Hướng dẫn trồng cây nắp ấm đúng cách

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn trồng cây nắp ấm đúng cách

19/04/2015 11:31 AM
878
Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng cây nắp  ấm đúng cách nhé. Cây nắp ấm thuộc họ Nepenthaceae. Cây Nắp Ấm có hơn 130 loài và rất rất nhiều loại lai tạo trong tự nhiên hoặc được con người lai tạo chủ đích nhằm tạo ra nhiều giống cây nắp ấm mới có hình dạng và màu sắc ấm độc đáo.



Cây nắp ấm Nepenthes



Cây nắp ấm phân bố nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. nhưng các giống Cây nắp ấm to và hình dạng độc đáo, màu sắc đẹp chủ yếu ở Indonesia, Malaysia. Ở Việt Nam chỉ có vài loài đặc hữu như mirabilis, smillesii, thorelii, kampotiana... hình dạng và màu sắc không có đặc điểm nổi bật so với các loài cây nắp ấm ở các nước khác. 

Hầu hết những người chơi cây nắp ấm đều ưa chuộng cây nhập khẩu từ nước ngoài. Và một điều tất nhiên là cây nhập khẩu sẽ phải chịu một số phí trung gian như thuế, phí vận chuyển, phí môi giới... tất cả những phí này người mua cây sẽ phải chịu với giá khá cao. Nhưng bây giờ, những người mới thích sưu tầm cây nắp ấm cũng có cơ hội mua rẻ được thông qua những người trồng cây nắp ấm lâu năm, ban đầu họ cũng mua cây nhập khẩu của nước ngoài với giá khá cao, sau một thời gian trồng họ tự nhân giống ra được, khi đó những người mới chơi có thể tìm mua cây nắp ấm ngoại nhưng giá lại khá rẻ hơn nhiều.





Hướng dẫn trồng Cây nắp ấm:

Chất trồng (Đất trồng)


Đất trồng cây nắp ấm nên là đất nghèo dinh dưỡng thiếu khoáng chất và giữ ẩm tốt và thoáng. Dựa vào đặc điểm sinh lý đó người ta trồng cây nắp ấm trên một số chất trồng thay thế đất trồng tự nhiên nghèo dưỡng chất là:
- Dớn (một loại rêu ngậm nước sống ở các vùng cao, vùng ôn đới) các tiệm cây cảnh (nhất là tiệm bán phong lan) thường bán dớn khô hoặc dớn sống Đà Lạt. 
- Mụn dừa (cám dừa, bột dừa) đã qua xử lý, tốt hơn có thể sử dụng xơ dừa hay vỏ dừa xắt cục
Ngoài ra có thể trộn thêm sỏi nhỏ, cát hạt to hay đá perlite để tăng độ thoáng cho chất trồng

Chậu trồng

Chậu trồng cây nắp ấm không có gì đặc biệt, cũng như các loại cây cảnh thông thường, chậu cần có lỗ thoát nước. Chọn chậu trồng cây nắp ấm có đường kính chậu nhỏ hơn đường kính cây (tán lá cây) một chút sao cho khi trồng cây nắp ấm của bạn phần cuống ấm và ấm thò ra ngoài thòng xuống sẽ rất đẹp. Nếu có điều kiện thì các loại chậu treo là đẹp nhất để trồng cây nắp ấm vì nhìn những chậu, giỏ treo sẽ thấy những cái ấm thòng xuống rất là đẹp.

Nước tưới

Một ngày nên tưới ít nhất một lần, tưới càng nhiều lần cây nắp ấm càng khỏe, ra nhiều ấm và ấm càng to, màu đẹp. Tuyệt đối không bao giờ để cho cây nắp ấm bị khô. Nên sử dụng nước mưa, nước thẩm thấu ngược RO, nước máy có nồng độ chất khoáng hòa tan thấp. 

Ánh sáng

Cây nắp ấm là loài cây mọc dưới tán rừng thưa nên ánh sáng thích hợp nhất là ánh sáng khuyếch tán nhưng vẫn phải có ánh sáng trực tiếp của buổi sáng sớm hoặc buổi chiều. Để trồng cây nắp ấm tốt nhất ta nên sử dụng thêm lưới che lan để hạn chế ánh nắng và tăng độ ẩm.

Phân bón

Tuyệt đối không nên sử dụng phân bón cho cây nắp ấm cũng như tất cả các loại cây bắt mồi, cây ăn thịt khác. Vì nếu chưa có kinh nghiệm bạn có thể sẽ làm chết cây hoặc cây sẽ không thể ra ấm được nữa. mặc dù cây sẽ rất sum xuê lá và lá xanh mướt. 
Nếu bạn thật sự muốn bón phân cho chúng thì bạn có thể bắt côn trùng cho vào ấm của cây nắp ấm (như ruồi, muỗi, kiến và gián ^^ hoặc có thể là cào cào, dế, sâu,... nhưng chỉ 1-2 con), chúng sẽ từ từ hấp thu con mồi. Cách này là đơn giản nhất nhưng không phải là nhất thiết vì cây nắp ấm có khả năng tự bắt côn trùng để sinh trưởng và phát triển. Và nếu chúng ta cho chúng ăn quá nhiều sẽ làm mất cân bằng vi sinh trong ấm sẽ làm cho ấm bị thối và héo nhanh hơn so với vòng đời bình thường của ấm.




Hướng dẫn giâm cành cho Nắp ấm

Qua một thời gian dài tìm tòi , phá phách và không ít lần nếm mùi thất bại do "Em iu khoa học mà khoa học không iu em" , cuối cùng mình cũng rút ra được một chút xíu kinhnghiệm trong việc giâm cành Nep, xin chia sẻ cùng ACE

Trước tiên Cây mà các bạn chọn để cắt ra giâm cành phải đủ lớn, không nên lấy cây còn quá nhỏ sẽ không giâm cành được



Khi cắt cành các bạn chú ý mấy điểm sau :

- Cắt phần thân còn xanh tươi của cây, không cắt phần thân đã khô và khi cắt không nên cắt hết phần thân tươi mà phải chừa lại để Cây Mẹ có thể tiếp tục nảy mầm và phát triển
- Khi cắt phải chú ý tránh cắt vào các "mắt" trên thân cây vì cây sẽ nảy mầm tại các "mắt " đó
- Nên cắt thân cây xéo khoảng 45 độ nằm tăng bồ mặt tiếp xúc với chất trồng, cây sẽ mau ra rễ





Hình trên là nhánh Nep sau khi bị cắt ra khỏi cây Mẹ

Tiếp tục các bạn cắt nhỏ nhánh Nep vừa cắt ở trên .
CÁc bạn cắt khúc nhỏ dài khoảng 3 -5 cm (2 - 3 đốt lá) và chú ý không cắt vào các "mắt" trên thân




Phần lá trên thân thì các bạn cắt bỏ từ 1/2 - 2/3 lá , không nên tiếc nhá vì nếu để nguyên lá hoặc cắt ít quá thì nhánh giâm sẽ bị mất nước nhiều nên nhánh giâm sẽ chậm phát triển






Sau khi làm xong các bước trên các bạn cắm các nhánh giâm vào chậu chất trồng (Dớn, xơ dừa...), lưu ý là các bạn chỉ cắm vào thôi , không được ép chất trồng chặt quá cây sẽ khó ra rễ



Thế là xong, bây giờ các bạn đem các chậu giâm vào để nơi có ánh sáng gián tiếp (ánh sáng khoảng 50%) , thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho khộng khí xung quanh và đảm bảo chất trồng luôn ẩm ướt. nếu nhiệt độ ở vườn cao , độ ẩm thấp, các bạn có thể bỏ chậu giâm vào bịch nilong

CÁch trên mình đã áp dụng tốt với mirabilis các loại, mira x thore, gracilis red

Chúc các bạn thành công ./.


P/s: À, mớ lá mà các bạn cắt ra thì dủng làm gì nhỉ ?????




Không nên bỏ thùng rác nha mà đem bỏ vào gốc cây nắp ẩm khác để làm phân bón



Hướng dẫn trồng cây sanh cảnh
Hướng dẫn trồng cây xương rồng
Hướng dẫn trồng cây khổ qua
Hướng dẫn trồng cây ăn trái trong chậu
Hướng dẫn trồng cây si cảnh
Hướng dẫn trồng cây tắc (quất )
Hướng dẫn trồng cây thủy sinh đúng kĩ thuật
Hướng dẫn trồng cây sung cảnh


(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Co trong phan bo duoc khong vay
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý