Chữa bệnh táo bón sau khi sinh an toàn

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh táo bón sau khi sinh an toàn

19/04/2015 06:03 AM
244

Chữa bệnh táo bón sau khi sinh an toàn.Rất nhiều sản phụ sau khi sinh thường bị táo bón. Chị em thường có biểu hiện âm hư hoả vượng: sắc mặt không tươi nhuận, hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý không bình thường. Chúng tôi xin giới thiệu một số cách chữa bệnh táo bón cho phụ nữ sau khi sinh.







CÁCH CHỮA TÁO BÓN SAU KHI SINH AN TOÀN




Táo bón với phụ nữ sau khi sinh

Bị táo bón sau khi sinh là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bệnh này thường do một loạt các di chứng để lại sau khi sinh như mất máu, huyết hư, khí hư. Nếu không chữa trị kịp thời, bạn sẽ bị bệnh trĩ, rách hậu môn thậm chí xuất hiện sa tử cung… Nếu ăn uống bình thường sau khi sinh, nhưng đại tiện ít hoặc nhiều ngày không đi hoặc đi đại tiện cảm thấy đau, phân khô, cứng thì đó là một trong ba triệu chứng của đại tiện khó sau khi mới sinh.

Do khi sinh đẻ, phụ nữ mất nhiều máu, mồ hôi và khí huyết nên độ ẩm ướt ở ruột cũng mất đi nhiều khiến cho việc đại tiện gặp nhiều khó khăn. Hoặc do họ nằm nghỉ ngơi trên giường quá lâu và ít vận động nên hoạt động của nhu động ruột cũng giảm theo, cộng với vết thương ở dưới gây đau nên càng dễ hình thành táo bón.
Với phụ nữ tiền mãn kinh.
Phụ nữ tiền mãn kinh của người phụ nữ được tính từ độ tuổi 45-55, sau đó khoảng 2-3 năm, thường gọi là xung quanh kì mãn kinh. Sự thay đổi rõ rệt nhất ở phụ nữ trong giai đọan này là chức năng nội tiết của buồng trứng. Đây cũng là thời kì họ dễ bị táo bón hơn cả.

Đa số những người bị hội chứng tiền mãn kinh đều do chức năng thần kinh bị rối loạn, đặc biệt sự hưng phấn của thần kinh giao cảm gây ra ức chế cho hoạt động của dạ dày và ruột làm giảm nhu động ruột, từ đó xuất hiện táo bón. Do những thay đổi về tâm sinh lý, người bệnh hay ưu tư, suy nghĩ, ức chế, mất ngủ. Điều đó ảnh hưởng đặc biệt đến ăn uống, đặc biệt là chán ăn. Nếu ăn quá ít thì lượng thức ăn hấp thụ vào cũng ít. Điều này sẽ làm cho lượng thức ăn kích thích vào nhu động ruột bị thiếu hụt, sự vận động của ruột sẽ bị chậm lại, phân vận chuyển chậm nên phải lưu lại trong ruột già lâu hơn và bị hút hết nước, cho nên lượng phân quá ít. Trong khi đó, lượng nước lại thiếu nên không thể cung cấp đầy đủ chất kích thích cho tế bào phân hủy trong dịch ruột, phân lại vận hành kém nên lại càng bị khô cứng. Một số bệnh nhân khác lại lo âu, sợ sệt và không hoạt động thậm chí nằm mãi trên giường không dậy. Như thế họ càng làm đình trệ sự vận động của ruột và gây ra táo bón.

Táo bón ở mẹ là điều khá bình thường sau một vài ngày sinh nở.


Nếu bạn và em bé vẫn còn ở trong viện, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh ở đó. Cộng với việc ngại đi tiêu do vết khâu sau sinh con càng làm gia tăng chứng táo bón cho bạn.

Các lý do thể chất khác khiến người mẹ sau sinh dễ mắc táo bón:

- Mức độ cao của hormone progesterone còn sót lại trong thai kỳ có thể gây “táo”.

- Hệ tiêu hóa của bạn “ì ạch” đáng kể sau khi sinh con.

- Bạn có thể dùng thuốc giảm đau khi chuyển dạ, chẳng hạn như pethidine... Các loại thuốc có thể làm chậm hoạt động của ruột.

Hệ tiêu hóa của bạn có thể bị ảnh hưởng do:

- Bác sĩ sử dụng kẹp forcep trong quá trình chuyển dạ.

- Bạn đã có con trước đó.

- Bạn đang uống viên sắt hoặc thuốc chống trầm cảm – cả hai có thể gây táo bón.

- Do ảnh hưởng từ các mũi khâu.

Đi tiêu không làm tổn thương các mũi khâu

Khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu) vẫn còn cảm giác tê liệt. Điều này là do các dây thần kinh bên trong và xung quanh âm đạo bị kéo giãn sau khi bạn sinh con. Vì thế, vết khâu không thể rách nếu bạn đi tiêu.

Nhớ rằng, lo lắng có thể khiến bạn khó đi tiêu hơn. Hãy thư giãn và đánh lạc hướng bản thân bằng cách đọc một cuốn sách hoặc một tờ tạp chí khi bạn đang ở trong toilet.

Để tránh táo bón

Bắt đầu ăn và uống thường xuyên sau khi sinh. Hãy thử các loại thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là hoa quả và uống đủ nước. Nước sẽ làm phân mềm và dễ bị đẩy ra ngoài hơn. Bầu không khí ở các bệnh viện thường rất khô và bạn có thể dễ dàng bị mất nước mà không nhận ra.

Cho con bú cũng có thể làm bạn mất nước; vì thế, bạn càng phải uống đủ nước. Nên đi dạo một chút vì nếu ngồi hoặc nằm lâu, bạn càng dễ bị táo bón.

Nếu cảm giác buồn đi tiêu, đừng cố nín. Hãy thoải mái khi ở toilet (nhiều người mẹ e ngại toilet bệnh viện). Khi ngồi, nâng cao gót chân, giữ cho ngón chân trên sàn. Đầu gối nên để cao hơn so với hông của bạn. Nếu có thể, hãy đặt chân lên một chiếc ghế thấp. Điều này khiến đầu gối được nâng cao. Nghỉ ngơi khủy tay trên đầu gối. Tư thế ngồi dễ đi tiêu tương tự ngồi xổm. Một số mẹ thấy dễ đi tiêu bằng bô hơn là ngồi toilet.

Khi đã ‘gắng’ mà vẫn không ‘đi’ được

Rặn không giúp giảm táo bón mà còn làm bạn bị đau. Hãy thử:

- Ăn cái gì đó hoặc uống một cốc nước quả có thể thôi thúc bạn muốn “đi”. Điều này có thể xảy ra 15-30 phút sau đó.

- Đừng ngồi ngay sau khi ăn hoặc uống, đi bộ ngắn giúp ích hơn.

- Hãy nhận biết các tín hiệu khi bạn muốn đi tiêu. Đừng quá bận rộn để bỏ lỡ các tín hiệu.

- Đừng dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón (một số thuốc giảm đau...). Hãy hỏi bác sĩ của bạn về vấn đề này.

- Ăn cơm với rau củ, ăn thêm hoa quả và uống nước.

- Hãy chắc chắn bạn luyện tập mỗi ngày.

- Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có những vết nứt ở hậu môn. Đây là điều có thể làm “táo” nặng hơn.

- Nếu không thể đi tiêu sau 2-3 ngày, hãy hỏi bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc nhuận tràng cho bạn.

Ăn uống chữa táo bón sau sinh

Cháo vừng đen: Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Vừng đen, gạo xay nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp mắm muối, xào chín bằng dầu thực vật. Cho gạo, vừng đen vào nồi cùng với 250ml nước đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho thịt lợn nạc vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Cháo khoai lang: Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ vàng rửa sạch giã nhỏ. Khoai lang rửa sạch cắt vừa miếng, tất cả cho vào nồi thêm 300ml nước, đun cho khoai nhừ, quấy đều cho thành cháo, thêm đường đỏ, đun tiếp đến khi sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Theo dõi nếu thấy đại tiện ngày 1 lần là được, ngừng ăn cháo.

Cháo bầu dục lợn: Bầu dục lợn 1 đôi (250g), gạo ngon 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Nghệ vàng rửa sạch giã nhỏ. Bầu dục làm sạch thái vừa miếng ướp mắm muối, nghệ sau 10 phút kẹp nướng trên than hồng cho tới chín. Gạo xay thành bột cho vào nồi thêm 250ml nước, đun lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bầu dục vào, đun tiếp đến khi cháo sôi lại khoảng 10 phút là được. Ngày ăn 1 lần. Cần ăn liền 2 - 3 ngày.

Cháo cà rốt: Cà rốt 200g, cuộng rau bắp cải 100g, gạo ngon 100g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Cà rốt cạo sạch, mài nhỏ hay nạo thành sợi. Cuộng bắp cải rửa sạch thái nhỏ. Gạo ngon xay thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp mắm muối, xào chín bằng dầu thực vật. Cho bột gạo vào nồi thêm 250ml nước, đun nhỏ lửa, cháo sôi cho cà rốt, cuộng bắp cải vào quấy đều đến khi cháo sôi lại, cho thịt lợn vào đun tiếp một lúc là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Gà hấp khoai tây: Gà 1 con nhỏ (300g), khoai tây 100g, nghệ đen 10g, cà rốt 50g, gừng tươi 3g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Khoai tây bỏ vỏ rửa sạch. Cà rốt, gừng, nghệ đen đều mài nhỏ, trộn đều với bột ngọt, bột gia vị. Gà làm sạch mổ moi bỏ nội tạng, chân, đầu. Cho khoai lang, cà rốt, nghệ, gừng vào bụng gà khâu kín, đem hấp cách thủy. Khi gà chín, cho sản phụ ăn nóng lúc đói, ngày ăn 1 lần. Cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Gà hấp táo tàu: Gà 1 con nhỏ (300g), táo tàu 5 quả, vừng đen 50g, nghệ đen 10g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, mổ moi bỏ nội tạng, cho vừng đen, táo tàu, nghệ đen, bột ngọt, bột gia vị vào bụng gà khâu kín, đem hấp cách thủy. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 ngày.

Chè chuối tiêu: Chuối tiêu 3 quả, đường trắng 30g. Chuối tiêu chọn quả chín, bỏ vỏ cho vào đánh nhừ như kem, thêm 200ml nước quấy đều, đun trên lửa nhỏ, chè sôi cho đường trắng vào đun tiếp, đường tan hết là được. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 3 ngày.

Chè mật ong: mật ong 30g, vừng đen 100g, gừng tươi 3g. Vừng đen, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước đun trên lửa nhỏ, khi chín cho mật ong vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Chè đu đủ: Đu đủ chín 300g, đường trắng 30g. Đu đủ chín bỏ vỏ và hạt, xay nhỏ, cho đường trắng vào đánh cho tan đều, đun lửa nhỏ đến khi chè sôi là được. Ngày ăn 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.

Chè khoai sọ: Khoai sọ 300g, đường trắng 30g, gừng tươi 3g. Khoai sọ bỏ vỏ, xay nhỏ cùng với gừng, thêm 150ml nước đun nhỏ lửa, khi sôi cho đường trắng vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 - 5 ngày.

Cao dầu vừng: Dầu vừng 100g, mật ong 200g, gạo nếp 100g. Dầu vừng và mật ong cho lẫn vào với nhau quấy đều đun lửa nhỏ. Gạo nếp xay thành bột. Khi dầu vừng sôi thì cho bột gạo nếp vào quấy đều, bột gạo chín là được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15g pha với nước sôi uống.

Nước hạt tía tô: Hạt tía tô 10g, hoa vừng đen 15g. Hạt tía tô, hoa vừng đen rửa sạch cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống 2 - 3 ngày.

Để phòng bệnh, chị em nên ăn nhiều các thức ăn mềm, dễ tiêu, thực phẩm có chất xơ như rau tươi, quả chín...; không nên ăn các chất quá cay nóng như ớt, hạt tiêu và các chất kích thích như cà phê, chè, rượu, thuốc lá...


Cà rốt ‘thổi bay’ táo bón sau sinh


Em sinh bé đầu lòng là Xuka được 3 tháng rưỡi. Hồi mới sinh tự dưng  em bị táo bón nặng. Các mẹ không biết chứ, nói ra thì ngại nhưng mỗi lần vào em vào nhà vệ sinh là phải ngồi trong đó cả tiếng đồng hồ, mồ hôi tứa ra đầm đìa mặt mũi, quần áo (mặc dù thời tiết thì vẫn đang rét run lập cập).  Khổ sở  vô cùng các mẹ ạ, em đau tới kinh hoàng, phát khóc luôn.

Em đã cố gắng ăn nhiều rau, uống nhiều nước, vận động nhiều lắm đấy. Thế mà tình hình không cải thiện được gì cả. Có lần đi bị chảy máu tong tỏng. Em hoảng quá định bụng mua thuốc nhưng lại nghĩ rằng đang cho con bú nên chẳng dám uống.

Chị gái thấy em lần đầu làm mẹ mà lại khổ sở vì bệnh tế nhị này nên ngay lập tức tư vấn cho em cách làm cách chữa táo bón cho phụ nữ sau sinh cực tốt, đấy là cháo cà rốt. Chị bảo rằng, phụ nữ sau khi sinh bị mất nhiều máu nên hay bị táo bón, ngày trước chị em sinh mấy đứa nhỏ kia cũng vậy thôi. Đây là nỗi khổ khó nói ra của rất nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh con. Hiện tượng này kéo dài, nếu không có cách xử lý thì không những gây khó chịu cho chính người mẹ, mà để lâu còn có thể dẫn tới những bệnh lý khác như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con.

Cà rốt ‘thổi bay’ táo bón sau sinh - 1

Cà rốt được nhiều người tán dương gọi là "nhân sâm bình dân" đấy! (ảnh minh họa)

Thấy món cháo đơn giản, dễ làm nên em làm theo ngay hướng dẫn của chị và áp dụng chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày thế mà em thấy có hiệu quả ngay tức thì.

Các mẹ sau sinh bị chứng táo bón thì bắt tay vào làm ngay thôi. Cà rốt chứa nhiều carotene và vitamin B1, vitamin B2, niacin, vitamin C, protein, chất béo, đường, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho…,do vậy món ăn này được nhiều người tán dương gọi là "nhân sâm bình dân" đấy! Sự kết hợp của các thành phần gạo, thịt, rau, củ sẽ mang lại cho bà bầu một bát cháo ngon đủ chất dinh dưỡng.

Nguyên liệu chuẩn bị

Cà rốt: 200g

Gạo tẻ: 100g

Thịt nạc: 59g

Hành lá + Hành khô: 5, 6 nhánh

Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, mì chính, nước mắm

Cà rốt ‘thổi bay’ táo bón sau sinh - 2

Món cháo hoàn thành đầy đủ dinh dưỡng mà nhuận tràng cực tốt. (ảnh minh họa)

Cách chế biến

- Gạo vo, rồi ngâm sạch, vớt ra để ráo.

- Cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành hình quân cờ.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ, ướp gia vị.

- Đun nóng dầu, cho hành khô vào phi thơm, cho thịt băm và cà rốt vào xào thơm 1 phút, cho một lượng gia vị thích hợp vào rồi trộn đều, lấy ra.

- Nấu sôi nước, cho gạo, thịt và cà rốt đã xào vào nấu sôi, hạ nhỏ lửa đến khi hạt gạo nở như hoa, cà rốt mềm thì nêm gia vị vào.

- Cuối cùng cho thịt lợn băm đã xào và hành ăn nóng.


7 lời khuyên giúp tránh xa táo bón sau sinhh

Lý giải về hiện tượng này, các chuyên gia y tế cho rằng chủ yếu do chức năng tiêu hóa bị giảm đi, dạ dày co bóp yếu, thức ăn bị đọng lại trong thời gian dài. Thêm nữa là sau khi sinh, vùng cơ xương chậu bị tổn thương ít nhiều nên cung cấp lực co bóp không đủ. Đồng thời, chế độ ăn uống của bà bầu thường có nhiều chất dinh dưỡng mà thiếu các chất xơ.

Một nguyên nhân nữa là một số chị em do sợ đau hoặc đi lại khó khăn nên có thói quen đi vệ sinh bằng bô chuyên dụng ngay trên giường trong thời gian đầu sau khi sinh cũng góp phần “tiếp tay” cho hiện tượng
táo bón.


CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH TÁO BÓN CHO PHỤ NỮA SAU KHI SINH


1. Chú ý đến chế độ ăn uống:

Các chị em nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau và trái cây. Rau chân vịt, cần, mướp đắng, rau muống và các loại quả như: chuối, táo, lê, là những thực phẩm rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Một điều cần chú ý là tuyệt đối không nên ăn chuối tiêu còn xanh bởi không những không có hiệu quả mà còn gây táo bón tệ hơn.

2. Tập thể dục sau khi sinh:

Sau khi đã hết ở cữ, nếu nằm lỳ một chỗ trên giường, ít
vận động thì bạn đã khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, càng dễ gây nguy cơ táo bón. Vì vậy, bạn nên tránh nằm bất động trong thời gian dài mà nên đi lại, vận động cơ thể và tập các bài thể dục phù hợp. Theo các bác sỹ sản khoa, hai ngày sau khi sinh, sản phụ đã có thể tự ngồi dậy và di chuyển khỏi giường của mình.

7 lời khuyên giúp tránh xa táo bón sau sinh 1



3. Uống nhiều nước:

Do mất nhiều máu trong quá trình sinh con và cần tiếp tục bài thải sản dịch sau khi sinh nên sản phụ cần được bổ sung nhiều nước. Bạn nên
uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước muối nhạt, nước canh rau, sữa đậu nành và nước trái cây tươi.

4. Giữ tinh thần vui vẻ:

Tâm trạng buồn bã, bi quan sẽ cản trở quá trình co bóp của dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Người nhà và bản thân sản phụ nên biết điều này để tránh các kích thích tinh thần không đáng có.

5. Thực hành bài tập Kegel:

Một điều đáng ngạc nhiên là bài tập này giúp điều trị táo bón thành công đến 70%. Bạn có thể thực hành bài tập Kegel theo tư thế đứng hoặc nằm đều được và có thể bắt đầu ngay từ ngày thứ hai sau khi sinh con.

6. Nghỉ ngơi thư giãn:

Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và thể lực tốt nhất.

7. Sử dụng thuốc hỗ trợ đại tiện:

Nếu tất cả các biện pháp đã được áp dụng mà không tránh được chứng táo bón thì bạn nên sử dụng loại thuốc có tác dụng làm mềm phân để dễ đại tiện hơn. Nên xin chỉ dẫn cụ thể của bác sỹ khi dùng thuốc.






Cách chữa táo bón đơn giản mà hiệu quả
Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả
Bài thuốc chữa bệnh táo bón đơn giản hiệu quả cao
Ăn gì chữa táo bón
Chữa bệnh táo bón cho trẻ 3 tuổi an toàn hiệu quả .
Chữa bệnh táo bón bằng thuốc nam rất hiệu nghiệm -
Các món ăn trị bệnh táo bón
Bà bầu bị táo bón
Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai
Chữa bệnh táo bón cho bà bầu an toàn nhanh khỏi








(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý