Làm sao để hết quai bị và tránh được tối đa di chứng?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm sao để hết quai bị và tránh được tối đa di chứng?

19/04/2015 06:03 AM
3,763

Làm sao để hết quai bị và tránh được tối đa di chứng? Cùng tham khảo nguyên nhân, biểu biện và cách điều trị hợp lý nhất tại đây nhé!


Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên. Biểu hiện lâm sàng phổi biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ.

Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống.Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.Là một bệnh truyền nhiễm, thường xẩy ra vào mùa đông – xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi. Còn gọi là Lưu Hành Tính Tai Tuyến Viêm, Trá Tai, Trư Đầu Phì, Tuyến Mang Tai Viêm, Trá Tai, Hà Mô Ôn. Thường gặp ở trẻ nhỏ 5~8 tuổi.

I.  NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH QUAI BỊ:

Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.

II.  ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG:

Hình ảnh mô phỏng tuyến nước bọt bị viêm.

Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm.

Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản.

Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.

III.  BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH QUAI BỊ:

Bệnh quai bị ở người lớn tuy ít gặp, nhưng thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể gặp các biến chứng sau:

Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn:  Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh .

Viêm tụy: Có tỷ lệ 3% - 7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.

Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.

Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác (Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến nước bọt vì sỏi và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy. Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hoà bổ thể.

IV.  PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH QUAI BỊ:

Đối với mọi bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn:  Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.

Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.

Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần.  Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.

Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vaccin trước đó.

V. SỬ DỤNG  VÀ BẢO QUẢN VACCIN QUAI BỊ:

Phòng bệnh quai bị chủ động với vaccin, thường kết hợp với vaccin phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR). Không nên tiêm vaccin cho trẻ dưới 1 tuổi (tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể, có thể tiêm phòng từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vaccin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư), người đang điều trị bằng tia phóng xạ.

- Các trường hợp dị ứng nặng với Aminoglycozid (Gentamycin sunfat...), trứng gà. Tình trạng suy giảm miễn dịch tiên phát, bệnh ác tính về máu và khối u. Phản ứng mạnh (sốt hơn 40oC, phù nề, đường kính vết đỏ ở nơi tiêm vaccin lớn hơn 8cm) hoặc có các biến chứng trong lần tiêm chủng trước thì không được tiêm vaccin quai bị.

- Vaccin được bảo quản nơi kín, bảo đảm tránh ánh sáng tia mặt trời, tránh ẩm ướt, nấm, chuột bọ... ở nhiệt độ 4o - 8oC. Có thể bảo quản vaccin ở nhiệt độ dưới 0oC.

- Vận chuyển bằng mọi phương tiện với điều kiện bảo quản vaccin dưới  8o

Đối phó với bệnh quai bị

TP - Mọi lứa tuổi và giới tính khi chưa có miễn dịch với virus quai bị đều có thể mắc bệnh quai bị. Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp và có thể gây ra biến chứng, tuy vậy, vẫn phòng ngừa được.

Bệnh dễ lây

Bệnh quai bị do virus họ Myxovirus gây nên. Người đang mắc bệnh quai bị sẽ lây cho người lành chưa có kháng thể chống virus quai bị. Bệnh quai bị khởi đầu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai).

Thời kỳ ủ bệnh (nung bệnh) kéo dài khoảng từ vài ba tuần lễ. Sau đó là xuất hiện sốt cao đột ngột (38 - 39oC), kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém. Vì vậy trong thời kỳ này có thể nhầm với một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, phế quản cấp tính.

Sốt cao, kéo dài từ 1 đến 3 ngày thì tuyến nước bọt, hạch lân cận sưng to và nuốt đau. Đầu tiên là tuyến nước bọt và hạch góc hàm một bên sưng, sau vài ngày thì tiếp tục sưng tuyến nước bọt và hạch góc hàm đối diện.

Đặc điểm của sưng tuyến nước bọt là sưng 2 bên thường không cân xứng (một bên sưng to, bên đối diện có thể sưng nhỏ hơn). Một số trường hợp do tuyến nước bọt sưng quá to làm cho cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng cả bộ mặt.

Da vùng tương ứng với tuyến nước bọt bị căng, bóng, không đỏ nhưng khi sờ vào vùng da đó thì thấy nóng và người bệnh kêu đau. Đau ở 3 vị trí là góc thái dương - hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới làm cho nhai khó, nuốt khó.

Sốt kéo dài khoảng 10 ngày và khi hết sốt thì sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần. Viêm tuyến nước bọt do virus quai bị không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn), đây là một đặc điểm quan trọng trong chẩn đoán bệnh quai bị.

Những biến chứng hay gặp

Biến chứng hay gặp nhất là gây viêm tinh hoàn cho nam giới và viêm buồng trứng cho nữ giới ở lứa tuổi đang dậy thì và cả lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên ), có khoảng từ 10 đến 30% viêm tinh hoàn và thường xẩy ra một bên (viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn).

Thông thường thì sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 đến 7 ngày thì xuất hiện viêm tinh hoàn. Lúc này sẽ thấy xuất hiện sốt trở lại, đôi khi thân nhiệt cũng tăng cao hơn lúc sốt ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau.

Khi sờ vào tinh hoàn thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ. Ngoài ra có thể kèm theo viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh, thậm chí xuất hiện tràn dịch mào tinh hoàn trong trường hợp nặng. Viêm tinh hoàn kéo dài từ 3 - 5 ngày thì hết sốt.

Tinh hoàn cũng giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3 - 4 tuần lễ sau đó mới hết hẳn sưng, đau. Có bị teo tinh hoàn hay không phải theo dõi vài tháng.

Tuy vậy, tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị rất thấp (0,5%). Nếu teo tinh hoàn một bên thì mọi chức năng của tinh hoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi teo cả 2 bên thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh dục và sinh sản.

Nữ giới mắc bệnh quai bị cũng có thể bị viêm buồng trứng tuy rằng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Một số biến chứng khác như viêm tụy, viêm não, viêm màng não cũng có thể gặp trong bệnh quai bị nhưng không nhiều.

Tuy các biến chứng này với tỷ lệ rất thấp nhưng rất nguy hiểm bởi vì sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh cho nên cần hết sức cảnh giác. Vì vậy, khi nghi ngờ bệnh quai bị cần đi khám để được điều trị và tư vấn những điều cần thiết

Cách phòng bệnh hữu hiệu

Cần vệ sinh họng, miệng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Có thể súc họng, miệng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ có bán tại các quầy dược phẩm như nước muối sinh lý, a-xit boric 5% và một số dung dịch sát khuẩn khác.

Người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường và tránh tiếp xúc với những người chưa có miễn dịch chống quai bị, tối thiểu 10 ngày. Đối với người bệnh có viêm tinh hoàn cũng rất cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động mạnh khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Nên mặc xi-lip để treo nhẹ bìu lên.

Khi có nghi ngờ biến chứng viêm tụy, viêm não - màng não phải vào bệnh viện ngay để được khám và theo dõi một cách chặt chẽ. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nhưng các thuốc dùng điều trị hỗ trợ cũng không nên xem thường.

Cần đeo khẩu trang (cả người bệnh và người tiếp xúc) để tránh lây cho người khác. Trẻ em và người trưởng thành khi chưa có miễn dịch với quai bị thì cần tiêm vacxin phòng bệnh. Đây là biện pháp phòng bệnh có hữu hiệu nhất hiện nay.

Làm gì để quai bị không biến chứng?

Không phải tất cả những nhân bị quai bị ghé thăm đều sẽ bị vô sinh. Cái quan trọng là các teen phải làm như nào để quai bị không biến chứng làm teo tinh hoàn nhé.

1. Chủ động tiêm phòng quai bị với vắc xin

Thường thì khi bạn còn bé xíu khoảng 1 tuổi bạn đã được các mẹ bế đi tiêm phòng quai bị ở những cơ sở y tế rồi đấy. Khi ấy bạn thường được tiêm 02 mũi vắc xin phòng quai bị liền: lần 1 lúc 12 tháng tuổi, lần 2 từ 4-12 tuổi.

Thậm chí nếu như bạn được bắt đầu tiêm phòng sớm hơn khoảng từ 9 tháng tuổi thì sẽ nhận được 03 mũi tiêm: lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 từ 4-12 tuổi.

Làm gì để quai bị không biến chứng?

Ngoài ra, có một cách khác để đề phòng quai bị khi bạn chưa được tiêm vắc xin quai bị trước đó là phòng bệnh với globulin miễn dịch.

2. Tích cực điều trị bệnh khi bị quai bị ghé thăm

- Khi bị quai bị bất chợt ghé thăm, bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn và cách ly người thân để không lây bệnh cho người xung quanh.

- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chỉ ăn những thực phẩm dễ nuốt. Ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước để tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể.

Làm gì để quai bị không biến chứng?

- Liên tục giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng bị sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol.

3. Xử trí nhanh khi bị viêm tinh hoàn

Nếu không may bạn bị biến chứng viêm tinh hoàn khi bị quai bị, bạn phải xử trí thật nhanh nếu đang gặp biến chứng này.

- Đầu tiên, hãy mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau.

Làm gì để quai bị không biến chứng?

- Thăm khám bác sỹ và có thể dùng corticoid đúng liều bằng cách dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.

- Nếu tinh hoàn bị chèn ép quá nhiều, bạn có thể phẫu thuật giải áp nhé.

4. Cẩn thận đi siêu âm xét nghiệm tinh dịch

Để đề phòng những biến chứng quai bị có kèm theo viêm tinh hoàn – hiện tượng rất hay gặp sau tuổi dậy thì thì sau khi bị quai bị ghé thăm bạn khoảng chừng 2 tháng sau bạn nên kiểm tra siêu âm tinh hoàn xem có bình thường và có bị teo không nhé.

Làm gì để quai bị không biến chứng?

Đặc biệt với những nhân có một bên tinh hoàn to lên, đỏ, tấy đau hoặc hai bên bị sưng khi quai bị thì nhất thiết không được bỏ qua phương pháp siêu âm tinh hoàn này nhé. Cẩn thận hơn bạn có thể làm xét nghiệm tinh dịch để kiểm tra số lượng và chất lượng tinh trùng.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cho tôi hỏi nếu bé bị quai bị lúc nhỏ rồi thì sau đó có mắc lại bệnh đó nữa không? Xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
co chu nac lai nua chu.neu ban khong phong benh ki cho be
Bi 1lan ui se k bi lai dau ban
quai bi o tuoi day thi co phai tiem hay gi khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
E dag co bau khoang 5 den sau tuan ,e bi quai bi vay cho e hoi co anh huong gi toi thai k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Sau khi hết sốt và nhức đầu vậy thì thời gian bao lâu hai bên má mới có thể hết sưng
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý