Cách chon mua iphone 3gs cũ bền đẹp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chon mua iphone 3gs cũ bền đẹp

19/04/2015 09:44 AM
1,194

Cách chon mua iphone 3gs cũ bền đẹp  . Sau đây  bài viết đưa ra cho bà con vài cái tips cơ bản để tham khảo khi chọn mua iPhone, tránh bị lừa mị bởi những lời lẽ Quảng cáo hoa mĩ sáo rỗng.






CÁCH CHỌN MUA IPHONE 3GS CŨ


Phiên bản khóa mạng hay mở khóa?

Trước đây, đa số các dòng iPhone 3G/3GS hoặc iPhone 4 được bán ở Việt Nam đều là phiên bản khóa mạng, đòi hỏi người dùng phải jailbreak để bẻ khóa trước khi sử dụng. Điều may mắn là ở thời điểm hiện tại, hầu hết những chiếc iPhone phiên bản khóa mạng của nhà mạng AT&T (Mỹ) đều đã có giải pháp mở mạng hoàn toàn (trở thành phiên bản quốc tế) với mức giá dao động từ 150.000 đến 250.000 đồng. Điều này đồng nghĩa với việc khi mua những dòng iPhone đã bị khóa mạng, bạn nên chọn mua những chiếc iPhone có xuất xứ từ nhà mạng AT&T (Mỹ) để tiện việc mở mạng về sau. Cách kiểm tra khá đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào biểu tượng Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu > Kiểu máy. Thông thường, những chiếc iPhone có xuất xứ từ thị trường Mỹ thường có dãy ký tự kiểu máy kết thúc bằng hai ký tự LL.

Kinh nghiệm chọn mua iPhone cũ, Thời trang Hi-tech, Mua iPhone cu, chon mua iPhone cu, kinh nghiem mua iPhone cu, kinh nghiem mua iPhone, mua iPhone, iPhone cu, dien thoai cu, iPhone 3GS, iPhone 4, iPhone, dien thoai iPhone, iPhone 4S, dien thoai, Apple, dtdd

Trong trường hợp mua máy tại cửa hàng, bạn nên đề nghị người bán thực hiện luôn việc mở mạng bằng phương pháp này để biến chiếc điện thoại định mua thành phiên bản quốc tế. Mức giá của phương pháp mở mạng này tuy có cao hơn so với cách mở mạng bằng phần mềm, nhưng ưu điểm của nó là người sử dụng có thể tự nâng cấp firmware về sau mà không phải trả phí. Hơn thế nữa, việc này cũng có thể giảm thiểu tối đa những lỗi thường thấy trên những chiếc iPhone đã bị jailbreak.

Màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần kiểm tra trước khi mua bất kỳ một chiếc iPhone nào dù mới hay cũ. Bằng mắt thường, rất khó để có thể tìm ra sự khác biệt giữa một chiếc iPhone chưa từng qua sửa chữa, và một chiếc đã từng được thay màn hình “lô”. Mặc dù vậy, bạn cần phải chấp nhận một thực tế là rất nhiều những chiếc iPhone cũ được bán ở Việt Nam đều đã bị thay màn hình “lô” trước khi bán ra. Chính vì thế, nếu đã có tâm lý chấp nhận “sống chung với lũ”, bạn nên biết cách kiểm tra sơ bộ xem liệu chiếc màn hình đó có thực sự tốt.

Có hai bước thường được sử dụng để kiểm tra màn hình iPhone. Trước tiên, bạn nhấn đè một biểu tượng chương trình trên iPhone để máy chuyển sang chế độ sắp xếp các biểu tượng (lúc này các biểu tượng trên máy sẽ rung nhẹ). Sau khi đưa điện thoại về chế độ này, bạn giữ tay kéo một biểu tượng trên màn hình theo các phương ngang, dọc, đường chéo để chắc chắn rằng màn hình không hề có khu vực nào bị liệt cảm ứng. Nếu có, bạn sẽ không thể nào kéo biểu tượng này đi khắp các vị trí trên màn hình.

Tiếp theo, bạn mở một chương trình có nền mặc định màu trắng như Safari hoặc Music để kiểm tra độ mịn của nền màn hình, sau đó tiếp tục chuyển sang chế độ nền màu đen để chắc chắn rằng màn hình không xuất hiện những điểm chết (những điểm rất nhỏ có màu sáng trắng, xanh, đỏ...). Mặc dù về cơ bản, những điểm chết này có thể không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng, nhưng nó cũng tiết lộ cho bạn biết khá nhiều về tình trạng “sức khỏe” của chiếc màn hình. Chẳng hạn, những điểm sáng trắng xuất hiện khi nhìn trên nền màn hình màu trắng thường là do điện thoại bị vô nước trước đó, hoặc do máy vô tình bị cấn bởi các vật nhọn.

Bảo hành

Đối với các sản phẩm của Apple, bạn nên lưu ý rằng thông tin bảo hành của máy sẽ tiết lộ cho bạn khá nhiều thông tin về tình trạng, xuất xứ của thiết bị. Chính vì thế, đừng bao giờ quên kiểm tra bước này trước khi quyết định mua một chiếc iPhone nào, dù mới hay cũ. Khác với các nhà sản xuất khác, Apple thường không quản lý thiết bị của mình thông qua số IMEI, mà quản lý thông qua số series của sản phẩm (truy cập Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu > Số series). Sau khi có số series của máy, bạn truy cập vào địa chỉ https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.do, rồi nhập số series của thiết bị vào form nhập liệu để kiểm tra. Với những máy còn bảo hành, bạn có thể lấy thời hạn bảo hành trừ đi một năm để biết thời gian kích hoạt ban đầu của máy (2 năm đối với máy có mua gói gia hạn bảo hành AppleCare+). Cần lưu ý rằng thời hạn bảo hành này là thời hạn bảo hành toàn cầu của Apple, không phải thời hạn bảo hành mà các cửa hàng thỏa thuận khi mua máy.

Song song với việc kiểm tra bảo hành, bạn cũng có thể đồng thời kiểm tra được liệu đó có phải là một chiếc iPhone hợp lý với giá tiền hay không. Hợp lý ở đây tức là chiếc iPhone của bạn không có xuất xứ từ hàng ăn cắp, hàng trả bảo hành, hoặc hàng lỗi sản xuất bị tuồn ra thị trường. Nếu chiếc iPhone của bạn thuộc loại hàng này, kết quả trả về sẽ là một dòng thông tin với nội dung: “We’re sorry, but this is a serial number for a product that has been replaced. Please check your information and re-enter your serial number”. Điều đó có nghĩa là có thể số series của chiếc iPhone này đã bị thay thế hoặc hủy bỏ vì một lý do nào đó.

Phụ kiện

Khi mua iPhone cũ ở các cửa hàng, thường thì bạn chỉ được kèm những bộ sạc, tai nghe, cáp kết nối “lô” mà ít khi được kèm theo hàng chính hãng. Những loại phụ kiện này có thể gây ra khá nhiều phiền toái cho bạn về sau nếu đó là hàng chất lượng kém. Những lỗi thường gặp có thể thấy như tình trạng pin sạc không đầy, máy nóng, hoặc thậm chí là cháy nổ trong quá trình sạc... Chính vì thế, bạn nên yêu cầu được cung cấp phụ kiện chính hãng, dù có thể nó sẽ khiến mức giá của máy “đội” lên chút đỉnh. Trong giới hạn của bài viết và sự đa dạng của các loại phụ kiện chính hãng, chúng tôi không thể cung cấp chi tiết phương pháp phân biệt giữa phụ kiện chính hãng và phụ kiện “lô”, nhưng về cơ bản, bạn vẫn có thể dễ dàng nhận ra được bằng mắt thường nếu đó là hàng linh kiện có chất lượng kém.

Tất nhiên, những lưu ý trên đây chỉ là những lưu ý cơ bản nhất để bạn có thể chọn cho mình một chiếc iPhone ưng ý. Trên thực tế, bạn cần kết hợp với nhiều phương pháp kiểm tra điện thoại cũ cơ bản khác như kiểm tra chất lượng đàm thoại, Wi-Fi, loa ngoài... để chắc chắn rằng đó là một chiếc iPhone có thể mua được. Đừng quá cầu kỳ về mặt hình thức, bởi đa phần những chiếc iPhone có tình trạng đẹp như mới thường là do đã được tân trang hoặc thay vỏ mới.
ướng dẫn chọn mua Iphone 3Gs Bên cạnh thị trường iPhone 4, 4S vốn rất sôi động, thị trường iPhone 3GS dịp năm mới cũng chộn rộn không kém bởi nhiều cửa hàng rao nhập hàng lướt từ Mỹ về, giá tốt. Nhiều người dùng đặc biệt lưu tâm đến thông tin này nhưng cũng không ít “lăn tăn” về nguồn gốc, hàng lướt hay là hàng nhái, hàng dựng, đã qua sửa chữa...

Nếu biết cách chọn hàng, người dùng vẫn có thể mua được hàng tốt, chính hãng với mức giá khá hời. Một số cách chọn hàng sau sẽ là bí quyết giúp bạn sở hữu được chiếc điện thoại như ý một cách nhanh chóng, chắc chắn.

1-Kiểm tra hình thức bên ngoài

alt

Cần kiểm tra vỏ ngoài, màn hình có bị trầy nhiều không. Vỏ zin có chữ in ở mặt sau đều và sắc nét, các góc bo đều. Khe cắm sim phải cùng màu với vỏ, camera liền lạc, ngang bằng với vỏ, nếu bị thụt vào là máy đã thay vỏ. Các vết cắt ở các vị trí ốc, loa, khe sim sắc bén.

Đặc biệt, chú ý đến 2 con ốc ở phía dưới cạnh máy có dấu hiệu tháo ra hay chưa. Thường thì sau khi mua máy, các cửa hàng đều dán tem bảo hành của cửa hàng vào vị trí 2 con ốc này.

Một mặt để người dùng không dễ dàng tháo máy ra, tránh trường hợp người dùng bung ra làm hư rồi bắt cửa hàng phải bảo hành. Mặt khác cũng để chứng minh là hàng còn zin, chưa có dấu hiệu bung máy ra thay thế, sửa chữa gì

. 2- Kiểm tra màn hình, WiFi...

alt

Thử nhập liệu tất cả các chữ bàn phím ảo ở cả mànhình phương ngang, phương dọc để kiểm tra độ nhạy cảm ứng, có điểm chết hay không. Cần xem kỹ màn hình xem đã bị thay chưa, thường thìkhi thay màn hình iPhone rất dễ để lại dấu vết, nên nếu quan sát kỹ bạn sẽ phát hiện ra.

Thử chụp một ảnh để xem chất lượng ảnh chụp và màu sắc thể hiện trên màn hình. Nêu máy đã bị luộc camera, chất lượng ảnh chụp sẽ rất xấu. Thử bật Wifi và vào web để kiểm tra wifi.

Mở 1 file nhạc với âm thanh lớn hết cỡ xem có bị rè không ( bị rè là do thay loa). Cắm sạc và tai nghe vào để đảm bảo các chức năng này hoạt động tốt. Bật tắt nút rung (ở cạnh trái máy) đểthử rung.

3-Kiểm tra thông tin của máy

alt

Vào Setting/General/About xem các thông tin như Model, Carrier, Serial Number , IMEI. 2 chữ cái cuối của Model sẽ cho bạn biết máy của thị trường nàoLL: Mỹ, ZA: Singapore, ZP: Hong Kong,...(Lưu ý thị trường Mỹ không có bản World chỉ có bản lock).

Carrier sẽ cho biết nhà mạng phân phối, ví như AT&T. Vì vậy, nếu người bán nói máy là từ Mỹ về mà các thông tin này lại thể hiện nhà mang khác thì cần cảnh giác không nên mua. Số thứ 3 của Serial Number cho biết năm sản xuất, số thứ 4, thứ 5 là tuần sản xuất.

Ví dụ serial ...048... có nghĩa là máy sản xuất vào tuần thứ 48 của năm 2010 tức tháng 12/2010. Có nhiều cửa hàng gom iPhone 3GS cũ từ Mỹ về với số lượng lớn. Tuy nhiên, không ít cửa hàng vẫn trà trộn hàng cũ trong nước vào để bán.

Đơn cử với phiên bản 8GB, khi tra Carrier, thay vì phải là nhà mạng AT&T và là bản lock thì máy đã được unlock từ thuở nào, phần Carrier lại thể hiện nhà mạng là Viettel. Một số cửa hàng cho khách tháo máy xem mainboard, nhưng cũng có những cửa hàng không cho khách tháo máy.

Nếu là hàng dựng, tháo máy xem mainboard là biết ngay.

và nhập số Seri vào để kiểm tra thông tin về thời hạn bảo hành.

Một số người còn cẩn thận kiểm tra IMEI trên máy và trên khay sim có khớp nhau không. Tuy nhiên, điều này không quá quan trọng vì khay sim dễ bị rơi rớt khi tháo ra bỏ sim vào và được thay bằng sim khác cũng là điều dễ hiểu.

Chưa kể, việc khắc các số IMEI trên khay sim khớp với máy cũng rất dễ thực hiện. Quan trọng là các hoạt động máy tốt, màn hình nhạy, nút home êm ái, nhanh nhạy là được.


4-Kiểm tra nghe gọi, nhắn tin, 3G

iPhone 3GS rất dễ dàng unlock nên bản lock hay quốc tế không quan trọng. Nếu là bản lock bạn có thể yêu cầu người bán unlock máy để thử nghe gọi xem có hoạt động tốt không, sóng có ổn định không.

Cũng như tiến hành thử lướt net với 3G, đồng thời tranh thủ kiểm tra xem thời lượng pin có bị tụt nhiều sau các phép thử trên hay không. Sau đó, thử cắm sạc để xem máy có nạp điện không?

5-Nên chọn bản nào 8GB 16GB hay 32GB

alt

Thường mọi người thích chọn các phiên bản càng nhiều GB càng tốt. Song ít ai biết một điều, khi ra iPhone 4 xuất hiện, Apple đã ngừng sản xuất 3GSbản 32GB và 16GB và bắt đầu sản xuất bản 8GB

. Như vậy, bản iPhone 8GB có thời gian sản xuất tương đương với iPhone 4 và còn khá mới. Thậm chí, tại thời điểm cuối năm 2011, bạn còn có thể mua được 1 sốmáy sản xuất vào đầu 2011. Điều đó có nghĩa là máy vẫn còn hạn bảo hành chính hãng của Apple.

Còn nếu chọn bản 16GB, 32 GBthì máy tương đối cũ. Nói 1 cách dễ hiểu, bạn sẽ khó kiếm một chiếc iPhone 3GS 16 hay 32GB kiểu “like new” như chiếc 8GB được. Đó là chưa kể tình trạng bản 16- 32GB ra khá lâu, dễ xuất hiện nhiều hàng dựng, hàng qua sửa chữa...

Vì vậy, lời khuyên khá tốt cho người dùng muốn chắc ăn hơn cả là chọn bản 8GB, “vừa ngon vừa rẻ”.

Kinh nghiệm khi chọn mua iPhone 3 cũ/mới

Những tips này hoàn toàn được rút ra từ kinh nghiệm bán hàng của bản thân - đã tiếp xúc nhiều kiểu khách hàng vs nhu cầu & hiểu biết (trước khi mua) về sản phẩm khác nhau, hi vọng giúp ích ít nhiều cho các bạn khi chọn mua iPhone 3G và 3GS (cũ lẫn được-quảng-cáo-là-mới-tinh-nguyên-seal). Nếu thấy bài viết này có ích cho cả bạn bè mình thì share nhé, vì một thị trường lành mạnh trong sạch ;).


I. Phân biệt iPhone 3G và 3Gs
2 dòng có thiết kế tương đối giống nhau nên nhìn lướt khó phân biệt được, giới thiệu với bạn 3 cách phân biệt đơn giản nhất với mức độ chính xác tăng dần:

C1: (70%) vỏ sau iPhone 3G 8GB có ghi dung lượng máy [8GB], chữ iPhone in hơi chìm & mờ. Vỏ sau iPhone 3GS 8GB không ghi dung lượng, chữ iPhone in sáng & bóng.

C2: (90%) Vào màn hình chính của iPhone, theo cài đặt mặc định iPhone 3G không có wallpaper (hình nền) cho Home screen (màn hình chính) mà là nền đen, iPhone 3GS có hình nền ở màn hình chính. Vuốt icons của các apps, đặc biệt khi khởi chạy apps, nếu là iPhone 3G sẽ thấy hơi chậm, không mượt.

C3: (100%) Khởi chạy camera. iPhone 3G không hỗ trợ tính năng quay phim vì thế màn hình không hiển thị nút chuyển chế độ camera/video như iPhone 3GS mà chỉ có nút chụp ảnh.


II. Phân biệt iPhone Quốc tế & Lock:
Có rất nhiều cách để phân biệt iPhone quốc tế & lock, dựa vào baseband (modem firmware), model máy (e.g. MC128LL), update firmware gốc, v..v.., chia sẻ với các bạn cách phân biệt chính xác & đơn giản nhất. Lưu ý: CHỈ ÁP DỤNG CHO IPHONE 3G VÀ 3GS.

B1: Vào màn hình (MH) chính, vuốt sang phải để ra mục search. Tìm kiếm Cydia,
- nếu có thì máy đã jailbreak (bẻ khóa để cài những ứng dụng ko có nguồn gốc từ appstore của Apple). Chưa kết luận được. Chuyển bước 2.
- nếu không có Cydia, lắp sim nếu nhận sóng Bình thường >>> Quốc tế 100%.

B2: Vào Cydia, chờ load xong (lưu ý giữ màn hình luôn sáng trong lúc sử dụng Cydia, để chắc ăn vào settings >> general >> auto-lock >> chọn Never). Sau khi Cydia đã load đầy đủ các package (MH thường báo "Reloading data" và chạy 1 lúc là được) vào tab search ở Cydia, tìm Ultrasn0w:
- nếu có, kiểm tra xem ultrasn0w đã được cài chưa (có dấu tick màu xanh bên cạnh là đã cài), iOS 3 và 4 là ultrasn0w, iOS 5 là ultrasn0w fixer for 5.1(.1). Nếu ultrasn0w đã được cài >>> khả năng cao đó là máy lock. Chuyển sang bước 3.
- nếu không, lắp sim vào thử sóng. Nếu nhận sóng bình thường thì máy là bản QT đã được jailbreak.

Đặc biệt lưu ý: nếu Cydia ko load hết packages thì search ko ra ultrasn0w nhưng thực tế máy đó vẫn được cài ultrasn0w để unlock sóng. Để chắc hơn trong TH search không ra, bạn vào thẻ Changes của Cydia, chọn Refresh và chờ nó load xong rồi search lại ultrasn0w.

B3: Nếu máy đã cài ultrasn0w (kết quả search tại Cydia), chọn dòng ultrasn0w trong kết quả search, MH sẽ hiển thị thông tin của package này. Chọn Modify >> remove >> chờ load xong >> restart springboard (MH báo sau khi load xong, chỉ việc tick chọn). Lắp sim thử sóng:
- máy vẫn nhận sóng bình thường >>> hàng quốc tế. Bây giờ bạn có thể up/down firmware thoải mái mà không lo phải đắp chiếu iPhone nhé.
- máy không nhận sóng (báo no service hoặc 1 vạch & không có tên nhà mạng cạnh cột sóng) >>> 90% đó là máy lock. Chuyển sang bước 4.

B4: nhờ thợ kiểm tra xem cáp sóng hoặc main có vấn đề không (lỗi sóng do phần cứng). Nếu không phải vấn đề phần cứng thì chắc chắn máy đó là máy lock rồi.

III. Phân biệt iPhone dựng và nguyên bản

Kỹ năng "dựng" iPhone của thợ càng cao càng khó phân biệt thật giả nhé, những kinh nghiệm này của mình chỉ giúp ích được tới 80% thôi.

1. Nếu bạn mua hàng mới nguyên seal được quảng cáo là hàng trưng bày, trôi BH, v..v.. thì nhiều khả năng bạn đang mua phải iPhone cũ đóng mới, in IMEI và đóng seal. Trừ 3GS 8GB có đợt hàng sản xuất năm 2012 (xem thông tin thời gian sản xuất tại mục IV.2 bài này), còn lại TOÀN BỘ LÀ MÁY CŨ, có thể đã được thay vỏ, đánh bóng viền inox, thay mặt cảm ứng - hoặc không - nhưng nên tuyệt đối cảnh giác, nhất là hàng có hộp trùng IMEI. Lý do đơn giản nhất là vì máy cũ nhiều nhất thì có cái khay sim trùng, hộp trùng IMEI là điều rất khó xảy ra!

* Cách kiểm tra IMEI trùng hay không:
- IMEI máy:
+ Vào phone bấm *#06#, dãy 15 số hiện ra chính là IMEI máy, hoặc
+ Vào settings (Cài đặt) >> general (cài đặt chung) >> about (Giới thiệu) >> kéo xuống phần thông tin IMEI, vẫn là dãy 15 số đó :p.
- IMEI khay sim: mở khay sim sẽ thấy 2 dòng thông tin, dòng 15 chữ số là IMEI khay sim, dòng có cả chữ lẫn số là số Serial.
+ Đối chiếu IMEI khay sim với IMEI máy, số serial khay sim với số serial máy (đều check tại phần about phone), nếu trùng nhau thì bạn đã có khay sim zin =)).
- IMEI hộp: đối chiếu tương tự, ko trùng là hộp lô, trùng thì là hộp lô được in IMEI trùng =)).

2. Mua hàng cũ, hàng like new, hàng được-quảng-cáo-là-nguyên-bản-từ-a-z, bạn cần lưu ý vài điểm sau:

- Viền camera: lấy đầu ngón tay miết nhẹ viền camera, nếu thấy mịn (như thể viền camera và vỏ liền khít nhau) thì tạm yên tâm, thấy lõm xuống hoặc lồi lên thì thợ "dựng" trình độ quá còi hoặc quá ẩu =)).
- Chữ iPhone ở vỏ sau thân máy: tròn trịa gọn gàng sắc nét thì là vỏ nguyên bản, ngược lại nếu thấy nét chữ quá đậm thì thường đi cùng với chữ trông rất "béo", chữ o méo méo và viền camera thấy lõm xuống. Ngược lại, nếu chữ iPhone trông hơi mảnh thì hay đi kèm với viền camera lồi lên, sờ hơi ráp.
- Chân cắm tai nghe & gạt rung: vỏ đen mà chân cắm tai nghe màu trắng, nút gạt rung trắng (gạt xuống silent là thấy ngay) hoặc ngược lại thì thợ "dựng" quá dỏm và quá ẩu!
- Màn cảm ứng & màn hình hiển thị:
+ Để nhận biết màn cảm ứng phải khóa MH để máy ở chế độ chờ, nếu thấy màn hình bóng bóng thậm chí soi gương được =)), 3 lỗ cảm biến ánh sáng (góc trái phía trên, cạnh loa trong) trông tím ngắt ngơ nhìn phát thấy ngay thì chắc chắn đó là màn cảm ứng đã thay, loại cực xấu :)).
+ Màn hiển thị chỉ cần bật máy lên là thấy ngay, nếu màu nhạt, hình ảnh trông mờ mờ thì chắc chắn đó là màn thay. Thông tin về màn hình vàng & MH xanh trong (xanh trong là nguyên bản, vàng là MH thay) là không chính xác nhé, cái này do main hiển thị, không liên quan đến màn hình.
- Kính camera: nếu thấy kính camera có vẻ mờ đục, xước trong hoặc có bụi trong thì máy đã thay vỏ hoặc chí ít đã tháo main.
- Cuối cùng, khi đi mua hàng, bạn cũng có thể yêu cầu người bán tháo máy cho xem main. Yên tâm việc tháo này đơn giản là tháo ốc chân & nhấc màn hình ra nên không ảnh hưởng đến "độ zin" của máy nhé. Xem main nếu thấy i) đủ ốc, ii) còn tem do not remove, iii) lồng đậy main sạch đẹp sáng sủa, iv) không có vết hàn, nhựa thông, v..v.. thì có thể yên tâm đó là main nguyên bản.

IV. Một số lưu ý khác khi mua iPhone cũ
1. Điều kiện bảo hành: hầu hết các đơn vị bán iPhone hiện nay không nhận bảo hành màn hình, wifi, pin và chết nguồn, vì vậy nên hỏi kỹ trước khi mua máy.
2. Kiểm tra xuất xứ & thời gian sản xuất của máy
- Xuất xứ máy xem = 2 ký tự cuối của model máy (settings >> general >> about >> model). Một số tên phổ biến: LL - Mỹ & Canada, FB - Pháp, (chữ số)B - Anh, VN - Việt Nam, KH - Hàn Quốc, ZA - Singapore, ZP - Hongkong, v..v..
- Thời gian sản xuất máy xem = ký tự thứ 3-4-5 của dãy serial number, trong đó 3- năm sản xuất, 4-5- tuần sản xuất. Ví dụ: 8612467QZ52 thì số 1 (thứ 3 trái sang) là năm 2011, 24 (4,5 trái sang) là tuần 24 của năm đó. Vậy máy đó sản xuất vào tuần 24 (cuối tháng 6) của năm 2011.
3. iPhone 3GS chỉ có loa ngoài 1 bên (bên trái), bên phải (phần dưới thân máy, cạnh chân sạc) là mic - hoàn toàn không phải lỗi 1 bên loa như nhiều người nhầm lẫn nhé.


KẾT LUẬN:
Không phải toàn bộ hàng dựng đều đáng sợ, tuy nhiên việc biết rõ thông tin & nguồn gốc hàng hóa sẽ giúp người mua rất nhiều trong việc ra quyết định. Đặc biệt, hi vọng bài viết sẽ giúp được khách hàng tránh việc bỏ tiền mua sự yên tâm nhưng lại là yên tâm hão!




Cách chọn mua Blackberry cũ không bị lừa
Cách chọn điện thoại Sky Hàn Quốc chính hãng
Cách chọn điện thoại IPhone sành điệu nhất
Cách chọn điện thoại xách tay chuẩn nhất
Cách chọn mua váy bầu thoải mái và rất thời trang
Cách chọn mua quạt điện tốt thổi bay cái nóng mùa
Cách chọn điện thoại cảm ứng thông minh nhất




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý