Sau khi sinh có được ăn lạc không?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Sau khi sinh có được ăn lạc không?

19/04/2015 02:46 AM
14,856


Ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé, vì nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với lạc hoặc những sản phẩm làm từ đậu phộng, nên các mẹ phải thật cân nhắc trước khi ăn lạc nhé!



Thực phẩm không tốt với mẹ cho con bú


Khi đang cho con bú, các bà mẹ nên chú ý tránh những loại thực phẩm gây dị ứng cho bé hoặc gây mất sữa nhé.

Vẫn biết khi nuôi con bằng sữa mẹ, chị em luôn phải bổ sung dưỡng chất từ nhiều nguồc thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt, cũng phù hợp với bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Sau đây là những loại thực phẩm mà các mẹ nên đặc biệt chú ý khi ăn, thậm chí là không nên ăn trong khi đang cho con bú.

Quả bơ

Có thể nói rằng bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với trẻ nhỏ thì các mẹ cần phải chú ý hơn. Trước khi ăn bơ, các mẹ nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ọc ạch, khó chịu và quấy khóc.

Thực phẩm không tốt với mẹ cho con bú - 1

Bơ có thể khiến cho dạ dày trẻ bị 'ọc ạch', khó chịu (Hình minh họa)

Trái cây họ cam

Các loại trái cây có múi thường cung cấp rất nhiều vitamin C và khoáng chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của các bà mẹ. Tuy nhiên, một số thành phần có trong trái cây họ cam có thể gây ngứa, dẫn đến bé khóc quấy, nôn mửa, thậm chí là nổi mẩn đỏ trên da.

Nếu bé yêu rơi vào trường hợp này, các mẹ có thể bổ sung nguồn vitamin C bằng các loại hoa quả khác như đu đủ hoặc xoài.

Sô-cô-la

Hầu hết phụ nữ đều thích ăn sô-cô-la, tuy nhiên đây là một loại thực phẩm có chứa caffeine nên dễ làm trẻ bị đầy hơi. Nếu mẹ nào “nghiện” món sô-cô-la, có thể chọn loại sô cô la trắng sữa bởi chúng sẽ không gây khó tiêu như sô-cô-la nâu. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý, chỉ nên ăn vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và bé yêu.

Trong trường hợp thấy bé yêu quấy khóc nhiều, các mẹ hãy ngưng dùng sô-cô-la vài ngày, nếu thấy triệu chứng của bé tiến triển tốt hơn thì có lẽ các mẹ nên tránh dùng sô-cô-la thường xuyên.

Khoai tây chiên

Có thể thấy khoai tây chiên là một món ăn vặt rất hấp dẫn và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, các mẹ đang cho con bú không nên “nhâm nhi” món ăn này bởi khoai tây chiên và các món rán với nhiều dầu mỡ có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

Thực phẩm không tốt với mẹ cho con bú - 2
Mẹ cho con bú ăn khoai tây chiên dễ gây kích ứng dạ dày cho bé (Ảnh minh họa).

Thực phẩm cay nóng

Nhiều người có thói quen ăn cay kể cả khi trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Thế nhưng điều này có thế khiến bé ngứa ngáy và khóc quấy hàng giờ. Thậm chí, nếu quá lạm dụng sẽ khiến các bé bị tiêu chảy, đau dạ dày, mẩn ngứa, mụn nhọt khắp người, tệ hơn là nôn mửa hoặc đau bụng dữ dội.

Chính vì vậy, khi đang trong thời kỳ cho con bú các mẹ nên tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ như ớt, hạt tiêu, cà-ri, hành tây và quế nhé.

Đậu phộng (lạc)

Nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với đậu phộng hoặc những sản phẩm được làm từ đậu phộng. Trong trường hợp các mẹ ăn thực phẩm làm từ đậu phộng và bé có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè thì phải ngừng ăn ngay nhé. Nếu trong gia đình có thành viên bị dị ứng với đậu phộng thì các mẹ cũng nên thận trọng hơn, tốt nhất là nên thăm dò trước khi ăn đậu phộng nhé.

Một số loại cá biển

Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Tuy nhiên, không phải vì như vậy mà các bà mẹ phải “kiêng” ăn cá hoàn toàn. Tốt nhất, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần.

5 loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mà các mẹ nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

Các loại hải sản có vỏ cứng

Nhiều người thường bị dị ứng với hản sản, đặc biệt trẻ nhỏ càng dễ bị hơn. Chính vì vậy, khi ăn những món này các mẹ cũng phải thăm dò trước xem biểu hiện có bé như thế nào rồi mới tiếp tục quyết định có nên ăn hay không nhé.

Ngoài ra, nếu người trong gia đình có tiền sử bị dị ứng hải sản có vỏ (ví dụ cha của bé) thì rất nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị dị ứng. Vậy nên, nếu phát hiện biểu hiện bất thường ở trẻ thì tốt nhất các mẹ nên “nhịn” ăn loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Thực phẩm không tốt với mẹ cho con bú - 3

Trẻ nhỏ thường hay bị dị ứng với hản sản (Hình minh họa)


Tỏi

Thực phẩm có chứa tỏi có thể nhiễm mùi vào bầu sữa của mẹ (mùi tỏi có thể thâm nhập vào sữa mẹ tới 2 giờ sau bữa ăn). Một vài trẻ có thể thấy khó chịu hoặc khóc quấy khi bú nếu phát hiện mùi tỏi trong sữa. Thậm chí có một số trẻ nhất định không chịu bú khi sữa mẹ có “mùi khó chịu”. Chính vì vậy, theo kinh nghiệm dân gian, các bà các mẹ thường truyền tai nhau mẹo nhỏ để cai sữa cho bé là ăn tỏi để bé sợ không dám bú mẹ. Còn với những bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì tốt nhất không nên cho tỏi vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình nhé.

Bạc hà

Khi đang cho con bú các mẹ nên hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống có thành phần từ bạc hà như trà bạc hà, kẹo bạc hà hoặc thuốc ho bạc hà. Bởi bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của mẹ. 

Các mẹ có thể thay thế trà bạc hà bằng một tách trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cho bé và cả cho mẹ


Phụ nữ mang thai không nên ăn lạc


Ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé.


Đó là kết quả  của nhóm các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal).

Anne Desroches, bác sĩ dị ứng, cùng các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 7 năm nhằm tìm ra các yếu tố là nguyên nhân xuất hiện bệnh dị ứng.

Kết quả cho thấy việc ăn lạc trong quá trình
mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết sữa mẹ không thể giúp cho con trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng.

Mặc dù, lạc là nguồn cung cấp axit folic, chất không thể thiếu cho việc phát triển nơ ron thần kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ta vẫn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng đậu Hà Lan, loại thực phẩm này có chứa axit folic nhiều hơn và ít chất béo hơn.



Ăn gì trong thời kì cho con bú?



Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý không chỉ tốt cho bé mà còn đem lại những hữu ích tuyệt vời cho mẹ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiếu yếu cho sự phát triển của bé yêu. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ, nhưng các bà mẹ nên “lập trình” một chế độ dinh dưỡng như thế nào để sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho bé yêu?

Trước hết, cần quan tâm tới việc bổ sung các loại hoa quả tươi và rau xanh, điều này đặc biệt rất quan trọng. Để đảm bảo hàm lượng chất xơ (phòng ngừa chứng táo bón rất hay gặp trong thời kỳ này), vitamin và khoáng, mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 5 phần rau xanh và trái cây.

Và tất nhiên là bạn không nên “ dập khuân” chỉ một loại trái cây hay rau củ, mà hãy biết cách đa dạng chúng.

Bên cạnh đó, các chị em đừng quên bổ sung các loại thực phẩm có chứa tinh bột, giúp tăng cường năng lượng. Các  loại thực phẩm tập trung nhiều tinh bột như bánh mỳ, mì ý, cơm , khoai tây…

Thêm nữa, Protein cũng là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ, vì thế protein cũng không thể “vắng mặt” trong chế độ dinh dưỡng của bạn. Protein có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, đậu lăng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo chính bởi hữu ích vốn có của cá đối với cả mẹ và bé, cho nên mỗi tuần bạn nên ăn cá tối thiểu là 2 lần, ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại dầu được chế biến từ cá.

Một chế độ dinh dưỡng được coi là hoàn hảo đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, không thể không kể đến Canxi. Canxi có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của xương và răng của trẻ. Các bà mẹ có thể “thu nạp” canxi qua các loại thực phẩm như sữa, bơ, sữa chua, các loại sữa gạn kem.cá mòi, đậu phụ.

Cũng xin nhấn mạnh thêm rằng, ngoài những loại thực phẩm được “liệt” vào danh sách những loại “thực phẩm chức năng”, các bà mẹ cũng nên chú ý hạn chế các loại thực phẩm gây hại cho bé như các loại cá sống ở vùng nước sâu, ví như cá mập, cá kiếm, cá ngừ Calioni. Bởi trong chúng có chứa hàm lượng thuỷ ngân rất cao. Bằng đường sữa mẹ, hàm lượng thuỷ ngân này sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của bé.

Chú ý: Tất cả các loại thực phẩm được hấp thu trong cơ thể mẹ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, các bà mẹ không nên xem thường các loại thực phẩm khi ăn và việc lựa chọn thực phẩm. Nếu có bất cứ thắc mắc hay nghi ngờ nào, đừng chần trừ mà hãy hỏi ngay ý kiến bác sĩ để được tư vấn.


Những thứ nên và không nên ăn khi đang cho con bú


Những lưu ý về dinh dưỡng khi cho con bú dưới đây sẽ giúp mẹ khỏe, con thông minh và phát triển toàn diện.Những thực phẩm nên hạn chế:

Để đảm bảo được sức khỏe của bản thân mà vẫn không lo lắng về chất lượng sữa cho con, những bà mẹ đang
cho con bú cần phải tránh hoặc hạn chế dùng những loại thực phẩm sau đây:

Socola

Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể ăn socola. Tuy nhiên nên chú ý là không ăn quá nhiều để tránh tình trạng tăng cân quá mức và đảm bảo chất lượng sữa.

Các chuyên gia cho biết rằng, nếu ăn quá nhiều socola trong quá trình cho con bú thì không tốt cho sức khỏe của cả người mẹ lẫn em bé vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Trong socola có chứa theobromine, tích lũy quá nhiều chất này trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, tim của trẻ nhỏ.

Những thứ nên và không nên ăn khi đang cho con bú 1
Khi đang cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn sô cô la
Trà

Uống trà sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và khi trẻ bú sữa mẹ sẽ bị mất ngủ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bột ngọt

Khi đang trong thời kỳ
cho con bú, tốt nhất là các bà mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ăn có chứa bột ngọt. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ có thể sẽ bị chậm tăng trưởng hoặc chịu hậu quả khi bú sữa của mẹ ăn đồ ăn chứa nhiều bột ngọt.

Rượu

Một lượng rượu nhỏ mà mẹ uống cũng có thể ảnh hưởng tới sự tiết sữa. Ngoài ra nó cũng sẽ tác động tới sự co lại của tử cung. Chính vì vậy mà các bà mẹ đang cho con bú không nên uống rượu.

Thuốc lá cũng là thứ cần tránh trong giai đoạn này vì lượng nocotine có thể sẽ ảnh hưởng tới sữa và tác động tới đường hô hấp của trẻ. Tốt nhất là bà mẹ nuôi con nên bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc.

Một số loại hoa quả

Trái cây tốt cho cơ thể, tuy nhiên một số loại trái cây có vị chua, loại trái cây có tính hàn vì chúng sẽ khiến bé khó chịu, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Bởi vậy, trong quá trình đang cho con bú thì các mẹ nên ăn những loại trái cây trung tính như táo, nho, dứa, long nhãn…

Trái cây để trong tủ lạnh quá lâu cũng không tốt cho trẻ nhỏ, bởi vậy, nếu các mẹ muốn ăn trái cây đã được cất trong tủ lạnh thì hãy lấy ra trước khi ăn khoảng nửa giờ cho bớt lạnh rồi mới ăn.
Những thứ nên và không nên ăn khi đang cho con bú 2

Đồ uống có ga và cà phê

Chất cafein có trong cà phê có thể gây kích thích hệ thống thần kinh. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về tác hại của cà phê đến cơ thể của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tốt nhất là các bà mẹ đang cho con bú không nên uống cà phê để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Với đồ uống có ga cũng như vậy.
Những nhóm chất làm tăng chất lượng sữa mẹ

Dinh dưỡng khi cho con bú đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé và việc phục hồi của cơ thể mẹ sau sinh. Vì vậy các mẹ đang cho con bú đừng bỏ qua những nhóm chất sau:

Protein: Protein là chất cơ bản tốt cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Protein có nhiều trong cá, thịt gia cầm, nội tạng động vật, trứng và các sản phẩm từ sữa…

Carbohydrates: Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Carbohydrates có nhiều trong gạo, bột mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang. Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng sữa, các bà mẹ hãy ăn nhiều những sản phẩm trên.

Những thứ nên và không nên ăn khi đang cho con bú 3

Chất béo: Theo các chuyên gia thì trong 2 năm đầu đời, trẻ cần một lượng lớn chất béo để phát triển. Ngoài việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà nó còn cung cấp các acid béo cần thiết cho sự
phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu thực vật, dầu mè, cá, sữa, thịt, quả óc chó, các loại hạt… Các mẹ cũng nên nên lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và trans-fat. Vì bản thân các chất béo không lành mạnh này có thể tác động ngăn chặn việc sản xuất omega-3 (loại acid béo cực cần thiết cho sự phát triển của trẻ).

Vitamin: Các loại rau màu xanh đậm, màu đỏ, màu vàng thường chứa rất nhiều vitamin A. Ánh sáng mặt trời, thịt nạc, trứng, gan, ngũ cốc cung cấp nhiều vitamin D. Nấm, trái cây tươi như táo, kiwwi lại chứa nhiều vitamin B và C… Những loại vitamin này không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển ở trẻ nhỏ.

Khoáng chất: Các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magiê, mangan, iot giúp phục hồi cơ thể.
Sau khi sinh, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm như sữa, đậu, vừng, tảo bẹ và rong biển.



Những thực phẩm mẹ ăn giúp con khỏe, thông minh



 Nếu bạn vừa sinh xong và có ý định nuôi con bằng sữa mẹ thì đừng bỏ qua những lời khuyên dinh dưỡng dưới đây.Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn sau sinh không chỉ giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí não của bé.  

Có lẽ các mẹ phải tạm gác lại ý định
giảm cân trong thời gian này vì lượng dinh dưỡng tối thiểu của bạn trong thời gian này là khoảng 2.700 – 2.800 Kcalo/ngày (Lượng dinh dưỡng này còn cao hơn cả khi bạn đang trong thời kỳ thai nghén).

Các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý cho các mẹ một số "siêu thực phẩm" cho thời kì quan trọng này:

1. Thịt nạc đỏ

Lý do thịt nạc đỏ được coi là "siêu thực phẩm" cho những bà mẹ đang
cho con bú bởi nó là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, giúp cơ thể bạn phục hồi lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở.

Không những thế, thịt nạc đỏ còn rất giàu kẽm - chất quan trọng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể đang suy yếu sau khi trải qua quá trình
vượt cạn gian khổ.

Ngoài ra, thịt nạc dồi dào protein và năng lượng, cần thiết cho sản xuất sữa mẹ và giúp cơ thể mẹ phục hồi sau sinh.

Các mẹ có thể ăn thịt nạc đỏ 3-4 lần/ tuần, mỗi lần 100-120g.

Những thực phẩm mẹ ăn giúp con khỏe, thông minh 1

2. Cá hồi

Ai cũng biết cá hồi rất giàu
chất béo omega3, protein, vitamin B12, vitamin D, canxin và i-ốt, cho xương khỏe mạnh, tránh chứng loãng xương ở mẹ sau sinh. Chất béo omega3 có trong cá hồi còn góp phần giúp tăng chất lượng sữa mẹ,  nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tiếp tục của não và mắt bé trong những năm đầu tiên. Em bé sẽ hấp thu được những dưỡng chất thiết yếu này qua sữa của mẹ.

Các mẹ có thể ăn cá hồi 2-3 bữa/ tuần, mỗi lần 100-120g.

Những thực phẩm mẹ ăn giúp con khỏe, thông minh 2

3. Trứng

Trứng được coi là thực phẩm không thể thiếu cho bà mẹ sau sinh và đang cho con bú. Nó được ví như "viên vitamin tổng hợp tự nhiên" vì chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất và protein cao nhất so với các loại thực phẩm.

Một quả trứng đáp ứng 15% nhu cầu protein hàng ngày của một người mẹ cho con bú đấy.

Bác sĩ dinh dưỡng cho biết các mẹ có thể ăn tới 6 quả trứng/ tuần.

Những thực phẩm mẹ ăn giúp con khỏe, thông minh 3

4. Các loại đỗ

Các loại đỗ cũng được bác sĩ dinh dưỡng khuyên mẹ đang cho con bú nên dùng bởi nó rất giàu protein (chất cần thiết để sản xuất sữa) mà nó còn giàu sắt, đặc biệt là có nhiều chất xơ sẽ giúp cả mẹ và bé không bị
táo bón.

Các mẹ có thể ăn nửa bát cơm đỗ mỗi ngày. Hoặc các mẹ có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nấu cùng cơm, nấu chè hoặc xôi để phù hợp với khẩu vị của mình hơn.

Những thực phẩm mẹ ăn giúp con khỏe, thông minh 4

5. Quả bơ

Bơ chứa dày đặc các chất dinh dưỡng như xơ, kali, folate, vitamin E, magiê. Ngoài ra, nó còn chứa chất béo không bão hòa đơn khỏe mạnh, cực tốt cho mẹ và bé.

Các mẹ có thể ăn 1/4 quả bơ cỡ trung bình mỗi ngày.

Những thực phẩm mẹ ăn giúp con khỏe, thông minh 5

6. Nước

Đây quả là một trong những thứ cực kì quan trọng khi đang cho con bú vì nước là thành phần cơ bản để sản xuất sữa mẹ.

Khi đang cho con bú, cơ thể cần khoảng 16 ly nước (2-3 lit nước) mỗi ngày (bao gồm cả nước trong các loại thực phẩm, như trái cây và rau quả). Tuy nhiên, các mẹ không cần đo đếm cầu kỳ lượng nước uống vào. Nguyên tắc là “uống khi khát” – tức là, uống bất cứ khi nào cảm thấy cần. Một dấu hiệu cho thấy bạn đang uống đủ nước là nước tiểu của bạn sáng màu (chỉ hơi vàng nhạt) và sữa tiết ra nhiều.

Những thực phẩm mẹ ăn giúp con khỏe, thông minh 6

7. Sữa

Sữa có chứa rất nhiều canxi, axit amin và phốtpho thiết yếu, nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin A, vitamin D,...là loại thực phẩm rất tốt để bổ sung canxi cho cơ thể. Sau khi sinh cơ thể mẹ và bé đều cần một lượng canxi lớn cho phục hồi và phát triển, vì vậy bà mẹ đang cho con bú có thể uống từ 1-2 cốc sữa/ ngày.

Những thực phẩm mẹ ăn giúp con khỏe, thông minh 7

Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý những điều sau khi ăn uống trong thời kì đang cho con bú:

- Nên tránh các loại gia vị như ớt, hành, tỏi… Những loại này có thể ngấm vào sữa làm biến mùi sữa, gây khó chịu cho bé khi bú.

- Khẩu phần ăn có thể chia làm nhiều bữa nhỏ, tuy nhiên trong các bữa chính, bạn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.

- Nên ăn đồ ăn tươi được nấu chín và nóng, tránh đồ ăn lạnh và còn tái, sống để không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.

- Trong trường hợp bạn bị cao huyết áp, bạn cần ăn nhạt sau khi sinh để nhanh chóng đưa huyết áp trở lại bình thường.

- Nếu bác sĩ xếp bạn vào diện có xu hướng béo phì thì bạn cần phải chú trọng giảm lượng đường và mỡ trong ăn uống, đồng thời ngủ nhiều hơn (trên 10 tiếng/ngày) để giảm cân nhanh chóng.

- Ăn đa dạng tất cả các loại thực phẩm là rất quan trọng để bạn có thể hấp thu được tất cả các vitamin mà bạn và em bé cần. 
 
- Hạn chế ăn chất béo bão hòa và tránh chất béo trans, cả hai đều được xem là không tốt cho sức khỏe. Lượng các chất béo không lành mạnh mà bạn ăn vào có thể làm thay đổi thành phần chất béo trong sữa mẹ và không tốt cho sức khỏe của em bé. 

- Tiếp tục dùng loại vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai mà bạn thường uống trước khi sinh là một ý tưởng hay trong thời gian cho con bú - ít nhất là trong tháng đầu tiên. Sau đó, bạn có thể chuyển sang dùng các loại thuốc bổ sung đa vitamin và khoáng chất thông thường, hoặc tiếp tục uống loại vitamin trước đây, tùy thuộc vào nhu cầu của riêng bạn. (Bạn có thể trao đổi vấn đề này với bác sĩ trong lần khám sau khi sinh đầu tiên của bạn).





Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Sau khi sinh có nên nịt bụng
Sau khi sinh có nên dùng mỹ phẩm
Sau khi sinh bao lâu thì tắm gội được
Sau khi sinh có nên đánh răng
Sau khi sinh bao lâu thì tử cung co lại
Sau khi sinh làm sao cho bụng nhỏ lại






(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
sau khi sịnh có ăn được lạc không
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Ăn lạc cho con bu' đựơc không
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý