Khẩu phần trẻ 8 tháng tuổi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Khẩu phần trẻ 8 tháng tuổi

19/04/2015 01:31 AM
41,721

Khi được 8 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có vài chiếc răng mọc nhú lên và đã dần thành thạo với thức ăn đặc. Ở độ tuổi này, nhiều bé đã có thể tự ăn (tuy còn hơi ngượng ngùng), thậm chí có thể tự cầm cốc uống nước. Tùy thuộc vào nhu cầu của bé, các mẹ có thể chế biến các món ăn cho hợp khẩu vị với một khẩu phần ăn hợp lý.



Bé nên ăn sữa mẹ hay sữa công thức?

Khi bé được 8 tháng tuổi, các mẹ vẫn nên cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa bột bởi vì đây chính là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Các món ăn đặc trong giai đoạn này chỉ đóng vai trò như một món ăn bổ sung với số lượng rất ít.

Muốn khuyến khích bé độ tuổi này tập ăn nhiều thức ăn đặc, bạn nên cho bé ăn trước khi cho bú hoặc uống sữa bột. Hoặc là các bữa ăn nên cách nhau một giờ đủ thời gian để cho bé tiêu hóa thức ăn.

Chế độ ăn của bé 8 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn nên duy trì ăn trái cây, rau xanh và thịt say nhuyễn. Những món ăn này vừa dễ nuốt, vừa cung cấp cho bé đầy đủ vitamin A, vitamin C, chất xơ, carbohydrate, protein đạm- những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé.

Các mẹ cũng có thể cho bé ăn bột ngũ cốc để bổ sung thêm chất sắt.




Bạn có thể mua sẵn thức ăn cho bé được bán tại các cửa hàng. Tuy nhiên, nếu mẹ tự chế biến món ăn cho bé bằng những thực phẩm chuẩn bị cho bữa ăn của cả gia đình cũng rất tiện lợi. Nghiền trái cây mềm, với rau xanh cộng thêm một chút nước là bé đã có một món ăn ngon đầy đủ chất dinh dưỡng rồi.

Các mẹ nên cung cấp cho bé một chế độ ăn đa dạng với khoai lang, lê, đào, táo, cà rốt, bí và chuối để kiểm soát những triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ.

Có nên cho bé ngồi chung bàn ăn với gia đình?

Khi bé đã biết cách tự ăn có nghĩa là bạn có thể cho bé ăn những món ăn có trên bàn ăn của cả nhà, nhưng nhớ là nên cắt thật nhỏ. Bạn có thể cho bé ăn từng miếng nhỏ bánh mì nướng, trái cây mềm, rau, thịt gà, cá, trứng…để tránh bị nghẹn.

Khẩu phần ăn thích hợp cho bé

Các mẹ nên cho bé 8 tháng tuổi ăn ba lần một ngày. Để dễ dàng hơn trong quá trình chế biến món ăn, bạn có thể cho bé ăn cùng thời điểm với bữa ăn của cả gia đình. Bởi vì dạ dày của bé còn rất nhỏ, ban đầu các mẹ chỉ nên cho bé từ một đến 2 thìa với mỗi loại thức ăn, sau đó có thể cho thêm nếu bé ăn hết.

Bé ở độ tuổi này đã biết cảm giác no, khi nào thấy bé ngừng ăn, các mẹ tuyệt đối không nên ép bé ăn thêm.



Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ


Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khiến bé thích thú, phàm ăn hơn, các mẹ hãy tìm hiểu tỷ lệ chất đạm, hoa quả và sữa... đưa vào thực đơn hàng ngày của bé sao cho hợp lý nhất nhé!

Rau củ, hoa quả là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ nhỏ

Từ 4 đến 6 tháng tuổi, mẹ cần đa dạng các món ăn trong khẩu phần ăn để bé không bị thiếu chất và được thay đổi khẩu vị. Mẹ có thể xay nhuyễn các loại khoai tây, cà rốt cho bé ăn từng thìa nhỏ một, lần đầu làm quen với món ăn khác bé có thể ngạc nhiên. Nếu cảm thấy bé khá ưng ý, hãy tăng dần khẩu phần cho bé lên từ 1 thìa, 2 thìa, 3 thìa... mỗi ngày.

Song song với đó, mẹ hãy xem bé thích loại rau, loại quả nào bằng cách mỗi tuần lại thay đổi thực đơn rau và hoa quả mới có lượng dinh dưỡng phù hợp với bé như lê, chuối, cà rốt... Các mẹ để ý là chỉ cho bé ăn từng loại rau, quả một, đừng trộn lẫn nhiều vị với nhau sẽ khiến bé khó phân biệt. Nếu bé nhà bạn không thích một loại rau, quả nào đó, đừng ép bé ăn liên tục cho quen mà hãy chờ 1 tuần sau rồi thử lại với một chút thay đổi trong chế biến xem sao nhé!

Ngoài ra, mẹ hãy cho bé ăn các loại rau, quả đúng mùa sẽ vừa bổ, vừa ngon lại giảm khả năng bị phun thuốc trừ sâu nữa. Ở thời kỳ đầu, rau quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho bé tương đương với sữa. Duy trì thực đơn đầy đủ rau quả sẽ đảm bảo cho bé sự phát triển tốt nhất.

Không nên cho bé ăn nhiều đạm

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, khi còn nhỏ, bé không nên ăn quá nhiều thịt, cá để nạp một lượng lớn chất đạm vào cơ thể. Từ 6 đến 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 2 thìa cafe thịt, cá vào bữa trưa hoặc nửa lòng đỏ trứng gà bắt đầu từ tháng thứ 9 (nguyên tắc là 10gr protein mỗi ngày trong 6 tháng đầu và tăng lên 20gr kể từ tháng thứ 9).

Từ tháng thứ 12 trở đi, bạn có thể cho bé ăn 3 thìa cafe thịt, cá hoặc 1 lòng đỏ trứng.

Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua mỡ và các loại dầu trong thực đơn của bé nhé! Hãy trộn 1 ít bơ khi bạn nghiền rau cho bé ăn. Bơ sẽ bổ sung vitamin A và tăng thêm hương vị cho khẩu phần ăn của bé. Hoặc bạn cũng có thể thay thế bằng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu cải, lượng axit béo trong các loại dầu rất tốt cho phát triển trí não ở trẻ.

Hạn chế đường ở mức tối đa

Khi bé chưa tròn 1 tuổi, các mẹ nên tránh cho bé ăn các loại bánh quy, bánh ngọt, kể cả loại dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các loại bánh này không những ít dinh dưỡng mà còn cung cấp đường và trong bánh thường không thể thiếu lòng trắng trứng, thành phần có thể gây dị ứng ở trẻ.

Các mẹ có thể nghĩ rằng nếu cho bé ăn ít thì không sao, điều này không sai vì với số lượng ít, các loại bánh ngọt không gây ảnh hưởng gì đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, tuy nhiên nó lại kéo theo mặt trái khác, đó là bé sẽ quen với mùi thơm của các loại bánh, từ đó chỉ thích ăn các món có mùi thơm tương tự.



Thực đơn cho bé 7- 8 tháng tuổi


Ở giai đoạn 7-8 tháng tuổi, bé bắt đầu làm quen với những thức ăn dạng finger food (viên nhỏ). Đây cũng là thời điểm bé cần chất sắt nhiều hơn từ thức ăn (do chất sắt dự trữ trong cơ thể đã được bé sử dụng hết trong vòng 6 tháng đầu đời)

Bé nhanh nhẹn hơn nhờ đã biết bò vì thế cần thêm kalo để tăng trưởng và phát triển. Cha mẹ nên đa dạng thức ăn hàng ngày cho con. Bé đã biết cách nhai và dùng tay nghịch thức ăn của mình rồi.

Bé cũng có thể được đặt trong chiếc ghế riêng để tham dự vào bàn ăn chung của cả gia đình. Khoảng 1 tuần, nhiều bé ăn được một số thức ăn như của người lớn, nhưng cũng có nhiều món chưa phù hợp vì có thể gây hóc cho bé.

Chế độ sữa

7-8 tháng tuổi, bé vẫn cần sữa mẹ và sữa công thức là đồ uống chính. Nhưng nếu bé càng ăn dặm được nhiều thì lượng sữa dung nạp vào cơ thể hàng ngày có thể bị giảm. Cơ thể bé sẽ tự điều chỉnh vấn đề này.

Bạn chưa nên cắt giảm lượng sữa mẹ cho bé giai đoạn này. Hãy duy trì cho bé thói quen bú mẹ vào một thời gian nhất định. Ngoài ra việc vắt sữa mẹ vào bình sữa cho con cũng là gợi ý hợp lý. Nếu không, bạn có thể chuyển việc bú sữa trong bình sang việc uống sữa bằng cốc cho bé.

Gần 1 tuổi, lượng sữa dành cho bé là khoảng 600ml mỗi ngày. Bên cạnh đó, thức ăn có nguồn gốc từ sữa là sữa trứng (custard) và sữa chua cũng khiến bé thích thú. Cho bé uống nhiều sữa không phải gợi ý tốt. Có khi, khoảng 1 tuổi, bé chỉ bú mẹ 1-2 lần mỗi ngày, lượng dinh dưỡng còn lại đến từ sữa ngoài và thức ăn.

thuc-don-cho-be-01

Thucdonchobe.vn thiết kế tặng bạn đọc thực đơn cho bé 7-8 tháng tuổi

Thức ăn dành cho trẻ

Phần lớn các loại rau xanh và hoa quả tươi, bé có thể ăn được trong độ tuổi này. Những thức ăn khác mà bạn có thể cho bé ăn là: Phômai, mỳ sợi, sữa chua, lòng đỏ trứng gà; thịt gia súc và gia cầm; cá được bỏ xương; bột yến mạch hoặc hạt kê...

Những thứ cần tránh: Trứng còn mềm (nấu chưa chín); các loại hạt; muối, đường, gia vị mạnh; quả họ cam quýt...

Đồ uống

Đồ uống tốt cho sức khỏe bé giai đoạn này là nước lọc, sữa (sữa mẹ và sữa công thức), nước quả pha loãng (1 phần nước quả với 3-5 phần nước lọc). Thức ăn giàu chất sẳt và vitamin C (vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả).

Nước quả dành cho bé cần được pha loãng. Bởi vì, axit có trong nước quả có thể làm hỏng men răng của bé. Có thể cho bé uống nước quả sau bữa ăn, vì khi đó, lượng nước bọt trong miệng giúp bé ngăn chặn sâu răng. Tránh cho bé uống nước quả trong bình sữa. Vì quá trình mút nước quả trong bình sữa kéo dài, khiến cho chất đường càng dễ bám vào men răng của bé, gây sâu răng.

Tránh cho bé uống nước ngọt hoặc nước được thêm đường vì chúng không tốt cho răng của bé.

Thức ăn thô dần lên

Khoảng 7 tháng tuổi, bé bắt đầu làm quen với thức ăn có độ thô tăng lên. Điều này giúp bé hoàn thiện kỹ năng điều khiển lưỡi và miệng, có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của bé về sau.

Thay vì dùng máy xay nhuyễn, bạn có thể dùng thìa dầm nhuyễn, dùng dao xắt nhỏ thức ăn cho con. Đồng thời, nếu phải xay thì bạn cần giảm lượng nước khi cho vào máy xay để thức ăn đỡ bị loãng quá.

Ăn bốc = fingerfood

7-8 tháng tuổi là lúc bạn dạy bé tập bốc thức ăn. Thực đơn cho bé có thể bốc là: phômai cắt viên hạt lựu nhỏ; mỳ cắt sợi ngắn; rau nấu chín thái sợi hoặc xắt dạng hạt lựu...

Bạn nên cùng bé ăn bốc vì bé rất dễ bị nghẹn. Nếu bé bị ho hoặc đẩy thức ăn ra khỏi miệng là dấu hiệu thức ăn không vừa miệng của bé. Khi đó, bạn hãy nhẹ nhàng đưa ngón tay vào miệng con, lôi thức ăn mà bé không thế nuốt ra ngoài.


Một số món gợi ý cho trẻ


Xin giới thiệu một vài món ăn dặm cho trẻ từ 8 tháng tuổi, được tư vấn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 1.

1. Cháo thịt heo, bí đao

 Nguyên liệu               

  • Cháo/bột gạo": 4 muỗng canh

  • Bí đao (bỏ vỏ, hạt, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Thịt heo (nạc, xay nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Nước mắm: 1 ít

  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

   1. Hòa thịt với nước cho tan đều.

   2. Đun sôi hỗn hợp, cho bí đao vào, thêm nước mắm. Đun đến khi bí mềm, bắc xuống và để bớt nóng.

   3. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức

2. Cháo thịt heo, nấm rơm


Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

  • Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

   1. Cho thịt heo vào nấu với nước/hoặc cháo.

   2. Cho nấm rơm vào nấu chín, bắc xuống, để bớt nóng.

   3. Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức
 
3. Cháo cá, cà rốt


 Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

  • Cà rốt (luộc chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Cá nạc tươi (hấp chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Nước mắm: 1 ít

  • Nước ấm: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

   1. Đổ bột vào nước ấm, khuấy đều cho đến khi bột mịn, nhuyễn.

   2. Trộn cá, cà rốt, nước mắm, dầu ăn vào cháo/bột đã pha, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
 
4. Cháo thịt heo – cải ngọt

Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

  • Cải ngọt (băm nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Nước 1 chén (nếu dùng bột gạo) 

Cách chế biến

   1. Cho thịt heo vào nước, bắc lên bếp đun sôi.

   2. Cho cải ngot vào nấu mềm, bắc xuống và để bớt nóng.

   3. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều
 
5. Cháo đậu hũ – cà chua


Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

  • Cà chua (bỏ hạt, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Đậu hũ non (tán nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

   1. Cho cà chua và đậu hũ vào nước nấu chín, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.

   2. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

6. Cháo trứng gà – dưa leo


Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

  •  Dưa leo (hấp chín, xay nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Lòng đỏ trứng gà (luộc chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Nước ấm: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

   1. Đổ bột vào nước ấm, khuấy đều cho đến khi bột mịn, nhuyễn.

   2. Trộn lòng đỏ trứng, dưa leo, thêm nước mắm và dầu ăn vào cháo/bột đã pha, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

7. Cháo cá điêu hồng, rau muống

Nguyên liệu 

  • Cháo/bột gạ: 4 muỗng canh

  • Rau muống (lấy lá, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Cá điêu hồng (lóc nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Nước mắm: 1 ít

  • Hành trắng: 1 ít

  • Nước ấm: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

   1. Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơ, cho cá vào xào, cho nước vào đun sôi.

   2. Cho rau muống vào nấu chín, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.

   3. Trộn bột/ cháo vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

8. Cháo tôm – cải bẹ trắng


Nguyên liệu

  • Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh.

  • Cải bẹ trắng (băm nhuyễn): 1 muỗng canh.

  • Tôm (bóc vỏ, băm nhuyễn): 1 muỗng canh.

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh.

  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

   1. Cho rau vào nước, bắc lên bếp đun sôi.

   2. Cho tôm vào đun cho đến khi tôm chuyển sang màu đỏ, bắc xuống và để bớt nóng.

   3. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

9. Cháo thịt bò – bông cải

Nguyên liệu

  •  Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh

  • Bông cải (bào nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Thịt bò ( băm nhuyễn): 1 muỗng canh

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

   1. Cho bông cải vào nước, bắc lên bếp đun sôi.

   2. Cho thịt bò vào nấu chín, bắc xuống và để bớt nóng.

   3. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức

Lưu ý: Nếu nấu bằng cháo, nên xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Ngoài dầu ăn tinh luyện thông thường, có thể sử dụng dầu mè, dầu gấc, đặc biệt là dầu olive, dầu Omega 3 (hàng nhập ngoại) giúp tăng trí nhớ, tốt cho thị lực.


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi
Thực đơn cho bé chậm mọc răng
Cho trẻ ăn dặm khi nào, và như thế nào
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng
Cách nấu cháo ngon cho bé yêu của bạn


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con mình vẫn chưa thể ăn nhỏ hạt lựu được .vẫn phải xay sau khi nấu cháo xong .vậy nếu không xay cháo khi bé ăn liệu có bi hóc không
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
be nha minh 8 thang tuoi rat bieng an khong thich an mon gi ca ngoai sua me minh phai lam sao
chị đừng xay nữa nha, chị nên mua cái ray rồi ray cho bé, thịt, tôm, cua, cá thì bằm mịn rồi ray.Như vậy sẽ tập cho bé nhai vận động cơ hàm sau tốt cho ngôn ngữ. chứ cho ăn xay miết là bé không biết nhai, chỉ nuốt không tốt đâu chị.
có phải trẻ nhỏ chưa đủ 1 tuổi thì không nên ăn nhiều hải sản phải không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.
Con mjh thi rat de an be dc 7thag ruoi,nhung sau be an van dieu nhug ko thay e phat trien can nag j ca
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Con mình được 8 tháng rồi nhưng sao bé ko chịu ăn. Mỗi lần mình cho ăn bé đều há miệng ra cho cháo chảy ra ko ngậm lại, hic. Có cách nào giúp mình ko.
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
con nhà mình cũng thế, phì phun đủ kiểu
hihii sao giống con nhà mình vậy?
Be mih thi ngoan an dc.8thag da9cân rôi
Ma các chi ơi.ơ quê bon e 6tháng đã an cơm say nhuyễn co dc ko nhi
8 5th 9kg la hoi gay roi
be nha em duoc 8 thang tuoi, em dung com say nhien ra cho be an thay vi nau chao rui xay ra. nhu z co anh huong gj den da day cua be k a!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
muong canh la muong the nao ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
An hoa qua j thj tot va nhug thuc pham nao co chua nhjeu iot cho be an nhug thuk pham chua nhjeu iot thay muoi co dk k ah.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con mình hiện đang 7 tháng rưỡi, mà chưa ngồi vững nữa. mình lo quá. Có cách nào tập luyện cho con mau cứng cáp và mình có cần bổ sung canxi không vậy các mẹ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
con em 8 tháng bé không chịu ăn ngồi mỗi lần cho bé ăn em luôn phải để bé nằm..em thật sự lo lắng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ tự ăn sau này
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý