Chữa ho khan về đêm nhanh khỏi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa ho khan về đêm nhanh khỏi

15/07/2015 12:00 AM
876

Thời tiết những ngày cuối thu sang đông đang có những dấu hiệu thay đổi nhiệt độ thất thường, ngày ấm đêm lạnh, là điều kiện cho các chứng bệnh về hô hấp phát triển, trong đó có chứng ho về đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc…

là một triệu chứng hay gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, hít phải nhiều bụi, khói. Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đàm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: thức ăn, bụi… Do đó, ho được coi là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh.

ho-2

Ban ngày có khi chỉ ho húng hắng chốc nhát, không có dấu hiệu của cúm hay viêm họng, nhưng khi ngủ trưa hoặc ban đêm, bạn lại bị ho, thậm chí ngứa họng phải khậm khoạc và ho dai dẳng, liên tục. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ  ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, hiệu suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng. Ho về đêm ở người lớn có thể do các yếu tố sau:

Do hen suyễn: Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như ho khan. Vì vậy, dấu hiệu ho về đêm cũng có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Những triệu chứng của hen suyễn xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hoạt động và yếu tố tác động.

Những triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, các triệu chứng tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc gặp lạnh. Nhiễm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây bùng phát bệnh hen suyễn, khi đó, người bệnh cảm thấy khó thở, thở rít, ho tăng, khạc đờm tăng, nặng ngực…

Viêm xoang: Khi bị viêm xoang, các xoang bị viêm sẽ bị tắc, bị ngạt mũi, các chất nhày chảy xuống mặt sau của cổ họng. Vào ban ngày, các dịch nhày này được người bệnh xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa. Nhưng về ban đêm, dịch nhày dễ ứ lại nơi cổ họng và gây ho. Chứng nghẹt mũi do viêm xoang khiến người bệnh khi ngủ dễ phải thở bằng miệng, do vậy, họng rất dễ khô, rát và bị ho về đêm.

Trào ngược axit: Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) cũng gây ho. Khi nằm xuống, các axit gây khó tiêu và ợ nóng trong dạ dày có thể trôi ngược lên phổi dẫn đến ho. Nếu nguyên nhân gây ho và khó chịu về ban đêm đã được xác định thì hãy cố gắng ăn ít hơn vào bữa tối, khi ngủ nên gối cao đầu, việc trào ngược sẽ giảm đi và sẽ bớt ho.

Mật ong trị ho là một vị thuốc không chỉ bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa viêm họng, ho khan được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn và hiệu quả cao, rất thích hợp dùng trong những ngày thời tiết thay đổi. Sau đây là 2 cách hay có thể áp dụng trị ho đêm hiệu quả.

mat-ong-3

Cách 1

– Nguyên liệu: nước Mật ong, 100g rễ trà, 50g gừng tươi

– Cách Dùng: Cùng Nấu rễ trà và gừng, bỏ bã, cho Mật ong vào uống, Mỗi ngày 2 lần, Mỗi lần 20ml

– Tác dụng: Viêm phế, khí quản mãn tính.

Cách 2

– Nguyên liệu: 1000g Mật ong, 250g gừng, 5g lá Tỳ bà.

– Cách Dùng: Ép nước gừng nấu chung với lá Tỳ bà, rồi cùng pha với Mật thành cao, Mỗi ngày dùng 3 lần, Mỗi lần 30-40g.

– Tác dụng: Viêm phế, khí quản và thở gấp.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý