Nuôi cá bột betta

seminoon seminoon @seminoon

Nuôi cá bột betta

18/04/2015 11:01 PM
1,391

Nuôi cá bột betta. Kỹ thuật nuôi cá bột betta. Chuẩn bị những gì để có bể cá đẹp mê li ai nhìn cũng thích.



CÁCH CHĂM SÓC CÁ BỘT BETTA

'Đối với nhiều người nuôi Betta, ngòai việc sở hữu cho mình 1 cặp cá (hoặc 1 dòng cá) ưng ý thì việc lai tạo được chúng thì còn gì sung sướng hơn. Nhưng hầu hết tất cả đều có vấn đề khi cá đẻ trứng… đó chính là việc sau khi trứng nở, cá con dần biến mất hay lớn lên trở thành những con cá xấu xí, không xứng công người nuôi bỏ ra…'

Vâng!!! Có rất nhiều sách báo, tài liệu, website hướng dẫn cho các bạn chăm sóc cá Betta nở trứng nhưng lại không chú trọng đến việc nuôi cá con cho đến khi cứng cáp, trở thành những chú Betta trưởng thành với bộ vây thướt tha.

Sau khi cá trống ép hết trứng, trứng được phun lên tổ bọt, nhìn thấy cá mái nằm 1 góc và bụng xẹp lép thì lúc đó nên vớt cá mái ra. Khi cá con nở, khoảng được 3-4 ngày thì bạn nên vớt cá trống ra (nếu bạn không muốn cá con thành món mồi cho cá trống).

Trong vài ngày đầu, cá con chỉ thể ăn loài thuộc lớp trùng mao (trùng cỏ). Bạn nên cho cá con ăn khi cá đã bơi ngang. Lưu ý phải che kín hồ, chỉ cần chừa vài lỗ nhỏ để thở (vì dể có bụi bẩn, muỗi bay vào đẻ trứng) điều đó không hề tốt cho cá con của bạn.

Khi cá con được một tuần tuổi thì bạn nên cho chúng ăn atemia (ấu trùng tôm nước mặn). Chỉ sau 1 vài lần làm quen, cá con sẽ nhanh chúng nuốt lấy loại thức ăn này. Khi cá đã ăn, phần bụng chúng sẽ béo lên và có màu hồng, điều này có nghĩa cá của bạn đang lớn. Mới đầu bạn nên cho cá ăn 1 ít sau đó tăng dần lên.

Khoảng được 2 tuần bạn nên bắt đầy hé miếng che hồ từ từ để thông hơi và phải quan sát, không được mở miệng che hồ quá nhanh hay quá rộng. Điều này khiến nước lưu thông mạnh (gió thổi vào), không tốt cho cá con.

Khi cá được 4~5 tuần tuổi, bạn có thể vớt cá ra một hồ khác. Một thể tích khoảng 4~5 lít có thể chừng 25 con Betta, điều này giúp cá của bạn mau phát triển.

Khi cá được 2,5~3 tháng, thì những con trống không thể sống chung được với một hồ nhiều cá như vậy vì có thể ảnh hưởng đến đuôi và vây của chúng.

Vào thời điểm này bạn nên chuẩn bị những hủ nhựa để tách bầy. Bạn có thề tách cá trống ra riêng, khi cá trống được đưa hũ riêng thì chúng sẽ phát triển nhanh 1 cách đặc biệt.

Chú ý: Cách để phân biệt cá trống và mái để tách bầy:


1. Dấu hịêu đầu tiên là màu cá trống trở nên đậm hơn, chúng hay xòe vây để uy hiếp những con cá khác.
2. Vây hậu môn của chúng trở nên nhọn hơn ở phía sau và dài hơn so với vây của cá mái.
3. Vây bụng to bản và dày hơn.
Nên thay nước trong hũ nuôi 4 ngày 1 lần (nếu có điều kiện), hoặc 1 tuần 1 lần, hút chất cặn bã trong hủ thường xuyên để cá của bạn khỏe mạnh. Và hủ nuôi của bạn phải thật sạch sẽ để duy trì sức khỏe cho cá.
Chúc các bạn thành công!!!


“Đồ nghề” của người nuôi cá Betta

Có lẽ theo suy nghĩ của nhiều người, nuôi cá Betta quá ư là đơn giản: 1 chú cá, 1 cái hũ lọ… thế là đã đủ để thỏa chí đam mê rồi.

Hoàn toàn đúng như thế, cá betta chằng đòi hỏi gì cầu kỳ. Chúng chẳng cần một ngôi nhà cao sang đầy đủ máy lọc, máy sục, máy sưởi… chúng chẳng cần những bữa ăn cầu kỳ, những liều thuốc bổ, thuốc lên màu… mà vẫn cứ khỏe mạnh, vẫn hằng ngày hùng dũng oai phong khoe sắc mầu.

Có lẽ cũng theo suy nghĩ của nhiều người, cá betta dễ nuôi và có nhiều loại đẹp đến thế sao lại nuôi 1 con nhỉ? Thế là chú thứ 2, chú thứ 3… chú thứ vài chục xuất hiện trong nhà bạn. Nuôi rồi sao không cho chúng đẻ nhỉ? Hồ lớn, hồ bé, hũ to, hũ nhỏ, cá bố, cá mẹ và… biết bao cá con cũng sẽ xuất hiện trong nhà bạn… cái thú và đam mê chơi betta nó là như thế đó!

Để phục vụ cho cuộc chơi đó, xin giới thiệu cùng các bạn 1 số “đồ nghề” sau:

1/ Nhíp


- Giúp gắp trùn chỉ cho cá ăn cực kỳ thuận lợi với 1 số lượng trùn rất nhỏ /1 chú cá.
- Giúp gắp loại bỏ các tạp chất có trong trùn, rất vệ sinh.
- Nên mua loại nhíp đầu nhọn, làm bằng chất liệu chống rỉ sét (inox).
- Giá tham khảo: 8 đến 12 ngàn /1 cây.

2/ Đèn pin


- Giúp quan sát tổ bọt, cá con trong hồ ép cá.
- Giúp phát hiện màu ánh kim trên cá betta khi có ánh đèn rọi vào.
- Giúp quan sát cá ở những nơi thiếu nguồn sáng.
- Nên mua loại có ánh sáng trắng, loại đèn pin có nhiều bóng ( 6~12 bóng).
- Giá tham khảo 110 đến 150 ngàn đồng/1 cái.

3/ Kính lúp


- Giúp quan sát tổ bọt, trứng cá con trong hồ.
- Giúp quan sát tỷ mỷ cá để tìm các thương tật, các loại nấm… phục vụ cho việc chữa trị.
- Giúp việc chụp hình những chú cá nhỏ hay những chi tiết trên cá được dễ dàng.
- Nên mua loại có đường kính từ 12 cm trở lên, nếu có điều kiện nên mua loại có chân và có gắn sẵn đèn.
- Giá tham khảo: 30ngàn đồng /1 cái, loại có chân và đèn 150 ngàn/1 cái.

Loại kính lúp có gắn chân và đèn


4/ Ống tiêm


- Đầu ống tiêm gắn 1 đoạn dây cao su nhỏ (loại dùng cho máy thổi oxy) sẽ là dụng cụ đắc lực cho việc lấy đi các chất bẩn trong hồ nuôi cá con mới nở và cá bột.
- Giúp việc rút atermia, trùng cỏ từ các bồn ấp cho cá ăn được dễ dàng, vệ sinh.
- Nên mua loại ống tiêm lớn, loại có dung tích 30~40 cc.
- Giá tham khảo: 5 ngàn ~ 10 ngàn/ 1 ống.

5. Vợt dành riêng cho cá Betta


Vợt vớt cá chế tạo riêng cho người nuôi Halfmoon được làm bằng vải sợi nylon không thấm nước. Ưu điểm của loại vợt này so với các loại vợt thông thường khác là tránh cá bị tổn thương (nhất là đối với các loại cá đuôi dài, đuôi voan) và hoảng sợ khi bị vớt.

Vợt có nhiều kiểu dáng phù hợp cho nhiều công dụng khi bắt cá. Trước đây chỉ có vợt ngoại nhập của Thailand với giá khoảng 50.000VND/ 1 cái. Nay đã có hàng của VN mình (bạn doubletail trên diễn đàn sản xuất) cũng đa dạng về mẫu mã, chất lượng khá tốt, giá thành rẻ 10.000VND/1 cái.


Cá có thể ở tạm trong vợt khi bạn thay nước, rửa hồ cho chúng, rất nhanh và tiện lợi.


6.Giấy màu



Việc dùng giấy màu để làm nền phía sau hồ nuôi cá Betta sẽ giúp tăng thêm tính thẩm mỹ, nghệ thuật hơn trong việc trưng bày những chú cá .

Tùy theo màu của từng chú cá mà lựa chọn màu nền cho phù hợp. Những chú cá có sắc màu tối thì dùng giấy màu sáng và ngược lại. Nhưng đôi khi những con màu tối nhưng có rất nhiều ánh kim trên người thì việc dùng màu tối làm nền kết hợp vói đèn chiếu sáng sẽ diễn tả được nhiều nét độc đáo, huyền ảo của chú cá.

Việc dùng giấy làm nền phía sau hồ là việc cần thiết nếu bạn muốn chụp hình cá. Màu phông nền sẽ giúp làm nổi bật chú cá (chủ thể chính mà bạn muốn thể hiện) và sẽ không có những hình ảnh “bất thường” hiện diện trên hình (các vật dụng hay đồ vật phía sau hồ) làm hỏng bố cục bức hình của bạn.


Nền tối, kết hợp với đèn chiếu sáng sẽ làm cho chú cá rực rỡ hơn .


Một chú cá, nhưng với các nền khác nhau sẽ cho cái nhìn khác nhau.


Với một tờ giấy màu đỏ xếp hơi nhăn và một chú cá màu vàng, bạn sẽ có lá cờ VN tượng trưng để trưng bày trong dịp lễ tết.

Không có giấy nền sẽ làm hình chụp chú cá không được hoàn hảo.


7.Đèn chiếu sáng


Đèn chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi nấng và thưởng lãm vẻ đẹp của cá betta.
- Khi lai tạo cá nhất thiết phải có đèn ban đêm để cặp cá có thể “yêu” nhau, để cá trống có thể thấy đường lượm trứng, lượm cá bột rơi và nuôi dưỡng, chăm sóc cá con.

- Đèn giúp đàn cá con có thể ăn nhiều mồi về đêm, nhờ đó mà chúng tăng trưởng nhanh chóng.

- Đèn chiếu sáng giúp người nuôi betta có thể thấy hết được vẻ đẹp và màu sắc tuyệt vời của cá nhất là khi trưng bày cá.

Tùy theo từng công dụng, chúng ta nên chọn loại đèn cho phù hợp và tiếp kiệm điện. Nên dùng loại đèn compact tiếp kiệm điện khi lai tạo và nuôi cá con, bóng huỳnh quang loại nhỏ khi trưng bày cá, bóng halogen để tôn vinh vẻ đẹp của các chú cá có nhiều màu ánh kim…

Nếu bạn có thật nhiều hồ cá, bạn nên sắm loại đèn kẹp  sẽ giúp bạn cơ động hơn trong việc luân phiên ngắm cá và rất tiên lợi khi bạn muốn chụp hình cho chú cá cưng của bạn. Giá tham khảo loại đèn kẹp: 110.000 VND/ 1 đèn.


Cách ép và chăm sóc cá đơn giản:


Ép cá thì ai chả thích, nuôi cá bột không khó đâu nhưng cũng chả dễ dàng gì cho những người mới tập ép đâu. Quan trọng là khâu chuẩn bị để ép cá đấy nhé.

Chuẩn bị.
- Một hồ to nuôi cá bột (chiều dài khoảng 80cm là ngon lành nhất, rộng ít nhất là 30cm nhé, cao thì không cần thiết đâu tầm 30~50cm là ok rồi).
- Một hồ nhỏ 20x30x20 bỏ đáy hồ. (có nghĩa là hồ không đáy) hoặc dùng 1 thùng nhựa tròn cắt bỏ đáy thùng đi nhé. Tốt nhất là thùng sơn nhựa nhỏ.
- Lá bàng, rong, lá xà lách bỏ cuống.
- 1 máy xủi oxi, 1 cục điều chỉnh lượng oxi.
- Muối, tetracyline.
- Một cây vợt lưới chuyên dùng cho việc vớt bobo.
- Thức ăn cho betta bột, betta trung niên.
- Và cuối cùng là cặp cá giống.

Chiến.
- Lấy cái hồ to ra, chăm nước vào, cao chừng 10cm. Thêm muối vào khuấy lên.
- Lấy hồ nhỏ đặt vào hồ to, lấy tetracyline ra, cho vào cái hồ nhỏ xíu đó, ít thôi, khuấy lên, bỏ cặp cá giống vào ép, rồi lấy xà lách nhỏ bỏ vào góc hồ nhỏ.
- Cá đẻ, bắt mái ra, trống nuôi con, cá con bơi ngang được một ngày, bắt trống ra luôn.
- Bắt trống ra xong, chuẩn bị 1 thau nhỏ + nước sạch + tetraclyn, mua bobo về, đổ vào cây vợt, bỏ nước cũ đi, rồi cho bobo trong vợt ra thau, đợi wa ngày mai.
- Hôm qua chuẩn bị xong bobo rồi, cầm cây vợt bobo ra, uốn lượn sao mà khi nhúng xuống nước thì chỉ có lưới nó dưới nước thôi còn miệng vớt nằm trên mặt nước nhé, lấy cái hủ (thìa canh) hớt cái đám bobo bu ở mép thau, nhớ là tránh mấy con bobo đen đen ra nhé, không khấy lên nhé, bobo chết nằm dưới đáy tung lên, hớt trúng, cá con mà ăn là die cả đám. Rồi cho vào vợt đã để sẵn trong hồ to, nhớ là vợt to to tí nhé, để lọc cho dễ nha. Bobo nhỏ cỡ atermia sẽ luồn qua khe vợt vào miệng cá bột.
- Mỗi ngày nhớ thay nhé,cái phần bobo to đó cho cá bự ăn. [Only registered and activated users can see links] Thay đến khi nó ăn được bobo to thì thôi, rút cái vợt ra luôn. [Only registered and activated users can see links]

- Cá được 2 tuần tuổi thì cầm lá bàng bỏ vào giữa hồ, hồ 80cm thì 2 lá (mỗi đầu hồ 1 lá), hồ 60cm thì 1 lá ngay giữa hồ. Chống pH cho cá bột.

- Cá bột dưới hồ to, nhớ không thay nước, rút phân vì bobo nó sử lý dùm rồi, chỉ chăm nước vào hồ thôi, nước máy cho vào cũng không sao đâu, khi nào thấy mực nước xuống dưới 10cm thì chăm thêm cho đủ 10cm.

- Cá 1 tháng tuổi vẫn cứ ăn bobo, lúc này chuẩn bị nước sẵn, rồi chăm vào 5cm, nước lên thành 15cm là ok, 2 tuần sau cho lên 20cm.

- Cá 2 tháng tuổi cho ăn lăng quăng nhỏ là đạt, cho ăn trùn chỉ thì cầm 1 cục nhỏ khuấy lên đổ vô, hết thì cho ăn thêm, không cho vào 1 lần 1 đống, phí, độ ph mau lên, mau chết cá. Cá ăn đến khi bụng to đùng thì ngưng. Ngày ăn 2 bữa sẽ mau to.

- Cá 3 tháng tuổi, thì bắt những con to nhất đàn, cỡ ngón tay giữa là tốt nhất.
+ Cá PK thì 4 tháng bắt cũng đc, không sao.
+ HM 2,5 tháng bắt ra nuôi riêng, hồ 2L nuôi là số zách hoặc thùng nước to. 12L. [Only registered and activated users can see links]

Chúc các bạn mới chơi sẽ có nhiều bầy cá số zách.



Kỹ thuật nuôi cá rồng
Kỹ thuật nuôi cá Đĩa
Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh
Kỹ thuật nuôi cá ba đuôi
Kinh nghiệm nuôi tép cảnh

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tetracyline là gì vậy
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cho cá ăn thức ăn tổng hợp đk ko nhỉ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý