta xuyên qua cách ta sử dụng tiếng Mẹ đẻ.
10 điều nên rèn luyện hằng ngày:
1. Phải thành thật: không cần nói hết các chân lý mà hễ nói thì phải nói sự thật.
2. Phải vị tha: lo cho quyền lợi kẻ khác thì ai mà không quan tâm đến mình.
3. Phải vui vẻ: người ta thích đám cưới hơn đám ma phải không bạn?
4. Phải tế nhị: lời nói thọc sâu trong tâm hồn, gây ấn tượng là lời nói chinh phục.
5. Phải biểu lộ nhân cách: lời tao nhã nói lên tâm hồn đã được luyện rèn, trưởng thành.
6. Phải biết nghe và khen: Ai không thích bộc bạch tâm sự. Ai không thấy mình quan trọng? Hãy đáp ứng các đòi hỏi đó. Họ sẽ yêu quý bạn lắm đấy.
7. Phải nói ít: Nói ít không có nghĩa là câm như hến mà chỉ nói khi cần nói cho người cần nghe vào lúc cần nói. Con vẹt chỉ được khen khi có khách đến nhà nó chào chứ không ai cần nó chào hoài khi mà họ đã ở trong nhà nó gần 1 giờ rồi.
8. Phải tự nhiên: Nói chuyện mà kiểu cách quá như uốn lưỡi khiến người ta xa cách vì quá khách sáo.
9. Phải khiêm tốn: người ta sợ hố hơn sợ núi.
10. Phải biết nhịn: khi tiếp chuyện có biết bao điều ta nghe bất mãn. Phải cho qua. Mỗi người có một quan điểm riêng. Ta đang gieo thiện cảm mà.
Có làm được những điều đó thì bạn mới có thể gây thiện cảm, truyền ý, truyền cảm cho đối phương giao tiếp.
Những câu hỏi ngắn và nhanh về cuộc đời cô ấy (“Em học trường nào?, Quê em ở đâu?”, “Em làm nghề gì?”) sẽ chẳng dẫn đến đâu cả, và thường khiến cho người phụ nữ chán nản và chuyển chủ đề.
Thay vì tự rơi vào cái bẫy của chính mình, hãy nhớ 6 chủ đề sau để làm giảm sự im lặng đến mức tối thiểu, trong khi tăng sự thú vị của cuộc nói chuyện lên tối đa.
1. Nói về đam mê của bạn
Đẩy câu chuyện theo chiều hướng về đam mê của bạn là cách tốt nhất để giữ nó tiếp tục. Thay vì nghĩ quá nhiều về việc giữ cho câu chuyện không bị đứt quãng, bạn có thể vui vẻ và thể hiện sự hứng thú của mình với về chủ đề đó. Nó sẽ không chỉ cho thấy sự thông minh của bạn - bạn đang nói về sở trường của mình mà còn cho cô ấy thấy một chút về tình cảm cùng niềm đam mê của bạn. Phụ nữ luôn tìm những điều này trong một người đàn ông.
Tương tự như vậy, nếu người phụ nữ bắt đầu nói về đam mê của cô ấy, hãy hỏi sâu hơn về chủ đề đó, kể cả khi nó không phải là điều bạn quan tâm. Nó sẽ khiến cô ấy cảm thấy hứng thú khi nói chuyện với bạn (điều này không bao giờ tệ) và cho cô ấy cơ hội nói về bản thân mình, cung cấp thông tin cho bạn khai thác về sau.
2. Xem xét xung quanh
Hãy nhìn mọi người xung quanh ở nơi mà bạn đang ngồi với cô ấy và... bịa ra những câu chuyện về họ. Nó sẽ thể hiện sự sáng tạo, dí dỏm của bạn, và giúp bạn đánh giá sự hài hước của cô ấy, và làm cho các câu chuyện về sau trở nên trôi chảy hơn.
3. Quá khứ của bạn
Thời trẻ con là một khoảng thời gian luôn gắn bó với tất cả mọi người, và chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng với chính bản thân mình, vì vậy việc nói về các kinh nghiệm trong quá khứ sẽ không chỉ cho cô ấy một góc nhìn vào tâm hồn bạn, mà còn khiến cô ấy nhớ đến những kỷ niệm ấu thơ của mình. Hãy đi sâu vào chủ đề này để mở rộng cuộc trò chuyện.
4. Du lịch
Trong khi mọi người đều thích nói về du lịch, điều quan trọng cần nhớ ở đây là bạn phải làm cách nào để khiến cô ấy nói về điều đó chứ không chỉ mình bạn “độc thoại”. Bạn sẽ không muốn mình trông như đang thể hiện hoặc đang cố gắng quá mức. Thay vào đó, hãy sử dụng việc này như một cơ hội để biết thêm về những tình cảm, niềm tin và các khía cạnh khác của cô ấy.
5. Phân tích bản thân
Khi nói về bất cứ thứ gì, cho dù là về đam mê hay tuổi thơ, hãy cho thêm một câu chuyện mà bạn “có thể học hỏi một điều gì từ đó”. Đây lại là một cơ hội để bạn cho thấy sự sâu sắc trong suy nghĩ của mình, thêm một lớp nội dung cho những câu truyện hiện tại và là lời mở đầu cho vô số chủ để khác để bàn luận.
6. Văn hóa xã hội
Để tránh cuộc hội thoại rơi vào sự im lặng và thiếu thoải mái hay trở thành một cuộc hỏi cung, hãy nói về những sự kiện đang diễn ra vào thời điểm đó. Nhưng tránh nói về nó quá lâu, không thì cô ấy sẽ trở nên chán với câu chuyện và, tồi tệ hơn, chán cả với bạn nữa.
Những nguyên tắc chung:
Xây dựng một kế hoạch trong đầu
1. Biết đối tượng nghe của bạn là ai. Khi chuẩn bị bài nói chuyện, dù đó là trong một buổi tiệc hay là một buổi họp, bạn phải biết mình nói chuyện trước đối tượng nào. Phong cách của bạn cần phù hợp với mỗi loại đối tượng.
2. Biết rõ chủ đề của bạn. Xử lý trước những câu hỏi mà bạn nghĩ có thể được mọi người đặt ra. Hãy chuẩn bị sẵn những câu trả lời. Luyện tập bài nói chuyện của bạn vài lần (nếu có thể, nên ghi âm và nghe lại nhiều lần, để bạn đánh giá được cách nói chuyện của mình). Trong những cuộc hội thảo hay hội thoại riêng tư, tránh những “cà kê” những câu chuyện ngồi lê đôi mách. Bạn phải biết rõ chủ đề bạn định nói. Và luôn luôn cẩn thận khi bạn sắp trình bày những quan điểm cá nhân.
Nói rõ ràng
3. Phát âm rõ. Nói chậm rãi và phát âm tốt. Không có gì tệ hại hơn một người nói chuyện lầm bầm, hoặc luyến từ, hoặc nói quá nhanh đến nỗi người khác không hiểu bạn muốn nói gì.
4. Sử dụng một giọng nói chuyên nghiệp. Điều chỉnh lại giọng nói và thay đổi tốc độ giọng nói của bạn. Hãy ngừng một chút trước khi bạn đưa ra một quan điểm.
5. Nắm rõ ngữ pháp và cú pháp. Cấu trúc câu rất quan trọng. Thỉnh thoảng, nói một câu dài, nhiều thông tin là cần thiết. Nhưng tốt nhất, bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn. Bạn có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến.
6. Đừng lưỡng lự. Tránh những tiếng “ừm”, “à”. Đồng nhất và loại bỏ thói quen lặp đi lặp lại một từ nào đó. Người nghe cũng sẽ khó chịu khi bạn nhắc đi nhắc lại những câu: “bạn biết đấy” (có phải bạn muốn hét to “Không, tôi không biết vấn đề này”…) hoặc “điều này chính xác có ý nghĩa gì?”…
7. Chọn từ ngữ cẩn thận. Đừng sử dụng những từ ngữ thô tục (dù là bạn có… quen miệng). Bạn muốn được trông thông minh và nói chuyện tốt hơn, vậy thì thật quan trọng để tạo dựng một cái nhìn về mình. Tránh những từ tiếng lóng và cả việc phủ định hai lần theo cách “Tôi không muốn không…”
8. Không gì là mãi mãi với thời gian. Bạn phải biết thay thế những từ cổ bằng những từ thông dụng đang dùng, nhưng hãy chắc chắn là bạn sử dụng đúng.
9. Giới hạn lời lẽ. Đừng nói quá nhiều và nói không mạch lạc. Sử dụng sự hài hước có mức độ. Đừng cố gắng tỏ ra khôi hài đối với người lần đầu tiên bạn gặp. Có thể có người không thích sự hài hước của bạn. Trừ phi bạn có năng khiếu khôi hài, còn lại thì hãy cất những trò đùa trong những câu chuỵên của bạn. Đôi lúc bạn sẽ làm ai đó bực mình và bạn sẽ tự làm biến mất vẻ ngoài hoàn hảo của mình nếu người đối diện của bạn không cười trước những câu chuyện tiếu lâm bạn vừa kể!
Hãy tự nhiên
10. Tạo dựng một vẻ ngoài. Thư giãn. Thái độ nghiêm túc rất quan trọng, nhưng cũng cần cho nó một chút sinh động. Bạn có thể thay đổi linh hoạt cung cách của mình, đừng chỉ “cứng đơ” như một khúc gỗ! Tuy nhiên, bạn cũng sẽ làm mọi người bực mình nếu cứ huơ chân múa tay liên tục. Hãy giữ im đôi tay của bạn nếu không cần thiết minh họa cho những ý nghĩ của bạn.
11. Cá nhân. Luôn hướng mắt về những người nghe bạn nói, dù bạn đang nói chuyện với 300 người hay chỉ 1 người. Những phát thanh viên trên truyền hình trông như đang nói chuyện với chúng ta thật bởi vì mắt của họ hướng thẳng vào camera, và đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện.
12. Luôn là chính mình. Hãy tin vào những gì bạn nói. Nói với lòng nhiệt tình và sự tin chắc vào điều mình nói.
1. Ý nghĩa của sự hài hước:
Cuộc sống rất cần sự hài hước và tiếng cười, bởi vì chúng có tác dụng quan trọng đối với thể chất và tinh thần của chúng ta. “Một nụ cười bằng mười than thuốc bổ”, thật vậy, sự hài hước sẽ làm cho tinh thần bạn luôn thoải mái, dẫn đến các hoạt động nội tiết được điều hòa, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể, ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư … và các chứng bệnh tâm lý như stress, u uất, trầm cảm, tâm thần …Tóm lại, óc hài hước, và nụ cười luôn nở trên môi sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần sung mãn, giúp bạn luôn trông tươi trẻ và quyến rũ bất kể bạn là nam hay nữ!
Cuộc sống rất cần sự hài hước và tiếng cười, bởi vì chúng có tác dụng quan trọng đối với thể chất và tinh thần của chúng ta. “Một nụ cười bằng mười than thuốc bổ”, thật vậy, sự hài hước sẽ làm cho tinh thần bạn luôn thoải mái, dẫn đến các hoạt động nội tiết được điều hòa, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể, ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư … và các chứng bệnh tâm lý như stress, u uất, trầm cảm, tâm thần …Tóm lại, óc hài hước, và nụ cười luôn nở trên môi sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần sung mãn, giúp bạn luôn trông tươi trẻ và quyến rũ bất kể bạn là nam hay nữ!
Trong lĩnh vực giao tiếp, sự hài hước cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Sự hài hước có thể xóa đi những hiểu lầm, mâu thuẫn, giải quyết những vướng mắc, khó khăn, trở ngại trong quan hệ giữa người với người, củng cố và thúc đẩy quan hệ giao tiếp, giúp cho người với người gần nhau hơn.
Trong quan hệ gia đình, cũng như trong một tập thể, khi xuất hiện không khí căng thẳng, u ám, nếu bạn biết dùng thái độ hài hước , bạn sẽ có thể cải thiện được bầu không khí gia đình, xua tan đi sự ngượng nghịu. Khi tôi còn ở với ba mẹ, chúng tôi thường rất ít khi trờ chuyện với nhau, trừ khi có chuyện gì quan trọng liên quan trực tiếp đến tôi, thường là khi tôi phạm phải một lỗi lầm nào đó. Không khí gia đình tôi ban đầu là ngượng nghịu, tôi cảm thấy khó khăn khi muốn nói gì đó với ba mẹ tôi, thậm chí có những điều tôi không hài lòng ở gia đình. Càng ngày, không khí ngượng nghịu ấy dần chuyển sang nặng nề, u ám. Giá mà lúc đó mọi người trong gia đình tôi hiểu được tác dụng của sự hài hước. Chỉ cần biết cách vui đùa, vấn đề bất kể riêng chung gì đều dễ dàng cởi mở, không khí gia đình chẳng phải thân mật hơn sao?
Trong quan hệ tình cảm gia đình, bạn bè , khi xảy ra xung đột, những lời nói có tính khiêu khích chỉ như là thêm dầu vào lửa, mà những lời khuyên dài dòng cũng khó mà có tác dụng, thì ngay lúc này, một trong hai người giữa được phong độ, kiềm chế được bản thân, biết cách dùng những lời nói hóm hỉnh, sẽ mang lại không khí hòa hoãn vui vẻ.
Cho dù xung đột có đến mức căng thẳng tột cùng, thì những lời nói hài hước xuất hiện kịp lúc sẽ dập tắt được ngọn lửa “can qua”. Nếu bạn không có tính hài hước cần thiết, thì không khí bất hòa sẽ dễ dàng trở nên căng thẳng hơn, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn, cuộc sống của bạn sẽ nặng nề hơn, khô cứng hơn.
2. Làm thế nào để tập tính hài hước?
Sự hài hước do con người phát hiện, tìm tòi, sáng tạo và cũng do con người thưởng thức và lĩnh hội. Tính hài hước hoàn toàn có thể rèn luyện mà có được. Trước tiên, bạn phải giữ được thái độ tích cực, lạc quan trong sinh hoạt, phải tập được cho mình tính lạc quan tin tưởng, biết tự giải tỏa những phiền muộn, ưu sầu. Hơn nữa, bạn phải không ngừng mở rộng, nâng cao tri thức và sự hiểu biết, phát huy óc tưởng tượng. Nhiều mẩu chuyện hài hước bắt nguồn từ óc tưởng tượng phong phú. Nhưng óc tưởng tượng lại lien quan chặt chẽ với tri thức. Hiểu biết càng nhiều, càng sâu, càng rộng thì óc tưởng tượng càng phong phú, tạo điều kiện cho bạn sáng tạo sự hài hước một cách đa dạng.
Sự hài hước có được sẽ đem lại điều tốt đẹp trong quan hệ con người, người biết cách hài hước sẽ được mọi người yêu mến, xem trọng. Do dó, ta có thể nói sự hài hước là biểu hiện về tri thức và đạo đức, là phong độ tao nhã của con người. Một nhà hài hước chẳng những tài giỏi, hiểu biết rộng mà còn tinh tế, nhanh nhạy, biết chú ý đến những khía cạnh tốt đẹp, lý thú và khéo léo lựa chọn hoàn cảnh, đối tượng để gây tiếng cười, mang lại sự thoải mái, mới lạ cho người khác. Dù rằng xung quanh ta có nhiều đề tài, nhưng không phải ai cũng đủ năng lực hài hước để nhìn ra, vận dụng và đem lại hiệu quả vào giao tiếp.
Vậy, bạn có đồng ý với tôi rằng, hài hước cũng là một nghệ thuật? Thật vậy, nghệ thuật hài hước này có những thủ pháp riêng của nó, là : khoa trương, cường điệu, châm biếm. nói bong gió…Chỉ có nắm vững và vận dụng linh hoạt những thủ pháp này mới có thể tạo ra được sự hài hước, và gây được ấn tượng sâu sắc đối với người khác.
Để rèn luyện tính hài hước, ngoài những nền tảng văn hóa và đạo đức, bạn phải thường xuyên đọc, nghe những mẫu chuyện lý thú, ghi nhớ những câu nói hóm hỉnh…dần dần bạn sẽ biết cách vận dụng.
Việc luyện tập này còn đặc biệt quan trọng đối với những người có tính cách hướng nội. Nếu bạn muốn hòa đồng hơn, bạn phải học cách thưởng thức sự hài hước của người khác, cố gắng giữ mình được thoải mái, hoạt bát trước đám đông, cố gắng ăn nói một cách trí tuệ và uyển chuyển. Lúc đầu, kết quả có thể không được như ý muốn, nhưng chỉ cần sự thẳng thắn, rộng lượng, từng bước vận dụng phương pháp này, tôi tin bạn sẽ sở hữu được tính hài hước và cảm nhận được hiệu quả trong hoạt động giao tiếp của bản thân!
Những câu nói hài hước:
Xin thề : tôi với anh kết nghĩa anh em , tuy không sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày , nhưng nguyện sống cùng ngày cùng tháng cùng năm.
- Thuý Kiều là người rất thương bồ , trước khi ra đi còn đưa tiền cho Kim Trong , bằng chứng : " Trăm nghìn lạy gửi tình quân " <-- trích truyện Kiều.
- Định nghĩa mới về vợ : " học dốt nói ngông , đi chơi lông bông , mồm thì khoác lác , mua sắm nát đời , mà câu nào nói ra cũng lời lời đạo lý "
- Trăm năm bia đá cũng mòn , bia chai cũng bể , chỉ còn bia ... ôm.
- Khi yêu nhau thì người ta thề sống chết có nhau , còn khi ghét nhau rồi thì người ta thường thề sẽ sống chết với nhau.
- Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân : chỉ có ai có nó mới có thể ly dị được.
- Nếu bạn lật một cái bình lại thì nó sẽ không có chỗ để cắm hoa, nếu xem xuống phía dưới thì bạn sẽ phát hiện một điều rất hay : " nó cũng không có cả đáy "
- Nếu có ai đó khen bạn " bạn có ½ là đẹp , ½ còn lại là tài năng , gộp lại thì vừa đẹp vừa tài năng " , bạn hãy coi chừng { ½ đẹp tức là ½ đó không có chút chất xám nào , ½ tài năng , tức là ½ đó không có chút sắc đẹp nào --> hợp lại hoá ra bạn là một con người vừa xấu vừa ngu đó sao }
- Nghệ thuật che lấp sự bất tài cũng đòi hỏi không ít tài năng.
- Không ít phụ nữ già đi nhanh chóng có khi do họ động não suy nghĩ phải làm sao để mình trẻ lại.
- Chết cho người phụ nữ mình yêu vẫn dễ hơn là phải sống chung với họ.
- Phụ nữ đem lại niềm vui nhưng không phải lúc nào cũng vậy , còn thuốc lá thì lúc nào cũng có khói.
- Nhục không phải là nghèo khó , nhưng nghèo khó thì thật là nhục.
- Ngắn gọn thể hiện sự thông minh nhưng không đúng trong trường hợp người ta nói " Anh yêu em "
- Đằng sau sự thành công của một người đan ông luôn có hình bóng của một người đàn bà , và đằng sau sự thất bại của một gười đan ông là một người đàn bà thật sự .
- Thể thao là có hại . Nếu ta sống được thêm 10 năm nhờ luyện tập thì ta cũng mất 15 năm vào các buổi tập luyện đó.
- Tại sao chỉ có danh hiệu bà mẹ việt nam anh hùng mà không có danh hiệu ông bố việt nam anh hùng nhỉ ? .
- Tình yêu là bất tử , chỉ có người yêu là thay đổi.
- Hài kịch sẽ chuyển sang bi kịch nếu không bán được vé.
- Một người vợ tốt luôn tha thứ cho chồng khi cô ta sai.
- Ly dị là sự kiện mà người đàn ông phải giặt đồ cho mình ... thay vì trước đó phải giặt đồ cho cả hai .
- Con đường ngắn nhất để đi từ một trái tim đến 1 trái tim là con đường truyền máu.
- chân lý là mặt trời chói lọi . Nếu bạn không nghiên cứu về nó thì đừng có điên mà nhìn vào nó .
Theo lý thuyết thì Lý thuyết không khác với thực tế là mấy , nhưng thực tế thì thực tế khác xa lý thuyết.
- Thuoc la co hai suc khoe => hút thuốc lá thì ta có được đến 2 sức khoẻ dại gì mà không hút.
- Lương tâm là cái gì đó cảm thấy tổn thương trong khi các phần khác của cơ thể cảm thấy dễ chịu.
- Lương tâm là cái buộc ta phải kể hết mọi bí mật cho người tình trước khi có ai đó mách.
- Thà sống hèn còn hơn chết dại.
- Bạn có thể mua một người trung thực không ? Không ! nhưng bán một người như vậy dễ hơn .
- Khi một cô gái được nhiều người theo đuổi cô ta sẽ làm cao , khi cô ấy được một người theo đuổi thì cô ta sẽ làm dáng , khi không có ai theo đuổi cô ấy cô ta sẽ làm ... thơ , và khi cô ta theo đuổi nhiều người cô ta sẽ làm ca ... ve.
- Bia độc hơn rượu , bằng chứng trên thế giới chỉ có " mộ bia " mà không có " mộ rượu "
- Đàn ông không khóc là đàn ông nhút nhát (không dám làm gì (khóc) là nhút nhát rồi).
- Không có gì tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn là yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
- Một người phụ nữ toàn diện : sáng diện , trưa diện , chiều diện , tối diện.
- Thiếu nữ là chữ viết tắt của thiếu ... nữ tính.
- " Quân với dân như cá với nước " Nước thì nuôi sống cá còn cá thì ị vào nước.
- Phim sạch là phim trong sáng . Phim sạch là phim mà diễn viên lúc nào cũng ở trạng thái sạch sẽ và được người khác liếm láp cho sạch .
Người ta có thể sử dụng sự hài hước như là một cách nói châm biếm về một con người hay một sự kiện nào đó đáng bị lên án. Song ở bất kỳ trường hợp nào, sự hài hước luôn gây ấn tượng nếu được sử dụng một cách khôn ngoan và đúng lúc, và nó sẽ khiến người khác luôn nhớ đến những gì bạn nói.
Nội dung sưu tầm :
1. Hài hước luôn đặt trong sự nghiêm túc
Sự hài hước là cách tốt nhất đưa mọi người xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với tính hài hước. Với những người đã hiểu bạn, cách nói bông đùa dễ được chấp nhận. Nhưng bạn nên biết rằng không phải với bất cứ ai, ở bất cứ thời điểm nào, hay trong bất cứ tình huống nào, sự hài hước đều có thể đem ra sử dụng.
Hãy cẩn trọng kẻo câu đùa của bạn có thể trở thành điều xúc phạm đối với người khác. Tốt nhất hãy tránh xa những lời bông đùa nếu người đang nói chuyện với bạn không phải là một người thân thiện.
2. Chú ý tới yếu tố ngữ cảnh và cách thức truyền tải
Ngữ cảnh cho những lần giới thiệu sản phẩm của bạn có thể không phải là nơi thử sự hài hước với chiếc toilet (yếu tố thường gây hài hước nhất), trừ khi bạn đang kinh doanh vật dụng nhà tắm hay đường ống nước.
May mắn thay, sự hài hước không nhất thiết phải có một mẫu số chung nhỏ nhất để trở nên hiệu quả. Nó có thể chỉ cần một sự thông minh. Người nghe ngày càng trở nên khó tính hơn, do đó sự hài hước cũng đòi hỏi phải được thể hiện tinh tế hơn.
Bạn hãy luôn quan tâm tới giọng nói của mình để có sự điều tiết âm vựng phù hợp, lịch sự. Bạn hãy biểu đạt để làm sao cho sự hướng dẫn của mình thật dễ hiểu và ngắn gọn đối với khách hàng, đồng thời thể hiện được sự tận tình của nhà cung cấp dịch vụ. Hãy mỉm cười với khách khi bạn nhìn thấy họ. Một nụ cười và câu nói hài hước thân thiện sẽ như một dấu hiệu xác lập mối quan hệ dễ chịu giữa bạn và khách hàng.
Cho dù vui nhộn hay tinh tế, những câu nói hài hước lý thú sẽ đem lại cho người nghe các trải nghiệm cảm xúc tuyệt vời, tạo ra sự giao tiếp tiếp thị hiệu quả nhất.
Song dù sự hài hước được truyền tải ra sao, bạn đừng quên việc nói với các khách hàng về những gì mà bạn định nói, cũng như những gì mà bạn cho là quan trọng đối với họ. Đây là yếu tố đặc biệt cần thiết.
3. Lựa chọn các mục tiêu của bạn một cách khôn ngoan
Mỗi câu nói đùa đều có một mục tiêu. Trong giao tiếp kinh doanh, bạn hãy xác định mục tiêu cẩn thận trước khi đưa ra một câu nói hài hước.
Khi bạn nói, làm sao cách nói của bạn sẽ khiến khách hàng, nhân viên và cổ đông cảm nhận được bạn đang đứng về phía họ, hay cảm thấy họ sẽ có được những gì mình cần, và những người khác kém may mắn hơn họ.
Đó chính là sức mạnh của sự hài hước. Nó tạo ra cảm giác có tính cộng đồng bằng việc phân chia thế giới thành hai mảng: những người biết rõ sự việc và những người không biết gì cả.
Việc bổ sung yếu tố hài hước vào trong các giao tiếp có thể hai mảng của thế giới này đến gần với nhau hơn xung quanh ý tưởng đơn giản nhất: đánh giá đúng giá trị cho công ty bạn.
4. Đeo một chiếc đồng hồ, bởi vì thời gian là tất cả
Bất cứ nhà hài kịch ưu tú nào cũng sẽ nói với bạn rằng yếu tố thời gian là vô cùng quan trọng khi đưa ra những câu nói hài hước. Yếu tố thời gian chuyển hoá vào các giao tiếp của bạn ra sao? Có những cử chỉ ngôn ngữ nào không?
Nó có thể là một câu nói ngắn gọn được đi kèm với các hình ảnh, cử chỉ minh hoạ khiến người nghe hiểu ra nhiều vấn đề. Những chi tiết nói lửng cuối câu có thể dẫn tới những nụ cười sảng khoái nhất và đáng nhớ nhất.
5. Hãy nhớ, tính khúc chiết luôn là linh hồn của sự hài hước
Không phải sự hài hước nào cũng mang lại hiệu quả, đặc biệt là khi nó được sử dụng quá nhiều và dai dẳng. Sự hài hước nên phục vụ cho thông điệp mà bạn cần đưa ra, chứ đừng lạm dụng nó. Càng ngắn gọn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Shakespeare đã từng nói: Sự hài hước càng ngắn gọn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
6. Luôn để mọi người muốn nhiều hơn nữa
Điều quan trọng nhất đối với việc sử dụng sự hài hước trong hài kịch cũng như trong giao tiếp kinh doanh, đó là bạn cần phải biết rõ khi nào là điểm dừng. Việc để người nghe mong muốn nhiều hơn những gì mà bạn đã thể hiện, luôn là một chiến lược tốt hơn nhiều so với việc quá lưu luyến với lời chào mừng của bạn.
Hãy chỉ nói với khách hàng những gì mà họ cần biết để hiểu rõ các thông điệp kinh doanh then chốt mà bạn muốn đưa ra bằng những phương cách gắn kết nhất có thể. Họ sẽ đặt câu hỏi nếu họ muốn biết thêm thông tin.
Nếu bạn thực sự làm mọi người vui vẻ với sự hài hước dí dỏm, họ sẽ là những fan hâm mộ lớn nhất của công ty bạn trong nhiều tuần, nhiều tháng, hay thậm chí nhiều năm tiếp theo.
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn được người khác tôn trọng và tán thưởng mà không muốn bị xúc phạm, cưỡng ép.
Nhưng trong cuộc sống, mỗi người đều có những mối quan hệ phức tạp, khó có thể tránh khỏi những sự việc không vui xảy ra với bản thân. Vậy thì, làm thế nào có thể thoát khỏi những tình cảnh có thể làm ta bối rối và khó xử như vậy?
Vận dụng ngôn ngữ khéo léo chính là một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Cổ nhân có câu. “Một lời nói đáng giá ngàn vàng, có thể sai khiến được cả một đạo quân.“ Người có tài ăn nói thường biết dùng “ba tấc lưỡi“ của mình để ứng đối một cách linh hoạt, tìm ra những kẽ hở để biện luận, từ đó có thể thoát khỏi tình thế khó xử mà vẫn giữ được thể diện. Điều này cũng thể hiện sự nhanh trí trước tình huống bất ngờ và khả năng vận dụng ngôn ngữ của mỗi người.
Chương 1: Chuyển Đề Tài Câu Chuyện.
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta hay gặp phải một số vấn đề khiến bạn lúng túng. Ví dụ như vấn đề về quốc gia, bí mật cơ quan, thu nhập cá nhân hay những vấn đề riêng tư khác. Khi gặp phải những câu hỏi như vậy, nếu chúng ta trả lời một cách qua loa là: “Không thể nói cho anh biết được“ hoặc “không thể báo cáo“ thì một mặt vừa có thể sẽ khiến người đặt câu hỏi cảm thấy thất vọng, không hài lòng, mặt khác có thể làm tổn hại đến hình ảnh khiêm nhường của bạn trai cũng như nét duyên dáng, tế nhị của bạn gái.
Vậy chúng ta nên ứng đối như thế nào trước những vấn đề phức tạp và khó xử mà lại không thể không trả lời như vậy? Xin bạn đừng lo, chỉ cần biết khéo léo “chuyển chủ đề“ một chút là chúng ta có thể thoát khỏi tình cảnh này ngay thôi.
Cái gọi là “chuyển chủ đề“ chính là một nghệ thuật ngôn ngữ khi người nào đó gặp phải một câu hỏi khó trả lời trực tiếp biết lái vấn đề sang một hướng khác và thay vào đó một vấn đề khác. Đây cũng chính là một nghệ thuật “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.“ Đương nhiên, trong mỗi tình huống khác nhau cũng sẽ có những cách “hoán chuyển“ khác nhau. Nhưng nhìn chung, từ mối quan hệ giữa các chủ đề khi được thay thế cho nhau, chúng ta có thể phân làm hai loại chính là “hoán chuyển gần“ và “hoán chuyển xa.“
Hoán chuyển gần.
“Hoán chuyển gần“ chính là chỉ chủ đề sau khi “chuyển đổi“ sẽ có nội dung gần giống với chủ đề cũ, chẳng qua chỉ là sự mở rộng hay thu hẹp phạm vi mà thôi. Nhìn chung, cho dù hai chủ đề không giống nhau hoàn toàn nhưng vẫn có mối liên hệ nhất định. Các bạn có thể xem ví dụ dưới đây:
Có một tờ báo đã đăng câu chuyện về một người Mĩ sau khi đến thăm nơi ở cũ của chủ tịch Mao Trạch Đông đã dùng cơm tại một quán ăn gần đó. Tài nấu ăn của bà chủ đã khiến cho vị khách khen ngợi hết lời. Nhưng sau khi tán dương một hồi, vị khách nọ đột ngột hỏi: “Nếu như Mao Chủ Tịch còn tại thế, liệu ông ấy có cho phép bà mở tiệm ăn không?“
Câu hỏi này thật khó trả lời. Nếu như trả lời là “Có“ thì sẽ không phù hợp với thực tế, còn nếu nói là “Không“ thì sẽ phần nào hạ thấp hình ảnh Mao Chủ tịch, mà nếu không trả lời thì sẽ làm cho vị khách kia thất vọng. Nhưng thật là may mắn, bà chủ quán chỉ thoáng một chút suy tư đã nhanh chóng trả lời: “Nếu như không có Mao Chủ tịch thì tôi đã chết đói từ lâu rồi, đâu còn nghĩ đến chuyện mở quán cơm được nữa?“
Câu trả lời của bà thật khôn khéo. Bà đã rất nhanh trí chuyển chủ đề câu hỏi sang một hướng khác, dùng ảnh hưởng của công lao vĩ đại sáng lập ra đất nước Trung Hoa của Mao Trạch Đông đối với cuộc sống hiện tại của mình để trả lời vị khách. Điều này vừa không có ý coi thường khách lại vừa có thể gìn giữ được hình ảnh cao đẹp của vị lãnh đạo tối cao.
Lại như tiếng tăm của diễn viên Củng Lợi đã nổi như cồn sau khi nhận vai chính trong bộ phim “ Cao lương đỏ“. Khi “Cao lương đỏ“ lần đầu được công chiếu tại Hồng Kông, có một vị nhà báo đã hỏi Củng Lợi rằng: “Cô đánh giá như thế nào về dung nhan của mình?“ Việc tự nhận xét về dung nhan thật khó đối với Củng Lợi. Bởi lẽ cho dù cô có tự nhận là mình “đẹp“ hay “không đẹp“ thì cũng có thể dẫn đến những phiền phức. Nhưng Củng Lợi đã rất nhanh trí trả lời rằng: “Tôi cảm thấy mình có một hàm răng rất đẹp. Chúng ngay ngắn, thẳng hàng và đều tăm tắp.“ Điều mà vị nhà báo kia muốn Củng Lợi trả lời là “sự đánh giá về sắc đẹp của mình.“. Vậy mà cô đã khéo léo lái chủ đề sang một hướng khác đó là “đánh giá về vẻ đẹp của hàm răng“. “Răng đẹp“ đương nhiên cũng có một mối quan hệ nhất định nào đó với “tướng mạo đẹp“. Chỉ có điều là phạm vi của vấn đề mà cô trả lời hẹp hơn rất nhiều so với yêu cầu của nhà báo kia. Tuy vậy, điều đó đã giúp cho cô không làm cho vị nhà báo đó thất vọng, đồng thời cũng tránh được vấn đề tế nhị đó là đánh giá trực tiếp về sắc đẹp của mình.
Nghệ thuật “hoán chuyển gần“ cũng hay được sử dụng trong quá trình tố tụng pháp luật. Có một câu chuyện như thế này:
Một nhân viên phục vụ trên một đoàn tàu nọ trong khi phục vụ đã nảy sinh mâu thuẫn với một vị hành khách. Trong khi cãi cọ, người hành khách đã có những lời lẽ bất nhã xúc phạm đến nhân viên phục vụ đó. Anh này nổi xung lên và hành hung vị hành khách trong toa ăn. Hai bên trong khi giằng co, vị khách đã bị ngã vào chỗ nối giữa hai toa xe và bị vỡ đầu chảy máu dẫn đến trọng thương. Viện kiểm sát đã khởi tố anh ta vì tội “cố ý gây thương tích.“
Tại phiên toà, luật sư biện hộ cho nhân viên đó muốn dựa vào việc anh ta đánh người là có lí do chính đáng để bào chữa cho thân chủ của mình trắng án. Tại lần xử thứ ba, luật sư trong lúc đuối lý đã đột nhiên hỏi công tố viên rằng: “Xin hỏi ngài công tố, nếu như có người làm nhục ngài trước mặt bàn dân thiên hạ thì ngài sẽ làm thế nào?“
Câu hỏi này thật hóc búa. Nếu như trả lời giống như bị cáo là ra tay hành hung đánh người thì không được. Mà nếu trả lời là không có phản ứng gì thì cũng không thoả đáng. Nếu như câu hỏi của vị luật sư mà không có sự liên hệ đến bản án thì sẽ làm cho mọi người không thoả mãn.
Vậy phải trả lời sao đây? Chỉ thấy vị công tố kia thoáng đăm chiêu rồi ung dung trả lời rằng: “Trong cuộc sống hàng ngày, việc một người bị xúc phạm cũng là điều thường xảy ra. Vậy người bị xúc phạm nên xử trí thế nào đây? Điều này có quan hệ mật thiết đến tuổi tác, trình độ học vấn và sự giáo dục của mỗi người. Một số người có thể nhẫn nhục mà bỏ qua, một số không thể cam chịu muốn dạy cho người kia một bài học, số khác lại tự cho mình là thanh cao không thèm đếm xỉa gì đến việc đó, cũng có một số sẽ giống như bị cáo mà nổi giận đùng đùng ra tay hành hung. Đối với những người khác nhau sẽ có những cách xử trí khác nhau. Xin hỏi luật sư bào chữa, việc công tố viên xử trí như thế nào khi bị xúc phạm có mối liên hệ tất yếu nào đến hành vi phạm tội của bị cáo hay không? Hơn nữa, làm sao lại có thể từ một công tố viên hay một người nào đó sẽ hành động như thế nào khi bị xúc phạm mà suy đoán dược rằng bị cáo đánh người là vô tội được? Vả lại, việc bị cáo đánh người thực sự là có nguyên nhân của nó, nhưng đó chỉ đơn thuần là một tình tiết cần được xét tới để giảm nhẹ hình phạt chứ tuyệt đối không thể phủ nhận hành vi phạm tội của bị cáo được.“
Về việc luật sư bào chữa hỏi rằng công tố viên khi bị xúc phạm thì có chịu cam tâm mà làm ngơ hay không, công tố viên điềm tĩnh trả lời như vậy. Công tố viên đã không trực tiếp trả lời vấn đề “Có chịu được khi bị người ta lăng nhục không?“ mà đã khéo léo lái câu trả lời thành “người ta nên xử trí như thế nào khi bị xúc phạm và những biểu hiện khác nhau khi gặp phải những tình huống khó xử đó, ông cũng muốn nhấn mạnh rằng bị lăng mạ tuyệt đối không phải là điều kiện đầy đủ để có thể hành hung người khác, lại càng không thể cứ bị xúc phạm là nhất định phải hành hung. Do vậy, không thể kết luận rằng đánh đập người khác là có lý, là vô tội được. Câu trả lời thật đơn giản nhưng dã giải quyết được mọi vấn đề. Nó vừa chặt chẽ lại rất hợp tình, hợp lý, giúp cho công tố viên không chỉ thoát khỏi tình thế bất lợi mà còn bác bỏ quan điểm của luật sư bào chữa, đồng thời lại có tác dụng tuyên truyền pháp luật và giáo dục quần chúng nhân dân.
Hoán chuyển xa.
“Hoán chuyển xa“ là chỉ một vấn đề sau khi được chuyển đổi thì sẽ có nội dung khác xa với vấn đề được yêu cầu trả lời, thậm chí giữa hai vấn đề không hề có một chút liên hệ nào cả.
Dạo trước, có một vị tiên sinh không đứng đắn trông thấy một thiếu phụ vừa ôm một đứa trẻ trong lòng, vừa cõng trên lưng một đứa bé bèn nảy sinh tà ý muốn chọc ghẹo. Anh ta hỏi người thiếu phụ bằng một câu hỏi đầy ẩn ý rằng: “Chị à, hai dứa bé này, đứa nào là của “tiên sinh“ vậy?“
Cô gái nọ thấy anh ta thật sự không có ý tốt thì cũng nhanh trí trả lời rằng: ‘“Tiên sinh “ hay “hậu sinh“ thì đều là con tôi cả.
Câu trả lời thông minh đã làm cho vị “tiên sinh“ kia ngượng chín cả người mà không nói được câu nào.
Ở đây vị tiên sinh không đứng đắn của chúng ta dùng từ nghi vấn “đứa nào“ để đặt câu hỏi, ý muốn người thiếu phụ là “đứa bé trên tay hay đứa bé được cõng trên lưng, đứa nào là con ông ta.“ Nhưng bởi vì từ “tiên sinh“ lại có thể được hiểu thành hai nghĩa, vừa có nghĩa là “ông ta“ vừa có thể hiểu là “sinh ra trước“. Nếu như người thiếu phụ chỉ căn cứ vào nghĩa được hàm ý trong câu hỏi của người đàn ông để trả lời thì coi như đã bị ông ta đưa vào tròng, sẽ cảm thấy rất xấu hổ nhưng cô đã rất thông minh liên tưởng đến một khía cạnh khác, mở rộng phạm vi của từ “đứa nào“ để trả lời câu hỏi “đứa trẻ là con của ai“ bằng một câu trả lời khôn khéo “sinh trước hay sinh sau thì đều là con của tôi cả.“ Cô gái đã làm cho ý nghĩa của câu trả lời của mình có phần khác đi so với ý nghĩa của câu hỏi của vị tiên sinh kia, thậm chí hoàn toàn tương phản. Nhờ cách xử lí thông minh này của người thiếu phụ mà cô không những không bị mắc bẫy của ông ta mà ngược lại còn chơi cho ông ta một vố, thật đúng là “gậy ông đập lưng ông“.
Trong cuộc sống hàng ngày, ứng dụng của biện pháp “hoán chuyển xa“ này cũng được sử dụng một cách rộng rãi. Có người còn đặt cho nó một tên gọi là “chiến thuật sao băng“. Đây cũng là một cách làm xao nhãng sự chú ý của người khác.
Ví dụ, khi một đứa trẻ nằng nặc đòi mẹ nó mua một món đồ chơi. Vậy, người mẹ nên làm thế nào đây? Nên đáp ứng ngay yêu cầu của đứa bé (điều này thì bà mẹ không muốn) hay là giả câm điếc không trả lời (điều này lại có thể khiến đứa trẻ thất vọng khóc lóc rất đáng thương) hay là đánh lừa nó mà bảo rằng sẽ đi mua ngay cho nó rồi cuối cùng lại không mua nữa? (cách này không hay bởi vì “chớ nên nói dối với trẻ con “. Có thể hôm nay bạn gạt chúng, liệu bạn có chắc rằng ngày mai chúng sẽ không lừa gạt bạn.) Một người mẹ thông minh sẽ biết cách không trả lời trực tiếp vào vấn đề mà đứa bé hỏi và sẽ tìm cách làm sao nhãng sự chú ý của nó. Ví dụ như có thể nói với nó rằng: “Ồ, con nhìn kìa, sao băng đẹp chưa!“ Đi���u này sẽ làm cho đứa trẻ nổi tính tò mò mà ngẩng đầu lên trời, nhất thời có thể khiến cho nó quên mất đòi hỏi của mình. Có người gọi phương pháp làm sao nhãng sự chú ý của người khác này là “chiến thuật sao băng.“
“Chiến thuật sao băng“ này vẫn có điểm gần giống với phương pháp “hoán chuyển gần“, nếu biết vận dụng một cách linh hoạt thì có thể giúp chúng ta thoát khỏi tình huống khó xử. Ví dụ, có nhà doanh nghiệp của một công ty nọ, trong tình hình bất đồng giữa thợ và chủ đang diễn ra rất căng thẳng, dột nhiên nói một câu với đại diện phía công đoàn: “Thưa ông, giọng nói của ông quả thực rất kêu, rất dễ nghe đó.“ Câu nói này khiến cho bầu không khí cuộc đàm phán hoàn toàn thay đổi, đại diện của phía công đoàn lúng túng nhìn nhau, không biết nên nói thế nào mới phải.
Từ sự phân biệt hình thức biểu đạt ngôn ngữ, ta thấy cách chuyển đổi vấn đề có hai loại: chuyển đổi trực tiếp và chuyển đổi gián tiếp.
Chuyển đổi trực tiếp.
Cách chuyển đổi vấn đề (hay đề tài) này là trực tiếp chuyển sang vấn đề hoàn toàn mới so với vấn đề của đối phương, trong đó không dùng lời nói dài dòng để dẫn dắt, nó tạo ra cảm giác đối lập dứt khoát, mạch lạc, thông thường để thể hiện một cách trả lời cứng rắn.
Ví dụ, cựu thủ tướng Anh trong khi đang tiến hành diễn thuyết tranh cử, đột nhiên có kẻ phá đám cố tình ngắt lời ông ta và hét lên: “Đồ cứt đái, đồ rác rưởi.“. Mọi người chẳng thèm đếm xỉa đến lời hắn, nhưng Wilson vẫn cứ là Wilson, đứng trước tình huống khó xử như vậy vẫn bình tĩnh, kiềm chế được bản thân, chỉ nhìn hắn mỉm cười và ôn tồn nói: “Quý ngài không cần phải nóng vội, sau đây ta sẽ đề cập ngay đến cái vấn đề bẩn thỉu mà ngài vừa nêu ra.“ Cái kẻ phá đám đó đỏ mặt tía tai khi nghe thấy câu nói hài hước nhưng cũng đầy ý châm chọc đó nên câm lặng không nói được lời nào.
Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill rất hay dùng cách này để giải quyết những tình huống khó xử. Nghe nói, sau khi ông ta rời bỏ Đảng Bảo Thủ, gia nhập Đảng Tự Do, một người phụ nữ phản đối ông đã nói với ông: “Ngài Winston Churchill, ngài có hai điểm mà tôi không thích.“
“Hai điểm nào khiến phu nhân không thích?“ Ông Winston Churchill hỏi.
“Đó là chính sách mới mà ngài thi hành và bộ râu của ngài.“
“Xin đừng để ý đến,“ Winston trả lời rất lịch sự, “bà có thể sẽ không còn cơ hội để tiếp xúc với bất kì điểm nào trong số đó nữa đâu.“
Cách chuyển đổi vấn đề khéo léo như vậy, vừa tỏ ra hài hước, vừa có thể phản kích thẳng lại lời chỉ trích của quý bà đó.
Có lúc, trong một vài trường hợp giao tiếp, đối diện với những câu trả lời, vận dụng biện pháp chuyển đổi trực tiếp sẽ rất quan trọng. Ví dụ: Một lần, tuỳ viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp tham dự buổi yến tiệc và khiêu vũ cùng một cô gái Paris. Trong khi khiêu vũ, cô gái đột nhiên hỏi: “Giữa phụ nữ Pháp và phụ nữ Trung Quốc, ngài thích phụ nữ nước nào hơn?“ Câu hỏi đột ngột như vây quả thực rất khó trả lời, nếu như nói thích phụ nữ Trung Quốc hơn thì không tránh khỏi mất đi phép lịch sự ngoại giao, còn nếu nói thích phụ nữ Pháp hơn thì bản thân mình là người Trung Quốc, cũng lại càng không được. Nhưng người tuỳ viên thông minh đó sau khi suy nghĩ một lúc đã lịch sự trả lời cô gái rằng: “Tất cả phụ nữ thích tôi thì tôi đều thích cả.“
Câu trả lời này thật tài tình, vừa thoát khỏi phạm vi mà cô gái đặt ra, lại vừa đạt được mục đích chính là quay về thực chất vấn đề mà đối phương hỏi.
Nhà thơ lớn của nước Nga Puskin cũng đã sử dụng cách chuyển đổi trực tiếp để thoát khỏi tình huống khó xử. Một lần, Puskin mời một phụ nữ xinh đẹp khiêu vũ thì cô ta kiêu ngạo nói: “Tôi không thể khiêu vũ với một đứa trẻ.“ Lòng tự trọng của Puskin bị xâm phạm nhưng ông không hề tức giận mà còn lịch sự khom người cúi chào người phụ nữ xinh đẹp đó và mỉm cười nói: “Thành thật xin lỗi, tôi không biết bà đang mang thai,“ nói xong ông liền đi ngay. Người phụ nữ xinh đẹp đó đỏ mặt xấu hổ, không biết nói thể nào cho phải.
Chuyển đổi vòng vo
Cách chuyển đổi này trước khi chuyển sang vấn đề mới vòng vo một hồi, nói những lời có tính dẫn dắt, sau đó mới chuyển vấn đề, nhẹ nhàng đối đáp lại. Nó tạo cho người ta cảm giác chuyển ngoặt nhẹ nhàng kín đáo, ý vị sâu xa, thể hiện phong cách biểu đạt “giấu dao trong áo“. Ví dụ, trước khi trúng cử Tổng thống Mĩ, Franklin Roosevelt đã từng giữ một chức vụ quan trọng trong lực lượng hải quân Mĩ. Một hôm, một người bạn hỏi ông về kế hoạch xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân tại một hòn đảo nhỏ trên biển. Franklin Roosevelt bèn nhìn bốn phía, sau đó hỏi nhỏ người bạn:
“Anh có thể giữ bí mật không?“
Người bạn trả lời: “Đương nhiên là có thể.“
“Tôi cũng vậy,“ Franklin mỉm cười nhìn người bạn.
Đối diện với câu hỏi tò mò của người bạn, nếu không trả lời sẽ ảnh hưởng đến tình bạn bè, còn nếu trả lời thì vi phạm kỉ luật quân đội. Làm thế nào bây giờ? Ngài Franklin Roosevelt nhanh trí, hài hước đã khôn khéo chuyển vấn đề khiến vừa không làm phật lòng bạn, vừa không vi phạm kỉ luật quân đội, đúng là một mũi tên trúng hai đích.
Lại có một lần, vào năm 1945, khi Franklin Roosevelt đảm nhiệm chức Tổng thống nhiệm kì thứ tư liên tiếp, một phóng viên đến phỏng vấn, Franklin bày tỏ cảm tưởng về bốn lần liên liếp đảm nhận cương vị Tổng thống. Franklin không trả lời ngay mà mời vị phóng viên nọ ăn một miếng bánh quy. Người phóng viên nọ cảm thấy ngạc nhiên nhưng rất vui vẻ ăn một miếng. Tiếp đó, Tổng thống lại mỉm cười mời anh ta ăn tiếp một miếng nữa. Anh ta cảm thấy khó có thể từ chối được thịnh tình của Tổng thống nên tiếp tục ăn. Khi anh ta vừa ăn xong, đang định tiến hành phỏng vấn, không ngờ Tổng thống lại mời anh ta ăn tiếp miếng thứ ba. Anh ta tuy trong bụng không muốn ăn nhưng vẫn miễn cưỡng ăn.
Tuy vậy, Franklin vẫn mời anh ta ăn thêm một miếng nữa. Anh nhà báo này vội vàng giải thích rằng anh ta không thể ăn thêm được nữa...
Lúc đó, Franklin mới mỉm cười và nói với anh nhà báo: “Bây giờ, anh không muốn hỏi tôi về bốn lần liên tiếp nhậm chức nữa à, bởi vì như anh thấy rồi đấy! “
Thực ra, Franklin không muốn nói thẳng với anh nhà báo cảm tưởng của mình về bốn lần liên tiếp giữ chức Tổng thống. Nếu nói rất vui để mọi người khỏi nghi ngờ thì có nghĩa là ông rất đam mê quyền lực chính trị, nếu nói là không vui thì mọi người cho rằng đó là những lời nói không thật, là nguỵ biện, giả tạo, chỉ gây phản cảm cho mọi người. Duy chỉ còn cách nói lái đi nhưng có điều nói lái lại có chút đặc biệt: mời nhà báo ăn bánh, song vẫn nói nên cảm tưởng của ông về bốn lần liên tiếp làm Tổng thống: lần đầu tiên nhậm chức thì rất vui, lần thứ hai cảm thấy rất vinh dự, lần thứ ba cảm thấy khó có thể từ chối, lần thứ tư lại thấy miễn cưỡng. Cách trả lời này của ông tuy khác so với cách trả lời anh bạn thăm dò tin tức hải quân ở trên nhưng có tác dụng kì diệu như nhau.
Danh hài Triệu Bản Sơn của Trung Quốc cũng giỏi cách nói lái để gỡ thế bí cho mình. Ví dụ, tại một cuộc liên hoan nhỏ, trong số những người đến dự có một cô gái hỏi Triệu Bản Sơn: “Nghe nói trong số các danh hài cả nước thì tiền cát xê của ông là cao nhất, mỗi lần đòi một vạn đồng có đúng không?“ Câu hỏi này làm cho Triệu Bản Sơn thấy rất khó xử. Nếu trả lời đúng thì sẽ không hay, nếu ngược lại trả lời là không thì là lừa dối khán giả. Gặp phải những câu hỏi khó như vậy, kĩ năng dẫn dắt câu chuyện nói lái của Triệu Bản Sơn đã đưa ra câu trả lời làm cô gái rất thoả mãn.
Triệu Bản Sơn nói: “Câu hỏi của quý cô đột ngột quá, xin hỏi quý cô làm ở cơ quan nào?“
Cô gái trả lời: “Tôi làm ở công ty sản xuất và kinh doanh đồ điện.“
Triệu Bản Sơn lại hỏi: “Công ty của cô kinh doanh những sản phẩm gì?“
“Công ty chúng tôi kinh doanh tivi, đầu VCD, đài cát- xét“
Thế công ty cô bán một cái ti vi khoảng bao nhiêu tiền?“
Cô gái đáp: “Khoảng ba, bốn ngàn tệ.“
“Vậy thì có người trả ba, bốn trăm tệ thì các cô có bán không?“
“Đương nhiên là không rồi, vì giá của hàng hoá là do giá trị của nó quyết định.“
“Cô nói đúng, giá trị của diễn viên là do khán giả quyết định.“
Triệu Bản Sơn biến đổi câu hỏi của cô gái là có phải “mỗi lần Triệu Bản Sơn biểu diễn đòi trả hơn một vạn tệ không“ thành câu chuyện “diễn viên thu được bao nhiêu tiền cát xê khi biểu diễn là do cái gì quyết định?“ Trước lúc lộ ra là tảng lờ câu hỏi của cô gái, ông đã cố ý gác lại câu hỏi của cô mà chuyện trò với cô về những điều tưởng như không liên quan, sau khi dẫn đắt câu chuyện mang tính so sánh, cuối cùng Triệu Bản Sơn khiến chủ đề câu chuyện lộ rõ.
Theo cách này, vừa tránh được trả lời trực diện vừa không gây cho đối phương ấn tượng “ông nói gà, bà nói vịt“, làm cho không khí buổi liên hoan vui vẻ thoải mái lạ thường. Nếu như ông Triệu Bảo Sơn không trả lời lái đi sẽ làm cho không khí buổi liên hoan thêm căng thẳng, thậm chí phải dừng lại.
- Dí dỏm, hài hước hay tạo tiếng cười nơi đối tác luôn là một trò chơi cho những kẻ thông minh. Người tạo tiếng cười phải là người đủ nhạy cảm để nhận ra lúc nào nên chớp thời cơ, đủ kinh nghiệm để biết cái gì nên nói và cái gì k nên nói. Hài hước là một nghệ thuật rất khó, mang tính hướng "tùy" đối tượng. Nếu tinh ý bạn sẽ thấy có những trò sẽ trở nên vui nhộn với một số người nhưng với một số khác thì lại trở thành "trò lố".
- Thành thật mình khuyên bạn đừng nên cố gắng tạo ra tiếng cười. Vâng, nhìn tuổi tác của bạn, thật sự mình hoảng hồn ("Tuổi: 61"). Hy vọng đây là tuổi "ảo". Mình bàn đến tuổi ở đây vì vấn đề này có dính dáng ít nhiều với tuổi đời (riêng cá nhân mình nhận xét thế). Lúc nhó, mình thích những cậu trai trong lớp thu hút những bạn nữ nhờ phong cách hài hước. Mình đã cố tập theo nhưng mọi nỗ lực đều thất bại dù mình cũng k phải loại ngu cho lắm hay dạng thiếu tinh ý trong ứng xử. Có lẽ cái nghệ thuật này k dành cho mình.
- Mãi sau này, cỏ thế gọi là lớn lên, mình k còn muốn những kiểu chọc cười trẻ nít nữa. Cái ước vọng duy nhất trong giao tiếp của mình là "đã nói thì đối phương phải hiểu". Bạn chớ có xem thường chữ "hiểu" ở đây. Có bao giờ bạn cảm thấy, với cùng một câu chuyện, một cậu bạn nào đấy có thể làm mọi người cười nhưng với bạn thì bất lực. Mấu chốt ở đây là bạn chưa biết cách lái suy nghĩ đối phương theo những gì bạn nghĩ. Một cách hiểu đơn giản là bạn chưa thể làm người ta hiểu những suy nghĩ hài hước, những gì đang diễn ra trong đầu bạn. Thêm một ví dụ nho nhỏ nữa, chắc hẳn bạn đã từng đứng trước một hình ảnh khiến bạn bật cười nhưng khi cho mọi người xem hình ảnh này thì chả ai cười với bạn. Có thể suy nghĩ bạn thâm thúy đến mức người ta chưa bắt kịp, và bản thân bạn cũng chưa biết cách để người ta bắt kịp suy nghĩ của mình.
- Đó là tất cả những kinh nghiệm của mình trong giao tiếp. Cái gì cũng phải học hỏi từng bước bạn à. Đừng vội muốn trở thành một kẻ hài hước mà tự biến mình thành kẻ ngớ ngẩn. Hãy nghĩ xem, mục đích chính của phong cách hài hước là gì. Tiếng cười rồi cũng qua đi, những gì đọng lại là giá trị lới nói và giá trị của bản thân trong lòng đối phương. Theo mình, bạn nên tập cách để mọi người hiểu tất cả những gì bạn nói trước đã, thu gặt sự yêu mến của những người xung quanh bằng sự chân thành. Khi nào bạn cảm thấy tiếng nói của mình có giá trị trước đám đông thì bắt đầu luyện phong cách hài hước là vừa. Khi đó bạn đã đủ tự tin, kinh nghiệm để "thi triển" một nghệ thuật khó xơi. Văn hóa trào phúng trong dân gian rất nhiều bạn ạ, truyện cười này, phim hài này,... Kho tiếng cười nhiều vô kể, nhưng liệu bạn có đủ sức để sử dụng nguồn vô tận đó hay k.
- Dí dỏm, hài hước hay tạo tiếng cười nơi đối tác luôn là một trò chơi cho những kẻ thông minh. Người tạo tiếng cười phải là người đủ nhạy cảm để nhận ra lúc nào nên chớp thời cơ, đủ kinh nghiệm để biết cái gì nên nói và cái gì k nên nói. Hài hước là một nghệ thuật rất khó, mang tính hướng "tùy" đối tượng. Nếu tinh ý bạn sẽ thấy có những trò sẽ trở nên vui nhộn với một số người nhưng với một số khác thì lại trở thành "trò lố".
- Thành thật mình khuyên bạn đừng nên cố gắng tạo ra tiếng cười. Vâng, nhìn tuổi tác của bạn, thật sự mình hoảng hồn ("Tuổi: 61"). Hy vọng đây là tuổi "ảo". Mình bàn đến tuổi ở đây vì vấn đề này có dính dáng ít nhiều với tuổi đời (riêng cá nhân mình nhận xét thế). Lúc nhó, mình thích những cậu trai trong lớp thu hút những bạn nữ nhờ phong cách hài hước. Mình đã cố tập theo nhưng mọi nỗ lực đều thất bại dù mình cũng k phải loại ngu cho lắm hay dạng thiếu tinh ý trong ứng xử. Có lẽ cái nghệ thuật này k dành cho mình.
- Mãi sau này, cỏ thế gọi là lớn lên, mình k còn muốn những kiểu chọc cười trẻ nít nữa. Cái ước vọng duy nhất trong giao tiếp của mình là "đã nói thì đối phương phải hiểu". Bạn chớ có xem thường chữ "hiểu" ở đây. Có bao giờ bạn cảm thấy, với cùng một câu chuyện, một cậu bạn nào đấy có thể làm mọi người cười nhưng với bạn thì bất lực. Mấu chốt ở đây là bạn chưa biết cách lái suy nghĩ đối phương theo những gì bạn nghĩ. Một cách hiểu đơn giản là bạn chưa thể làm người ta hiểu những suy nghĩ hài hước, những gì đang diễn ra trong đầu bạn. Thêm một ví dụ nho nhỏ nữa, chắc hẳn bạn đã từng đứng trước một hình ảnh khiến bạn bật cười nhưng khi cho mọi người xem hình ảnh này thì chả ai cười với bạn. Có thể suy nghĩ bạn thâm thúy đến mức người ta chưa bắt kịp, và bản thân bạn cũng chưa biết cách để người ta bắt kịp suy nghĩ của mình.
- Đó là tất cả những kinh nghiệm của mình trong giao tiếp. Cái gì cũng phải học hỏi từng bước bạn à. Đừng vội muốn trở thành một kẻ hài hước mà tự biến mình thành kẻ ngớ ngẩn. Hãy nghĩ xem, mục đích chính của phong cách hài hước là gì. Tiếng cười rồi cũng qua đi, những gì đọng lại là giá trị lới nói và giá trị của bản thân trong lòng đối phương. Theo mình, bạn nên tập cách để mọi người hiểu tất cả những gì bạn nói trước đã, thu gặt sự yêu mến của những người xung quanh bằng sự chân thành. Khi nào bạn cảm thấy tiếng nói của mình có giá trị trước đám đông thì bắt đầu luyện phong cách hài hước là vừa. Khi đó bạn đã đủ tự tin, kinh nghiệm để "thi triển" một nghệ thuật khó xơi. Văn hóa trào phúng trong dân gian rất nhiều bạn ạ, truyện cười này, phim hài này,... Kho tiếng cười nhiều vô kể, nhưng liệu bạn có đủ sức để sử dụng nguồn vô tận đó hay k.
Nghệ thuật nói chuyện khi “yêu”
– Trong chốn riêng tư, im lặng không phải là vàng.
Ở đây, để đạt được tối đa sự thoả mãn, cả hai vợ chồng đều cần biết biểu lộ những khát khao, ham muốn thầm kín chính đáng.
Từ lâu, con người vẫn rất ngại khi nói về chốn phòng the, bắt nguồn từ sự ngượng ngùng về thân thể và những cấm kỵ trong xã hội. Tuy nhiên, cuộc hội thoại ân ái chính là liều thuốc kích thích mạnh trí tưởng tượng, giúp bạn cảm nhận mãnh liệt hơn cuộc giao hoan, thậm chí đỉnh điểm của bạn cũng cao hơn, ấn tượng hơn. Những câu tán gẫu trong phòng ngủ còn có thể xoá tan ngượng ngập ban đầu, làm mất dần sự nhàm chán của những đôi đã ở bên nhau quá lâu và tạo nên chất keo kết dính giữa 2 người.
Đối thoại hay độc thoại?
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng rất giàu từ vựng về chuyện phòng the. Song nếu các bạn không muốn "dùng lại" những từ của người khác, hãy tự đặt tên cho những bộ phận thầm kín, những tư thế và cách thể hiện trong màn ân ái của riêng các bạn. Cần nhớ rằng trong tình yêu, quan trọng là đối thoại chứ không phải độc thoại.
Người này cần quan tâm đến ý kiến của người kia. Nếu chàng thích gọi biểu tượng đàn ông của mình là "cá voi", thì chớ có dại mà cự nự rằng nó giống "cá heo" hơn. Chàng có thể bị phật ý. Tốt nhất là nên hoán đổi những từ vựng của nhau, sẽ không ai cảm thấy bị lép vế. Ngôn ngữ phòng the càng phong phú càng tốt.
Những cao thủ về vấn đề này thường có từ khoá của riêng mình mà người ngoài không thể hiểu được. Ví dụ, nếu các bạn đã từng làm "chuyện ấy" ở trên thuyền, thì một bức thông điệp tuyệt vời sẽ có dạng: "Anh muốn đi bơi thuyền quá". Có thể trong một lần sơn nhà, các bạn đã bị cơn sóng tình cuốn đi? Vậy thì chỉ cần một trong 2 người nói: "Chúng ta phải sơn lại nhà thôi", là các bạn hiểu ngay rằng cần phải rút lui và lao thẳng vào phòng ngủ. Những bí mật nho nhỏ, dễ thương ấy không chỉ làm tăng nhiệt huyết, mà còn dệt nối sợi chỉ vô hình của sự đồng cảm giữa 2 vợ chồng.
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng rất giàu từ vựng về chuyện phòng the (Ảnh minh họa)
Có nên nói thẳng?
Những câu chuyện nam – nữ là con đường dễ nhất để nhận biết sở thích ân ái của mỗi người. Nếu không phát tín hiệu rõ ràng về nhu cầu bản thân, người phụ nữ sẽ có nguy cơ nhận điểm tối thiểu trong trò chơi ân ái.
Nhưng những chỉ dẫn quá mức sẽ khiến người con gái giống như một cảnh sát điều khiển giao thông, điều này lại không khuyến khích nam giới biểu lộ tình cảm. Song nếu cánh đàn ông có xu hướng chỉ đạo, có thể điều trị chứng này rất đơn giản. Chỉ cần bạn đưa ra câu hỏi trước khi chàng kịp tuôn ra những mệnh lệnh: "Em làm thế này anh có thích không?, hay "Em ôm anh chặt quá à?"… Nhờ đó mà bạn không bị biến thành một binh nhì chỉ biết thi hành các mệnh lệnh, đồng thời bạn có cơ hội bắn trúng điểm mười trên tấm bia tình ái của chồng.
Đừng sợ nói thẳng về tình dục. Trong nhiều trường hợp, ngôn từ trong cuốn từ điển tình ái của các bạn phải cần cụ thể. Cách trình bày e thẹn và vòng vo kiểu "hãy chạm lần nữa vào chỗ ấy" dễ dẫn đến hiểu nhầm. Không phải ai cũng được tạo hoá ban tặng cho giác quan thứ sáu, nên thay vì bắt chồng phải đoán mò, hãy dùng những từ ngữ chính xác. Song độ tự do của lời nói còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm chung, mức độ thân thiết của 2 người. Cả hai lần làm sao để chúng không vượt quá giới hạn của một thẩm mỹ lành mạnh. Bởi trong trường hợp ngược lại, gia vị quá mặn, thay vì làm tăng sự thèm ăn, lại khiến thực khách sợ không dám đụng đũa.
Hóm hỉnh mang lại sự tuyệt vời
Cho dù phòng ngủ không phải là chốn vui chơi, nhưng sự hóm hỉnh có tác dụng tuyệt vời làm giảm căng thẳng. Cho nên các bạn hãy đùa nghịch, hài hước.
Những câu bông phèng, cuộc đưa đẩy mơn trớn của từ ngữ có thể thay thế thành công cho khúc dạo đầu. Không có gì dở hơn là hai kẻ lụi cụi thực hiện những "động tác thể dục " trên giường. Hãy để cho trí tưởng tượng được bay bổng. Những mộng tưởng ái tình nhiều khi gây cảm hứng bất ngờ. Việc hiện thực hoá chúng khiến cho quãng thời gian ở trên giường trở nên giàu có và phong phú thêm. Cần phải chân thật, song dù gì đi nữa cũng nên đưa những giấc mơ của bạn qua tấm lọc của một lý trí sáng suốt. Bởi rất có thể việc tham dự vào những giấc mơ đó sẽ trở thành nguyên nhân của những thất vọng, hơn là khám phá được khả năng chưa biết tới của chồng.
Cho dù phòng ngủ không phải là chốn vui chơi, nhưng sự hóm hỉnh có tác dụng tuyệt vời làm giảm căng thẳng (Ảnh minh họa)
"Phê bình" đúng lúc
Trong phòng ngủ, người ta chỉ nói những lời dễ thương, gây hưng phấn. Nếu bạn bắt buộc phải "nhắc nhở" chồng, hãy áp dụng nguyên tắc "bánh kẹp", tức là chèn lời phê bình vào giữa 2 lời khen, ví dụ: "Anh hôn em tuyệt quá. Anh có thể hôn nữa được không?". Một lời khen thông minh đem lại cho bạn nhiều hơn một câu chê không khéo. Ví dụ nếu bạn muốn chàng vuốt ve lâu hơn nữa, hãy nói: "Em như bị mê đi khi anh chạm vào người em". Còn những nhắc nhở kiểu: "Anh kết thúc khúc dạo đầu quá nhanh", chỉ khiến cho cái tôi đàn ông của chàng bị tổn thương, làm tổn thương chồng trên giường ngủ, đó là bi kịch của mỗi người vợ.
Do đó, hãy nói về những khát khao chưa được thoả mãn trong những bối cảnh trung tính, chẳng hạn như trong buổi đi dạo, hay bữa tối bên ánh đèn dịu, hoặc chuyến đi nghỉ cuối tuần.
Những tình huống như vậy giúp các bạn không chỉ sửa chữa sai lầm, mà còn giúp dệt nên những tưởng tượng chung, nhắc lại các cảm xúc ân ái, chia sẻ với nhau những khát khao thầm kín. Ngôn ngữ phòng the trước hết phải kích thích và củng cố mối quan hệ của 2 người, chứ không phải là nguồn gốc của những xích mích và cãi lộn.
Hai ngày trước đó
1) Ghi ý tưởng ra giấy
Sau khi đã liệt kê tất cả những ý tưởng muốn đề cập, bạn hãy soạn ra một sơ đồ để từ đó có thể theo dõi một cách thật tự nhiên (logic). Bạn có thể loại bớt một vài ý tưởng để giữ cho phần trình bày của bạn được gắn bó. Bạn cũng nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay cách nói ẩn dụ đểm làm cho sự diễn đạt có vẻ ứng khẩu tự nhiên.
2) Lặp lại to giọng
Hãy đọc to bài nói chuyện để ghi nhớ cũng để xem nó có dài lê thê hay buồn bã không. Nên đứng trước gương để xem bạn có nói nhanh, đơn điệu hay quá kịch liệt chăng.
Buổi sáng cùng ngày
3) Chọn trang phục thích hợp
Trang phục tốt là trang phục thích nghi với công chúng và nhất là làm cho bạn thoải mái. Nếu bị dị ứng với cà vạt, bạn chớ nên đeo vào ngày này. Nên chọn các trang phục mà bạn thường mặc: rộng và nhẹ để không quá nóng. Tránh bó người trong chiếc quần dài hay một chiếc váy khiến bạn không thể thở nổi.
4) Ăn nhẹ
Không có gì tệ hại hơn là vừa nói chuyện mà bụng vừa đói meo hay sôi lên sùng sục. Nên nhấm nháp chút gì đó để tỉnh táo, dĩ nhiên phải ăn thứ dễ tiêu. Trước khi bắt đầu, bạn cũng có thể nhai một mẩu đường hay chocolate. Không nên uống rượu bia, nước có gaz, cà phê vì chúng có thể khiến bạn nói năng không suôn sẻ. Dĩ nhiên, uống một li nước là tốt.
Năm phút trước khi bắt đầu
5) Nên vào phòng vệ sinh
Trút bầu tâm sự, nhìn qua một lượt trang phục, răng, cửa quần và nút áo có đóng khuy kĩ chưa? Cà vạt, cổ áo có bẻ gập đúng chưa.
6) Bỏ hết đồ vật trong túi ra
7) Hít, thở
Thư giãn bằng cách thở sâu, thở bằng bụng là cách hiệu quả nhất. Hít vào sâu bằng cách phình bụng và thở ra thật dài trong khi tập trung tư tưởng.
8) Làm thông giọng
Trong khi tìm cách tập trung trước khi nói chuyện, bạn có thể đứng yên một chỗ, nhưng tốt hơn là nói vài câu với cử tọa chung quanh. Điều này không chỉ cho phép bạn thư giãn mà còn là cách để "khởi động" và thông giọng cho rõ ràng.
Trong khi trình bày
9) Nên bắt đầu bằng một câu hài hước
Không nên bắt đầu một cách nghiêm trang quá. Hãy vào đề bằng một câu nói hài hước, một giai thoại để thu hút sự chú ý của thính giả và làm không khí đỡ căng thẳng. Sau đó hãy trình bày với mỗi thính giả bằng cách nhìn vào mắt họ và tìm cách thuyết phục họ với tư cách cá nhân. Nếu phòng rộng và có nhiều người, bạn nên lần lượt "ghé mắt" vào tất cả.
10) Nói ít, nhưng nói hay
Cũng như việc pha trò, những câu nói ngắn gọn lại là những câu hay nhất. Loại bỏ những gì thừa thải và hãy dùng những từ ngữ mà ai cũng hiểu. Như thế, bạn không có nguy cơ đánh mất dần khá giả "ở giữa đường". Hãy tránh lối nói trích dẫn "như ông X đã nói... " vì chúng chỉ làm nặng nề đề tài mà thôi.
11) Thay đổi giọng nói
Để lôi cuốn thính giả, giọng nói cần rành rọt, thong thả. Do vậy, phụ nữ cần giữ cho giọng tương đối trầm và ngược lại, nam giới cần giữ giọng cho cao hơn một chút. Giọng nói phải thay đổi đa dạng như một cuộc trò chuyện thường ngày, với những lúc nghỉ, lúc nói nhanh và những thay đổi về âm điệu.
12) Hãy cử động
Bằng cách phối hợp cử chỉ và lời nói, bạn sẽ thuyết phục được mọi người hơn. Bàn tay giữ một vị trí rất quan trọng, với điều kiện không để chúng vung vẩy đủ mọi hướng. Không nên ngại ngùng bước tới bước lui bày tỏ các thí dụ bằng điệu bộ và đôi lúc sử dụng tấm bảng để phác họa các sơ đồ nhỏ trực tiếp. Tuy nhiên cũng đừng lạm dụng quá.
13) Duy trì sự chú ý của công chúng
Mở miệng ngáp, ghế kêu răng rắc, nhiều người tụm năm tụm ba nói chuyện... đó là những dấu hiệu cho thấy công chúng bắt đầu mệt mỏi. Không có gì tốt hơn là bạn hãy nói nhanh để kết thúc mau hơn. Hãy phát triển một thí dụ khôi hài... sử dụng một ẩn dụ độc đáo để làm cho mọi người cười. Nhờ cách này sự chú ý của thính giả sẽ tự trở lại.
14) Hãy nói chậm khi có sự cố
Quên, lúng túng,... là điều thường gặp khi trình bày. Lúc này, nên nói chậm lại để làm khớp lại vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể bám vào ý tưởng sau cùng mà bạn vừa phát triển trong khi tìm lại mạch trình bày.
15) Nở nụ cười khi kết thúc
Kết thúc tốt đẹp là kết thúc kèm theo một nụ cười và một câu nói vui nhộn. Điều tốt nhất mà bạn có thể hy vọng là một tràng cười vang lên trong phòng. Điều này sẽ để lại một kỉ niệm tốt đẹp, nhưng không xóa nhòa mục đích thật sự của bài nói chuyện.
Ở đây, để đạt được tối đa sự thoả mãn, cả hai vợ chồng đều cần biết biểu lộ những khát khao, ham muốn thầm kín chính đáng.
Từ lâu, con người vẫn rất ngại khi nói về chốn phòng the, bắt nguồn từ sự ngượng ngùng về thân thể và những cấm kỵ trong xã hội. Tuy nhiên, cuộc hội thoại ân ái chính là liều thuốc kích thích mạnh trí tưởng tượng, giúp bạn cảm nhận mãnh liệt hơn cuộc giao hoan, thậm chí đỉnh điểm của bạn cũng cao hơn, ấn tượng hơn. Những câu tán gẫu trong phòng ngủ còn có thể xoá tan ngượng ngập ban đầu, làm mất dần sự nhàm chán của những đôi đã ở bên nhau quá lâu và tạo nên chất keo kết dính giữa 2 người.
Đối thoại hay độc thoại?
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng rất giàu từ vựng về chuyện phòng the. Song nếu các bạn không muốn "dùng lại" những từ của người khác, hãy tự đặt tên cho những bộ phận thầm kín, những tư thế và cách thể hiện trong màn ân ái của riêng các bạn. Cần nhớ rằng trong tình yêu, quan trọng là đối thoại chứ không phải độc thoại.
Người này cần quan tâm đến ý kiến của người kia. Nếu chàng thích gọi biểu tượng đàn ông của mình là "cá voi", thì chớ có dại mà cự nự rằng nó giống "cá heo" hơn. Chàng có thể bị phật ý. Tốt nhất là nên hoán đổi những từ vựng của nhau, sẽ không ai cảm thấy bị lép vế. Ngôn ngữ phòng the càng phong phú càng tốt.
Những cao thủ về vấn đề này thường có từ khoá của riêng mình mà người ngoài không thể hiểu được. Ví dụ, nếu các bạn đã từng làm "chuyện ấy" ở trên thuyền, thì một bức thông điệp tuyệt vời sẽ có dạng: "Anh muốn đi bơi thuyền quá". Có thể trong một lần sơn nhà, các bạn đã bị cơn sóng tình cuốn đi? Vậy thì chỉ cần một trong 2 người nói: "Chúng ta phải sơn lại nhà thôi", là các bạn hiểu ngay rằng cần phải rút lui và lao thẳng vào phòng ngủ. Những bí mật nho nhỏ, dễ thương ấy không chỉ làm tăng nhiệt huyết, mà còn dệt nối sợi chỉ vô hình của sự đồng cảm giữa 2 vợ chồng.
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng rất giàu từ vựng về chuyện phòng the (Ảnh minh họa)
Có nên nói thẳng?
Những câu chuyện nam - nữ là con đường dễ nhất để nhận biết sở thích ân ái của mỗi người. Nếu không phát tín hiệu rõ ràng về nhu cầu bản thân, người phụ nữ sẽ có nguy cơ nhận điểm tối thiểu trong trò chơi ân ái.
Nhưng những chỉ dẫn quá mức sẽ khiến người con gái giống như một cảnh sát điều khiển giao thông, điều này lại không khuyến khích nam giới biểu lộ tình cảm. Song nếu cánh đàn ông có xu hướng chỉ đạo, có thể điều trị chứng này rất đơn giản. Chỉ cần bạn đưa ra câu hỏi trước khi chàng kịp tuôn ra những mệnh lệnh: "Em làm thế này anh có thích không?, hay "Em ôm anh chặt quá à?"... Nhờ đó mà bạn không bị biến thành một binh nhì chỉ biết thi hành các mệnh lệnh, đồng thời bạn có cơ hội bắn trúng điểm mười trên tấm bia tình ái của chồng.
Đừng sợ nói thẳng về tình dục. Trong nhiều trường hợp, ngôn từ trong cuốn từ điển tình ái của các bạn phải cần cụ thể. Cách trình bày e thẹn và vòng vo kiểu "hãy chạm lần nữa vào chỗ ấy" dễ dẫn đến hiểu nhầm. Không phải ai cũng được tạo hoá ban tặng cho giác quan thứ sáu, nên thay vì bắt chồng phải đoán mò, hãy dùng những từ ngữ chính xác. Song độ tự do của lời nói còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm chung, mức độ thân thiết của 2 người. Cả hai lần làm sao để chúng không vượt quá giới hạn của một thẩm mỹ lành mạnh. Bởi trong trường hợp ngược lại, gia vị quá mặn, thay vì làm tăng sự thèm ăn, lại khiến thực khách sợ không dám đụng đũa.
Hóm hỉnh mang lại sự tuyệt vời
Cho dù phòng ngủ không phải là chốn vui chơi, nhưng sự hóm hỉnh có tác dụng tuyệt vời làm giảm căng thẳng. Cho nên các bạn hãy đùa nghịch, hài hước.
Những câu bông phèng, cuộc đưa đẩy mơn trớn của từ ngữ có thể thay thế thành công cho khúc dạo đầu. Không có gì dở hơn là hai kẻ lụi cụi thực hiện những "động tác thể dục " trên giường. Hãy để cho trí tưởng tượng được bay bổng. Những mộng tưởng ái tình nhiều khi gây cảm hứng bất ngờ. Việc hiện thực hoá chúng khiến cho quãng thời gian ở trên giường trở nên giàu có và phong phú thêm. Cần phải chân thật, song dù gì đi nữa cũng nên đưa những giấc mơ của bạn qua tấm lọc của một lý trí sáng suốt. Bởi rất có thể việc tham dự vào những giấc mơ đó sẽ trở thành nguyên nhân của những thất vọng, hơn là khám phá được khả năng chưa biết tới của chồng.
Cho dù phòng ngủ không phải là chốn vui chơi, nhưng sự hóm hỉnh có tác dụng tuyệt vời làm giảm căng thẳng (Ảnh minh họa)
"Phê bình" đúng lúc
Trong phòng ngủ, người ta chỉ nói những lời dễ thương, gây hưng phấn. Nếu bạn bắt buộc phải "nhắc nhở" chồng, hãy áp dụng nguyên tắc "bánh kẹp", tức là chèn lời phê bình vào giữa 2 lời khen, ví dụ: "Anh hôn em tuyệt quá. Anh có thể hôn nữa được không?". Một lời khen thông minh đem lại cho bạn nhiều hơn một câu chê không khéo. Ví dụ nếu bạn muốn chàng vuốt ve lâu hơn nữa, hãy nói: "Em như bị mê đi khi anh chạm vào người em". Còn những nhắc nhở kiểu: "Anh kết thúc khúc dạo đầu quá nhanh", chỉ khiến cho cái tôi đàn ông của chàng bị tổn thương, làm tổn thương chồng trên giường ngủ, đó là bi kịch của mỗi người vợ.
Do đó, hãy nói về những khát khao chưa được thoả mãn trong những bối cảnh trung tính, chẳng hạn như trong buổi đi dạo, hay bữa tối bên ánh đèn dịu, hoặc chuyến đi nghỉ cuối tuần.
Những tình huống như vậy giúp các bạn không chỉ sửa chữa sai lầm, mà còn giúp dệt nên những tưởng tượng chung, nhắc lại các cảm xúc ân ái, chia sẻ với nhau những khát khao thầm kín. Ngôn ngữ phòng the trước hết phải kích thích và củng cố mối quan hệ của 2 người, chứ không phải là nguồn gốc của những xích mích và cãi lộn.
Làm đẹp từ bột mì một cách hiệu quả
Làm đẹp da với bột ngọc trai
Làm đẹp da với bột đậu xanh
Ý nghĩa của loài hoa dã quỳ
Ý nghĩa của hoa tử đinh hương
Ý nghĩa của hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ
Ý nghĩa của hoa linh lan
Nghề kinh doanh lợi nhuận cao
Những điều bí mật của 12 chòm sao
Ý nghĩa của các loại trái cây
Làm thế nào để thu hút phái mạnh
Làm thế nào để thúc đẩy doanh số bán hàng
Làm thế nào để ngủ ngon giấc
Thế nào là người chồng tốt
Làm đẹp da với rau diếp cá
Làm đẹp da với lá bạc hà
Làm đẹp da với sữa đậu nành
Làm đẹp da với sữa ong chúa
Làm đẹp da với bột yến mạch
Làm đẹp với dầu oliu và mật ong
Ý nghĩa của loài hoa phù dung
Ý nghĩacủa loài hoa tigon
Ý nghĩa của loài hoa diên vĩ
Ý nghĩa của hoa uất kim hương
Ý nghĩa của hoa mẫu đơn trong phong thủy
(ST).