Tác dụng chữa bệnh của củ bình vôi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của củ bình vôi

19/04/2015 02:14 AM
8,964

Để ngủ ngon giấc, có thể sử dụng một số vị thuốc Nam dễ kiếm như dây lá lạc tiên, lá vông nem, nhân hạt táo, tâm sen ... Đặc biệt, có thể dùng củ bình vôi - một vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon và đã được nghiên cứu tương đối đầy đủ.





Củ bình vôi, còn gọi là “củ một”, “củ mối trôn”, “ngải tượng”, “tử nhiên”, “củ gà ấp”, “cà tom” (đồng bào Thổ); tên khoa học là Stephania rotunda Lour,  họ Tiết dê (Menispermaceae).

Cây củ bình vôi là một loại dây leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 20kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá.

Hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở đất thì củ nhỏ hơn, thường gọi là “củ gà ấp”.  Từ thân củ mọc lên những thân màu xanh, nhỏ, mềm. Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình tim hặc tròn, đường kính 8-9cm, cuống lá dài 5-8cm.

Hoa nhỏ mọc thành tán. Hoa đực cái khác gốc. Hoa cái có cuống tán ngắn, còn hoa đực có cuống tán dài. Quả chín hình cầu màu đỏ, tươi, trong chứa một hạt hình móng ngựa.

Cây bình vôi thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh  Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tây (cũ), Nam Hà, Ninh Bình, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng sơn, Thanh Hoá v.v...

Củ bình vôi có thể thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng phơi khô rồi ngâm rượu hay sắc uống. Không phải chế gì khác.

Kết qủa nghiên cứu cho thấy: Củ bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp; tác dụng rõ rệt nhất là gây ngủ và an thần.

Trong suốt kháng chiến chống thực dân Pháp, các thầy thuốc đã sử dụng củ bình vôi điều trị có kết quả một số trường hợp đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng, lỵ amíp ...

Trong dân gian, củ bình vôi thường được dùng dưới dạng sắc, ngâm rượu chữa mất ngủ,  ho, hen, kiết  lỵ, sốt, đau bụng...

Để tránh bị "say", tức ngộ độc, chỉ nên sử dụng với liều nhỏ: Người lớn ngày uống từ 3 đến 6g. Trẻ nhỏ dùng với liều lượng 0,02 - 0,025g đối với trẻ 1-5 tuổi; 0,03-0,05g đối với trẻ 5-10 tuổi.


Củ bình vôi - vị thuốc quý



Củ bình vôi có tên khoa học là Stephania rotunda Lour,  họ Tiết dê (Menispermaceae). Ngoài ra, người ta còn gọi là “củ một”, “củ mối trôn”, “ngải tượng”, “tử nhiên”, “củ gà ấp”, “cà tom”... thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh  Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây (cũ), Nam Hà, Ninh Bình, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Nam… Củ bình vôi là một vị thuốc an thần, giúp ngủ sâu và ngon.


Dây bình vôi là một loại dây leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 30kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá. Hình dáng thay đổi tùy theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở đất thì củ nhỏ hơn, thường gọi là “củ gà ấp”.  Từ thân củ mọc lên những thân màu xanh, nhỏ, mềm. Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình tim hoặc tròn, đường kính 8 - 9cm, cuống lá dài 5-8cm. Hoa nhỏ mọc thành tán. Hoa đực cái khác gốc. Hoa cái có cuống tán ngắn, còn hoa đực có cuống tán dài. Quả chín hình cầu màu đỏ, tươi, trong chứa một hạt hình móng ngựa. Củ bình vôi có thể thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng phơi khô rồi ngâm rượu hay sắc uống.


Củ bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp; tác dụng rõ rệt nhất là gây ngủ và an thần. Trong dân gian, củ bình vôi thường được dùng dưới dạng sắc, ngâm rượu chữa mất ngủ,  ho, hen, kiết  lỵ, sốt, đau bụng... Tuy nhiên, để tránh ngộ độc, chỉ nên sử dụng với liều nhỏ: Người lớn ngày uống từ 3 đến 6g.


Thông tin khoa học về cây bình vôi



Tuber Stephaniae glabrae






1. Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin.

2. Họ: Tiết dê (Menispermaceae).

3. Tên khác: Củ một, dây mối trơn, ngải tượng, tử nhiên, cà tòm (Tày), co cáy khẩu (Thái), củ gà ấp, tở lùng dòi (Dao).

4. Mô tả:

Dây leo, dài 2-6m. Rễ phình to thành củ nạc bám vào núi đá, có khi nặng tới 50kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở đất thì củ nhỏ hơn. Từ thân củ mọc lên những thân màu xanh, nhỏ, mềm. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn, đường kính 8-9cm, với mép thường lượn sóng tai bèo;  cuống lá dài 5-8cm. Hoa nhỏ, khác gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán kép. Hoa đơn tính khác gốc. Hoa cái có cuống tán ngắn, còn hoa đực có cuống tán dài. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ, có một hạt hình móng ngựa có gai. Nhiều loài có rễ củ mang tên Bình vôi như S. sinica Diels., S. pierrei Diels., S. dielsiana Y. C. Wu… đều được dùng.

5. Phân bố:

Cây của Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang chủ yếu ở vùng núi đá vôi các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai...

6. Trồng trọt:

Bình vôi là cây mộc hoang dại, sống thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm 21-23oC, lượng mưa 2000-2500mm, ưa đất nhiều mùn, thoát nước, độ pH = 6,5-7.

Trồng Bình vôi bằng hạt hoặc phần đầu của củ. Khoẳng tháng 9-10, hái quả chín, đãi vỏ lấy hạt. Bảo quản hạt trong cát ẩm. Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 2-3) tỷ lệ mọc sẽ cao. Hạt để cách năm tỷ llệ mọc sẽ thấp. Chọn đất nhiều mùn, tiện tưới tiêu nước làm vườn ươm. Sau khi làm đất tơi nhỏ, lên luống cao 20cm, rộng 50-60cm. Bón lót bằng phân chuồng mục. Trộn phân với đất cho đều rồi gieo hạt. Gieo 15-20g hạt/m2, theo hàng khoảng cách 5 x 5cm. Phủ đất kín hạt 1-2cm. Khoảng 20 ngày, hạt mọc mầm. Gieo hạt tươi, tỷ lệ mọc đạt 70-80%.

Trong quá trình cây sinh trưởng, tưới thúc 2-3 lần bằng nước phân chuồng hoặc 30kg ururree, 15kg kali cho một ha. Trung bình mỗi tháng làm cỏ vun xới một lần. Đảm bảo đất luôn luôn ẩm và sạch cỏ dại. Sau một năm có thể đánh cây con ra trồng ở ruộng sản xuất.

Ở Việt Nam, vào tháng 2-3, khi cây hồi xuân có thể vào rừng tìm kiếm cây con đem về trồng. Ngoài ươm cây giống từ hạt, có thể cắt phần đầu của củ để làm giống. Mỗi đầu lại có thể xẻ thành 4 mảnh. Thời vụ trồng vô tính này cũng vào tháng 2-3. Đất trồng cao, thoát nước. Nếu đất chua bón 1-1,5 tấn vôi bột/ha. Bón trước khi trồng 15-20 ngày. Sau khi làm nhỏ đất, lên luống cao 30cm, rộng 60-70cm. Mỗi ha bón lót 15-20 tấn phân chuống mục, 200kg supe lân và 100kg kali. Thu hoạch củ giống đến đâu trồng ngay đến đó. Mỗi hoóc trồng một mầm củ. Nên xử lý mặt cắt bằng vôi bột hay tro bếp. Khoảng cách trồng 50 x 30cm. Phủ đất lên mầm củ 2-3cm, phủ rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm. Chú ý làm giàn cho dây leo, tốt nhất là làm giàn cắm chéo hình mái nhà. Tuỳ tình hình sinh trưởng hàng năm bón thúc 2-3 lần. Dùng phân chuồng hoặc 50-60kg ure, 30-40kg kali/ha cho mỗi lần.

Trồng 2-3 năm có thể thu hoạch dược liệu. Thời gian càng lâu năng suất càng cao. Trồng bằng hạt có năng suất cao hơn trồng từ mầm củ.

7. Bộ phận dùng:

Phần gốc thân phình thành củ của cây Bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).

8. Thu hái, chế biến:

Có thể thu hái quanh năm, đào lấy củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

9. Thành phần hóa học:

Củ chứa alcaloid với hàm lượng rất khác nhau từ vết đến 2,5% trong từng loài. Các alcaloid là L-tetrahydropalmatin (rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin. Còn có tinh bột, đường khử oxygen, acid malic, men oxydase.

10. Công năng:

An thần, tuyên phế

11. Công dụng:

Bình vôi làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa nhức đầu, sốt nóng, đau dạ dày (thuộc nhiệt), ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở. Phối hợp với các vị thuốc khác để trị ho lao, sốt rét, kiết lỵ, ngứa lở ngoài da, mụn nhọt. Ngày dùng 3-6g dạng bột hoặc rượu thuốc.

Hoạt chất L-tetrahydropalmatin dùng chữa suy nhược và rối loạn tâm thần, làm thuốc bổ sức cho người lao lực, chữa đau tim, trị hen suyễn, đau dạ dày, lỵ amíp, sốt nóng. Phụ nữ sinh đẻ uống để lọc máu. Ngày uống 1-3 viên 50mg.

Y học hiện đại: Dùng toàn cây, cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích hợp để làm thuốc an thần.

12. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g bột củ hoặc 10-15ml rượu thuốc 10%.
Ghi chú: Alcaloid của Bình vôi có trong các chế phẩm Rotunda, Stilux-60...



Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo
Công dụng chữa bệnh của quả lựu
Tác dụng chữa bệnh của cây nhót
Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc
Công dụng chữa bệnh của cây xạ đen
Tác dụng chữa bệnh của cây lộc vừng


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tac dung chua benh gut cua cu binh voi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cu bình với chưa bệnh gut được khong
tac dung chua gut cua cu binh voi
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
xin hoi tac dung cach dung cua binh voi
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Bài viết trên khá chi tiết và có thể giúp ích cho bạn, bạn tham khảo nhé!
Bo toj bi benh than kinh toa rat dau.dung nhjeu thuoc ma k khoi.roi bo toi tim duoc cu binh voi.ngam ruoi va uong.tu do khong thay dau nua.nhung toi doc qua tac dung cu binh voi khong chua benh than kinh toa.vay bo toi da su dung ruoi ngam cu binh voi.xin chuyen gia cho biet bo toi co lam sao kgong a?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Người ta bảo không bổ đông thì bổ tây cũng đúng. Như mình thấy bố bạn khỏi bệnh cũng có thể do thuốc trước đó bây giờ mới phát huy tác dụng. Còn củ bình vôi mà không có độc tính thì dùng cũng đâu có sao đúng không
Toibị tiểu đường không ngủ được vậy tôi sắc cu bình vôi uống có được không
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
liều dùng củ bình vôi như thế nào để có hiệu quả tốt đấy bạn?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Tôi bi liamit uông thê nao
củ một có trị được bướu cổ không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Chong toi mo u nao duoc 5 thang roi .xin hoi chuyen gia cu binh voi co tac dung gi tot doi voi nguoi sau phau thuat u nao khong ak.va chong toi co nen uong cu binh voi khong ak thua chuyen gia?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Củ bình vôi có chữa được bệnh xương khớp o
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Củ bình voi uống có hại dạ dầy không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý