Cách bảo quản giày da không bị mốc

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách bảo quản giày da không bị mốc

19/04/2015 10:00 AM
2,776

Cách bảo quản giày da không bị mốc nhanh nhất. Giày da là vật bất li thân tạo nên vẻ sang trọng, chuyên nghiệp  cho các chàngcác nàng công sở. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản , đôi giày của bạn sẽ luôn bền đẹp như mới :


 



CÁCH BẢO QUẢN GIÀY DA KHÔNG BỊ MỐC
Bảo quản giày da

Cách làm mới giầy da

Bảo quản giày da như thế nào

Bảo quản giày da như thế nào cho đúng?

Giầy để lâu không đánh xi, lớp dầu trên bề mặt da sẽ dần mất đi, làm da giầy khô cứng. Bạn hãy dùng kem vadơlin xoa một lớp lên bề mặt da, đợi cho da hấp thụ hết rồi mới đánh xi lên, như vậy làm cho bề mặt da mềm trở lại. Nếu da quá cứng, bạn hãy dùng một miếng mỡ lợn hoặc mỡ gà bôi lên bề mặt da, rồi cho giầy lên bếp lửa nhở hơ qua để đỡ thấm vào bề mặt da. Để sau vài ngày, bạn dùng bông tẩm cồn lau sạch giầy, tiếp đó dùng xi đánh lại giầy như bình thường, giấy sẽ sáng bóng trở lại.

Nếu ít có kết quả, bạn có thể trộn vào chỗ xi cần đánh vài giọt giấm ăn, như vậy da giầy sẽ sáng bóng và không bị bám bụi bẩn.

Giày da màu sáng rất dễ bị dây bẩn, khi lau, đánh giầy, trước tiên bạn hãy dùng nước chanh lau bề mặt giầy rồi dùng xi để đánh: hoặc dùng thuốc đánh răng chải lên trên, giầy sẽ sáng bóng như mới.

Nếu giầy da xuất hiện các vết nhăn hoặc vết nứt, bạn hãy bôi lên một lớp lòng trắng trứng gà, sau đó mới dùng xi đánh giầy. Nếu vết nhăn khá lớn và sâu, bạn hãy lấy thạch nến nhét vào chỗ nhăn hay vết nứt rồi dùng bàn là là phẳng là được.
Khắc phục khi giầy da bị cứng

Hãy chà lên da bằng một nửa củ khoai tây hoặc phết lên giầy một chút sữa tươi pha với nước cốt chanh tươi. Sau đó đánh xi. Cũng có thể phết qua một ít dầu lửa, đừng để phơi nắng hay để gần lửa.

Khắc phục khi giầy da thấm nước mưa

Khi giầy da bị thấm nước mưa, dùng vải ướt lau hết bùn đất rồi dùng vải khô lau lại một lượt, sau đó đánh xi rồi nhét báo vào giầy, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giầy không bị biến dạng. Cuối cùng đặt đôi giầy lên trên giấy báo để hong khô.

Sửa vết rạn trên mặt giầy da

Nếu giầy da có vết rạn trên bề mặt, có thể lấy lòng trắng trứng gà mài với mực tàu thành mầu thẫm, rồi lấy bút lông chấm mực này phết vào chỗ rạn, để chỗ râm hong khô, vết rạn sẽ được hàn gắn lại, dùng xi đánh một lượt đôi giầy sẽ bóng trơn như cũ. Giầy da màu khác cũng có thể áp dụng phương pháp nói trên nhưng phải sử dụng chất liệu màu giống màu giầy.

Cách chọn giầy da cao gót

Đi giầy gót cao bao nhiêu thì vừa? lý tưởng là gót cao 3- 4 cm. Nếu mang gót thấp qua, gan bàn chân sẽ bị sụp, lâu ngày nó làm cho xuơng sống bị lún xuống. Nếu gót giầy quá cao, trọng lượng cơ thể bị xô ra phía trước, lưng phải cong lên, lâu ngày gây đau lưng và đau cổ chân.

Bảo quản giầy da

Đối với những vùng có mùa hè ẩm ướt, nhiều mưa như nước ta. Bạn dùng khăn ẩm lau sạch bàn chải đánh giầy, chải cho giầy sáng bóng. Sau đó, bạn cho giầy vào một túi ni lông không bị thủng, hãy làm cho không khí trong túi thoát hết ra ngoài, cuối cùng dùng dây buộc chặt miệng túi lại là được. Cách này làm cho giầy da không bị khô cứng, biến hình hoặc bị mốc.

Tẩy vết bẩn cho giầy ba ta trắng

Giầy ba ta trắng nếu bị ẩm thường xuất hiện những vết mốc làm cho giầy trở nên xấu xí. Bạn hãy lấy một ít thuốc tím và axit ôxalic, pha thuốc tím với nước theo tỉ lệ 1/20, pha axit ôxalic với nước tỉ lệ 1/10, sau đó dùng bàn chải lông chải dung dịch này lên vết bẩn. Sau 1 giờ, vết bẩn biến thành màu vàng nhạt, sau đó dùng bàn chải khác chải dung dịch axit ôxalic lên nơi mà ta vừa chải thuốc tím, khoảng 3 phút sau, bạn hãy dùng nước thấm cho giầy hơi ướt một chút, tẩy sạch vết axit ôxalic, không cho nước dính ra phần khác, sau dùng vải ướt lau sạch, vết bẩn sẽ hết.

Điều lưu ý khi phơi giầy vải

Sau khi giặt sạch giầy vải, bạn hãy nhét vào mũi giầy những hòn đá cuội đã được rửa sạch, sau khi giầy khô, giầy sẽ không bị biến dạng, không bị co.

Cách giữ dép xốp, dép tông đi được lâu

Khi mua dép tông hoặc dép xốp mới, bạn hãy cho dép vào ngâm trong nước nuối nửa ngày rồi mới bắt đầu đị. Làm như vậy dép sẽ không dễ bị nứt, thời gian dùng sẽ lâu hơn.
Bảo quản xi đánh giầy

Bạn hãy cho xi đánh giầy được bọc cẩn thận để vào trong tủ lạnh, làm như vậy xi sẽ không bị khô cứng.

Cách làm mềm xi giầy bị cứng

Khi xi giầy bị cứng, bạn hãy nhỏ một ít xăng hoặc dầu hoả vào trộn đều lên, xi lại dùng được như cũ.

Cách giặt tất giấy

Để giúp cho tất giấy dùng bền lâu, trước tiên bạn hãy đem tất đã bẩn giặt sạch, sau đó nhỏ vài giọt giấm ăn vào nước ngâm tất, một lúc rồi đem ra phơi khô. Sau khi giặt qua nước giấm, sợi ni lông của tất sẽ dai bền hơn, đồng thời còn khử được mùi hôi của tất khi đi lâu.


Cách cất giữ và bảo quản giày da
 

- Cách bảo quản giày da tốt nhất là ít dầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ giày, tốt nhất là bôi lên bề mặt da giày một lớp mỡ lợn (cũng có thể dùng bì lợn để thoa lên) hoặc dùng dầu thực vật để thoa lên giúp bảo vệ cho da không bị khô và nhăn.

Khi mang giày bạn thường xuyên có cảm giác ẩm ướt do mồ hôi để lại hoặc không may chân bị ướt. Phải làm thế nào đây?

Giày là phụ kiện thời trang không thể thiếu đối với cả nam và nữ đặc biệt trong mùa đông này. Vì vậy, bạn nên có một chút kiến thức trong việc sử dụng và bảo quản chúng để đôi giày của bạn đi luôn được thoải mái và bền đẹp.
Cách chống ẩm cho giày

- Đối với những người nhiều mồ hôi, giày thường hay có hiện tượng ẩm. Trong trường hợp này, trước khi đi ngủ ta có thể đặt vào trong giày một túi bột vôi. Như vậy khi tỉnh dậy, giày sẽ khô ráo, khi đi cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời còn tránh được bệnh thấp khớp.

- Đối với loại giày có lông hoặc nỉ bên trong, do độ thông khí kém nên cũng có hiện tượng ẩm ở bên trong. Trong trường hợp này dùng biện pháp trên chưa chắc đã hiểu quả, ta có thể dùng máy sấy bên trong giày vài phút, như vậy dày không những khô mà còn ấm áp hơn.

Cách cất giữ và bảo quản giày da

 - Cách bảo quản giày da tốt nhất là ít dầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ giày, tốt nhất là bôi lên bề mặt da giày một lớp mỡ lợn (cũng có thể dùng bì lợn để thoa lên) hoặc dùng dầu thực vật để thoa lên giúp bảo vệ cho da không bị khô và nhăn. Ngoài ra, trước khi cất giày đi, ta nên dùng giấy vụn nắm thành nắm tròn nhét vào bên trong giày, để chống giày bị biến dạng. Cuối cùng, ta đặt giày vào hộp giấy, cất vào nơi khô ráo. Như vậy, sau thời gian dài cất giữ, giày sẽ đỡ bị khô cứng, giúp ta giữ giày được bền lâu hơn.

- Ta cũng có thể cất giày bằng phương pháp nhét vào túi ni lông kín. Cách này rất tốt đối với những vùng có mùa hè nhiều mưa, ẩm ướt. Cách làm cụ thể như sau: trước tiên, ta dùng khăn ẩm lau sạch giày, phơi khô, đánh xi lên, đợi 1 lúc, ta dùng bàn chải đánh giày, chải cho giày sáng bóng. Sau đó, ta cho giày vào 1 túi ni lông không bị thủng, cố gắng làm cho không khí trong túi thoát hết ra ngoài. Cuối cùng, ta dùng dây buộc chặt miệng túi lại là được. Cách này cũng có thể làm cho giày khỏi bị khô cứng, biến hình hoặc bị mốc.

Hướng dẫn cách cất giữ và bảo quản giày da

 1. Chống ẩm cho giày da

Mùa mưa, thật khó tránh tình trạng giày bị ướt sũng. Cách chữa cháy đơn giản là lấy khăn lau khô nước, dùng giấy báo xé nhỏ cho vào giày da nam, thay giấy khoảng 2-3 lần (trong 1-2 ngày). Tuyệt đối không mang ra ngoài phơi nắng vì như thế da giày sẽ bị co cứng, gây chật, da bị gãy hoặc rách.

- Đối với những người nhiều mồ hôi, giày thường hay có hiện tượng ẩm. Trong trường hợp này, trước khi đi ngủ ta có thể đặt vào trong giày một túi bột vôi. Như vậy khi tỉnh dậy, giày sẽ khô ráo, khi đi cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời còn tránh được bệnh thấp khớp.
- Đối với loại giày có lông hoặc nỉ bên trong, do độ thông khí kém nên cũng có hiện tượng ẩm ở bên trong. Trong trường hợp này dùng biện pháp trên chưa chắc đã hiệu quả, ta có thể dùng máy sấy bên trong giày vài phút, như vậy giày sẽ được khô ráo
2. Cách cất giữ, bảo quản

Không nên nhét tất vào trong giày rất dễ gây nấm chân

- Khi không dùng các bạn nên nhét giầy vào túi ni lông kín. Cách này rất tốt đối với những vùng có mùa hè nhiều mưa, ẩm ướt.

Hướng dẫn cách bảo quản : dùng khăn ẩm đánh giày

cho hết bụi bẩn, phơi khô, đánh xi lên, đợi 1 lúc, ta dùng bàn chải đánh giày, chải cho giày sáng bóng. Sau đó, ta cho giày vào 1 túi ni lông không bị thủng, cố gắng làm cho không khí trong túi thoát hết ra ngoài. Cuối cùng, ta dùng dây buộc chặt miệng túi lại là được. Cách này cũng có thể làm cho giày khỏi bị khô cứng, biến hình hoặc bị mốc.

Không để giày da bóng tiếp xúc với xăng, dầu, axit hoặc kiềm vì chúng sẽ làm cho da bị ố, thậm chí gây mục nát chỗ da tiếp xúc.

 - Cách bảo quản giày da tốt nhất là ít dầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ giày, tốt nhất là bôi lên bề mặt da giày một lớp mỡ lợn (cũng có thể dùng bì lợn để thoa lên) hoặc dùng dầu thực vật để thoa lên giúp bảo vệ cho da không bị khô và nhăn. Ngoài ra, trước khi cất giày đi, ta nên dùng giấy vụn nắm thành nắm tròn nhét vào bên trong giày, để chống giày bị biến dạng. Cuối cùng, ta đặt giày vào hộp giấy, cất vào nơi khô ráo. Như vậy, sau thời gian dài cất giữ, giày sẽ đỡ bị khô cứng, giúp ta giữ giày được bền lâu hơn.

Không nhét tất vào trong giày da. Hãy để đôi giày thời trang của bạn thật thoáng khí. Điều đó giúp bạn tránh không biến đôi giày da nam của mình thành một ổ vi trùng, rất có hại cho da chân và sức khỏe của bạn
Mẹo bảo quản giày dép

Giày dép là vật không thể thiếu được đối với tất cả mọi người. Chúng không chỉ là vật dùng để bảo vệ đôi chân mà còn là một món đồ trang sức khiến cho đôi chân của bạn đẹp và sang trọng hơn. Thế nhưng, nhiều người không biết làm thế nào để chọn giày dép phù hợp và làm thế nào để bảo quản ch

1- Mẹo chọn giày, dép:

Khi chọn mua giày, nhiều người bối rồi không biết nên chọn mua như thế nào để có đôi dày vừa đẹp và vừa cảm thấy thoải mái khi đi chúng. Bạn nên:

- Đối với giày cao gót:

Khi mua giày, đế giày phải mềm dẻo nhưng vẫn phải có đáy cứng, gót giầy phải nằm ở chính giữa gót chân nếu không bạn sẽ gặp vấn đề về thăng bằng.

Bạn phải đảm bảo từ phần mũi đến mắt cá chân đủ rộng để ôm toàn bộ bàn chân. Những đôi giày có mũi giả hoặc có phần mũi dài hơn so với ngón chân sẽ giúp ngón chân của bạn không bị đau khi đi lại. Những đôi giày hở múi cũng sẽ làm cho chân bạn thoải mái hơn.

Để bàn chân không bị phồng rộp do cọ xát với bề mặt giày, bạn nên chọn mua những đôi giày mềm, có độ đàn hôi cao, hoặc khi đi thử vào có cảm giác mềm và êm. Nên mua những đôi giàu da thuộc, da lộn, hoặc vải bởi những đôi giày làm bằng chất liệu này thông thường sẽ khô, thoáng và làm giảm khả năng bỏng rộp hơn giày làm bằng chất liệu tổng hợp

Hiên nay cũng có rất nhiều đôi giày cao gót nhưng đế bằng, chọn mua những đôi giày như thế sẽ giúp phân tán trọng lượng cơ thể đều hơn thay vì dồn toàn bộ trọng lượng lên phần mũi bàn chân. Bạn cũng sẽ giữ được thăng bằng tốt hơn so với giày đế nhót.

Lúc mua giày, khi bạn đã chọn được đôi giày ưng ý nhưng lại hơi kích chân, người bán hàng thường khuyên bạn là cứ mua về đi một thời gian nó sẽ bai ra. Nhiều bạn mua về nhưng mãi mà giày vẫn không hề rộng ra. Kết quả là đôi chân bạn bỏng rộp lên, đau, mỏi và gây khó chịu cho việc đi lại. Vì thế khi đi mua dày hãy làm đúng như những gì cha ông ta đã từng khuyên " giày thừa dép thiếu". Đừng bao giờ cố nhồi nhét đôi chân của mình vào một đôi giày quá bé.

Cách tính số đo giày: Hiện nay có hai loại số đo khác nhau. Vì thế khi đi mua hộ bạn có thể sẽ gặp bối rồi vì bạn biết cách này nhưng lại khộng biết cách kia. Bạn có thể tính như sau: Nếu số đo giày của bạn là 40, cách tính loại giày kia sẽ là (40+10):2 = 26. Còn nếu bạn biết ngược lại thì cách tính sẽ là ngược lại.

- Đối với xăng đan

Tránh những đôi bấp bênh. Kiểm tra chất lượng của giày bằng cách quan sát nó khi để trên bàn. Một đôi giày chuẩn sẽ trông cân bằng và vững vàng., chọn mua giày có gót rộng để giúp đi lại vững vàng hơn.Tìm những đôi xăng đan có quai buộc ở dưới mắt cá chân. Nó sẽ giúp cố định chân và giữ an toàn. Chỉ đi những đôi giày có quai bằng da để tránh bị trầy xước.Đảm bảo phần mũi đủ rộng để ngón chân được thoải mái. Kiểm tra phần bên trong quai xem có đường nổi hay những vết có thể gây đau chân

2 - Mẹo bảo quản giày dép

- Cách lau chùi giày:

Dùng vỏ chuối để lau vết bẩn trên da giày. Trong vỏ chuối có chất danning không những giúp tẩy sạch vết bẩn mà còn khiến đôi giày sáng bóng như mới.

Dùng sữa tươi lau giày có thể làm cho giày và các đồ da khác không bị nứt.

Chúng ta có thể dùng tất chân cũ thấm vào xi để đánh dày thay cho bàn chải đánh xi. Điều này cũng giúp da giày sáng bóng và không trầy xước.

Giày da trắng bị bẩn, trước tiên bạn dùng giấm lau qua, sau đó dùng khăn vải khô lau sạch rồi mới đánh xi trắng. Như thế hiểu quả sẽ tăng lên rất nhiều so với việc đánh xi trực tiếp lên giày.

Những đôi dày da đen đi một thời gian màu sẽ phai dần, thậm chí nứt ra. Chúng ta có thể dùng mực tàu nhúng vào một ít lòng trắng trứng rối đánh lên bề mặt da nhiều lần. Sau khi quét xong ta đem giày ra phơi chỗ khô thoáng. Tiếp đó đánh xi lên, đôi giày sẽ trông như mới.

- Bảo quản giày da:

Để giày da luôn sáng bóng thì cách tốt nhât là hạn chế giầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ thì nên bôi lên giày da một lớp mỡ lợn hoặc dầu thực vật để giúp da không bị khô và nhăn. Đòng thời ta phải cho ít giấy vụn vào trong giày để cho giày luôn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Sau đó cho vào hộp và cất giữ.

Đối với những vùng có độ ẩm cao, chúng ta cũng có thể cất giày vào túi ni lông. Trước tiên chúng ta phải dùng khăn ấm lau sạch giày, phơi khô, đánh xi, rồi sau đó cho vào túi ni lông và buộc kín. Trước khi buộc nên xả hết không khí trong túi ra để giày không bị mốc.

- Giày da bị cứng:

Đối với giày da mới mua về thường hay bị cứng làm bạn cảm thấy bị đau phần gót chân. Để làm mềm da bạn có thể sử dụng một tấm mút ướt nước thấm lên bề mặt da, giày sẽ mềm hơn, khi đi vào sẽ không khó chịu nữa. Thế nhưng bạn không nên thường xuyên làm điều này, vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da của giày.

Đối với giày da dùng lâu ngày nên bị cứng bạn có thể chà lên da bằng một nữa củ khoai tây hoặc phết lên giày một chút sữa tươi pha với nước cốt chanh tươi. Sau đó đánh xi. Cũng có thể phết qua một ít dầu lửa, đừng để phơi nắng hay để gần lửa

- Giày bị ẩm hoặc thấm nước mưa:

Khi giày bị ẩm, thì trước khi đi ngủ bạn có thể bỏ vào một tí bột vôi, sáng ra, khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy giày khô ráo, di sẽ dễ chịu hơn và tránh được bênh thấp khớp

Đối vơí những giày có lông hay nỉ, khi bị ẩm bạn có thể dùng máy sấy, sấy trực tiếp vào trong giày trong vài phút, như vậy giày không những khô mà còn ấm áp hơn.

Đối với giày bị thấm nước mưa, ban dùng vải ướt lau hết bùn đất rồi dùng vải khô lau lại một lượt, sau đó đánh xi rồi nhét báo vào giày, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng. Cuối cùng đặt đôi giày lên trên giấy báo để khô.

- Cách giữ giày luôn trắng:

Đối với giày vải trắng thường xuất hiện vết ố vàng. Để xoá đi vết bẩn này, bạn có thể dùng một ít nước tím pha với nước theo tỉ lệ 1/20 rồi bôi lên vết bẩn. Sau một tiếng vết bẩn mờ đi, khi đó ta chải dung dich axit ôxalic lên vết ố. Sau 3 phút thì dùng nước thấm lên vết ố để tẩy sạch vết axit ôxalic, dùng vải lướt lau sạch, vết bẩn sẽ hết.

Nếu dây giày của bạn có màu trắng bạn sẽ thấy lỗ luồn dây giày sẽ làm cho dây giày dễ bị bẩn nhất, để khắc phục điều này bạn hãy quét lên lỗ luồn dây một lớp thuốc đánh móng tay không màu, như vây dây giày khi luồn qua lỗ sẽ không bị bẩn

- Bảo quản dép xốp, tông:

Khi mua dép xốp, tông về bạn nên ngâm vào trong nước muối nửa ngày rồi mới đi. Điều này sẽ giúp cho dép không bị nứt và bền hơn.

Đối với một số loại dép đi một thời gian có mùi hôi, bạn có thể giặt sạch, phơi khô, rồi phun một tí rượu trắng vào đến khi dép không thể hút thêm rượu được nữa thì đem ra phơi khô. Như vậy dép sẽ không còn mùi hôi nữa.

- Bảo quản xi đánh giày:

Bọc xi cẩn thẩn rồi cho vào trong tủ lạnh, như thế xi sẽ không bị khô.

Nếu xi đã bị khô cứng thì bạn có thể cho một ít xăng hoặc dầu vào, trộn đều lên. Như vậy xi sẽ lại dùng được.

- Bảo quản tất:

Để tất giấy sử dụng được bền hơn, trước tiên bạn phải giặt sạch, sau đó nhỏ thêm vài giọt giấm ăn vào nước ấm, ngâm một lúc rồi đem phơi khô. Làm như vậy sợi nilông sẽ dai hơn và khử được mùi hôi của tất.

Khi tất cũ nhưng chưa rách bạn có thể lộn ngược mặt trái ra để dùng. Như thế coi như mình đã có một đôi tất mới.

Khi tất bị rách, hoặc thủng một lỗ, bạn có thể dùng sơn móng tay bóng quét lên chỗ bị rách, như thế tất sẽ không những che được vết rách mà còn làm cho vết rách không bị lan rộng ra.

Cách diệt nấm mốc và bảo quản đồ da
 
Mùa mưa - mùa ẩm thấp, đồ đạc trong nhà dễ bị nấm mốc, nhất là Giày da, túi da và các đồ dùng bằng da. Vậy hôm nay, Oday.vn sẽ giúp bạn cách xử lý và bảo quản chúng nhé!
1/ Cách giữ gìn vật dụng bằng da:
- Điều đầu tiên cần phải lưu ý là đừng bao giờ để những vật dụng bằng da sát nền nhà, mặc dù nền nhà có lát gạch hay tráng xi măng. Hơi đất sẽ làm cho da chóng hư và nhất là vào mùa mưa, khí ẩm sẽ làm cho da mốc meo.
- Không nên dùng đồ da khi trời ẩm ướt, trời mưa, hoặc khi có quá nhiều mồ hôi. Những chất này sẽ làm da nhanh bị cứng. Nếu da bị ẩm ướt, thì không nên dùng máy sấy để sấy vì sẽ khiến da dễ bị khô, nứt, nên để da khô tự nhiên ở nơi thoáng gió. Mỗi mùa, đồ da nên được làm mềm vài lần, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nắng, ẩm. Khi dùng chất đánh bóng, cần chú ý màu xi phải phù hợp với màu sản phẩm, và cẩn thận kẻo chúng có thể làm hỏng màu da tự nhiên.
2. Cách diệt nấm mốc trên đồ da:
- Giày da, đồ da và túi da đều dễ bị lên nấm khi bạn cấ trong tủ. Diệt nấm bằng cách: Nhúng miếng bọt biển vào 5ml chất diệt nấm pha loãng trong 500 ml nước ấm, rồi lau. Hoặc lau bằng miếng bôg sạch thấm nước súc miệng diệt khuẩn. Sau đó đánh giày và bọc da. Chà và đánh bóng bằng vải mềm.
3/ Cách đánh bóng vật dụng bằng da:
- Dùng một miếng nỉ mềm có tẩm sữa tươi chà mạnh lên mặt da, nhớ chà mạnh tay và chà thật đều theo lối xoay tròn. Sau đó, lấy vải khô lau sạch, các vật dụng sẽ mới và bóng ngay.
4/ Khi tẩy cần chú ý:
- Khi tẩy, nên bắt đầu bằng một mảng nhỏ, ở chỗ khó thấy để thử nghiệm. Sau vài phút, nếu không thấy có vết đổi màu thì hãy tiếp tục. Nên dùng vải ẩm hoặc bàn chải nhỏ. Nếu da bị mốc, hòa cồn với nước, dùng miếng vải nhúng vào dung dịch này rồi tẩy. Nếu vết mốc quá “cứng đầu”, bạn có thể dùng xà phòng bánh và nước, sau đó dùng khăn nhúng nước để tẩy đi phần xà phòng còn bám trên da, sau đó để da tự khô.
5/ Cất giữ lâu ngày:
- Một món đồ da, khi cất giữ lâu ngày không dùng đến, nên cất ở nơi khô, thoáng, mát. Không để đồ da vào túi, hộp quá kín. Nơi cất đồ da bạn nên để thêm một ít hạt hút ẩm.
6/ Cách giữ đồ da không khô cứng:
- Đồ da bị nước mưa thấm, thường khô cứng lại, nên lấy nửa củ khoai tây chà xát thật mạnh, thật kỹ trên giày. Xong, đánh bóng lại bằng xi, đồ da sẽ hết khô cứng.
7/ Cách làm mất vết mốc trên da:
- Nếu đồ dùng bằng da bị mốc, có thể làm mất vết mốc đi bằng cách lấy giẻ sạch tẩm dầu thông mà chùi đi.
8/ Cách làm mất vết mỡ trên da:
- Đầu tiên, dùng bông gòn tẩm Benzine chùi lên vết dầu mỡ. Da chỗ ấy sẽ lợt đi, không còn tiệp với màu da chung nữa, phải đánh bóng bằng sáp cùng màu với da.
9/ Bảo quản túi xách:
- Cứ khoảng 1-2 lần mỗi năm, hãy làm mới túi da bằng xi đánh giày không màu.
- Để sửa chữa, đừng mang đến hàng sửa giày hay giặt khô, có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa túi chuyên nghiệp.
- Đừng cất túi da trong túi ny-lông, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. Nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào túi để giữ hình dáng. Đặt túi trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối và để dựng đứng.
- Khi cất túi da lâu ngày, nên nhồi giấy báo vào bên trong, vừa có tác dụng hút ẩm vừa giữ nguyên hình dáng giúp chúng không bị gãy, nứt bề mặt.




Mẹo làm mới giầy da
Mẹo làm mềm giày da mới như khi mua về -
Cách chọn giày đá sân cỏ nhân tạo chuẩn nhất
Cách chọn giày đá bóng chuyên nghiệp nhất
Cách chọn giày đá banh chuẩn nhất -
Cách chọn giày da nam cực tinh tế và phong cách .
Cách chọn đồng hồ dây da hoàn hảo cho chàng ..
Bảo quản, sửa chữa giày và tất -



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý