Món ngon bổ dưỡng cho người cao tuổi luôn khỏe mạnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Món ngon bổ dưỡng cho người cao tuổi luôn khỏe mạnh

19/04/2015 09:37 AM
4,402

Món ngon bổ dưỡng cho người cao tuổi luôn khỏe mạnh. Dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe đối với tất cả mọi người, nhất là với người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người cao tuổi tránh được nhiều bệnh tật và khỏe mạnh hơn. Do vậy, khi bước sang tuổi 50, người cao tuổi cần có chế độ ăn uống hợp lý.


Trong chế độ dinh dưỡng của người già cần chú ý

Nên chọn những thực phẩm dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa, đảm bảo đủ chất đạm nhưng không quá nặng nề đối với đường tiêu hóa. Nên trong khẩu phần ăn của người già nên giảm ăn thịt, tăng cường các loại cá chế biến theo phương pháp hấp, luộc hạn chế chiên, xào nhằm đảm bảo hàm lượng vitamin và khoáng chất, giảm chất béo hơn thế nữa thức ăn có độ mềm nhất định sẽ giúp người già dễ dàng thưởng thức và hấp thu hơn.

Giảm áp lực cho dạ dày về đêm

Do hệ tiêu hóa kém hơn, quá trình tiêu hóa thức ăn của người già cũng diễn  ra chậm hơn nên buổi tối cần ăn ít hơn một chút và ăn sớm, tốt nhất là trước 7h tối và nên có những bữa lót dạ nhẹ nhàng 2 tiếng trước khi đi ngủ bằng một chút sữa nóng sẽ giúp các cụ ngủ ngon hơn.

Hạn chế chất đường, chất béo, ăn mặn và uống rượu bia

Sử dụng nhiều thực phẩm trên khiến người già dễ gặp phải các bệnh về tim mạch, máu nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, cao huyết áp...Vì vậy, người già cần hạn chế các thực phẩm như bánh kẹo, đồ khô mặn, mỡ động vật, không nên uống rượu bia, nước ngọt, trà hoặc cà phê đặc.

Vài lời khuyên về chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi 1

Uống nước, bổ sung hoa quả, vitamin và khoáng chất

Người già thường ít có cảm giác khát nước, nên cần chú ý uống nước đầy đủ, một ngày khoảng 7- 8 ly nước sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn và giảm các nguy cơ về táo bón.

Các loại rau củ được xem là “bạn” của người già như: cam, bưởi, dưa hấu, đu đủ… cung cấp nhiều vitamin C và cũng là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A giúp tăng sức đề kháng. 

Uống sữa để bổ sung dinh dưỡng

Vài lời khuyên về chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi 2

Uống 1 -2 ly sữa mỗi ngày là một cách khá hiệu quả để bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt cho người già.

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý việc lựa chọn sữa cho người già sẽ không đơn giản như với trẻ em hay người trưởng thành do các nguy cơ về bệnh béo phì và mỡ máu tăng cao.

Nên chọn những sản phẩm cân bằng và bổ sung dưỡng chất cho người già, có khả năng cung cấp đủ dinh dưỡng thay thế bữa ăn khi khả năng ăn uống bị hạn chế. Chọn các loại sữa có MUFA, PUFA, Choline, Canxi,FOS để tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch, xương chắc khỏe và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, nên chọn các loại sữa không chứa đường lactose vì ở một số người cơ thể bị thiếu men lactose nên khi uống các loại sữa chứa đường lactose có thể sẽ gây ra đau bụng, tiêu chảy.

Khi chọn sữa cần quan tâm đến cả hương vị, chọn những loại sữa có vị ngọt tự nhiên để người già dễ uống và cảm thấy ngon miệng hơn.


Người cao tuổi cần nên ăn thật ngon


Tuy không hẳn vì bất hiếu, nhưng do định kiến là người cao tuổi không cần ăn nhiều, nên không thiếu người già bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng một cách oan uổng! Thêm vào đó là nhiều người lớn tuổi phải kiêng cữ, thường khi thái quá do con cháu ép buộc, vì bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu… Vấn đề chưa dừng lại ở điểm cơ thể người cao niên vì thế mà thiếu dưỡng chất.

Do đó mà sức đề kháng bị xói mòn khiến bệnh bội nhiễm cũng như bệnh do thoái hóa cơ khớp trở thành mối đe dọa thường xuyên cho cơ thể vốn vừa nhạy cảm, vừa dễ thiếu nước khi tuổi đời chồng chất. Nếu xét về mặt dược lý, bữa ăn của người cao tuổi thậm chí quan trọng không kém viên thuốc đặc hiệu. Quan điểm người cao tuổi phải e dè với từng miếng ăn, là một sai lầm nghiêm trọng.

Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy hình thức ăn uống dồi dào rau quả tươi, nhiều cá biển, và nhất là ngon miệng, là chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho người già. Bằng chứng là người cao tuổi ở Địa Trung Hải ít bị nhồi máu cơ tim, nhờ khẩu phần đa dạng với thực phẩm “xanh” chiếm tối thiểu 60% tổng lượng.

Người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới, nhờ thực đơn hầu như không bao giờ thiếu cá biển và đậu nành. Ngược lại, người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão ở Hoa Kỳ, nơi chế độ ăn uống kiêng cữ được đặt lên hàng đầu, lại có tỷ lệ tai biến mạch máu não và tử vong vì nhồi máu cơ tim vượt xa các nước khác!

Từ nhận thức đó, thay vì tiếp tục đề cao hình thức kiêng khem, đa số chuyên gia dinh dưỡng ở khắp nơi đã đồng lòng tán dương chế độ dinh dưỡng mang nhiều nét “đổi mới” cho người già, dựa trên các nguyên tắc như sau:

· Người cao tuổi nên ăn tất cả những món ưa thích và ngon miệng, miễn là với số lượng không gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa và không quá thừa cân.

· Khẩu phần hàng ngày càng đa dạng càng tốt, càng ít thực phẩm công nghiệp càng hay, không dùng thức uống vô chai, đóng lon.

· Chắc chắn uống đủ nước trong ngày bằng cách chú trọng các món cung cấp nước như rau, trái, món canh…, thay vì uống nước, vì nhiều người già thường chỉ uống khi khát.

· Đừng nấu cho người cao tuổi các món ăn tuy bổ dưỡng về thành phần nhưng với khẩu vị nuốt không vô!!! Đừng quên cảm giác ngon miệng là đòn bẩy cho sức kháng bệnh.

· Không nhất thiết phải cữ muối tuyệt đối, nếu không có y lệnh của thầy thuốc trong giai đoạn bệnh tim mạch cấp tính.

· Không nên thiếu món ngọt, nếu thực khách chưa bị bệnh tiểu đường.

· Luôn luôn có rau quả tươi trong khẩu phần.

· Nên chia ra nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ngày ba bữa đúng giờ.

· Một ly nhỏ rượu vang cho mỗi bữa ăn là điều nên làm.

· Chỉ tránh các món ăn gây dị ứng, món chiên rán nếu đã có bệnh trên đường tiêu hóa như viêm đại trường mãn, viêm ruột dị ứng, trĩ, xơ vữa động mạch…

· Có bữa cơm gia đình cùng con cháu thay vì ăn riêng trong buồn tẻ như người bệnh nặng.

· Vận động nhẹ trước và sau bữa ăn.

Con cháu nếu biết thương ông bà đừng quên là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là người cao tuổi nếu “có da có thịt” một chút, nghĩa là hơi dư cân, thì ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai. Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi của cơ thể người cao tuổi mỗi lần ngã bệnh. Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.

Thức ăn bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe tuổi già

Dường như mọi nơi đều đang khuyến khích bạn chuyển sang một chế độ ăn khác. Những chế độ ăn này thường có trong một số quảng cáo về thực phẩm dạng viên, theo một hệ đo lường hoặc được chế biến đặc biệt. Không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn bị lôi cuốn bởi các loại thực phẩm này, bật TV và đặt một chiếc pizza. Nhưng ăn uống tốt không nhất thiết phải phức tạp như vậy. Ăn uống có lợi cho tuổi già bằng cách ghi nhớ chỉ 6 điều khuyến nghị đơn giản và điều chỉnh một số yếu tố theo tuổi:

- Ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Ăn nhiều loại thực phẩm. Cố gắng chế biến những thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, rau tươi, đậu và quả tươi - đậu, đậu Hà Lan, quả và hạt. Với cách này bạn sẽ nhận được nhiều loại dưỡng chất. Nên dùng 5 phần rau quả mỗi ngày.

- Uống nước. Khi cảm thấy khát là bạn đã bị mất nước nhẹ. Vì vậy hãy uống cho tới khi bạn cảm thấy đủ, rồi uống thêm một chút nữa. Nhằm xác định chính xác hơn lượng nước cần uống, hãy chia đôi trọng lượng cơ thể bạn. Kết quả sẽ là lượng Aoxơ (1 aoxơ =28,35g) nước tương ứng bạn cần uống hằng ngày. Mỗi chén nước tương ứng với 8 Aoxơ.

- Theo dõi lượng mỡ, cholesterol và muối. Bắt đầu với lượng mỡ. Cơ sử dụng nhiều năng lượng và đốt cháy nhiều calo hơn mỡ trong cơ thể. So với nam giới, phụ nữ mất nhiều cơ và tích nhiều mỡ nhiều hơn khi về già. Điều này có thể giải thích lý do khiến một số nam giới có thể ăn nhiều hơn phụ nữ mà vẫn duy trì cân nặng của họ. Cholesterol có trong tất cả các loại thực phẩm động vật, đặc biệt là lòng đỏ trứng, nội tạng và sữa toàn phần. Nên nhớ là chất béo bão hòa là nguyên nhân cơ bản gây tăng cholesterol máu.

Cũng nên nhớ là bạn chỉ cần một lượng muối nhỏ - ít hơn 1/4 thìa cà phê muối mỗi ngày - giúp điều chỉnh cân bằng dịch thể. Kiểm soát lượng muối hấp thu bằng cách hạn chế dùng thực phẩm chế biến và đóng hộp. Cẩn trọng lượng muối cho vào thực phẩm khi nấu và ăn. Và khi đi ăn ngoài, hãy gọi loại thực phẩm ít muối nếu có thể.

- Theo dõi lượng calo. Khi bạn có tuổi và lượng mỡ chiếm phần lớn hơn nhiều so với trọng lượng cơ thể, thì quá trình chuyển hóa sẽ chậm lại. Đối với một số người, điều này có thể làm giảm lượng calo tiêu thụ. Hãy đến bác sĩ để xác định lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Giảm calo thường đồng nghĩa với việc ăn thêm nhiều thực phẩm rau, quả và ngũ cốc toàn phần. Khi bạn lớn tuổi, việc giảm tổng lượng calo tiêu thụ quan trọng tương đương với giảm lượng chất béo trong chế độ ăn.

- Ghi lại những gì bạn ăn. Bằng cách ghi lại những gì ăn vào, bạn sẽ tự biết rõ về thực phẩm mình ăn. Bạn có thể xác định được xu hướng và mô hình ăn uống của mình, giúp điều chỉnh chế độ ăn uống nếu cần.

- Quan tâm đến chế phẩm bổ sung. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần bổ sung vitamin hoặc khoáng chất, như multivitamin hoặc canxi. Nhưng không sử dụng chế phẩm bổ sung như chất thay thế cho chế độ ăn lành mạnh.



Lên thực đơn cho người cao tuổi


Nếu trong gia đình có người cao tuổi, bạn cần chú ý đến việc lên thực đơn sao cho hội đủ các điều kiện: đủ dưỡng chất, dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ, nhiều sinh tố.

Khi người ta trẻ, các món ăn có hai nhiệm vụ: giúp cơ thể hoạt động và phát triển. Khi lớn tuổi, thức ăn chỉ còn một nhiệm vụ duy nhất là cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì thế, người bước qua 60 tuổi cần ăn ít đi về số lượng. Nếu lúc còn trẻ mỗi bữa ăn hai, ba hoặc bốn bát thì nay nên bớt đi một bát cơm. Cần theo dõi cân nặng để điều chỉnh khi thấy có xu hướng tăng.

Hệ tiêu hóa người cao tuổi không còn “sung sức” như thời trẻ, độ co bóp yếu, nên khó đẩy chất thải ra ngoài. Chất thải càng ở lâu trong ruột già, càng tạo điều kiện cho vi sinh vật “bành trướng”, chúng làm đầy hơi, đầy bụng. Bụng trướng, đầy hơi cản trở sự hoạt động của tim và cơ hoành, gây mệt mỏi toàn cơ thể. Vì vậy, khi lớn tuổi, cần ăn món dễ tiêu hóa và nhiều chất xơ như: cháo dựng bò (trong cháo có đậu xanh, đu đủ xanh, khoai mì, bí đỏ, nghệ hầm với chân bò, chân bê). Món này rất dễ tiêu vì được hầm nhừ và có sự hỗ trợ của nghệ. Các món riêu cua, riêu cá… nấu với cà chua ăn cùng rau sống, rau thơm, bún; bánh canh cua nấu với nấm rơm, canh nấm, canh cua rau đay… rất có lợi cho sức khỏe người cao tuổi.

Người có tuổi nên dùng đạm thực vật vì gan đã đến thời “lười” tổng hợp đạm nên dễ thiếu chất này. Nên ăn các món như xôi đậu xanh, xôi đậu đen, xôi đậu đỏ, cơm gạo lức muối mè, bánh đa kê, cà ri cá đuối, tàu hủ xốt cà, tàu hủ “lướt ván”, xúp nấm, xúp nui sao, đậu xanh (hầm xương làm nước lèo)… Người cao tuổi cần ăn năm bữa trong ngày, bao gồm hai bữa xế vào lúc 9g sáng và 3g chiều. Các bữa xế nên dùng trái cây có tác dụng nhuận tràng để hỗ trợ hệ tiêu hóa như: đu đủ, thanh long, bưởi, táo, cam, quít… (Các chất xơ trong trái cây giúp “quét” cholesterol ra khỏi ruột, góp phần ngăn chặn xơ vữa mạch máu). Xen kẽ với trái cây là các món: xôi gấc, sữa đậu nành, sữa chua, đậu phộng nấu, một số bột ăn liền như: bột ngũ cốc, bột lúa mạch, bột tảo spirulina.


Nếu không muốn trở thành “khách hàng thân thiết” của bệnh viện, người cao tuổi cần hạn chế những món chứa nhiều đường, muối như: bánh bông lan kem bơ, bánh ít nhân dừa, bánh bía, bánh mì ăn với xúc xích, thịt hun khói, cá khô, các món mắm… Do đó, nhiệm vụ của người nội trợ trong gia đình là… quên các món nêu trên khi đi chợ.

Người cao tuổi thường không thấy khát dù cơ thể thiếu nước. Vì thế, bên cạnh ăn nhiều các món nấu trong nước, người nhà cần nhắc các cụ uống thêm nước. Cách uống như sau: uống nhiều vào buổi sáng, giảm dần và ngưng hẳn vào buổi tối để không bị tiểu đêm.




Thực đơn hàng ngày cho người cao tuổi
Các món cháo ngon tốt cho hệ tiêu hóa của bạn
Dinh dưỡng cho người cao tuổi
Mất ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục .
Món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt
Các món hầm bỗ dưỡng bồi bổ cơ thể -



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý