Thuốc điều trị nấm âm đạo

seminoon seminoon @seminoon

Thuốc điều trị nấm âm đạo

18/04/2015 10:56 PM
869

Với một chút kinh nghiệm của mình xin chia sẻ với các bạn bầu bí một vài cách đề phòng và xử lý khi nhiễm nấm âm đạo nhé. Thông thường điều trị nấm âm đạo nên điều trị kéo dài, sau đợt điều trị phải khám lại xem mình đã khỏi hẳn chưa. Nếu chưa khỏi, bạn vẫn phải điều trị thêm một thời gian nữa cho đứt điểm.

Nấm âm đạo là:

Nhiễm nấm âm đạo là một loại bệnh hay gặp ở phụ nữ và phổ biến hơn khi mang thai. Loại bệnh này do vi nấm Candida albicans gây ra. Bình thường luôn có một lượng nấm men nhất định trong âm đạo hay đường ruột của bạn. Nấm men chỉ gây ra vấn đề khi nó phát triển quá nhanh, lấn át các vi sinh vật khác trong hệ vi sinh vật bình thường ở âm đạo hay đường ruột.

Nồng độ cao hormon estrogen trong thời gian mang thai làm cho âm đạo của bạn tiết ra nhiều glycogen hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển ở đó. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, estrogen còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên nấm men, khiến chúng phát triển nhanh và bám dễ dàng hơn vào thành âm đạo.

Bạn cũng có nhiều khả năng bị nhiễm nấm men khi dùng thuốc kháng sinh, nhất là trong trường hợp bạn dùng thuốc thường xuyên hoặc kéo dài. Bởi vì ngoài việc tiêu diệt các vi khuẩn mục tiêu, các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn bình thường trong âm đạo của bạn.

Triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo

Đôi khi nấm âm đạo có thể xuất hiện rồi tự biến mất, tuy nhiên căn bệnh này thường làm bạn khó chịu nếu không được điều trị triệt để. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:

- Ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, nóng rát và đỏ âm đạo và môi âm hộ (đôi khi sưng lên)

- Ra dịch tiết âm đạo không mùi thường có màu trắng hoặc kem.

- Khó chịu hoặc đau trong khi quan hệ tình dục

- Rát khi đi tiểu (khi nước tiểu chạm vào vùng đã bị kích ứng bởi nấm)


Phân loại để điều trị đúng:

Viêm âm đạo do nấm ở phụ nữ trưởng thành chủ yếu là hiện tượng mất cân bằng sinh thái hệ vi khuẩn âm đạo. Hiện đang có 3 loại thuốc chống nấm: Loại polyen (amphotéricine B, nystatine), loại pyridone (cyclopiroxomaline) và loại có chất azole được dùng nhiều, nhất là một số thuốc có tác dụng toàn thân (như miconazole, kétonazole, fluconazole).

Điều trị nấm âm đạo, chỉ cần điều trị trực tiếp tại âm đạo bằng viên nang có chất azole từng đợt ngắn từ 3 - 5 ngày đem lại hiệu quả từ 80 - 95%. Tuy nhiên việc dùng thuốc cũng phải căn cứ theo thể bệnh.

Điều trị những thể tái diễn

Việc chăm sóc viêm âm hộ - âm đạo tái diễn (ít nhất là 4 đợt trong 1 năm) ngay từ đầu phải phát hiện xem có hoàn cảnh thuận lợi làm phát sinh bệnh như AIDS, đái tháo đường, nhiễm nấm ngoài cơ quan sinh dục (nhất là nhiễm nấm ở móng tay) ở phụ nữ cũng như ở bạn tình không. Việc khám lâm sàng sẽ loại trừ những chẩn đoán phân biệt (mụn rộp sinh dục, rối loạn dinh dưỡng). Việc chẩn đoán bệnh bắt buộc phải được xác định bằng một (thậm chí nhiều) lần lấy chất dịch âm đạo có nấm để thực hiện được một kháng nấm đồ về nhiều loại nấm, nhất là những loại nấm mốc không phải là nấm Candida albicans (như nấm Candida crusei, Candida tropicalis, Torulopsis glabrata…) ít nhạy cảm một cách có hệ thống với các thuốc có azole. Sau khi điều trị theo phương pháp cổ điển, một đợt chống nấm bằng các thuốc có azole hay polyen (nystatine, amphotericine) sẽ còn cần nhiều đợt điều trị dự phòng và lập lại tùy từng trường hợp cụ thể.



 Ảnh minh họa (nguồn Internet)


Hơn 90% số bệnh nhân ưa thích dùng thuốc uống vì đem lại sự dung nạp tốt hơn nhưng lại phơi nhiễm với nguy cơ có biến chứng độc cho gan và cho thai do các thuốc có azole.

Vậy việc lựa chọn cách dùng thuốc uống đòi hỏi người bệnh phải có hiểu biết về lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn (buộc phải dùng các biện pháp tránh thai vì có nguy cơ gây hại cho thai), theo dõi chức năng gan (transaminase mỗi tháng 1 lần) và tất nhiên xác định chính xác các biểu hiện kháng thuốc lúc nào cũng có thể xảy ra.

Dùng ketoconazole viên nén uống sáng và chiều trong 2 tuần, rồi 1 lần trong 5 ngày với những thể nặng, thậm chí dùng liên tục trong 6 tháng trong trường hợp có bệnh cảnh rất nặng, hay fluconazole (mỗi tháng hay mỗi tuần, thậm chí liên tục mỗi ngày). Các phương pháp điều trị dự phòng theo đường uống này đem lại hiệu quả tốt (kết quả khỏi trên 70%) nhưng có khả năng tái phát khi ngừng điều trị.

Điều trị bổ sung trong những trường hợp tái phát 

Đầu tiên là những lời khuyên về vệ sinh phụ nữ và vệ sinh khi quan hệ tình dục.

Những thuốc làm phát triển hệ vi sinh âm đạo, với hy vọng tái lập vi khuẩn chí âm đạo bằng lactobacille (trophigyl, florgynal, sữa chua có nhiều lactobacille) được dùng trong trường hợp viêm âm đạo tái diễn (1 viên nang đặt âm đạo sáng chiều trong 20 ngày rồi 1 viên nang mỗi ngày). Hiện nay vẫn chưa đủ dữ liệu tin cậy để đánh giá các phương pháp điều trị này.      


Bí kíp để tránh:

Sẽ là một trở ngại cho những bà bầu khi bị nhiễm nấm vì cảm giác ngứa ngáy râm ran, khí hư ra nhiều làm bạn khó chịu, mệt mỏi. Đặc biệt tại thời điểm khí hậu ẩm ướt, mưa nắng thất thường cộng thêm những thay đổi trong quá trình thai nghén là nguyên nhân cho các loại nấm phát triển mạnh. Bạn sẽ làm gì khi bị nhiễm nấm đây?

Với một chút kinh nghiệm của mình xin chia sẻ với các bạn bầu bí một vài cách đề phòng và xử lý khi bạn nhiễm nấm nhé.

Hồi mình biết mang thai thấy hiện tượng khí hư ra nhiều, thỉnh thoảng thấy ngứa ở vùng kín nhưng không dám gãi. Mới đầu thấy ngại không biết chia sẻ cùng ai mà đi khám thì cũng không thấy bác sĩ nói gì nên bụng bảo d��� chắc không phải bị nhiễm nấm. Đấu tranh tư tưởng mãi mới dám hỏi chị ở cơ quan xem ngày xưa mang thai chị ấy có bị vậy không thì được biết chị cũng bị giống mình nên mình cứ tưởng do thay đổi lượng hormon trong cơ thể nên tặc lưỡi quên đi…Nhưng rồi cảm giác ngứa vùng kín ngày một nhiều, có lúc khí hư ra ướt thấm đẫm quần gây khó chịu bởi mùi hôi nên có ngày mình phải thay quần chip tới 4 lần ấy.

Khi thai nhi được ba tháng, đi siêu âm bác sĩ bảo mình bị nhiễm nấm âm đạo ở giai đoạn đầu nên không nguy hại lắm. Chỉ cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng tới làn da hay đôi mắt của bé trong quá trình sinh thường nên bác sĩ khuyên thế này:

- Nên vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh theo cách như sau “lá chè xanh rửa sạch đun kỹ rồi pha với nước thêm một chút muối rồi vệ sinh ngày 2-3 lần”. Nước chè xanh rất tốt vì có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều…Ngoài việc vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh nên tắm bằng nước chè xanh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm do nấm âm đạo gây ra.

Bí kíp tránh nhiễm nấm âm đạo khi bầu bí - 1
Khi đi vệ sinh, nên lau rửa “vùng kín” từ trước ra sau để tránh lây
nhiễm nấm âm đạo. (ảnh minh họa)

- Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A có trong rau quả, trứng, thực phẩm giàu vitamin D có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa, ăn sữa chua thường xuyên và nên dùng thêm tỏi trong các món ăn để tăng cường hệ miễn dịch.

- Nên uống nhiều nước khoảng 2 lít/ngày.

- Nên mặc quần áo rộng rãi, lựa chọn quần chip bằng chất liệu cotton và thay quần chip thường xuyên.

- Khi đi vệ sinh, nên lau rửa “vùng kín” từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nấm từ hậu môn cho “vùng kín”.

Ngoài ra bác sĩ còn khuyên:

Không được ăn quá nhiều các thực phẩm ngọt.

Không tắm nước quá nóng, tránh dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo.

Không nên làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.

Không dùng đồ lót hay miếng lót làm từ vải flannel vì nó sẽ là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loại vi khuẩn.

P/S: Bác sĩ còn bảo đa số chị em phụ nữ khi mang bầu đều bị nhiễm nấm âm đạo vì vậy khi đã bị nhiễm nấm rồi thì phải giữ cho vùng âm đạo sạch, khô và tốt nhất không nên mặc quần lót đi ngủ để tăng cường lưu thông không khí giúp vùng kín khô, thoáng.

Sau những lời khuyên hết sức chân thành của bác sĩ mình đã chịu khó vệ sinh hàng ngày với nước chè xanh đun đặc. Bạn biết không cảm giác thoải mái, dễ chịu, khô thoáng làn da làm cho mình tự tin nhiều lắm vì đã không còn mùi hôi, không còn cảm giác ngứa vùng kín nữa. Ngoài ra mình còn thực hiện rất nghiêm chỉnh những điều bác sĩ chỉ dẫn. Kết quả là một tháng sau đi kiểm tra, bác sĩ kết luận việc nhiễm nấm âm đạo ở mình đã không còn xong bác sĩ nói mình vẫn phải tuân thủ những chỉ dẫn đó để 9 tháng mang thai không còn phải lo lắng với việc nhiễm nấm mà chế độ ăn uống như vậy cũng sẽ rất tốt cho bà bầu mà.
Nếu bà bầu nào có bị nhiễm nấm âm đạo cũng đừng lo lắng quá kẻo ảnh hưởng tới mẹ và bé. Hãy làm theo những chia sẻ của mình nhé, rất tốt đó.

Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không

Nấm âm đạo tái phát

Nấm âm đạo khi mang thai

Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo

Viêm âm đạo do nấm

Điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai


(ST).
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý