Tác dụng của việc ăn rau mồng tơi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng của việc ăn rau mồng tơi

19/04/2015 05:46 AM
4,244

Rau mồng tơi quen thuộc với mọi người, nhưng công dụng lớn của rau mồng tơi thì ít ai biết. Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của việc ăn rau mồng tơi nhé!


RAU MỒNG TƠI TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP


Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tôt cho người có mỡ và đường máu cao.

Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu , giúp vết thương mau lành.

Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:

Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ănrau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ănnóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón : Rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.


Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài
(ảnh minh họa)

Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụngdưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đêùlên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.

Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.

Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.


THAM KHẢO THÊM TÁC DỤNG TRỊ BỆNH CỦA MỘT SỐ LOẠI RAU


Có nhiều loại rau chứa dược tính quý giá mà có thể bạn chưa biết.

Rau rất tốt cho sức khỏe, những thực đơn nhiều rau cũng được khuyên dùng cho những trường hợp muốn giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, một số loại rau còn chứa những dược tính quý giá.

Rau mồng tơi

Vị chua, tính hàn, không độc, hoạt thai, hoạt tràng, giúp thông đại tiểu tiện. Ngoài ra, hạt rau mồng tơi chín, phơi khô, tán nhuyễn trộn với phấn hoa có tác dụng trị rôm sảy rất tốt.

Rau má

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, giúp giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng chữa thổ huyết, khí hư, bạch đới. Đây cũng là loại rau giúp các bà mẹ lợi sữa, chữa mụn nhọt, lở loét, mẩn ngứa, nóng rát. Ngoài ra, giới y học còn đang nghiên cứu những khả năng chữa bệnh khác của rau má như: xơ gan, phong cùi, vảy nến, mất ngủ, giảm tụ máu, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, thúc đẩy sự gia tăng hoạt động của não bộ.

Hẹ

Vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm, củ giúp trợ thận, bổ dương, trừ vị nhiệt, nóng trong dạ dày, tăng khí ở phổi, làm tan máu ứ, long đờm, trị chứng chảy máu cam, giải độc, đồng thời trị được côn trùng cắn. Hạt hẹ vị cay ngọt, tính ấm, bổ gan và bổ thận, làm ấm cơ thể, có hiệu quả trong việc trị chứng liệt dương.

Tác dụng trị bệnh của một số loại rau - 1

Hẹ rất tốt cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Cải xoong

Vị hơi đắng, mùi hắc, tính lành, hiệu quả trong việc trị các chứng ngoài da như ghẻ lở, chốc loét, bệnh thuộc đường tiểu, chứng sạn trong gan, mật. Dùng cải xoong trong bữa ăn giúp ngon miệng, thông huyết quản, sạch dạ dày. Đồng thời, đây cũng là loại rau có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Rau đay

Tính lạnh, không độc, giúp giải nhiệt cơ thể. Hạt có vị cay, giúp tiêu đờm, ngừng hen xuyễn, thông kinh nguyệt.

Rau dừa nước

Vị ngọt nhạt, tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu, mát máu, giải độc, chữa cảm sốt, ho khan, tiểu đục; dùng đắp ngoài da chữa sưng lở, rắn cắn, mau lành vết thương hở.



MỘT SỐ MÓN NGON - NGỌT - LẠ TỪ RAU MỒNG TƠI


Mùng tơi thường được ăn trong mùa hè, dân gian nói rằng loại rau này có tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, ngoài ra còn có thể giúp thải chất béo, nhuận tràng… Loại rau dân dã này hóa ra có rất nhiều cách chế biến khác nhau mà không phải ai cũng đã biết.


(Ảnh: blog anhvaemtt1)


Cách chế biến cơ bản, quen thuộc nhất với rau mùng tơi có thể kể đến các món canh mùng tơi nấu tôm khô, mùng tơi luộc chấm muối vừng… thanh cảnh, mát ruột. Nhưng ngoài ra, mùng tơi còn có những cách chế biến mỡ màng riêu cua hơn nhiều:

Bạn có thể tham khảo cách nấu canh cua rau mùng tơi theo công thức của ID kikiAthena: Cho chút muối vào nước lọc cua, khuấy kỹ rồi bắc nồi lên bếp, vừa đun vừa khuấy một chút nữa. Đủ nóng thì gạch cua sẽ từ từ nổi lên, khi này ngừng khuấy, vặn nhỏ lửa, để canh sôi nhè nhẹ, thỉnh thoảng khuấy nhẹ cho tất cả gạch cua dưới đáy nổi lên hết đóng thành bánh. Khi gạch nổi hết, bạn có thể vớt gạch ra tô, nêm lại nước canh cho vừa rồi cho rau mùng tơi (rửa sạch, thái nhỏ) vào. Phần gạch cua, bạn để riêng và xào với hành cho thơm, đến khi rau chín thì bắc nồi khỏi bếp và đổ nhẹ chỗ gạch cua này vào.


(Ảnh: Internet)


Ngoài nấu canh, rau mùng tơi còn có thể xào. Rau mùng tơi xào tỏi (có thể vẩy thêm mắm tép) theo công thức của ID LE THI VI ANH: Mùng tơi nhặt, rửa sạch, để ráo nước; tỏi nhặt sạch, đập dập lượng vừa đủ với rau. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong, bạn bắc chảo sâu lòng lên bếp, cho dầu vào, đợi nóng thì cho ít bột canh và tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau vào, đến khi rau tái thì bắc ra là dùng được. Lưu ý: rau xào chín tới, với lửa to để rau ngọt và xanh.

Bạn cũng có thể tham khảo cách chế biến của ID thuylinh1080, xào mùng tơi với gừng thay vì tỏi; hoặc nếu muốn thêm vị hơn, bạn có thể cho thêm thịt băm, tôm hoặc mực nõn vào xào trước khi cho rau vào.

ID Thảo sông Hoài
lại có món rau mùng tơi xào trứng bắc thảo, trứng muối: Chọn rau mùng tơi ngọn non, ít lá, nhặt và rửa sạch; trần qua rau trong nước sôi rồi cho vào nước lạnh để rau có độ giòn; trứng bắc thảo xắt miếng cau (có thể bỏ bớt lòng trắng), trứng muối lấy phần lòng đỏ; tỏi bằm và tỏi để nguyên tép; dầu hào và bột nêm. Chuẩn bị xong, bạn cho nửa số tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau vào đảo nhanh tay, hòa dầu hào và bột nêm vào chút nước cho tan rồi đổ vào rau; cho nốt phần tỏi còn lại, trứng bắc thảo và trứng muối vào, đảo đều rồi bắc ra ăn.


(Ảnh: Internet)

Rau mùng tơi nay còn hay góp mặt trong các món lẩu như lẩu đuôi bò, lẩu bao tử hầm tiêu, lẩu mực mùng tơi, lẩu cua đồng… ID Meoandchuot chia sẻ: “Hôm qua em làm món lẩu cua đồng, làm thử nghiệm thôi nhưng ăn thấy ngon ra phết, đang rảnh nên em share công thức làm món lẩu này cho cả nhà mình nhé:

Nguyên liệu (cho 4 người ăn): - 0,5 kg cua đồng - 0,3 kg tôm sú - 0,3 kg mực - 0,3 kg thịt đùi bò - 3 trái cà chua - Rau mồng tơi, mướp hương, rau muống, rau cải xanh, rau nhút, hành khô, ớt tươi - Gia vị: hạt nêm (hoặc bột canh), giấm bỗng…

Chuẩn bị:

- Cua đồng mua cả con còn sống về ngâm nước khoảng 30 phút cho bở đất. Rửa sạch cua bằng cách vớt cua vào rổ sau đó xoay tròn trong chậu nước đến khi nào thấy nước trong, hết đục là cua đã sạch;

- Xay phần thân cua rồi lọc lấy nước (khoảng 1 – 1,5l nước là vừa), chòi gạch cua để riêng;

- Tôm, mực, thịt bò rửa sạch, thái vừa miếng ăn, ướp với chút hạt nêm rồi xếp vào đĩa;

- Các loại rau nhặt rửa sạch, mồng tơi nên để cả cây, ăn tới đâu thì ngắt lá cho vào nồi lẩu đến đó, để rau ráo nước rồi xếp vào đĩa hoặc rổ.

Chế biến:

- Nấu nước lọc cua (giống nấu canh), nêm hạt nêm hoặc bột canh, chú ý lúc mới đun nên dùng đũa quấy vòng tròn để thịt cua không đọng dưới đáy xoong. Nước cua sôi cho giấm bỗng (khoảng nửa bát ăn cơm) để tạo mùi thơm và vị hơi chua. Phi hành khô rồi cho gạch cua vào chưng đến khi gạch vàng đều, trút vào xoong nước cua. Xào cà chua sơ qua rồi cho vào xoong lẩu;

- Đặt bếp lẩu rồi đặt nồi lẩu lên, xếp tôm, mực, thịt bò, rau xung quanh nồi lẩu;

- Nước chấm: chỉ cần chút mắm Thanh Hà, cắt thêm mấy lát ớt là có nước chấm lẩu ngon lành rồi.

Thành phẩm:
nước lẩu trong, thịt cua nổi thành tảng, có màu vàng béo của gạch cua, màu đỏ của cà chua, đặc biệt là mùi thơm của giấm bỗng. Nước lẩu ăn có vị ngọt của cua, chua thanh của giấm bỗng. Ăn với các loại rau như mồng tơi, mướp, rau nhút càng làm tăng hương vị cua.”

Món rau mùng tơi tưởng như chỉ được tính mát nhưng hóa ra lại có thể làm thành nhiều món ngon, đa dạng. Nếu bạn còn “bí quyết” nào, hãy cùng chia sẻ nhé!


Canh trai nấu mồng tơi


Canh trai có tác dụng chữa bệnh ra mồ hôi của trẻ nhỏ hoặc người lớn bị đổ mồ hôi trộm, dấu hiệu thể hiện rõ là ở lòng bàn tay, hoặc lưng của trẻ nhỏ. Ngoài ra trai có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường...
Từ thịt trai, có thể chế biến thành nhiều
món khác nhau và chủ yếu nhất là Cháo trai, trai nấu chua. Bích Hằng giới thiệu với các bạn một số món ăn nữa từ thịt trai.

Cách làm
:

Bước 1:
Trai mua về ngâm nước nửa ngày cho sạch đất, có điều kiện thì thay nước thường xuyên. (ngâm nước cho tý muối hay ngước gạo vào ngâm)

[IMG]

Bước 2:
Rửa sạch rồi cho vào nồi luộc với nước xâm xấp.
Bước 3:

[IMG]
Khi nước sôi vừa lúc trai mở nắp thì tắt bếp. vớt trai ra rổ, để nước luộc lặng bẩn, gạn bỏ cặn đi, gỡ lấy thịt trai.
Bước 4:
Bóp bỏ túi phân trai rồi rửa sạch trai thêm một lần nữa, thái làm ba. Ướp với chút muối, mì chính trong khoảng 15 phút.
Các món trai
1. Trai nấu với rau mồng tơi.
Trai được chế biến ở trên cho vào nồi xào với chút hành khô cho thơm, đổ nước luộc trai đã được gạn bỏ cặn vào đun sôi, cho rau mồng tơi vào đun sôi lại và cho gia vị vừa ăn. Đến đây, các bạn không cần hướng dẫn nữa rồi.
[IMG]
Nếu không có Trai, bạn có thể thay bằng hến, cách nấu như nhau

Trai nấu với rau cải thìa
.
Cách nấu như nấu với rau mồng tơi nhưng đây thay bằng rau cải thìa

[IMG]
Món hến cũng nấu tương tự như vậy


Canh trai nấu chua với rau răm


[IMG]

4. Cháo trai
- Chế biến trai như trên, lấy nước trai nấu cháo, trai ướp muối, gia vị đem xào với hành.
- Cháo nấu được múc ra bát cho trai, hành lá, tiêu, rau răm và gia vị vừa ăn vào
[IMG]
Chúc các bạn
ngon miệng
.




Tác dụng của việc ăn chuối tiêu
Tác dụng của việc ăn hoa quả đúng cách
Tác dụng của việc ăn cà rốt sống
Tác dụng của việc ăn chay trường với sức khỏe
Tác dụng chữa bệnh của gạo lức
Tác dụng của rau ngót
Tác dụng của quả bơ với bà bầu



(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
ăn rau mồng tơi liên tục có tác hại gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Lee Min Ho trông thật đẹp, Ho vừa lạnh lùng vừa lãng mạng đôi lúc như tre con, thật là mẫu người hoàn hảo
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý