Cách chọn giày đá bóng chuyên nghiệp nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách chọn giày đá bóng chuyên nghiệp nhất

19/04/2015 09:02 AM
585

Cách chọn giày đá bóng chuyên nghiệp nhất. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại giầy thể thao với mẫu mã, chủng loại và chất lượng khác nhau, đôi khi khiến người tiêu dùng rất khó khăn để lựa chọn một đôi giầy ưng ý.






CÁCH CHỌN GIÀY ĐÁ BÓNG CHUYÊN NGHIỆP NHẤT

chon giay cho be.jpg

Đá bóng trên sân cỏ nhân tạo, bé không sợ bị đau

Nhãn hiệu giầy thể thao nổi tiếng, với chất lượng tốt và kiểu dáng phong phú sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy yên tâm. Đối với giầy thể thao chất lượng , ngoài hình thức đẹp ưa nhìn, giầy còn rất nhẹ, hỗ trợ nhiều cho người sử dụng bởi sự thoải mái và các tính năng hiện đại.

 Nếu bạn chọn giầy không phù hợp, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái bởi các thao tác khó chính xác, dễ té ngã dẫn đến sai khớp... 

Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giầy lên một mặt phẳng, xem chiếc giầy có cân đối không. Giầy không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giầy và đầu gót giầy đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh. Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giầy để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giầy. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng. 

Bạn nên thử giầy buổi chiều lúc đó chân bạn sẽ nở ra đảm bảo cho giầy không bị chật. Và bạn phải chọn giầy đúng kích cỡ có thể hơi rộng một chút không nên chọn giầy nhỏ hơn chân dù bạn rất thích mẫu giầy đó.

Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít.

Với những người chơi thể thao thường mang giầy thường xuyên, ít thay vớ, trong môi trường ẩm và tối luôn giúp cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là nấm chân. Khi gan bàn chân, kẽ ngón và viền móng chân bị ngứa và nổi mẩm, cần nghĩ ngay đến bệnh nấm chân. Bệnh nhiễm nấm ở móng chân là một bệnh thường gặp tuy nhiên lại rất ít trường hợp phát hiện ra sớm để điều trị kịp thời. 

Phong trào bóng đá sân cỏ nhân tạo đang phát triển với tốc độ chóng mặt trong khoảng 4-5 năm trở lại đây, chính vì vậy những người yêu thích thể thao cũng bắt đầu đưa những đôi bata Thượng Đình, Thasaco… vào góc tủ để thay vào đó là những đôi adidas, Nike, Prowin,.. (bất kể authentic hay fake) với màu sắc bắt mắt, kiểu đinh khác nhau. Tuy vậy không phải ai cũng biết cách chọn những đôi giày phù hợp để thi đấu ở những mặt sân khác nhau, cũng như phù hợp với vị trí thi đấu, tăng hiệu năng thi đấu và giảm thiểu chấn thương nhất. Vì vậy thế giới cỏ nhân tạo chia sẻ bài viết này như là một lời khuyên hữu ích cho anh em khi mua giày để thi đấu nhằm tránh “tiền mất tật mang”. Những kinh nghiệm này là do chúng tôi đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân và nghiên cứu cách sử dụng giày đá bóng trên mặt sân cỏ nhân tạo từ các nước Châu Âu

Các loại giày đá bóng và cách chọn lựa

Giày là một vật dụng quan trọng khi đá bóng song ở mỗi điều kiện khác nhau về thời tiết, mức độ di chuyển hay từng kiểu đá sẽ ảnh hưởng đến từng thiết kế của mỗi đôi giầy.

giày đá bóng

Một số loại giầy cơ bản

- Giấy đinh liền

- Giầy đinh rời

- Giầy đá bóng trong nhà

- Giầy đá bóng trên sân cỏ

- Dép Sandals

+ Giầy đá bóng đinh liền : loại giầy này khá đơn giản. Với chất liệu thiết kế bằng chất cao su và chất nhựa rắn phần trên đầu mũi giấy nên rất khó tháo rời được song chính điều này giúp tăng độ khỏe và khả năng điều khiền cho giầy. Loại giầy này phù hợp với mọi điều kiện thời tiết và địa hình, mức độ đá bóng đồng thời sử dụng khá an toàn.

+ Giầy đá bóng đinh rời: Loại giấy này được tán đinh trên mũi giầy bằng xoắn đinh ốc và bạn có thể thay thế dễ dàng. Đồng thời bạn có thể thay đổi được chiều dài của giầy hay thay đổi giầy tùy theo điều kiện đá bóng hay thời tiết. Sản phẩm này thích hợp sử dụng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hay bãi sân cỏ.

+ Giầy đá bóng trong nhà: Loại giầy này nhẹ giống như giầy dùng tròng tennis và được thiết kế chuyên dụng dùng cho đá trong nhà hay phòng tập rất dễ điều khiển. Đặc  biệt phần trên mũi giầy được chế tạo bằng chất cao su nhằm giúp cho người mang dễ dàng điều khiển khi đá bóng.

+ Giầy đá bóng trên sân cỏ: loại giầy này chuyên dụng thiết kế đá bóng ngoài trời, phần mũi giầy được làm theo khuôn mẫu nổi tán đinh, đặc biệt sử dụng tốt trong mọi điều kiện thời tiết.

+  Dép Sandal: Sản phẩm này khá dễ sử dụng cho phép bạn có thể tháo ra hay lắp vào một cách dễ dàng mà vẫn cho bạn hiệu quả thi đấu tốt. Ngoài ra nhiều đôi tốt còn có tác dụng mát xa chân.

Chất liệu : gồm 2 chất liệu chính là bằng da và sợi tổng hợp.

-    Sợi tổng hợp: Chất liệu này thường được dùng để sản xuất các loại giầy dùng trong thi đấu và những người đá bóng có kỹ thuật trung bình. Tuy nhiên loại giầy làm bằng chất liệu này thì rẻ là giầy làm bằng da nhưng cho cảm giác kém hơn giầy da đồng thời không sử dụng lâu trong một thời gian dài song lại có thể đá tốt trong những điều kiện kém và dễ dàng lau khô, giặt sạch khi sử dụng.

-   Da: Giầy đá bóng làm bằng chất liệu này cho bạn cảm giác rất tốt khi sử dụng song lại khá đắt. Với loại giầy này thì rất bền và đá khỏe trong khi đá đặc biệt với một số loại da mềm thì cảm giác bóng lại càng tốt hơn nhưng độ bền không tốt. Một đặc tình nữa của loại giầy này là có khả năng hút ầm  nhưng chống thấm nước. Tuy vậy, bạn cũng không nên sử dụng trong điều kiện môi trường ẩm ướt.

Chọn size giầy đá bóng: Size giầy đùng để đá bóng thì cũng giống như giầy thường song nó được thiết kế cao hơn so với giầy Tennis nhằm mục đích mang lại cảm giác bóng tốt và dễ điều chỉnh hơn. Khi sử dụng hầu hết các loại giầy đá bóng đều bị giãn ra khi sử dụng nên bạn cần lưu ý khi chọn size giầy phù hợp với chân của mình.

Chọn giày theo mặt sân:

Ở Việt Nam mặt sân cỏ nhân tạo đã chiếm một số lượng lớn trong hệ thống sân bóng đá cho người yêu thể thao cả nước. Kèm theo đó các dịch vụ ăn theo như bán giày đá bóng trên sân cỏ nhân tạo cũng mọc nên như nấm sau mưa.  Tuy nhiên nếu không chọn đúng loại giày thi đấu sẽ làm giảm khả năng thi đấu dễ dẫn đến chấn thương như sai khớp, lật cổ chân 

Có 2 loại thích hợp cho sân cỏ nhân tạo là AG và TF.

- TF (Turf Floor) hay quen gọi là giày đinh dăm:

san 11 nguoi.jpg

Thực sự loại giày này thiết kế là để đá trên các sân đất chứ không phải cỏ nhân tạo, tuy nhiên với sự ra đời của nhiều sân cỏ nhân tạo do các đơn vị thi công không có kinh nghiệm chất lượng sân không cao, chất lượng cỏ, cao su không đạt chuẩn thì anh em thường sử dụng loại giày này. Đinh hay có dạng như trong hình, thường bằng nhựa (thường là đế của adidas) hoặc cao su (đinh dòng Nike Mercurial Victory mới thuần 100% cao su) hoặc có mặt cả hai chất liệu.

Nếu mới chuyển từ bata hoặc Thasaco sang đá cỏ nhân tạo thì Thế Giới Cỏ Nhân Tạo khuyên các bạn NÊN sử dụng giày đế này, vì nó có độ cao không lớn, phân bố đều khắp mặt giày, giúp những người mới tập chơi hoặc mới chuyển từ sân đất, giày đế bệt qua có cảm giác với sân thật nhất.

Nhược điểm của TF là đá vào hôm nào trời nắng to thì chân sẽ rất nóng 

- AG (Artificial Grass): 

Đây mới đúng là dòng giày để đá ở các sân cỏ nhân tạo, Tuy nhiên loại giày này chỉ NÊN sử dụng với các sân có được thi công tốt được thực hiện bởi các đơn vị hàng đầu nếu đá không quen trên các sân kém chất lượng sẽ rất dễ chấn thương. Đinh bằng nhựa, thường dạng tròn (trừ adidas mấy dòng gần đây thích đinh tam giác đặc ruột), cao hơn đinh TF nhưng chưa bằng đinh FG/SG. Nếu mới tập đá sân cỏ nhân tạo thì 

ĐỪNG nên đi giày này. Bản thân người viết cũng phải đi TF hơn 1 năm mới chuyển qua đá AG. 

giay dinh.jpg


Cách chọn size giày bóng đá

Để xác định được chính xác cỡ giày cho đôi chân, bạn hãy thực hiện đúng như các bước hướng dẫn sau nhé!

PHẦN I: HƯỚNG DẪN CÁCH ĐO SIZE GIÀY

Quy ước:
Chiều rộng bàn chân là N
Chiều dài bàn chân là L

Bước 1: Chuẩn bị.
- Một mãnh giấy lớn hơn so với bàn chân.
- Một cây bút chì.

Bước 2: Vẽ kích cỡ.
- Đặt tờ giấy xuống sàn, sau đó đặt và giữ chân bạn thật chắc chắn trên tờ giấy.
- Dùng bút chì để vẽ lại khung chân của bạn. Để chính xác thì bạn phải đặt bút thẳng đứng và vuông góc với tờ giấy, vạch chính xác theo khuôn hình của chân bạn.
- Bạn hãy chắc chắn là không được xê dịch chân khi bạn tạm dừng bút chì.
- Bạn có thể tự đo bàn chân mà không cần ai trợ giúp.

Bước 3: Đánh dấu các số đo L và N.
- Sử dụng bút chì để vẽ đường thẳng chạm vào các điểm trên cùng, dưới cùng và cả hai bên của bản phác thảo bàn chân của bạn (Hình 1).

Hình 1

Bước 4: Đo lường L.
- Sử dụng thước để kẽ và đo chiều dài từ phía dưới dòng kẽ trên đến dòng kẽ dưới mà bạn đã vẽ. Hãy chắc chắn rằng bạn đo trên đường thẳng vuông góc với hai đường kẽ trên và dưới.
- Sau khi đo xong bạn có thể làm tròn số trong khoản 0,5cm. Bạn nên làm tròn xuống vì khi vẽ khuôn chân của bạn, các đường kẽ thường chiếm thêm một chút so với kích thước thật của bàn chân bạn.

Bước 5: Tìm và lấy kích thước giày phù hợp.
- Ghi con số này lại để so sánh trên bảng cỡ giày đã được tính sẵn (Bảng 1) hoặc tìm cỡ giày của bạn trên Thang đo.
- Áp dụng công thức sau để xác định cỡ giày của bạn trên Thang đo (Bảng 2): L + 1,5 cm = cỡ giày.
Ví dụ: L = 24,5cm, Cỡ giày của bạn sẽ là: 24,5cm + 1,5cm = 26cm.
Theo Thang đo (Bảng 2) trên thì cỡ giày là: Cỡ Pháp: 39; Cỡ Mỹ: 6; Cỡ Anh: 5,5; Cỡ Nhật: 245.

Lưu ý: 
- Thời gian tốt nhất để đo cỡ giày của bạn là vào lúc cuối ngày, khi đôi chân của bạn được thư giãn hoàn toàn. 
- Nếu có sai số giữa hai bàn chân, bạn hãy chọn đôi giày có cỡ bằng với chân lớn hơn của bạn.


Bảng 1: Bảng cỡ giày đã được tính sẵn

NAM

NỮ

(mm)

Cỡ Mỹ

Cỡ Anh

Cỡ Pháp

(mm)

Cỡ Mỹ

Cỡ Anh

Cỡ Pháp

231

4.5

4

37

205

2.5

1

33

236

5

4.5

37.5

212

3

1.5

34

238

5.5

5

38

214

3.5

2

34.5

245

6

5.5

39

218

4

2.5

35

248

6.5

6

39.5

225

4.5

3

36

251

7

6.5

40

228

5

3.5

36.5

258

7.5

7

41

231

5.5

4

37

262

8

7.5

41.5

236

6

4.5

37.5

265

8.5

8

42

238

6.5

5

38

270

8

8.5

43

245

7

5.5

39

273

9.5

9

43.5

248

7.5

6

39.5

279

10

9.5

44

251

8

5.5

40

281

10.5

10

44.5

258

8.5

7

41

285

11

10.5

45

Ghi chú: Chiều dài thực của bàn chân (mm).
Trên đây là bảng tính sản tương đối giữa các cỡ size, chi tiết xem Thang đo (Bảng 2).


PHẦN II: THANG ĐO

Bảng 2: Thang đo
 






Chọn giầy thể thao theo dáng người
Cách chọn giày cao gót
Đi bộ và chạy bộ phương pháp nào tốt hơn?
Cách khử mùi hôi trong giầy
Cách đi giày cao gót
Phối hợp quần áo và giày dép phong cách Hàn Quốc
Cách phối đồ đẹp cho nữ
Cách làm hết chai chân nhanh chóng chỉ bằng .
Phương pháp ăn kiêng das






(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý