Chữa ho khan về đêm bằng cách đơn giản rất hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa ho khan về đêm bằng cách đơn giản rất hiệu quả

19/04/2015 05:47 AM
29,820

Chữa ho khan về đêm bằng cách đơn giản rất hiệu quả. Hãy thử tìm hiểu và áp dụng nếu bạn bị ho khan hiệu quả lắm đấy!

Image result for ho khan về đêm


Nguyên nhân gây ho về đêm

Đừng coi thường tình trạng tự nhiên ho về đêm, vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn bị hen suyễn, viêm xoang, trào ngược axit hay thiếu chất dinh dưỡng...

Suốt cả ngày bạn cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu của cúm hay viêm họng. Nhưng cứ đến đêm bạn lại bị ho, thậm chí ngứa họng và ho dai dẳng, liên tục. Tình trạng này diễn ra hàng ngày, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh vào hôm sau.

 

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao mình chỉ ho vào buổi đêm? Dưới đây là 5 lý do có thể giải thích cho câu hỏi của bạn. Hy vọng rằng qua 5 nguyên nhân sau, bạn có thể xác định được vấn đề mình đang gặp phải và dễ dàng tìm được hướng khắc phục hiệu quả.

1. Hen suyễn

Hầu hết mọi người đánh đồng bệnh suyễn với hình ảnh một người khó thở, thở hổn hển. Mặc dù đây đúng là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh hen suyễn nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất. Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan.

Vì vậy, dấu hiệu ho về đêm cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Tốt nhất bạn nên đi khám để biết lý do này có chính xác không.

Ho về đêm: "Hiểm họa" cho sức khỏe của bạn

2. Viêm xoang

Nghẹt mũi mãn tính cũng có thể là "thủ phạm" gây ra những cơn ho. Khi xoang bị tắc, bị viêm, các chất nhầy có thể nhỏ giọt xuống mặt sau của cổ họng làm cho bạn ngứa họng và ho.

Viêm xoang có thể do dị ứng gây nên. Để biết có phải bạn bị ho do viêm xoang không, hãy đi khám bác sĩ. Nếu chỉ là bị nghẹt mũi thông thường thì có thể dùng bình xịt mũi để làm thông xoang.

3. Trào ngược axit

Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) cũng gây ho. Khi nằm xuống, các axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày có thể trôi ngược lên phổi, dẫn đến ho.

Nếu bạn nghĩ nguyên nhân của mình là do trào ngược axit thì hãy cố gắng ăn ít hơn vào bữa tối, khi ngủ nên gối cao đầu một chút. Nếu các biện pháp này không hữu ích thì thì bạn nên đi khám để được bác sĩ kê toa thuốc điều trị thích hợp.

4. Thiếu sắt

Một chế độ ăn uống thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định cũng có thể gây ho mãn tính. Cơ thể bạn thiếu chất sắt sẽ gây ra tình trạng sưng và kích thích ở phía sau cổ họng, có thể dẫn đến ho. Trong trường hợp này, bổ sung sắt là tất cả những gì bạn cần làm.

5. Do thuốc uống

Nên kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng, vì một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ là gây ra ho khan Ví dụ như thuốc điều trị cao huyết áp. Nếu bạn thấy mình bị ho không phải do các nguyên nhân trên thì nên đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân có phải xuất phát từ thuốc bạn đang dùng không.


CÁC LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ HO KHAN VỀ ĐÊM

Các thuốc thường dùng trong điều trị ho khan là Dextromethophan, Codein... và dùng điều trị hỗ trợ bằng các thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như các loại si rô trị ho.

Ho khan (ho không có đờm) có thể do hít phải vật lạ (thức ăn) hoặc khói thuốc gây kích thích, hoặc có thể do họng, phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc là triệu chứng của một bệnh: hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản...

Đối với trường hợp ho khan là triệu chứng của một bệnh nào đó cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Một số người sử dụng các thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây ho khan, khi ngừng thuốc sẽ hết ho.

Trường hợp ho khan không xác định rõ nguyên nhân hoặc điều trị nguyên nhân gây bệnh mà không hết ho thì việc dùng thuốc giảm ho là cần thiết.

Image result for ho khan về đêm

Các thuốc thường dùng:

- Dextromethophan là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được dùng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích, đặc biệt có hiệu quả trong điều trị ho khan mạn tính. Thuốc có độc tính thấp nhưng nếu dùng với liều cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.

- Codein (thuốc trị ho dẫn xuất á phiện): có tác dụng làm giảm ho trong các trường hợp ho khan nhẹ. Tuy nhiên codein không đủ hiệu lực để giảm hoẻtong các trường hợp ho nặng. Ngoài ra, codein còn có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa. Tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc là táo bón  (do thuốc làm giảm nhu động ruột, cần dùng thêm thuốc nhuận tràng), an thần và lệ thuộc thuốc.

- Các thuốc phối hợp (atussin, decolsin, rhumenol...): Ngoài các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan, các thuốc này còn có thêm thành phần kháng histamin, chất làm giảm ngạt mũi. Vì thế chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi.

- Thuốc ngậm giảm ho: Với loại thuốc này cần kiểm tra thành phần đường có trong thuốc khi dùng (đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo).

Ngoài ra có thể dùng điều trị hỗ trợ bằng các thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như các loại si rô trị ho.

Image result for ho khan về đêm

3 biện pháp điều trị chứng ho khan bằng thảo mộc

Khi bị ho khan trong thời tiết giao mùa thu đông, bạn và người thân trong gia đình có thể sử dụng những loại thảo dược sau để nhanh chóng "giã biệt" nó nhé!

Đây là những biện pháp tự nhiên nhưng hiệu quả để điều trị chứng ho khan ngắn hạn. Những loại thảo mộc này cũng có thể giúp điều trị các triệu chứng ho khan có nguyên nhân từ sự đau họng, viêm họng hay bị kích thích đường hô hấp.

Những loại thảo mộc điều trị chứng ho khan này có thể ăn trực tiếp hoặc uống trà, hoặc điều chế dưới dạng nước si rô. Chúng giúp điều trị ho khan bằng hương thơm thảo dược khi hít hoặc ăn vào làm mở rộng đường hô hấp và làm giảm bớt triệu chứng ho khan.


Trà thảo dược

Bạn có biết những loại trà thảo mộc rất có lợi cho việc làm dịu cổ họng và làm giảm các triệu chứng gây cơn ho không? Bạn có thể dễ dàng mua những loại thảo dược này ở các cửa hàng thực phẩm địa phương nhưng tốt nhất bạn nên mua các loại thảo mộc hữu cơ được thu hoạch trực tiếp và tự nhiên từ các hộ gia đình nhé.

Hai loại thảo dược có chứa lượng lớn chất nhầy làm dịu cổ họng mà bạn có thể sử dụng là cây thục quỳ và vỏ cây du trơn.

Ngoài ra, cây bạc hà đắng cũng được coi là một phương thuốc trị ho phổ biến vì trong thành phần của nó có chứa sirô làm dịu cơn ho khan.

Các loại thảo mộc chứa si rô

Một loại si rô trị ho tự chế từ các loại thảo mộc có thể giúp giảm chứng ho khan dai dẳng hoặc ngắn ngày cho bạn. Bạn có thể đun sôi các loại thảo mộc với nước, sau đó lọc ra và thêm mật ong vào. Hỗn hợp nước thảo dược này được coi như là một loại thuốc điều trị chứng ho khan hữu hiệu.

Bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc xóa tan cơ ho khan bằng những loại: lá cây bạc hà đắng, gốc cây thục quỳ, vỏ cây du trơn, lá cây húng chanh....

Xông hơi bằng thảo dược

Xông hơi bằng nước thảo dược có thể giúp giảm viêm và kích thích các ống phế quản gây ho khan.

Bạn có thể sử dụng chúng bằng cách đặt một cốc chứa các loại thảo mộc trong một bát nước sôi lớn và để chúng trong nước sôi nhất 5 phút. Che khăn trùm kín đầu và sau đó hít hơi nước.

Các loại thảo mộc có lợi cho ho khan bạn có thể dử dụng trong trường hợp này bao gồm bạc hà và bạch đàn.

Lưu ý:

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang gặp một con ho khan kéo dài hơn 5 ngày hay những cơn ho khan lại được đi kèm với chứng nôn mửa, sốt hoặc tiêu chảy.

Bạn cũng nên cho bác sĩ biết về việc nếu bạn có bất kỳ bệnh tật hoặc bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc kê đơn nào để chắc chắn bạn đang dùng các loại thảo mộc một cách an toàn nhất.

Luôn luôn sử dụng các loại thảo mộc để điều trị chứng ho khan một cách thận trọng và không nên sử dụng các loại thảo mộc trong một thời gian dài bạn nhé!

Related image

THAM KHẢO CÁCH DỨT CƠN HO 

Khi bị ho dai dẳng suốt ngày đêm, bạn vừa mệt mỏi vì sức khỏe giảm sút đồng thời công việc cũng bị ảnh hưởng. Những cách dưới đây có thể giúp bạn chế ngự các cơn ho khan:

1. Dùng thuốc long đờm. Các thuốc ho không cần kê đơn chứa chất long đờm như guaifenesin sẽ làm sạch chất nhầy và các dịch tiết khác, giúp bạn dễ thở hơn.

2. Dùng thuốc ho. Các thuốc ho không cần kê đơn thường chứa dextromethorphan, có thể tạm thời giảm ho khan.

3. Nhấm nháp trà xanh. Hàng trăm năm nay, uống trà nóng đã được xem như một cách giảm ho. Trà xanh giàu chất chống ôxy hóa có thể làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên.

Thêm một chút mật ong vào sẽ làm tăng thêm tác dụng.

4. Giữ cho cơ thể đủ nước. Uống đủ nước luôn là một ý kiến hay, nhất là khi bạn bị ho.

5. Dùng thuốc ngậm. Loại thuốc này rất tốt trong việc làm dịu họng khô, và giảm cơn ho. Nếu không có thuốc ngậm, ngậm kẹo cứng cũng giúp giảm ho khan.

Để có giấc ngủ đêm “yên ổn” hơn, những cách dưới đây giúp bạn kiểm soát ho:

1. Dùng chút mật ong. Mật ong thường được dùng để giảm ho cho mọi lứa tuổi. Nhưng mật ong có thể làm giảm ho ban đêm ở trẻ em. Thực chất mật ong hoạt động như các thuốc chứa dextromethorphan. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể chứa các tạp chất và nguy cơ ngộ độc ở trẻ nhỏ.
2. Hạ gục cơn ho bằng thuốc xịt. Dùng thuốc xịt hoặc làm ẩm không khí có thể làm ẩm đường hô hấp, giúp giảm ho khan.

3. Nằm gối cao khi ngủ. Nằm gối cao có thể làm giảm ho do ướt phía sau mũi. Ngủ theo cách này cũng giúp giảm bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (căn bệnh có thể gây ho).

4. Bôi dầu thơm. Bôi dầu menthol thơm giúp thông mũi, làm giảm ho ban đêm.

5. Đổi thuốc trị ho ban đêm. Thuốc kháng histamin có thể khiến bạn lơ mơ khi làm việc. Tuy nhiên, dùng vào ban đêm, thuốc sẽ giúp ngừng ho và bạn có thể ngon giấc đến sáng.

Một điều rất quan trọng là khi bạn bị ho dài ngày mà không đỡ, hãy đi khám bệnh, vì ho có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn, như viêm xoang mạn, trào ngược, hen, viêm phế quản, viêm phổi.


 

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN ĂN KHI HO VỀ ĐÊM

Ho là một trong những dấu hiệu cảnh báo sự bất ổn định bên trong cơ thể, ví dụ như bạn có thể bị chặn đường hô hấp do hút thuốc lá hoặc khí phế thũng, và ho giúp bạn thở tốt hơn.  Tuy nhiên, nếu bị ho liên tục trên 4 tuần thì được gọi là ho kéo dài và có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, có thể do nguyên nhân tại phổi hoặc ngoài phổi như viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh tim mạch,… hoặc cũng có thể do nguyên nhân tâm lý, ô nhiễm môi trường.

Bởi vì ho xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên khi điều trị thuốc cần dựa vào đúng nguyên nhân cụ thể. Các bác sĩ sau khi khám xét sẽ kê toa thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Ngoài ra, nếu bạn bị ho, bản thân bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm thích hợp để bổ sung cho cơ thể, giúp nhanh khỏi ho.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng phát sinh từ các chất gây dị ứng như phấn hoa cỏ dại, nấm mốc, bụi, vật nuôi lông... Đặc biệt trong tiết trời mùa xuân, rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Ngoài ra các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi, viêm mũi dị ứng cũng có thể gây ra ho khá khó chịu.

Để giúp cơ thể loại bỏ các chất nhầy và đờm trong họng, bạn nên ăn các loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể các vitamin cần thiết. Ví dụ như cam. Cam làm cho một nguồn tuyệt vời chứa nhiều vitamin A, B, và C. Bột yến mạch vừa giúp bạn no lâu, lại cung cấp nhiều vitamin E chất xơ, và protein. Thịt gà cung cấp cho bạn với protein, vitamin B6 và B3.

Bởi vì, ho có thể là do viêm mũi dị ứng nên nếu ăn các sản phẩm sữa và sô-cô-la sẽ rất khó loại bỏ đờm. Vì vậy cố gắng để tránh những thực phẩm này cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Cảm lạnh thông thường

Vi trùng lạnh ảnh hưởng đến hàng tỷ người mỗi năm. Đơn giản chỉ cần chạm vào một bề mặt bị ô nhiễm hay hít vào môi trường bị nhiễm bệnh là bạn đã có thể bị nhiễm bệnh ngay lập tức, nhất là với những người có hệ miễn dịch hoặc sức đề kháng thấp.

Các nhiễm trùng có thể kéo dài từ 2 - 14 ngày và liên quan đến ho mũi, nghẹt mũi và đau họng. Bởi vì viêm họng và ho thường đi kèm trong thời gian này, nên tốt nhất bạn nên tránh các loại thức ăn cay và ngọt, vì chúng kích thích cổ họng và gây khó chịu, dẫn đến ho.

Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các món canh cà chua để làm dịu cổ họng khi bị viêm, hoặc ăn một quả chuối cũng rất tốt.

Cảm cúm

Bởi vì cảm lạnh và cảm cúm có những triệu chứng tương tự nên nhiều người điều trị bệnh cúm giống như cách họ điều trị cảm lạnh. Tuy nhiên, điều trị bệnh cúm giống theo cách điều trị cảm lạnh có thể dẫn đến những sai lầm khiến cho việc điều trị kéo dài, gây mệt mỏi.

Một người bị cúm có thể có các triệu chứng như lên cơn sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể, và ho sâu. Để tránh kích thích gây buồn nôn, trong thời gian này, bạn nên ăn các thực phẩm dạng lỏng, trà gừng hay trà nóng pha một chút mật ong có thể giữ cho dạ dày giải quyết và cơ thể giữ nước cùng một lúc. Sau 24 giờ đầu tiên của bệnh cúm, bạn có thể ăn súp và bánh mì nướng.

Chú ý: Dù ho vì bất kể nguyên nhân gì, cũng cần phải tránh những món ăn như tôm, dừa (kể cả các thực phẩm làm từ dừa), trứng các loại, đậu phộng, hạt điều, dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, nước mía, nước đá, cốm và thói quen hút thuốc lá. Bởi vì nếu để cơ thể hấp thu một trong những món nói trên thì đều làm cho triệu chứng ho thêm nặng, thêm dai dẳng.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Viêm phế quản cấp hoặc mãn tính thường gây ra các triệu chứng Ho dai dẳng kéo dài, khi ho khạc ra nhiều đờm kèm theo khó thở,.., bạn vào nhà thuốc nam của Ông tôi lấy bài thuốc để chữa trị cho tận gốc bệnh. Hoặc liên lạc trực tiếp để Ông tôi hướng dẫn giúp.http://rongkinh.vn/?rk=news_detail
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
ho ve dem va sang som. hokhan
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý