Tham khảo thêm tác dụng chữa bệnh của hạt muồng (thảo tuyết minh)

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tham khảo thêm tác dụng chữa bệnh của hạt muồng (thảo tuyết minh)

19/04/2015 02:14 AM
1,452

Hạt muồng hay còn gọi là hạt muồng ngủ, theo tên thuốc Đông y là thảo quyết minh, hay quyết minh tử. Thảo quyết minh được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến một số chức năng của tạng can (gan). Theo YHCT, can khai khiếu ra mắt, can chủ về sơ tiết (mật). Do vậy mà vị thuốc này được Đông y trị các chứng về mắt như đau mắt, mờ mắt... táo bón do thiếu dịch mật.


Cây Muồng ngủ (Cassia tora L.), họ Đậu (Fabaceae), mọc hoang ở  nhiều địa phương trong nước ta. Quả  muồng ngủ thường chín vào cuối mùa thu, người ta thu hái lấy quả, phơi khô giòn, đập lấy hạt, trước khi dùng phải qua sao chế, nếu đem hạt sắc ngay để uống thì sẽ cho mùi rất nồng và buồn nôn, không thể nào uống nổi.

Cách sao chế hạt muồng?

Với hạt muồng có thể tiến hành một số cách sao chế đơn giản, như sau:

Hạt muồng sao vàng: Dùng một dụng cụ để sao, như chảo gang, nồi nhôm... đun cho nóng già, cho hạt muồng vào, đảo đều cho đến khi toàn bộ phía ngoài của hạt có một lớp dầu bóng láng, tiếp tục sao,  một lát sau, lớp dầu đó khô đi và bắt đầu đến giai đoạn hạt nổ cho tiếng kêu lép bép. Khi hạt nổ hết là coi như đã kết thúc dạng sao vàng.

Hạt muồng sao cháy: Sao vàng hạt muồng, sau khi hạt đã nổ hết, tiếp tục sao thêm, chú ý cần đảo đều tay. Một lát sau, từ lớp hạt muồng đang sao bốc lên một lớp khói dầy đặc, mầu vàng da cam (thăng hoa của các thành phần anthranoid có trong hạt muồng), tiếp tục sao và đảo đều tay cho đến khi lớp khói tan dần, trong chảo xuất hiện một làn khói đen nhẹ mùi hơi cháy của hạt muồng.

Tác dụng chữa bệnh của hạt muồng

Táo bón: Đại tiện khó, nhất là về mùa hè nóng nực, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên cao, cơ thể mất nhiều mô hôi, tân dịch hao tổn... Ở những người trẻ tuổi, nên dùng hạt muồng sao vàng, liều 16 - 20g/ngày, dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày cho tới khi phân nhuận. Với người cao tuổi hoặc phụ nữ sau sinh, trẻ em nhỏ tuổi, bị táo, trĩ, hoặc chứng táo mạn tính, do công việc phải ngồi lâu gây táo bón: dùng hạt muồng sao cháy, liều 10 - 16g/ngày, dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày. Trẻ nhỏ tùy tuổi mà giảm liều, mới sinh mà táo bón, dùng 1 - 2g cho thêm nước sôi hoặc sữa mẹ, hấp trên mặt nồi cơm khi cạn, gạn lấy nước để nguội, có thể thêm chút mật ong hay đường phèn cho dễ uống. Uống nhiều ngày cho tới khi hết táo bón.

Tăng huyết áp: Hạt muồng sao cháy 12g, hòe hoa (sao vàng) 10g, cúc hoa 4g, cỏ ngọt 6g, dùng dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày. Một liệu trình 3 - 4 tuần, sau nhắc lại.

Mất ngủ, khó ngủ, tinh thần  bồn chồn, bất an: Hạt muồng sao cháy 12g, hãm uống hàng ngày, hoặc hạt muồng sao cháy 12g,  táo nhân sao đen (hắc táo nhân) 10g, dưới dạng hãm, uống hằng ngày vào buổi chiều và trước khi đi ngủ.

Đau mắt đỏ, mờ mắt: Hạt muồng sao cháy 12g, cúc hoa vàng 6g, hoàng liên 8g, cốc tinh thảo 8g, cam thảo 8g, sắc uống ngày một thang. Một liệu trình 2 - 3 tuần lễ, sau nhắc lại.

Ngoài ra cần chú ý tránh nhầm lẫn với một số loại hạt của một số cây cùng họ với muồng ngủ:

Hạt cây điền thanh có kích thước gần bằng hạt muồng ngủ, ngoài hạt cũng nhẵn bóng như hạt muồng, song mau của hạt lại hơi xám xanh và hai đầu hạt không bị vát.

Hạt cây lục lạc lá tròn (Crotalaria mucronata Desv.) cùng họ đậu (Fabaceae) với muồng ngủ, cây cũng mọc hoang ngay ở những nơi mà muồng ngủ mọc được, do đó có thể rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy vậy hạt lục lạc nhỏ hơn, lại có hình thận và có mầu nâu nhạt hay vàng da cam.



Ăn hạt muồng nấu tâm sen chữa mất ngủ


Cây muồng còn gọi là mồng lạc, loại cây nhỏ thường cao từ 30 - 90cm. Hạt muồng có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy. Khi sao có mùi thơm như mùi cà phê, dùng chữa được nhiều bệnh.


Hạt muồng

Chữa đau mắt, nhức mắt: Những triệu chứng như mờ, hoa mắt, cảm giác như có mạng nhện, ruồi bay trước mắt, cách chữa như sau: Hạt muồng sao 20g, huyết sâm, sinh địa, dành dành, ngưu tất mỗi vị 12g sắc uống ngày 1 lần, uống khoảng 10 ngày.
Chữa khó ngủ, ngủ hay mê, tim hồi hộp: Hạt muồng 20g sao khô, mạch môn 15g, tâm sen sao 6g sắc uống. Ngày nên uống 3 lần, mỗi lần 1 bát, tùy vào việc bạn mất ngủ nặng hay nhẹ, uống khoảng 3 ngày sẽ có tác dụng.

Chữa tăng mỡ máu (do can thận  âm hư, khí trệ huyết ứ): Hạt muồng sao thơm 15g, sơn tra 15g, hà thủ ô đỏ 15g, đan sâm 20g, câu kỷ tử 10g. Tất cả tán bột khô, đun sôi 30 phút (khi sôi để nhỏ lửa) với 1.500ml nước, cho nước thuốc vào phích để giữ nóng, chia làm nhiều lần uống trong ngày, uống 2 - 3 tháng sẽ có tác dụng.
Chữa xuất huyết dưới da, đại tiện ra máu, hội chứng lỵ: Hạt muồng sao 10g, hoa hòe 10g sao  sắc uống hoặc sao, tán bột uống mỗi lần 5 - 7g, ngày uống 3 lần, uống khoảng 1 tuần...
Chữa tăng huyết áp (thể  can, thận, âm hư): Hạt muồng 24g, nữ trinh tử  15g, sa uyển tử 12g, thỏ ty tử 12g, câu kỷ tử 12g, kim anh khô 9g, quả dâu chín khô 12g. Sắc uống ngày 1 thang đến khi huyết áp ổn định thì thôi dùng thuốc.
Chú ý, hạt muồng uống nhiều thường đi phân lỏng. Khi thấy triệu chứng trên thì  nghỉ vài hôm, rồi lại tiếp tục uống với liều lượng ít và thưa hơn. Nếu muốn không đi phân lỏng nữa thì cho vào các vị thuốc đó 12g ý dĩ.


Thông tin khoa học về hạt muồng (thảo tuyết minh)


Thảo quyết minh còn gọi là quyết minh, hạt muồng, đậu ma, giả lục đậu, giả hoa sinh, lạc giời.

Tên khoa học Cassia tora L.

Thuộc họ Vang Caesalpiniaceae.

Ta dùng thảo quyết minh (Semen Cassiae) là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.

Posted Image



a. Mô tả cây

Thảo quyết minh là một cây nhỏ cao 0,3-0,9m, có khi cao tới 1,5m. Lá mọc so le, kép, lông chim dìa chẵn, gồm 2-4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng ngược lại, phía đầu lá nở rộng ra, dài 3-5cm, rộng 15-25mm. Hoa mọc từ 1-3 cái ở kẽ lá, màu vàng tươi. Quả là một giáp hình trụ dài 12-14cm, rộng 4mm, trong chứa chừng 25 hạt, cũng hình trụ ngắn chừng 5-7mm, rộng 2,5-3mm, hai đầu vát chéo, trông hơi giống viên đá lửa, màu nâu nhạt, bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy.

b. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Vào tháng 9-11, quả chín hái về, phơi khô, đập lấy hạt, lại phơi nữa cho thật khô.

c. Tác dụng dược lý

Do chứa các chất antraglucozit, thảo quyết minh có tác dụng tăng sự co bóp của ruột, giúp sự tiêu hóa được tăng cường, đại tiện dễ, phân mềm mà lỏng, không gây đau bụng.

Ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn, dùng trong điều trị bệnh hắc lào, nấm ở ngoài da như chàm trẻ em.

d. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, thảo quyết minh vị mặn, tính bình, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa thong manh có màng, mắt đỏ, nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón. Người tiêu chảy không được dùng.

Hiện nay nhân dân dùng thảo quyết minh làm thuốc chữa bệnh đau mắt. Người ta cho rằng uống thảo quyết minh mắt sẽ sáng ra, do đó đặt tên như vậy (quyết minh là sáng mắt), còn dùng ngâm rượu và dấm để chữa bệnh hắc lào, bệnh chàm mặt của trẻ em. Qua nghiên cứu, hiện nay người ta dùng thảo quyết minh làm thuốc bổ, lợi tiểu và đại tiện, ho, nhuận tràng, cao huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Uống thảo quyết minh, đại tiện dễ dàng mà không đau bụng, phân mềm nhưng không lỏng. Lá có thể dùng thay vị phan tả diệp.

Liều dùng hàng ngày 5-10g hay hơn, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên.

Cách sao chế hạt muồng?

Posted Image


Với hạt muồng có thể tiến hành một số cách sao chế đơn giản, như sau:

Hạt muồng sao vàng:

Dùng một dụng cụ để sao, như chảo gang, nồi nhôm... đun cho nóng già, cho hạt muồng vào, đảo đều cho đến khi toàn bộ phía ngoài của hạt có một lớp dầu bóng láng, tiếp tục sao, một lát sau, lớp dầu đó khô đi và bắt đầu đến giai đoạn hạt nổ cho tiếng kêu lép bép. Khi hạt nổ hết là coi như đã kết thúc dạng sao vàng.

Hạt muồng sao cháy:

Sao vàng hạt muồng, sau khi hạt đã nổ hết, tiếp tục sao thêm, chú ý cần đảo đều tay. Một lát sau, từ lớp hạt muồng đang sao bốc lên một lớp khói dầy đặc, mầu vàng da cam (thăng hoa của các thành phần anthranoid có trong hạt muồng), tiếp tục sao và đảo đều tay cho đến khi lớp khói tan dần, trong chảo xuất hiện một làn khói đen nhẹ mùi hơi cháy của hạt muồng.

Tác dụng chữa bệnh của hạt muồng


Táo bón: Đại tiện khó, nhất là về mùa hè nóng nực, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên cao, cơ thể mất nhiều mô hôi, tân dịch hao tổn...

Ở những người trẻ tuổi, nên dùng hạt muồng sao vàng, liều 16 - 20g/ngày, dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày cho tới khi phân nhuận.

Với người cao tuổi hoặc phụ nữ sau sinh, trẻ em nhỏ tuổi, bị táo, trĩ, hoặc chứng táo mạn tính, do công việc phải ngồi lâu gây táo bón: dùng hạt muồng sao cháy, liều 10 - 16g/ngày, dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày.

Trẻ nhỏ tùy tuổi mà giảm liều, mới sinh mà táo bón, dùng 1 - 2g cho thêm nước sôi hoặc sữa mẹ, hấp trên mặt nồi cơm khi cạn, gạn lấy nước để nguội, có thể thêm chút mật ong hay đường phèn cho dễ uống. Uống nhiều ngày cho tới khi hết táo bón.

Tăng huyết áp: Hạt muồng sao cháy 12g, hòe hoa (sao vàng) 10g, cúc hoa 4g, cỏ ngọt 6g, dùng dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày. Một liệu trình 3 - 4 tuần, sau nhắc lại.

Mất ngủ, khó ngủ, tinh thần bồn chồn, bất an: Hạt muồng sao cháy 12g, hãm uống hàng ngày, hoặc hạt muồng sao cháy 12g, táo nhân sao đen (hắc táo nhân) 10g, dưới dạng hãm, uống hằng ngày vào buổi chiều và trước khi đi ngủ.

Đau mắt đỏ, mờ mắt: Hạt muồng sao cháy 12g, cúc hoa vàng 6g, hoàng liên 8g, cốc tinh thảo 8g, cam thảo 8g, sắc uống ngày một thang. Một liệu trình 2 - 3 tuần lễ, sau nhắc lại.

Ðơn thuốc có thảo quyết minh

1. Chữa hắc lào: Thảo quyết minh 20g, rượu 40-50ml, dấm 5ml. Ngâm trong 10 ngày. Lấy nước này bôi lên các chỗ hắc lào đã rửa sạch.

2. Ðơn thuốc chữa đau mắt, cao huyết áp: Thảo quyết minh 15g, long đờm thảo 3g, hoàng bá 5g, nước 300ml. Sắc còn 150ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

3. Thảo quyết minh rang hơi đen dùng pha nước uống thay nước chè, dùng cho những người không uống được nước chè do bị cao huyết áp, mất ngủ.

Ngoài ra cần chú ý tránh nhầm lẫn với một số loại hạt của một số cây cùng họ với muồng ngủ:

* Hạt cây điền thanh có kích thước gần bằng hạt muồng ngủ, ngoài hạt cũng nhẵn bóng như hạt muồng, song mau của hạt lại hơi xám xanh và hai đầu hạt không bị vát.
* Hạt trước khi dùng phải qua sao chế, nếu đem hạt sắc ngay để uống thì sẽ cho mùi rất nồng và buồn nôn, không thể nào uống nổi.




Tham khảo thêm


6 cách sử dụng hạt muồng để giảm béo


Muồng là thứ cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, cây còn có tên là “muồng ngủ”, “đậu ma”, “giả lục đậu”, “giả hoa sinh”, “thảo quyết minh”…, tên khoa học là Cassia Tora L.

Trong các đơn thuốc Đông y, hạt muồng gọi là “thảo quyết minh” hoặc “quyết minh tử”. Từ các tháng 9-11, quả muồng chín, hái về phơi khô, đập lấy hạt. Để dùng làm thuốc, thường đem sao nhỏ lửa, khi thấy bốc mùi thơm như cà phê thì bắc xuống, tãi mỏng ra cho nguội; trong một số trường hợp cần sao tới khi cháy đen thành than (sao tồn tính).

6 cách sử dụng hạt muồng để giảm béo

Theo Đông y cổ truyền: thảo quyết minh có vị ngọt đắng, tính hơi lạnh; đi vào 3 kinh Can, Thận và Đại tràng. Có tác dụng bổ thận, mát gan, an thần, sáng mắt, nhuận tràng. Thường dùng chữa mắt mờ, đau mắt đỏ, ra gió chảy nước mắt, nhức đầu, mất ngủ, đại tiện táo bón…

Theo các kết quả của nghiên cứu hiện đại, hạt muồng có tác dụng: Hạ huyết áp rõ ràng (đối với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương);  Giảm mỡ máu, điều hòa quá trình chuyển hóa các chất béo; Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể; Ức chế hoạt tính của nhiều loại tụ cầu trùng và diệt nấm ngoài da…

Do có tác dụng giảm mỡ máu, điều tiết quá trình chuyển hóa mỡ, những năm gần đây, hạt muồng thường được sử dụng để chống béo phì.

Trong điều kiện gia đình, để giảm béo, có thể sử dụng hạt muồng theo một số phương pháp như sau:

1. Quyết minh trà: Hạt muồng sao nhỏ lửa, khi nghe thấy tiếng nổ lách tách thì đảo liên tục, sao đến khi vàng nhạt là được.

Mỗi lần dùng 5-10g, cho vào ấm, hãm như pha trà, uống dần trong ngày.

2. Dùng hạt muồng đã sao thơm, tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, chiêu bằng nước sôi để nguội; Hoặc dùng 20-30g bột, cho vào phin café, lọc qua nước sôi lấy nước uống trong ngày.

3. Hạt muồng và sơn tra (hoặc táo mèo), 2 thứ liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, trộn đều. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 6-10g bột thuốc, hãm nước sôi uống như uống trà.

4. Dùng hạt muồng (sao thơm) 10g, lá sen 8g, cát cánh 4g, cam thảo 4g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

5. Hạt muồng, nhân trần, kim anh tử, cả 2 thứ liều lượng bằng nhau. Tất cả phơi, hoặc sấy khô rồi đem tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần dùng 3-6g, hãm mước sôi như pha trà uống.

6. Hạt muồng, bồ hoàng (vị thuốc Đông y, khai thác từ hoa cỏ nến), liều lượng bằng nhau. Hạt muồng sao thơm, tán thành bột mịn, sau đó trộn đều với bồ hoàng. Hàng ngày dùng 15g bột thuộc, dùng nước sôi hãm như pha trà, chia ra uống dần trong ngày.

Lưu ý: Hạt muồng là vị thuốc hơi lạnh, người đại tiện lỏng, huyết áp thấp khi sử dụng cần phối hợp với một số vị thuộc khác. Tốt nhất, trước khi sử dụng, nên tìm đến thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm, để được chẩn bệnh và hướng dẫn cách dùng cụ thể.



Tác dụng chữa bệnh của cây chuối hột
Tác dụng chữa bệnh của cây bông mã đề
Tác dụng chữa bệnh của cây đu đủ
Tác dụng chữa bệnh của cây vú sữa
Tác dụng chữa bệnh của cây sim
Công dụng chữa bệnh của quả chuối


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý