Chữa bệnh tiêu chảy cho nhím hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa bệnh tiêu chảy cho nhím hiệu quả

19/04/2015 06:00 AM
694

 Chữa bệnh tiêu chảy cho nhím hiệu quả. Nhím thuộc bộ gặm nhấm, là loại động vật sống hoang dã thường sống ở những vùng núi có nhiều hang đá. Chúng sống thành từng đàn 3 - 4 con, tự đào hang để ở, ban ngày ngủ,ban đêm đi kiếm ăn.





CÁCH CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY CHO NHÍM

Một số bệnh thông thường có thể gặp ở  Nhím  như:

Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần.

+ Thuốc trị ký sinh trùng ngoài da: Vimectin 0,3% tiêm bắp 1ml/12kg thể trọng. Có thể dùng thuốc bột để trộn vào thức ăn/nước uống: Vimectin gói 50 gam trộn khoảng 80kg thức ăn; hoặc 1 gam thuốc cho 30kg thể trọng/ngày; liên tục 3 ngày.

+ Thuốc sát trùng chuồng trại:

* Khi chuồng còn trống, chưa thả nhím: Vime Protex pha nồng độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước phun khắp chuồng).

* Khi trong chuồng có nhím: Chọn một trong các loại sau hoặc luân phiên sử dụng:

. Vimekon pha nồng độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.

. Vime-Iodine pha nồng độ 33% (15ml pha 4 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.

Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa...

+ Có thể dùng các thuốc sau 3 – 5 ngày liên tục để pha nước uống hoặc trộn trong thức ăn:

* Vimenro: 1gam/10kg thể trọng /ngày.

* Genta-Colenro: 1g/10kg thể trọng/ngày.

* Terra-Colivet: 1gam/8 – 10kg thể trọng/ngày.

+ Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối....Cần bổ sung men tiêu hoá cho nhím khi thấy nhím có biểu hiện bệnh đường tiêu hoá hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh. Có thể sử dụng Vime - 6 - way: 1 gam pha 2 lít nước uống hoặc 1 gam trộn 0,5 kg thức ăn cho nhím ăn.

Phòng bệnh: Là động vật hoang dã nên nhím rất ít mắc bệnh trong quá trình nuôi. Người nuôi chưa thấy nhím mắc bệnh gì. Trong quá trình vận chuyển nhím hay cắn nhau, các vết thương được liền rất nhanh. Có con bị cụt chân nhưng chỉ một thời gian ngắn đã liền và vẫn sinh sản tốt.

Không gian nuôi nhím cần phải được giữ sách bằng cách rửa chuồng bằng nước muối nhạt: tỉ lệ 500g muối/100 lít nước sau đó phun dung dịch anolit tỉ lệ 1/10, để chuồng thật khô mới cho nhím vào. Nhím đã được tắm anolit với tỉ lệ 1/5, cần phun anolit vào mũi và vào mồm với tỉ lệ trên. Lần tắm đầu tiên cần phải phun nước đậm để trôi hết các con bọ bám trên da nhím nhất là ở chân lông nhím.

Trong chuồng đã được làm vệ sinh có bát nhựa sạch đựng anolit tỉ lệ 1/10 để nhím uống thường xuyên. Tất cả các thức ăn của nhím đều được ngâm qua trong dung dịch anolit ít nhất là 5 phút. Với các quả bầu, bí ngô bị bám đất phải rửa sạch rồi mới đem ngâm anolit. Tận dụng ánh nắng mặt trời và gió để làm sạch chuồng trại cũng như da nhím: ánh nắng trực tiếp có thể rọi vào chuồng càng lâu càng tốt còn rọi lên nhím mỗi lần không quá 15 phút. Một số nhím bị bệnh đã dùng nhiều loại thuốc bôi không khỏi nhưng chỉ cần dùng anolit trong 3 ngày là sẽ khỏe lại.

phong va chua benh cho nhim bang anolit va den khu khuan

Nhím bôi rất nhiều các loại thuốc mà vẫn không khỏi bệnh

Phong va chua benh cho nhim bang anolit va den khu khuan

Nhím đã khỏi bệnh sau khi dùng anolit

Chuồng phải thoáng đãng thoáng gió có ánh sáng phản xạ thường xuyên vào ban ngày. Khi trời mưa cường độ rọi sáng yếu hoặc buổi tối nên dùng đèn T5 28W có khử khuẩn khử mùi để rọi sáng chung. Còn trong mỗi chuồng nên thắp sáng suốt ngày đêm đèn LED mầu xanh tím cổ vịt 0,5W để khuẩn và mùi hôi luôn luôn bị tiêu diệt.

Phong va chua benh cho nhim bang anolit va den khu khuan

Nên mở thêm cửa sổ ở phía tay trái để tận dụng nắng.

Mỗi ngày ít nhất 1 lần rửa sạch chuồng trại bằng nước muối loãng hoặc anolit. Hiện nay không những ở nông thôn mà ngay trong thành phố cũng có nhiều nơi nuôi nhím. Sử dụng anolit và các loại đèn khử khuẩn khử mùi sẽ không gây ô nhiễm trong chuồng nuôi cũng như ảnh hưởng tới các hộ xung quanh. Rất nhiều các chuồng trại có nhím thường xuyên khỏe mạnh, sinh sôi đều đặn từ nhiều năm nay nhờ dùng anolit và đèn khử khuẩn khử mùi theo phươn pháp của Ông già Ôzôn.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC NHÍM

 trong tự nhiên, nhím thường sống ở vùng đồi núi, những nơi có nhiều cây cối, rừng rậm. Chúng phân bố ở khá nhiều vùng, các nghiên cứu trước đây cho thấy nhím có ở các tỉnh miền Bắc, đến nay đã phát hiện sự xuất hiện của chúng ở nhiều vùng miền Nam như Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Phước..., chứng tỏ nhím thích nghi được với khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng trên đất nước ta.
     Nhím ăn tạp, "tiêu thụ" từ các loại lá, rễ cây, củ, quả (kể cả những loại chát đắng như ổi xanh, rễ cau, rễ dừa)... đến cả côn trùng, ốc, giun đất.Một con nhím có khối lượng trung bình 15 - 25 kg, tuổi thọ trung bình của chúng là 15 - 20 năm. Tuổi trưởng thành sinh dục của nhím là 16-17 tháng tuổi. Chúng thường sống đơn lẻ, chỉ tới mùa sinh sản con đực mới đi tìm bạn tình. 
      Tuổi thành thục về giới là 1 năm tuổi, nặng 10 kg là có thể cho sinh sản. Cứ 1 đực ghép 1 cái, nhưng phải chú ý nhím không giao phối đồng huyết.Mùa sinh sản của nhím thường vào khoảng tháng 5, 6 và những tháng cuối năm. Thời gian mang thai của nhím cái ngắn. Mỗi lứa nhím đẻ từ 1-2 con, cũng có trường hợp được 3 con, 2 lứa một năm. Nhím con cứng cáp rất nhanh, lúc mới đẻ chúng đỏ hỏn, mũm mĩm, nhưng chỉ vài giờ sau da chúng đã co lại, để lộ rõ những lông trắng bám trên mình. Qua thời gian, những lông trắng này dần đạt đến độ dài 20-25cm, hoá sừng và trở thành bộ giáp đặc trưng của loài gặm nhấm này. Nhím lớn khá nhanh; chỉ 2 tháng tuổi chúng đã nặng tới 2,5-3kg, sau một năm đạt tới 9-10kg, sau 2 năm đạt 15 - 16 kg và sang năm thứ 3 con đực đạt 20 kg, con cái 17 - 19 kg. Chúng có khả năng đề kháng tốt, rất ít bị bệnh dịch. Bệnh ghẻ lở do ve, trùng đốt với các loài khác là đại họa thì nhím có thể tự liếm khỏi. 
      Chính vì "dễ tính" với bệnh tật, môi trường và thức ăn như vậy nên việc nuôi nhím rất dễ dàng. Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc (Sơn La) đã tổ chức nuôi nhím theo quy mô trại lớn. Khi nuôi nhím chỉ cần nhớ phải đặt thêm một vài khúc gỗ trong chuồng để nhím có thể mài răng, đỡ cắn phá chuồng. Hiệu quả kinh tế do nhím mang lại là rất lớn. 
     
Chuồng nuôi: 
+ Chuồng nuôi nhím phải chắc chắn, có thể xây bằng gạch hay rào bằng lưới thép B40, lát nền chắc. Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, chiều cao chuồng 1,2 – 1,5m, diện tích để nuôi một cặp đực, cái là 3m2.
+ Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8-10cm, nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra... Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m, trung bình 1m2/con. 
+ Chuồng nuôi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, nên làm hang giả cho nhím ở bằng loại ống cống phi 50-60cm hoặc tôn uốn cong, để nổi trên nền chuồng để vệ sinh, sát trùng... 
+ Máng uống rộng khoảng 20-25cm, cao 20-25cm, để nhím không ỉa đái vào và xây máng ở ngoài sân để nước vung vãi ra không làm bẩn, ướt nền chuồng. 
+ Trong chuồng nên để một vài khúc gỗ, hoặc xương trâu bò để nhím mài răng và không cắn phá chuồng. 

Thức ăn: 
+ Thức ăn của nhím rất đa dạng như: rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi, đắng, chát...như: bí đỏ, ngô, khoai lang, sắn, cà rốt … Có thể bổ sung xương trâu, xương bò cho nhím gặm để tăng canxi và cho nhím mài răng. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai.
+ Thức ăn cho nhím cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, nhím đực sẽ phối giống hăng hơn. Tăng chất khoáng cho 2g muối/con/ngày, nếu có điều kiện cho 100 – 200g xương trâu, bò/con/ngày. 
+ Khẩu phân thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn: 
- 1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,3kg rau, củ, quả các loại, 0,01kg cám viên hỗn hợp, 0,01kg lúa, bắp, đậu các loại. 
- Từ 4-6 tháng tuổi: 0,6kg rau quả củ, 0,02kg cám viên hỗn hợp, 0,02kg lúa bắp đậu, 0,01kg khô dầu dừa, lạc. 
- Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2kg rau quả củ, 0,04kg cám viên hỗn hợp, 0,04kg lúa bắp đậu, 0,02kg khô dầu dừa, lạc. 
- Từ 10-12 tháng tuổi: 2kg rau quả củ, 0,08kg cám viên hỗn hợp, 0,08kg lúa bắp đậu, 0,04kg khô dầu dừa, lạc. 

Nước uống: 
Nhím ăn rau, quả, củ nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do. Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục sẽ không tốt. 

Chăm sóc: 
Nhím ở rất sạch vì vậy cần quét dọn chuồng trại sạch sẽ, khi vào chuồng trại quét dọn, cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông sẽ bay vào chân gây đau đớn. Cần giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím ngủ. Khi nhím sinh sản cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì nhím đực sẽ cắn chết con của con nhím khác. Ưu thế nhất là nhím rất ít bệnh tật, nên rất dễ nuôi. 

Phòng bệnh: 
Là động vật hoang dã nên nhím rất ít mắc bệnh trong quá trình nuôi. Người nuôi chưa thấy nhím mắc bệnh gì. Trong quá trình vận chuyển nhím hay cắn nhau, các vết thương được liền rất nhanh. Có con bị cụt chân nhưng chỉ một thời gian ngắn đã liền và vẫn sinh sản tốt. Một số bệnh thông thường có thể gặp như: 

- Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần. 
+ Thuốc trị ký sinh trùng ngoài da:
Vimectin 0,3 % tiêm bắp 1ml/ 12 kg thể trọng. Có thể dùng thuốc bột để trộn vào thức ăn/ nước uống: Vimectin gói 50 gam trộn khoảng 80 kg thức ăn; hoặc 1 gam thuốc cho 30 kg thể trọng/ ngày; liên tục 3 ngày. 
+ Thuốc sát trùng chuồng trại:
* Khi chuồng còn trống, chưa thả nhím:
Vime Protex pha nồng độ 0,5 % (100 ml pha 20 lít nước phun khắp chuồng). 
* Khi trong chuồng có nhím: Chọn một trong các loại sau hoặc luân phiên sử dụng: .
Vimekon pha nồng độ 0,5 % (100 ml pha 20 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím. . Vime Iodine pha nồng độ 33 % (15 ml pha 4 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím. 

- Bệnh đường ruột: 
Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa...
+ Có thể dùng các thuốc sau để pha nước uống hoặc trộn trong thức ăn: 
* Vimenro: 1gam/ 10kg thể trọng / ngày x 3-5 ngày 
*
Genta-Colenro: 1g/10 kg thể trọng/ ngày x 3-5 ngày liên tục 
*
Terra-Colivet: 1gam/ 8-10 kg thể trọng/ ngày x 3-5 ngày 
+ Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối....Cần bổ sung men tiêu hoá cho nhím khi thấy nhím có biểu hiện bệnh đường tiêu hoá hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh. Có thể chọn một trong các loại sau: 
*
Vime - 6 - way : 1 gam pha 2 lít nước uống hoặc 1 gam trộn 0,5 kg thức ăn 
* Vime Subtyl: Trộn theo tỉ lệ trên. 

Giá trị kinh tế: 
Thịt nhím nạc ngon, không hề có mỡ. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn. Hiện nay ở Việt Nam, thịt nhím đã hiếm vì nhím trong thiên nhiên bị săn bắt khá nhiều. Dân sành ăn vẫn ca tụng thịt nhím là ngon ngọt, giàu đạm, rất nạc, chắc và thơm, hơi giống thịt lợn rừng. Không chỉ ngon miệng người ăn, nhím còn là vị thuốc quý, nhiều công dụng. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân cho biết: dạ dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc; được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người. Theo GS-TSKH Đỗ Tất Lợi, dạ dày nhím còn có thể giải độc, mát máu, chữa lòi dom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu... Người Trung Quốc rất coi trọng những công dụng này và thường xuyên tìm mua dạ dày nhím. 
* Theo "Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam": da nhím được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thích vị bì. Lông nhím là hào trư mao thích. Dạ dày nhím là hào trư đỗ. Thịt nhím là loại đặc sản thơm ngon. Mật, dạ dày, lông của nhím dùng để làm thuốc xoa bóp, chữa bệnh dạ dày, viêm tai giữa. 
* Cách chế biến da nhím làm dược liệu: Ngâm da nhím vào nước cho mềm, cạo sạch lông gai, thịt và mỡ, để ráo nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ, phơi khô rồi sao nóng với bột hoạt thạch (bột tacl) cho đến khi chuyển sang màu vàng; lấy ra chải hết bột rồi cạo lần nữa cho sạch hẳn. 

Cách phân biệt nhím đực, nhím cái:
 

-











Lúc nhím còn nhỏ, đặt nhím nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ ra là nhím đực, không thấy là nhím cái.
- Khi nhím trưởng thành, nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính hung dữ, hay xù lông, rung chuông, đạp chân phành phạch để tấn công đối phương. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân mình mập và ngắn hơn con đực, đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Bắt nhím cho vào rọ hẹp, nhấc lên dùng ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục cách hậu môn 2-3cm, nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, nếu không là con cái. 

Cách cho phối giống: 
Nhím nuôi đến trọng lượng 7-8kg (7-8 tháng tuổi) thì có thể giao phối. Loài nhím thường nhát người, khó thấy biểu hiện động dục vì vậy ta phải nuôi ghép đôi 1 đực/1 cái. Thời gian có chửa của nhím khoảng gần 4 tháng, mỗi lứa đẻ từ 1-2 con; trọng lượng sơ sinh 200 – 300g. Con đực trưởng thành có thể đạt tới 16kg và con cái 12 – 15kg. .Khi nuôi nhím cần chú ý một số điểm sau: 
- Nên cho con cái phối giống từ 10-12 tháng tuổi. Thời gian động dục thường kéo dài 3-4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào người, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn. Con con đực cũng chạy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên. 
- Thời gian mang thai của nhím từ 95-100 ngày, thường đẻ về đêm. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-3 con. Đẻ sau 1 tháng nhím có thể động dục trở lại, tuy nhiên tùy tình hình sức khỏe và nhu cầu giống để quyết định có nên cho phối giống hay không. 
- Khi nuôi cần tách riêng nhím đực và nhím cái. Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhốt nhím cái cho chúng phối trong thời gian từ 4-6 ngày. Nếu nhím cái đang nuôi con thì bắt nhím con ra chỗ khác để tránh nhím đực cắn chết nhím con. Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đỗ cho nhím đực. Mỗi con đực chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luôn luân chuyển đực cái để tránh cận huyết. Chăm sóc nhím sinh sản: Tăng cường thêm thức ăn giàu dinh dưỡng, ��ủ các hàm lượng chất khoáng cho nhím cái trong thời gian mang thai. Khu vực nuôi nhím sinh sản cần tách riêng cho yên tĩnh, tránh chấn động mạnh. Vệ sinh chuồng trại hằng ngày, giữ cho thoáng mát về mùa hè, che ấm về mùa đông. Theo dõi, nếu thấy các biểu hiện bất thường như khó đẻ cần nhờ cán bộ thú y can thiệp, giúp đỡ. Chú ý giữ kín gió, nhiệt độ trong chuồng từ 25-30 oC trong tuần đầu sau sinh để nhím mẹ ủ ấm cho con.

Kinh nghiệm nuôi nhím của anh Phòng

Không khó khăn lắm khi tôi tìm đến nhà anh Đỗ Văn Phòng ở Tiên Hưng - Đức Thắng - Hiệp Hoà - Bắc Giang vì ở đây ai cũng biết anh là một người chuyên nuôi, cung cấp giống nhím và bán nhím thịt. Để nuôi được nhím thì theo anh cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

Chọn giống

Cần phải chọn những con to khoẻ, nhanh nhẹn, không bệnh tật. Để nuôi nhím cho năng suất cao thì phải nuôi ghép đôi một đực, một cái là tốt nhất. Tuy nhiên nếu thiếu con đực thì có thể ghép hai cái với một đực. Anh cho biết cách chọn đực cái như sau: Nếu là nhím trưởng thành thì con đực có mỏ dài, đầu nhọn thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, dưới háng có hai dịch hoàn và dương vật nhô ra phía trước bụng. Nhím cái có mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân ngắn mập hơn con đực, dưới bụng có hai hàng vú nổi rõ. Nếu nhím còn nhỏ thì công việc chọn đực cái bằng cách: Để ngửa con nhím dùng hai ngón tay cái vạch lỗ sinh dục ra nếu thấy có gai giao cấu thì đấy là con đực, còn nếu không thấy gai giao cấu là con cái. Cần phải quan sát kỹ vì gai giao cấu hơi nhỏ.

Chuồng trại

Theo anh thì chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, chuồng cần làm nửa sáng, nửa tối. Nền chuồng có độ dốc vừa phải, cần phải lát bằng gạch hoặc đổ bê-tông dày khoảng 5-7 cm để không cho nhím đào nền chui ra ngoài. Hệ thống cống rãnh được thiết kế phía sau chuồng nuôi. Mỗi một ô chuồng cần 2m2 (cho 2 con) có chiều rộng 1m, dài 2m, giữa hai ô chuồng có tường cao khoảng 20-30 cm (để tránh cho nhím ở hai chuồng cắn chân nhau) sau đó chăng lưới thép B40 lên trên tường cao khoảng 1- 1,5m. Phía trước có cửa để hàng ngày đi vào dọn vệ sinh. Trong tự nhiên nhím hay ở trong hang nên trong chuồng cần tạo ra một cái hang nhân tạo (có thể dùng tấm đan bê tông hoặc tấm ngói Fibrô-ximăng) để cho nhím chui vào đó.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Trung bình nhím tăng được khoảng gần 1kg/tháng, nuôi trong vòng 9-10 tháng nhím đạt khoảng 8-10kg thì bắt đầu sinh sản. Khi nhím được 7-8 tháng tuổi anh thả con đực vào nuôi cùng con cái (nếu chưa ghép đôi) để đến thời điểm sinh sản chúng có thể giao phối được. Nhím cái động dục khoảng 2 ngày và thời gian mang thai là 3 tháng (90-94 ngày) một lứa nhím đẻ 1-3 con, thường là 2 con. Sau khi đẻ 3 ngày là nhím mẹ lại động dục trở lại tiếp tục cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Để bảo toàn cho nhím con thì sau khi phối giống tách nhím bố ra khỏi đàn con tránh hiện tượng nhím bố cắn chết nhím con. Sau 2-2.5 tháng (lúc cai sữa nhím con) thì lại thả nhím bố vào nuôi cùng nhím mẹ.

Trong thời gian nhím mẹ nuôi con, anh bổ sung thêm các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: Thóc, ngô, đỗ tương… để tăng khả năng tiết sữa của nhím mẹ và đủ dinh dưỡng nuôi thai.

Bổ sung thường xuyên một vài mẩu xương to cứng, ngoài ra anh cũng có thể dùng sắt, hoặc hòn đá liếm của trâu bò để nhím mài răng nhưng tốt nhất vẫn là xương của trâu bò. Bổ sung cho nhím đực thóc mầm, rễ cây các loại để kích thích nhím đực phối giống.

Hàng ngày cho nhím ăn tự do, không hạn chế các loại rau, củ, quả hạt ngoài ra cần bổ sung thêm thức ăn tinh khác.

Phòng và điều trị bệnh cho Nhím

Theo kinh nghiệm nuôi nhím lâu năm của anh Phòng thì nhím rất ít bệnh, chủ yếu là bệnh đường ruột và bệnh ngoài da. Nếu nhím mắc bệnh đường ruột thì anh bổ sung vào thức ăn thuốc chữa đi ỉa và cho ăn thêm thức ăn chát, đắng như lá ổi xanh, rễ dừa... Còn trường hợp nhím mắc bệnh ngoài da anh dùng thuốc ghẻ của gia súc để bôi, để hạn chế bệnh này thì cần phải vệ sinh chuồng trài sạch sẽ, hàng ngày hót sạch phân, chuồng trại luôn khô ráo.






Chữa bệnh đau dạ dày bằng dạ dày nhím hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Kỹ thuật chế biến thịt nhím món ăn ngon và bổ dưỡng
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong cực hiệu .
Hướng dẫn làm chuồng nuôi nhím đúng kỹ thuật
Chữa bệnh đau dạ dày bằng phương pháp dân gian






(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý