Bảo quản gia vị không phải ai cũng biết cách

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bảo quản gia vị không phải ai cũng biết cách

19/04/2015 12:15 AM
934

Là một phần không thể thiếu trong ẩm thực, các loại gia vị đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn tạo nên hương vị đặc trưng của mỗi món ăn. Mời bạn cùng tìm hiểu cách tận dụng chúng tốt nhất nhé

- Các loại gia vị cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng có thể làm chúng nhanh chóng mất đi hương vị đặc trưng. Chính vì vậy mặc dù việc để gia vị trên kệ bếp ngay trước mặt có thể khiến bạn cảm thấy thật tiện lợi khi sử dụng nhưng bạn nên sắp xếp một chỗ khác cho chúng – có thể là trong hộc tủ bếp chẳng hạn.

- Thông thường các loại gia vị giữ được mùi vị tốt nhất của chúng trong khoảng 1 năm. Nếu để nguyên dạng, không nghiền bạn có thể giữ chúng được khoảng 3-5 năm. Bảo quản đúng cách sẽ giúp gia vị giữ được độ tươi mới lâu hơn.

- Nếu có điều kiện, trước khi dùng bạn mới nên nghiền hoặc giã nhỏ gia vị. Rang sơ trên chảo với lửa vừa trước khi nghiền sẽ càng khiến gia vị dậy mùi hơn nữa.

- Ngăn mát tủ lạnh thường có độ ẩm khá cao, bởi vậy đây không phải là nơi cất giữ gia vị lý tưởng. Nếu bạn có một lượng lớn gia vị cần bảo quản, hãy cho chúng vào các túi nilon, gói thật kín lại rồi cất trong ngăn đá tủ lạnh.

- Khi dùng gia vị trong món ăn, bạn chỉ nên dùng ít một để gia tăng hương vị của món ăn. Việc dùng gia vị quá nhiều khiến món ăn mất đi mùi vị đặc trưng của nguyên liệu chính, và việc “chữa cháy” khi đã dùng quá nhiều gia vị là điều hầu như không thể thực hiện được.

- Với các món hầm, bạn không nên thêm gia vị vào quá sớm mà chỉ nên cho vào trước khi đồ ăn chín khoảng 1 tiếng đổ lại. Việc cho gia vị quá sớm có thể khiến mùi hương của nó trở nên quá mạnh.

- Nếu một công thức cần một loại lá gia vị tươi mà bạn chỉ có loại khô, bạn không nên cho lượng lá gia vị khô bằng lượng lá tươi trong công thức mà chỉ cho 1/3 lượng yêu cầu mà thôi.

- Trừ khi bạn nấu một món ăn phức tạp và công thức đòi hỏi nhiều loại gia vị (điều này khá phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ) thì nguyên tắc chung là không nên dùng quá 3 loại gia vị trong một món ăn.

- Hạt tiêu, bột tỏi và bột ớt là những loại gia vị rất phù hợp để thêm vào món mặn ngay trước khi dùng trong khi quế, đinh hương, bạch đậu khấu và tiêu Jamaica là những loại gia vị phù hợp để thêm vào các món ngọt, bánh trái để giúp chúng thơm ngon hơn.


Món ăn sẽ không ngon nếu thiếu đi gia vị. Một vài mẹo sử dụng gia vị dưới đây có thể giúp các bà nội trợ chế biến được những món ăn ngon hơn cho cả gia đình.

1. Cách chọn đồ đựng để cất giữ dầu mỡ.

Nếu muốn cất giữ dầu, mỡ trong một thời gian dài, ta nên dùng đồ thuỷ tinh hoặc đồ sứ màu đậm, miệng nhỏ để đựng, không nên dùng các loại đồ kim loại như gang, sắt, nhôm hay thùng nhựa để đựng dầu mỡ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dầu mỡ.

2. Cách bảo quản và tăng hương thơm của dầu lạc.

Cho dầu lạc vào nồi đun nóng, thả một ít hoa tiêu, hồi hương, sau đó để  nguội rồi đem cất giữ là được. Cách làm này, dầu không những bảo quản được trong một thời gian dài không bị hỏng, mà khi nấu thức ăn lại thơm.

3. Bí quyết khử mùi của dầu hạt cải

Ta có dùng dầu hạt cải để rang lạc một lần, sau đó dùng dầu này để xào nấu thức ăn, mùi của dầu hạt cải sẽ không còn nữa, thức ăn lại thơm hơn. Nếu dùng dầu này để trộn nộm, nộm lại có mùi của một vị dầu thơm.

(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

4. Bí quyết làm mất bọt trong dầu nóng

Khi dầu nóng có bọt trào lên, ta có thể rắc một ít nước vào, sau một hồi nổ trong nồi, bọt dầu sẽ hết.

5. Các xử lý khi dầu trong nồi bốc lửa

Khi dầu trong nồi bốc lửa, ta chỉ cần lập tức đậy vung lại hoặc dùng khăn ướt úp lên trên, lửa sẽ bị dập tắt ngay. Chú ý đặc biệt không được cho nước vào, vì như vậy dầu nhẹ hơn nước, đổ nước vào dầu nổi lên trên, lửa sẽ càng cháy to hơn và bắn ra tứ phía.

6. Cách khử mùi của dầu để lâu

Dầu để lâu, nhiều khi có mùi rất khó chịu. Để xử lý cho dầu hết mùi, ta có thể làm như sau: cho dầu vào nồi đun nóng, tiếp đó cho vài lát khoai tây vào để  rán, rán xong mùi khó ngửi sẽ không còn nữa. Phương pháp này cũng có thể áp dụng với dầu đã rán cá để dầu hết mùi tanh của cá.

7. Cách khử mùi tanh của dầu rán cá

Cho dầu đã rán qua cá vào nồi đung nóng, cho vào dầu vài đoạn hành, gừng và hoa tiêu đảo cho vàng. Sau khi hành, gừng và hoa tiêu đã vàng, ta bắc nồi ra, rắc một nắm bột mỳ vào chảo dầu nóng, bột mỳ gặp nóng sẽ chìm xuống đáy chảo. Vớt các thứ đã cho vào mỡ ra, rồi lọc mỡ bỏ bột mỳ đã bị đọng ở dưới chảo đi. Mỡ sau khi đã được xử lý như vậy dùng để nấu thức ăn sẽ không còn mùi tanh nữa.

8. Cách làm tăng mùi thơm của dầu hạt cải

Trong dầu hạt cải có một loại mùi làm cho nhiều người không thích ăn. để cho mùi này không còn nữa và thậm chí còn tăng thêm mùi thơm cho dầu ta có thể làm theo cách sau:

- Nguyên liệu cần dùng cho 2,5 kg dầu, gừng tươi, tỏi mỗi loại 50g, hành thơm, vỏ quế, trần bì, dấm trắng, rượu trắng mỗi loại 25g, hoa hồi đinh hương mỗi loại 5g. Đem hành gừng rửa sạch, hành thái từng đoạn, gừng và tỏi đập nhỏ.

- Đổ dầu vào nồi đã được đặt nóng đun nóng dần lên. Sau khi dầu nóng, ta vặn bếp vừa phải rồi cho gừng, tỏi, hành, vỏ quế, trần bì, hồi hương và đinh hương cho vào đảo cho  có mùi thơm. Khi đã ngửi có mùi thơm, ta cho tiếp dấm và rượu vào đun tiếp một lúc nữa rồi vớt các thứ đã cho vào lúc ban đầu ra.

- Dầu sau khi xử lý xong ta đem lọc kỹ, để nguội cho vào bình dùng dần.

Dầu hạt cải sau khi đã được làm theo các bước ở trên không những không còn mùi nữa và lại để được lâu, khi bùng chế biến thức ăn sẽ có mùi thơm đặc biệt.

9. Cách chồng xì dầu bị mốc

- Đem xì dầu đun sôi, để nguội để vào bình, cho vào bình vài đoạn hành trắng, vài lát tỏi, cũng có thể cho vào vài giọt rượu trắng sẽ phòng được chống mốc cho xì dầu.

- Khi đổ xì dầu lên đến miệng chai, ta đổ lên phía trên cùng của xì dầu một lớp dầu đậu hoặc dầu vừng đã được đun để ngăn cách không khí bên ngoài và xì dầu bên trong bên bình, như vậy vẫn có tác dụng làm cho xì dầu không bị mốc.

10. Làm tăng vị thơm của giấm

Nếu ta cho vào dấm vài giọt rượu trắng và một ít muối ăn, giấm sẽ có mùi thơm như giấm thơm.

11. Trứng bắc thảo có thể làm giảm độ chua của giấm

Khi làm thức ăn, nếu cho giấm quá tay, ta lập tức bóc ngay một quả trứng bắc thảo dầm nhỏ cho lẫn vào, sẽ có tác dụng trung hoà nhất định, giúp cho thức ăn đỡ chua hơn.

12. Cách bóc tỏi nhanh

Ngâm tỏi vào nước ấm 3-4 phút, vớt ra, dùng tay vò, vỏ tỏi sẽ bong ra hết. Ngoài ra, còn cách thường ngày chúng ta hay làm, đó là cách bóc nhiều tỏi một lúc, ta có thể cho tỏi lên thớt đập nhẹ rồi bóc cũng rất nhanh.

13. Cách khử mùi tỏi sau khi ăn

Nếu khi ăn tỏi xong, ta uống một cốc sữa bò, mùi tỏi trong miệng sẽ không còn nữa.

14. Cách cất giữ tỏi

Muốn cất giữ tỏi được lâu ngày, ta cho tỏi vào túi lưới rồi treo ở nơi thoáng mát. Ngoài ra, cũng có thể bóc tỏi cho vào bình miệng rộng, dùng dầu xalát để ngâm, cất vào nơi râm mát, như vậy tỏi không mọc được mầm lại vừa để được lâu. Ngoài ra, đối với tỏi thừa nhiều quá, ta có thể dùng dấm để ngâm, ngâm rượu và ngâm vào trong xì dầu để ăn.

15. Cách bảo quản rượu gạo

Ta cho một quả trứng gà tươi vào trong rượu gạo chưa đun, sau 2 giờ, vỏ quả trứng sẽ sẩm màu lại, để thời gian dài trứng sẽ sẫm màu hơn. Làm như vậy, có thể kéo dài thời gian bảo quản rượu lên gấp 2,5 lần. Sau khi uống hết rượu trứng gà vẫn có thể dùng được.

Bí quyết bảo quản và sử dụng gia vị thường dùng


Gia vị là nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến món ăn. Tuy nhiên, muốn món ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng bạn cần phải biết chế biến và sử dụng gia vị hợp lý. Dưới đây là bí quyết bảo quản và sử dụng gia vị thường dùng.

Gia vị là phần không thể thiếu trong ẩm thực giúp món ăn trở nên hấp dẫn thơm ngon đậm đà hơn.
 

Cách bảo quản

Các loại gia vị cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng có thể làm chúng nhanh chóng mất đi hương vị đặc trưng. Chính vì vậy, mặc dù việc để gia vị trên kệ bếp ngay trước mặt có thể khiến bạn cảm thấy thật tiện lợi khi sử dụng nhưng bạn nên sắp xếp một chỗ khác cho chúng – có thể là trong hộc tủ bếp chẳng hạn.
 

Thông thường các loại gia vị giữ được mùi vị tốt nhất của chúng trong khoảng 1 năm. Nếu để nguyên dạng, không nghiền bạn có thể giữ chúng được khoảng 3 - 5 năm.
 

Nếu có điều kiện, trước khi dùng bạn mới nên nghiền hoặc giã nhỏ gia vị. Rang sơ trên chảo với lửa vừa trước khi nghiền sẽ càng khiến gia vị dậy mùi hơn nữa.
 

Ngăn mát tủ lạnh thường có độ ẩm khá cao, bởi vậy đây không phải là nơi cất giữ gia vị lý tưởng. Nếu bạn có một lượng lớn gia vị cần bảo quản, hãy cho chúng vào các túi nilon, gói thật kín lại rồi cất trong ngăn đá tủ lạnh.
 

Sử dụng một số gia vị hợp lý, Dùng gia vị đúng cách, món ăn sẽ trở nên thơm ngon và đậm đà hơn. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng gia vị chế biến món ăn.

1. Tỏi:  Loại củ nặng mùi này được xem là gia vị “thân thiết” nhất của những món thịt và rau xanh. Với rau xào, tỏi sẽ được cho vào lúc dầu ăn vừa nóng để khử mùi và tạo độ thơm cho món ăn. Thông thường, tỏi được giã hoặc băm nát rồi cho vào thịt bò, heo, gà trong quá trình sơ chế. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều tỏi vì mùi tỏi sẽ lấn át mùi thơm của thịt. Tỏi thích hợp với các món xào, hầm hoặc thịt chiên. Ngoài ra tỏi có tính sát trùng cao, giải độc tốt, lợi tiểu. Người ta thường dùng tỏi để chữa cảm cúm, phòng chống các bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, ung thư, trừ giun kim… Tỏi được dùng trong các loại nước chấm, xào, nấu, ngâm chua, ăn sống. Khi xào các món ăn dùng nhiều loại gia vị cần phi thơm trước, nên cho tỏi vào sau cùng để không làm cháy nó, món ăn sẽ có vị đắng. Không nên dùng quá nhiều tỏi vì mùi nó sẽ lấn át mùi thơm của thịt.
 

2. Gừng: thường được dùng để ướp thịt, cá và khử mùi tanh. Trong gừng có chứa men Zingibai làm thịt nhanh mềm. Khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và dùng luôn vỏ vì có tác dụng chữa bệnh và tăng hương vị. Không nên dùng những củ gừng để lâu vì có chứa độc tố lưu huỳnh gây hại cho gan.
 

3. Nghệ: Nghệ được coi là một loại gia vị vàng, có công dụng lớn trong việc chữa lành các vết thương, chống viêm, giảm sưng tấy. Nghệ tây có tác dụng ngăn chặn các tác động của một loạt hợp chất hóa học có khả năng gây ra căn bệnh ung thư và khôi phục các chất chống ôxy hóa (như Superoxide dismutase) có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Tinh nghệ (Curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế, khi bị viêm loét dạ dày hay có các bệnh về gan, sử dụng nghệ rất tốt.
 

4. Hành: Hành có tác dụng trừ phong, lợi tiểu, giúp tiêu hóa và chống viêm. Hành dùng làm gia vị trong nhiều món ăn như kho, canh, các món xào, nấu, cháo… Phần củ hành thường dùng làm gia vị ướp thịt, tôm, cá làm chả, trộn gỏi…

3. Ớt bột: Nếu muốn sử dụng gia vị để làm cho món ăn có thêm chút màu sắc thì ớt bột là một lựa chọn phù hợp. Mùi vị của ớt bột không quá cay nồng như ớt tươi nên sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.
 

5. Rau răm: Rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, sát trùng, tiêu thực…, không thể thiếu trong các món gỏi hải sản, cháo lươn, cháo gà, cháo vịt, nhất là hột vịt lộn…


6. Thì là:
Vị cay, thơm mát, chữa nôn mửa, đầy hơi… Món cháo ám (cá lóc nấu với gạo dư) rắc thì là và hành xắt nhỏ; món lẩu cá điêu hồng nấu mẻ với thì là và hành xắt khúc… đều là những "tuyệt tác" ẩm thực Việt Nam.
 

7. Kinh giới, tía tô: Là những gia vị phổ biến để ăn bún chả, bún ốc, lươn om… Kinh giới, tía tô có tác dụng giải độc hải sản tuyệt vời và kháng lại Histamin (chất gây dị ứng).


8. Rau mùi (ngò):
Vị thơm, kích thích tiêu hóa, phát tán phong hàn, trừ phòng, thông khí… Hạt ngò còn được dùng chữa tắc tuyến sữa, nóng gan, mặt bị nám đen… Ngò gai cùng với húng quế không thể thiếu trong phở bò. Nước ngò gai sắc đặc còn có tác dụng chữa chứng hôi miệng rất hiệu quả.

9. Tiêu: Tiêu xay được chế biến từ những hạt tiêu khô xay nhuyễn. Chúng vẫn được dùng để nêm cho hầu hết các món ăn, đặc biệt là súp và món kho. Không chỉ giúp tạo mùi thơm cho món ăn, tiêu xay còn mang đến hương vị tự nhiên, giúp món ăn đậm đà hơn. Nếu vừa mới được xay, tiêu sẽ rất thơm. Càng để lâu, mùi thơm sẽ mất dần theo thời gian. Do đó, bạn chỉ nên mua từng ít một để dùng. Khác với tiêu xay, tiêu hạt lại thường được dùng khi còn xanh và thích hợp cho các món hầm.


10. Quế và hồi:
 Khi dùng dạng cây, bạn cho chúng vào khi ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Nếu dùng dạng bột, bạn nên hòa với một ít nước. Không cho quế, hồi vào dầu đang nóng vì sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng.


11. Bột cary:
 Món ăn đặc trưng nhất sử dụng loại bột có nguyên liệu chính từ củ nghệ này chính là món càry nổi tiếng. Tuy nhiên, bột cary còn được dùng để tẩm ướp các loại thịt như bò, heo và gia cầm để làm tăng mùi thơm và giúp thịt đậm đà hơn. Mùi vị của loại bột này sẽ kích thích khứu giác, vị giác của bạn. 


12.
Mật ong:Trong mật ong có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như carbohydrate, chất chống ô-xy hóa, a-xít béo, a-xít amin, các vitamin và khoáng chất. Các chất này dễ bị phân hủy khi đun nóng, chưng cất mật ong ở nhiệt độ cao. Chỉ nên pha mật ong vào nước ấm, trà hoặc sữa ở khoảng 40 độ C trở xuống.

Khi bảo quản mật ong, nên để trong lọ thủy tinh, nơi tránh nắng. Không nên để trong lọ kim loại vì dễ bị biến chất và có thể gây ngộ độc khi dùng. Khi thấy trong lọ mật có nhiều bọt khí nghĩa là đã biến chất nên bỏ đi.


13. Muối:
Được xem là một trong những loại gia vị không thể thiếu khi nấu nướng, muối mang lại độ mặn cho món ăn. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, sẽ rất khó ăn. Thói quen ăn mặn cũng không tốt cho sức khỏe vì chúng làm tăng hàm lượng natri trong cơ thể, dẫn tới những căn bệnh khá nguy hiểm. Trong các loại muối, muối biển luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ vì chúng có hàm lượng natri thấp, lại chứa i-ốt. Muối thích hợp với các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, hải sản và súp.


14. Đường, mì chính (bột ngọt):Khi thực hiện các món rán và nướng, bạn chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên cho mì chính vào lúc thức ăn đang sôi ở nhiệt độ cao chỉ nên cho mì chính vào khi thức ăn để khoảng 70-80 độ C.

Đồng thời, người nội trợ nên dùng một lượng nhỏ mì chính vừa đủ để kích thích vị giác. Không nên cho quá nhiều loại gia vị này vào thức ăn vì một số người dị ứng với bột ngọt có thể bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí bị ngộ độc.
 

15. GiấmĐây là loại gia vị giúp khử mùi và tăng hương vị cho món ăn. Một số người làm món sườn xào chua ngọt thường cho giấm vào sớm. Như thế, mùi giấm sẽ át mất vị ngọt, thơm đặc trưng của thịt và đường khi rán vàng. Chỉ pha giấm với nước xốt cà và rưới lên sườn đã chín vàng, đun sôi vài phút, nhấc xuống. Khi chế biến các món, trộn có thịt, bạn nên dùng chanh thay giấm.



Gia vị là một trong những thành phần đáng ngại nhất mà bạn từng sử dụng trong nấu ăn. Đã bao nhiêu lần bạn tìm thấy một công thức và tự hỏi hương vị của một loại gia vị nào đó như thế nào?. Làm thế nào bạn có thể chọn các loại gia vị để làm theo phong cách nấu ăn của bạn? Hay đại khái là làm thế nào để bạn chọn được các loại gia vị có hương vị tốt nhất? Thật dễ dàng, một khi bạn tìm hiểu và tuân thủ theo một vài lời khuyên từ các chuyên gia ẩm thực.


CÁCH BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG GIA VỊ

Rất ít đầu bếp bảo quản gia vị một cách chính xác, gia vị khô thường được bày để lung tung trong lọ trên kệ bếp hoặc trong giá đỡ trên tường, và các loại gia vị tươi, như gừng hoặc chanh ớt v.v.. thường được lưu giữ trên một kệ bếp hoặc trong một máng đựng rau củ quả, đôi khi ở một nơi đầy nắng hay dưới ánh sáng đèn cao áp, điều đó sẻ bị ảnh hướng rất nhiều trong việc bảo quản và giử lại mùi vị của các loại gia vị. Đây là một số lời khuyên về bí quyết để giữ gìn được hương vị và mùi thơm gia vị của bạn

ỚT

Ớt cần phải được xử lý cẩn thận. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hoặc đang chuẩn bị làm các món ăn cần phải dùng rất nhiều ớt, bạn nên mặc găng tay cao su vào trước khi xử lý nó. Đừng chạm vào mắt hoặc miệng của bạn trong khi bạn làm việc, và luôn luôn rửa tay của bạn trước thực hiện nấu các món ăn về ớt. Để dễ dàng hơn bạn dùng mũi dao gạt bỏ bớt các hạt ớt trước khi thực hiện sử lý chúng

-Nếu quả ớt quá cay, loại bỏ hạt và ruột của ớt ra, bởi vì những thành phần này nóng nhất trong quả ớt
-Để có được một ớt hương vị nhẹ nhàng hơn, chiên ớt
nóng vào dầu cho đến khi nó chuyển sang màu nâu, sau đó loại bỏ chỉ sử dụng phần dầu làm hương vị ớt
để chuẩn bị công thức của bạn.
-Nếu da bị phỏng khi sử dụng ớt, hãy dùng một ít rượu thuốc khử trùng

Bầm và nghiền
Một số
gia vi, chẳng hạn như thảo quả, cây bách xù, gừng, cỏ chanh thường nhẹ, nghiền nát để tối đa hóa các hương vị và mùi thơm của chúng. Tỏi thường được nghiền nát hơn là cắt nhỏ. Gừng, riềng hay sả, thường dùng để được thêm cho công thức nấu một món ăn nào đó cho hương vị thêm tinh tế và được lấy ra trước khi dùng, có thể dùng lưỡi dao hoặc một chày lớn bầm chúng trên thớt với một hoặc hai cú đập mạnh, cho đến khi các sợi bị nghiền nát.

Truyền
Một hoặc hai loại gia vị luôn được truyền trong một chất lỏng ấm áp trước khi sử dụng. Đó là nghệ tây truyền nó không chỉ cho một hương vị tuyệt vời, mà còn là một màu rực rỡ màu vàng. Me hoặc các loại sản xuất từ nước trái cây thơm được sử dụng trong một cách tương tự như nước chanh hoặc giấm để thêm độ sắc nét cho một món ăn.
Để ngấm sợi nghệ tây, lấy một ít sữa ấm, nước hoặc chất lỏng tùy theo các công thức. Cho nghệ tây vào và ngâm trong khoảng 5 phút.Để ngấm bột me, đặt một mảnh nhỏ của bột giấy trong một ly hoặc bát, thêm 4 muỗng canh nước ấm và để cho ngấm trong 10 phút. Kết hợp với các ngón tay để nới lỏng các nghiền từ hạt, sau đó căng thông qua một cái lượt nilon hoặc vải . Loại bỏ các giấy và bột hạt và sử dụng nước trái cây theo hướng dẫn trong công thức.

 Cả hai loại gia vị khô và tươi toàn bộ nên được lưu trữ trong các thùng chứa kín trong tủ lạnh. Bạn sẽ giữ được chúng 6 tháng hoặc thậm chí lâu hơn, nếu được lưu trữ cẩn thận. Tuy nhiên, các loại gia vị khô chỉ có thể giử được hương vị, màu sắc trong 5 hoặc 6 tháng. Nếu bạn không chắc chắn nhớ các loại gia vị lưu giử từ lúc nào, hãy kiểm tra các hương thơm, nếu gia vị của mùi mốc, hoặc nếu có chút hương thơm, có khả năng là gia vị đó đã bị suy giảm mùi vị hoặc hết sử dụng được. Tốt nhất khi mua các loại gia vị về bạn nên ghi rõ ngày tháng vào đó để tiện theo dõi.

Gia vi có màu đỏ chẳng hạn như ớt tươi, bột ớt, hạt tiêu tươi, ớt bột v.v.. có thể được bảo quản lạnh để tránh bĩ xuống màu và hương vị . Nhiệt độ lưu trữ tốt nhất cho các loại thảo mộc và gia vị tương đối ổn định là dưới 21 độ C .Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ra ngưng tụ và dẫn đến bị nấm mốc vì vậy nếu bạn lưu trữ các loại gia vi trong tủ đông hoặc tủ lạnh sau khi lấy ra sử dụng thì hãy đem cất vào ngay

Quế :

Quế chất lượng có màu xám nâu bên trong màu giống như màu đất đỏ khi nhai sẻ có hương vị cay ngọt là quế tốt

Bạn có biết ?

Muối có phải là gia vi không ?

-Người ta thường nhầm lẫn khi muối cũng được coi là một gia vị, nhưng trong thực tế muối là một sản phẩm khoán sản


Cách bảo quản hải sản tươi sống
Cách bảo quản hoa tươi lâu
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn
Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh
Cách bảo quản trứng muối được lâu
Chế biến và bảo quản lạc
Chế biến và bảo quản thức ăn từ bột mỳ


(st)






Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý